Khóa luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức

Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vững chắc trên thị trường. Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý chi phí và giá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp tích lũy, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên. Chính vì vậy, để phát huy tốt chức năng của mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp.

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vững chắc trên thị trường. Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý chi phí và giá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp tích lũy, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên. Chính vì vậy, để phát huy tốt chức năng của mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp. Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn của cô - Ths. Đào Thị Kim Yến kết hợp với kiến thức đã học ở trường em đã chọn đề tài: " Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức " làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào nghiên cứu thực tế công việc này tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, trên cơ sở đó phân tích những tồn tại nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Phương pháp thực hiện đề tài: - Thu thập thông tin bằng cách đọc các chứng từ , nghiên cứu hồ sơ - Phỏng vấn nhân viên kế toán của Công ty - Hoàn thành các công việc được giao trong quá trình thực tập - Quan sát, làm việc - Tìm hiểu các tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài. Phạm vi của đề tài: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức. Cụ thể là tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cấu trúc của khóa luận gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Liên Xô thì: Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá đã bỏ ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Theo quan điểm của kinh tế Pháp thì: Chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Theo quan điểm của kế toán Việt Nam hiện nay thì: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động. 1.1.1.2 Phân loại chi phí Phân loại chi phí là việc sắp xếp các chi phí có cùng tính chất kinh tế theo từng loại, từng nhóm khác nhau, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức sau: a) Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí. Toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản phải trả cho người cung cấp điện, nước, điện thoại, vệ sinh… Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị, thuế môn bài, lệ phí cầu đường… b) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội dụng kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất được chia thành 3 loại sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ giá trị của tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm dùng trực tiếp trong quá trình trong quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất không thuộc hai khoản mục chi phí trên liên quan trực tiếp đến việc phục vụ, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bao gồm: Chi phí nhân công gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. Chi phí vật liệu gián tiếp dùng trong máy móc thiết bị. Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục cho sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm: Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như chi phí vận chuyển, bao bì, lương nhân viên bán hàng, khấu hao TSCĐ… Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các chi phí phát sinh có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung… c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác đinh lợi nhuận. Theo cách này chi phí bao gồm: Chi phí sản phẩm: Là toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hoá. Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. d) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Chi phí chia làm 2 loại: Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Khi phát sinh được tính ngay vào đối tượng chịu chi phí liên quan. Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh phải tiến hành tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. e) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Chi phí bao gồm: Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Biến phí là loại chi phí mà tổng số của nó tăng (giảm) khi mức độ hoạt động tăng (giảm). Nó chỉ tồn tại khi doanh nghiệp hoạt động và sẽ mất đi khi doanh nghiệp ngừng hoạt động. Định phí là loại chi phí mà tổng số của nó không biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. 1.1.2 Giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất thực tế tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. 1.1.2.2 Phân loại Có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu: a) Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Gồm 3 loại Giá thành kế hoạch (ZKH) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho tổng sản phẩm kế hoạch theo chi phí sản xuất định mức. Giá thành định mức (ZĐM) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho một đơn vị sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức. Giá thành thực tế (ZTT) được tính sau khi sản xuất hoàn thành theo chi phí sản xuất thực tế. ZKH = ZĐM * Tổng sản phẩm theo kế hoạch b) Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành. Bao gồm 2 loại: Giá thành sản xuất: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của khối lượng thành phẩm tiêu thụ. 1.1.2.3 Đối tượng tính giá thành - Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành là: Loại hình sản xuất Tính chất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Đặc điểm của sản phẩm Yêu cầu của quản lý Trình độ và phương tiện của kế toán - Đối tượng tính giá thành thường được chọn là: Sản phẩm Bán thành phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu thành nên sản phẩm 1.1.2.4 Kỳ tính giá thành Là khoảng thời gian cần thiết mà kế toán cần phải tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm kịp thời, phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau: Hàng quý ở doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Quý hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp. Khoảng thời gian theo từng nghiệp vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp nông nghiệp. Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng. 1.1.2.5 Kết cấu giá thành Đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.1.3.1 Khái niệm. Tập hợp chi phí sản xuất là nhận dạng mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng tập hơp chi phí sản xuất để phân tích, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là đối tượng chịu chi phí, nơi phát sinh chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí thường được chọn: Sản phẩm, nhóm sản phẩm. Giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Toàn bộ quy trình của công nghệ sản xuất. Phân xưởng hay bộ phận sản xuất. Đơn đặt hàng. