Khóa luận Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Chóng ta đang sống trong một thời đại mà cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với một trình độ kỹ thuật cao đưa sự phát triển hàng hoá ngày càng tăng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế với mức nhảy vọt. Các nước trên thế giới đều dùa vào thế mạnh về tài nguyên, khí hậu, trình độ khoa học của riêng quốc gia mình đồng thời áp dụng Thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học Ricardo để chuyên môn hoá sản xuất và chỉ sản xuất những mặt hàng có lợi thế cho mình, hơn thế nữa theo thời gian và cùng nhịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đời sống của con người cũng tăng lên, nhu cầu của con người ngày càng cao nên sản xuất hàng hoá của một quốc gia không đủ cung cấp đủ nhu cầu quốc dân bên cạnh đó là nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn đến khối lượng hàng hoá cho xuất nhập khẩu ngày càng tăng nhanh, thúc đẩy Ngoại thương trên thế giới phát triển và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của Ngoại Thương đòi hỏi ngành vận tải cũng phải phát triển đồng bộ trong cả vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, đường biển, đường không. mà trong đó vận tải ngoại thường bằng đường biển chiếm vai trò chủ đạo do có những ưu điểm: Khả năng vận chuyển lớn – Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế – Cước phí thấp – Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường thấp. Đó là những điều kiện để tăng nhanh khối lượng hàng hoá ngoại thương và cũng là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của các thương vụ. Hiện nay, chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đang đảm bảo chuyên chở 90% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế. Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển luôn là một đề tài lôi cuốn và hấp dẫn trong công tác Ngoại thương , đó là lý do em chọn đề tài “ Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển “ với bố cục được trình bày như sau: Chương 1: Khái quát về Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chương 2: Nghĩa vụ của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển . Chương 3: Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Do thời gian có hạn nên em không có đủ điều kiện đi sâu nghiên cứu mọi nghiệp vụ về vận tải hàng hoá bằng đường biển mà chỉ nghiên cứu trong khoảng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở. Bên cạnh đó do trình độ còn hạn chế nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự cảm thông và ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo nhằm rút kinh nghiệm phục vụ cho nghiên cứu cũng như công việc tiếp theo. Em xin chân thành cám ơn các Thầy cô giáo Trường Đại Học Ngoại Thương đã truyền đạt cho em kiến thức đăc biệt em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới Thầy giáo Bùi Ngọc Sơn đã chỉ bảo, giúp đỡ em tận tình trong quá trình thực hiện khoá luận này.

doc84 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Mục lục Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 Chơng I I II III Chơng II I II III IV Chơng III I II Khái niệm về Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đờng biển Tầm quan trọng của chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Khái niệm về Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển 1 – Khái niệm 2 – Các phương thức thuê tàu Nguồn luật điều chỉnh 1 - Điều Ước Quốc tế 2 - Luật Quốc Gia 3 - Tập quán hàng hải Quốc tế 4 - Án lệ 5 - Hợp đồng Mẫu GENCON Nghiã vụ của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đờng biển Nghĩa vô cung cấp tàu Nghĩa vô cung cấp tàu trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ Nghĩa vô cung cấp tàu trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến Nghĩa vụ liên quan đến hàng 1 – Nghĩa vụ bốc, san, xếp và dỡ hàng 2 – Nghĩa vụ chăm sóc và bảo quản hàng hoá trong hành trình Nghĩa vụ cấp phát vận đơn 1 – Thời gian cấp vận đơn 2 – Loại vận đơn phải cấp Nghĩa vụ liên quan đến hành trình 1 – Nghĩa vụ cho tàu đi theo hành trình thông thờng với tốc độ hợp lý 2 – Trờng hợp đợc phép đi chệch đờng Trách nhiệm của ngời chuyên chở theo Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đờng biển Trách nhiệm của ngời chuyen chở đờng biển đối với hàng hoá XNK 1 – Phạm vi trách nhiệm 2 – Trách nhiệm của ngời chuyên chở đờng biển đối với thiếu hụt, tổn thất hàng hóa 3 – Một số trờng hợp cụ thể về trách nhiệm của ngời vận tải đối với tổn thất hàng hóa Căn cứ miễn trách cho ngời chuyên chở khi có thiếu hụt và tổn thất hàng hoá 1 – Theo Công ớc Brussels 1924 2 – Theo Công ớc Hamburg 1978 3 – Theo