Khóa luận Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ

Mỹlà một thịtrường rộng lớn và dễtính, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệvào loại bậc nhất trên thếgiới, hơn nữa, hiện nay những thịtrường truyền thống của Việt Nam nhưchâu Á, châu Âu, Nga. đã có xu hướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủlực của Việt Nam, nên đây là một thịtrường mới mẻ, tiềm năng và tương đối ổn định ởchâu Mỹmà các doanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới đểlàm ăn, đồng thời cũng là đối tác quan trọng có khảnăng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tếthếgiới của mình. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mởra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thịtrường Mỹdưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụcá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghềnuôi loại cá này ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngưtrại và nhà máy chếbiến thuỷsản. Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹlà nhằm mang lại lợi ích cho cảhai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủtrại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sựxâm nhập của cá basa và cá tra vào thịtrường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thịtrường Mỹ. Nhưchúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tếthếgiới đang dần xoá bỏnhững rào cản thuếquan giữa các thịtrường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủnghĩa bảo hộmậu dịch phát triển đặc biệt là ởcác nước giầu mạnh. Thương trường Mỹmởra những cơhội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệthống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳchặt chẽ. Luật thuếChống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ Khoá luận tốt nghiệp Phan ThịTuyết - Pháp 2 - K38E hữu hiệu được sửdụng phổbiến trên thịtrường này nhằm bảo hộnền công nghiệp trong nước trước cơn lũhàng nhập khẩu từcác nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụkiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thịtrường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽgặp phải khi tiếp cận thịtrường Mỹ. Nhưng không vì thếmà các doanh nghiệp Việt Nam tỏra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sựcủa vấn đề, em xin mạnh dạn chọn đềtài “Luật chống bán phá giá của Mỹvà những Bài học rút ra từvụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thịtrường Mỹ” với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến vụkiện cũng như đềxuất những giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuếChống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷsản của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới. Đềtài này được viết dựa trên các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương : Chương I : Khái quát chung vềLuật chống bán phá giá của Mỹ; Chương II : Vụkiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từvụkiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thịtrường Mỹ. Cuối cùng em xin bày tỏlòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗem trong suốt 5 năm năm học vừa qua. Đồng thời, con xin cám ơn Bốmẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ởbên cạnh động viên, giúp đỡ đểcon có được kết quảnhư ngày hôm nay. Đặc biệt em xin bày tỏsựbiết ơn sâu sắc đến TS Bùi Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đềtài này.

pdf106 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E LỜI MỞ ĐẦU Mỹ là một thị trường rộng lớn và dễ tính, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, hiện nay những thị trường truyền thống của Việt Nam như châu Á, châu Âu, Nga... đã có xu hướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây là một thị trường mới mẻ, tiềm năng và tương đối ổn định ở châu Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới để làm ăn, đồng thời cũng là đối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của mình. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngư trại và nhà máy chế biến thuỷ sản. Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ Khoá luận tốt nghiệp Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến vụ kiện cũng như đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuế Chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới. Đề tài này được viết dựa trên các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương : Chương I : Khái quát chung về Luật chống bán phá giá của Mỹ; Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong suốt 5 năm năm học vừa qua. Đồng thời, con xin cám ơn Bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để con có được kết quả như ngày hôm nay. Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 1 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ I. GIỚI THIỆU CHUNG Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair value - LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và (2) việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá bán thông thường” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ. Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ. 1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản luật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại tới Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 2 một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ. Luật chống bán phá giá năm 1916 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cách thường xuyên. Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều được Luật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Luật này được thay thế bởi Luật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luật thuế quan năm 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ Tài chính sang Bộ Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuế quan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm 1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng 12/1994 (URAA). Trong đó Mục II của Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chống bán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay. Ngoài các điều khoản sửa đổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm một vài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quy định về chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về các trình tự và thủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sau đó. 2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luật chống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điều tra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra. Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽ xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 3 không. Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ và thông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào. Một quyết định cuối cùng phủ định việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽ được chấm dứt điều tra. Tất cả các quyết định cần phải được đăng công báo, trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật. II. NỘI DUNG LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1. Phạm vi điều chỉnh Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuế nhập khẩu đặc biệt (được gọi là thuế chống bán phá giá) để bù lại phần thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp ở mức “không công bằng”. Để áp dụng thuế chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission) phải xác định được hàng hoá nhập khẩu nào đang được bán ở mức thấp hơn giá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước. Nếu hai hoặc nhiều hơn nữa các nước bị khiếu nại về trách nhiệm chống phá giá, theo quy định của luật, các bên có quyền yêu cầu Ủy ban Thương mại quốc tế đánh giá số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước đã nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra) thì việc điều tra nước đó sẽ dừng lại. Luật này cũng quy định các trường hợp được hưởng miễn trừ ví dụ như đối với Ixraen. Luật chống bán phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp của Mỹ được nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp Mỹ có thể đệ trình một đơn khiếu nại, trong đó phải giải thích tại sao Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 4 việc bán phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ lên văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Mỹ theo quy định của WTO. Nếu Đại diện Thương mại Mỹ xác định là có đủ cơ sở để điều tra, họ sẽ đưa yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba yêu cầu họ phải thay Mỹ tiến hành việc chống bán phá giá. Tương tự, theo Hiệp định Chống bán phá giá, trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay, Chính phủ một nước thành viên WTO có thể nộp đơn khiếu nại tới Đại diện Thương mại Mỹ yêu cầu họ mở một cuộc điều tra chống bán phá giá của một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ một nước thức ba. Việc huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc đình chỉ việc điều tra có thể xảy ra nếu Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ xác định là việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ sẽ không dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá. Các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế về các vụ chống bán phá giá có thể nộp đơn yêu cầu xử lại lên Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ ở New York. Nếu hàng hoá từ Canada hoặc Mêhico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốc thuộc NAFTA (North America Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế. 2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá Muốn được khởi kiện, nguyên đơn phải là một cá nhân, tổ chức có liên quan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một tổ chức, hiệp hội nằm trong một khu vực, ngành sản xuất mà có hàng hoá đang phải cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu. Để có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực, ngành sản xuất, Luật đòi hỏi nguyên đơn phải có thẩm quyền đại diện, ít nhất là phải có trên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh. 3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ gồm 6 giai đoạn: Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 5 Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống bán phá giá (thông thường là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá của các doanh nghiệp hoặc hiệp hội trong nước). Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại) Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (140 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp). Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (215 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày). Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra) Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ). Tổng thống có thể huỷ bỏ lệnh của Uỷ ban Thương mại quốc tế tròng vòng 60 ngày vì “những lý do chính trị”. Hàng năm vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành, các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên độ phá giá cho một khoảng thời gian một năm kế tiếp đó. 4. Bắt đầu điều tra Các cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu trên cơ sở một đơn khiếu kiện yêu cầu điều tra do một hoặc các bên có quyền và lợi ích liên quan đệ trình. Những đơn kiện phải được gửi đồng thời đến cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ. Các bên có quyền và lợi ích có liên quan có thể gồm: 1/ Doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc người bán buôn hàng hoá tương tự của Hoa Kỳ. Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 6 2/ Một tổ chức công đoàn hoặc một nhóm người lao động có chứng nhận hoặc được công nhận đại diện cho một ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất, chế biến hoặc bán buôn hàng hoá tương tự tại Hoa Kỳ. 3/ Hiệp hội kinh doanh hoặc hiệp hội thương mại, đại đa số những thành viên của nhà sản xuất, chế biến hoặc nhà bán buôn sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ. Bộ Thương mại có trách nhiệm tiến hành điều tra khi một đơn kiện được đệ trình “bởi ngành công nghiệp trong nước hoặc bởi đại diện của nó” và trong đơn đưa ra những yếu tố cần thiết để yêu cầu áp đặt một mức thuế chống bán phá giá, cũng như bao gồm tất cả những thông tin hợp lý sẵn có của người đệ đơn. Trước khi URAA ra đời, tập quán Hoa Kỳ thừa nhận đơn kiện được đệ trình đại diện cho một ngành công nghiệp nội địa trừ khi đại đa số các công ty trong nước quả quyết phản đối nội dung của đơn kiện. Bộ Thương mại sẽ xác định mức độ phản đối này chỉ sau khi phản đối được nêu ra. Theo đúng các quy định hiện hành của Hiệp định chống bán phá giá WTO và URAA, đơn kiện được xem là được đệ trình “bởi ngành công nghiệp nội địa hoặc đại diện của ngành công nghiệp” chỉ khi nó được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất trong nước hoặc nhóm những người lao động được tính toán là tạo ra: 1/ tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước; và 2/ hơn 50% tổng sản phẩm tương tự trong nước được sản xuất bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn kiện đó. Trong trường hợp đơn khiếu kiện không chứng minh được sự ủng hộ của những nhà sản xuất trong nước hay nhóm những người lao động trong nước được tính toán là tạo ra hơn 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự trong nước, Bộ Thương mại thông thường sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu trong ngành để xác định liệu bên khiếu kiện có đủ tư cách hay không. Theo luật pháp Hoa Kỳ, người lao động có tiếng nói bình đẳng với giới quản lý, nếu ban quản lý của một công ty trực tiếp bày tỏ phản đối quan điểm Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 7 của những người lao động, thì việc sản xuất được tính toán là tạo ra tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước của công ty đó sẽ được coi là không ủng hộ cũng như không phản đối lại đơn khiếu kiện. Lập trường quan điểm của các công ty Hoa Kỳ là những nhà nhập khẩu hàng hoá đang bị xem xét sẽ không được tính đến trong việc xác định sự ủng hộ. Tương tự như vậy, quan điểm của các công ty Hoa Kỳ có liên quan đến các công ty nước ngoài cũng không được xem xét đến trừ phi các công ty này có thể chứng minh được rằng lợi ích của họ với tư cách là các công ty trong nước sẽ bị tác động bất lợi trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các quy định của luật bắt buộc cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đều phải cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các doanh nghiệp nhỏ trong việc chuẩn bị đơn kiện nếu được yêu cầu như vậy. Văn phòng Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại (TRAO) của ITC được thành lập để cung cấp cho công chúng những thông tin chung về các văn bản pháp luật thương mại cụ thể của Hoa Kỳ và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các doanh nghiệp nhỏ cần sự giúp đỡ pháp lý trong các quy định của pháp luật thương mại. 5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không 5.1. Bảng câu hỏi Việc thu thập những thông tin cần thiết để xác định liệu có tồn tại việc bán phá giá hay không và phá giá với mức độ nào sẽ được thực hiện bằng cách Bộ Thương mại Mỹ gửi cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu những mặt hàng đang được điều tra những bản yêu cầu cung cấp thông tin (Requests for information - RFI) hoặc bảng câu hỏi. Do cơ cấu kinh doanh đã trở nên phức tạp hơn và những yêu cầu từ các hiệp định liên quan của WTO cũng ngày càng phức tạp rắc rối, bảng câu hỏi này theo thời gian cũng trở nên chi tiết và phức tạp hơn. Bảng câu hỏi thông thường phải được trả lời trong thời hạn 30 Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 8 ngày, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, thời hạn trả lời có thể được gia hạn thêm một thời gian ngắn. Bộ Thương mại Mỹ thường chỉ kiểm tra doanh số bán hàng chiếm khoảng từ 60% đến 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ một nước đối tượng cụ thể. Do vậy, những nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu nhỏ có thể sẽ không nhận được bảng câu hỏi. Nếu việc trả lời bảng câu hỏi không đầy đủ, thoả đáng, thì bên trả lời sẽ được nhanh chóng thông báo về sự không đầy đủ, thoả đáng này, đồng thời được tạo cơ hội để sửa chữa hoặc giải thích sự không đầy đủ này. Bộ Thương mại có thể sẽ phải xem xét đến các thông tin phản hồi được đệ trình trong thời gian gia hạn nếu bên trả lời đã “cố gắng hết khả năng của mình” để cung cấp các thông tin được yêu cầu. Cũng như Bộ Thương mại, ITC sử dụng bảng câu hỏi như những phương thức cơ bản trong việc thu thập thông tin. Bảng câu hỏi được gửi đến cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng và xuất khẩu trong nước. Bảng câu hỏi nói chung sẽ xem xét tới một khoảng thời gian 3 năm và yêu cầu những thông tin liên quan đến đủ các loại chỉ số kinh tế khác nhau như chỉ số sản xuất, năng lực tiêu dùng, vận tải, xuất khẩu, bán hàng, lao động, chi phí vốn và chỉ số giá cả. Thông thường bảng câu hỏi chia làm hai loại, loại điều tra và loại thủ tục hành chính, đối tượng của bảng câu hỏi cũng chia làm hai loại, loại kinh tế thị trường và loại theo kinh tế nhà nước. Bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu những thông tin cụ thể sau:  Phần A hỏi các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của công ty tham dự điều tra, số lượng và trị giá của sản phẩm trên tất cả thị trường sản phẩm mà công ty có mặt.  Phần B hỏi các thông tin về dịch vụ bán hàng, dùng để thẩm định giá trị “thông thường” của sản phẩm nhập khẩu. Phần này sẽ hỏi tất cả các thông tin Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E 9 của tất cả các đơn vị kinh doanh mặt hàng đang tham dự điều tra trong thời gian điều tra tại thị trường của nước xuất khẩu, hoặc nếu hàng không có thị trường bản xứ, các thông tin của một thị trường thứ ba, nơi có bán sản phẩm đó.  Phần C hỏi về con số thống kê các dịch vụ bán hàng ở Mỹ trong thời gian điều tra để thẩm định giá xuất khẩu và giá xuất hình thành của sản phẩm.  Phần D yêu cầu các thông tin về chi phí sản xuất. Phần này tập trung về khía cạnh sản xuất thay vì khía cạnh tiếp thị. Trong trường hợp có sự liên hệ đến nền kinh t
Tài liệu liên quan