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu của quản lý chi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào: Đặc điểm tổ chức sản xuất. Loại hình sản xuất. Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đặc điểm của sản phẩm. Yêu cầu quản lý. Trình độ và phương tiện của kế toán. Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu tương ứng, hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng quy trình kế toán chi phí sản xuất. 1.1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo từng khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất phát sinh, mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp tập hợp trực tiếp: Kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí và xác định công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép ghi nhận trực tiếp cho các chi phí vào đối tượng kế toán có liên quan. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được tập hợp chung từ các chứng từ sau đó sẽ chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. CP phân bổ cho từng đối tượng chịu CP = Hệ số phân bổ CP x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Hệ số phân bổ = ∑ CPSX phát sinh trong kỳ ∑ Tiêu thức phân bổ Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu thức phân bổ được sử dụng. 1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, một bên là các yếu tố chi phí “đầu vào” và một bên là kết quả sản xuất ở “ đầu ra”. Chính vì vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, còn giá thành lại là thước đo mức chi phí sản xuất thực tế để sản xuất ra từng loại sản phẩm từ đó có thể kiểm soát, giám sát chi phí bỏ ra. Mối quan hệ này được biểu hiện qua công thức: ∑ Giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì: ∑ Giá thành sản phẩm = CPSX phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chúng giống nhau về nguồn gốc nhưng lại có phạm vi và hình thái biểu hiện khác nhau. Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Khác nhau: Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm Liên quan đến một thời kỳ nhất định không phân biệt là cho loại sản phẩm nào Liên quan đến một sản phẩm nhất định Là chi phí của một kỳ Có thể là chi phí của một kỳ hoặc nhiều kỳ Là chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Là lượng chi phí nhất định tính cho một lượng sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ qua lại không thể tách rời. Khi chi phí sản xuất tăng sẽ khiến cho giá thành sản phẩm tăng. Và ngược lại, muốn hạ giá thành thì phải giảm chi phí sản xuất. Do đó, khi đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp ta không thể phân tích riêng rẽ hai chỉ tiêu này. 1.1.5 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Làm thế nào để giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm làm tăng lợi nhuận đó luôn là vấn đề được đặt ra tại các doanh nghiệp đặc biệt là trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay. Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm càng hạ, đồng thời với nó là chất lượng sản phẩm không đổi hoặc được cải thiện thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá cao. Bên cạnh đó, đối với xã hội việc hạ giá thành là một nguồn tích lũy kinh tế. Việc tiết kiệm của cải xã hội đồng thời đem lại lợi ích cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu để các doanh nghiệp hướng tới. Để đạt được mục tiêu này hay nói cách khác là để quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải: Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất phẩm ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Ghi chép chính xác, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời sự lãng phí ở các khâu sản xuất nếu có. Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư, kỹ thuật, nhân lực…nhằm khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất. Kiểm tra tình hình thực hiện năng suất hạ giá thành. Việc hoạch định và kiểm soát chi phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một định mức chi phí tiêu hao hợp lý. Từ đó đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra, cũng như phát hiện ra sự biến động của chi phí, kịp thời tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. 1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.1.1 Khái niệm CPNVLTT là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, cấu thành thực thể chính của sản phẩm. 1.2.1.2 Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho Bảng phân bổ nguyên vật liệu, vật liệu. 1.2.1.3 Tài khoản sử dụng. Tài khoản 621, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên NỢ: Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên CÓ: Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho. Kết chuyển hoặc phân bổ trị CPNVLTT vào bên Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. 1.2.1.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ * Nguyên tắc hạch toán - Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vào chứng từ liên quan để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên sổ chi tiết hay tài khoản chi tiết. - Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vào chứng từ ban đầu để tập hợp chi phí theo từng nhóm và lựa chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng. * Trình tự phân bổ Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Đối với nguyên vật liệu chính: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, trọng lượng sản phẩm được sản xuất… Đối với vật liệu phụ: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, hệ số đã được quy định sẵn, trọng lượng hoặc giá trị vật liệu chính sử dụng… Đối với nhiên liệu: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, giờ máy hoạt động… Bước 2: Phân bổ CPNVLTT cho từng đối tượng có liên quan. Việc phân bổ được thực hiện theo công thức sau: Ci = ∑ C x Ti ∑ Ti Trong đó: Ci : CPNVL ( chính, phụ ) phân bổ cho sản phẩm i ∑Ti : Tổng tiêu thức phân bổ ∑ C : Tổng CP NVL (chính, phụ) đã tập hợp sau khi trừ phần chi phí vượt mức bình thường Ti : Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i. 1.2.1.5 Sơ đồ hạch toán. TK 152 TK 621 TK 152 Giá trị NVL thực tế xuất Giá trị NVL sử dụng không hết dùng sản xuất nhập lại kho TK 154 Giá trị NVL sử dụng không Kết chuyển CPNVLTT thực tế hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep ngay SV Mai Thanh Ha.doc
  • pdfHinh anh Cty.pdf
  • pdfKhoa luan tot nghiep ngay SV Mai Thanh Ha.pdf
  • docLoi cam on - nhan xet .doc
  • pdfLoi cam on - nhan xet .pdf
  • pdfQuy trinh cong nghe.pdf
  • docSo do to chuc - Cty CP BTLT Thu Duc.doc
  • pdfSo do to chuc.pdf
  • docTu muc luc den danh muc bieu do.doc
  • pdfTu muc luc den danh muc bieu do.pdf
Tài liệu liên quan