Luật Hàng hải Việt Nam 1990 3 3 5 5 6 11 11 14 15 15 16 20 20 22 24 26 27 37 38 42 43 45 46 49 50 50 50 57 62 65 68 70 71 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 77 Lời nói đầu Chóng ta đang sống trong một thời đại mà cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với một trình độ kỹ thuật cao đưa sự phát triển hàng hoá ngày càng tăng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế với mức nhảy vọt. Các nước trên thế giới đều dùa vào thế mạnh về tài nguyên, khí hậu, trình độ khoa học của riêng quốc gia mình đồng thời áp dụng Thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học Ricardo để chuyên môn hoá sản xuất và chỉ sản xuất những mặt hàng có lợi thế cho mình, hơn thế nữa theo thời gian và cùng nhịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đời sống của con người cũng tăng lên, nhu cầu của con người ngày càng cao nên sản xuất hàng hoá của một quốc gia không đủ cung cấp đủ nhu cầu quốc dân bên cạnh đó là nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn đến khối lượng hàng hoá cho xuất nhập khẩu ngày càng tăng nhanh, thúc đẩy Ngoại thương trên thế giới phát triển và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của Ngoại Thương đòi hỏi ngành vận tải cũng phải phát triển đồng bộ trong cả vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, đường biển, đường không... mà trong đó vận tải ngoại thường bằng đường biển chiếm vai trò chủ đạo do có những ưu điểm: Khả năng vận chuyển lớn – Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế – Cước phí thấp – Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường thấp... Đó là những điều kiện để tăng nhanh khối lượng hàng hoá ngoại thương và cũng là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của các thương vụ. Hiện nay, chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đang đảm bảo chuyên chở 90% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế. Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển luôn là một đề tài lôi cuốn và hấp dẫn trong công tác Ngoại thương , đó là lý do em chọn đề tài “ Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển “ với bố cục được trình bày như sau: Chương 1: Khái quát về Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chương 2: Nghĩa vụ của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển . Chương 3: Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Do thời gian có hạn nên em không có đủ điều kiện đi sâu nghiên cứu mọi nghiệp vụ về vận tải hàng hoá bằng đường biển mà chỉ nghiên cứu trong khoảng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở. Bên cạnh đó do trình độ còn hạn chế nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự cảm thông và ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo nhằm rút kinh nghiệm phục vụ cho nghiên cứu cũng như công việc tiếp theo. Em xin chân thành cám ơn các Thầy cô giáo Trường Đại Học Ngoại Thương đã truyền đạt cho em kiến thức đăc biệt em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới Thầy giáo Bùi Ngọc Sơn đã chỉ bảo, giúp đỡ em tận tình trong quá trình thực hiện khoá luận này. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I – TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Vận tải giữ một vai trò quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví nh­ mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng... Trong sản xuất, ngành vận tải chuyển nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng, vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá. Vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau,có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Vận tải phát triển làm cho giá thành vận chuyển hạ, tạo điều kiện để nhiều mặt hàng có giá trị thấp có thể tham gia buôn bán quốc tế. Tất cả các phương thức vận tải đều có thể tham gia chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, tuy nhiên lùa chọn phương thức nào để vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hàng, hành trình của hàng hoá, điều kiện buôn bán... Một yếu tố quan trọng nữa cần phải tính đến là đặc điểm ưu, nhược c từng phương thức vận tải. sau đây là bảng so sánh tính ưu việt ( 1 là tốt nhất, 5 là kém nhất ) của từng phương thức vận tải theo một số các tiêu chí: Xếp hạng Tốc độ Tính đều đặn Độ tin cậy Năng lực vận chuyển Tính linh hoạt Giá thành 1 Đường không Đường ống Đường ống Đường thuỷ Đường ôtô Đường thuỷ 2 Đường ôtô Đường ôtô Đường ôtô Đường sắt Đường sắt Đường ống 3 Đường sắt Đường không Đường sắt Đường ôtô Đường không Đường sắt 4 Đường thuỷ Đường sắt Đường thuỷ Đường không Đường thuỷ Đường ôtô 5 Đường ống Đường thuỷ Đường không Đường ống Đường ống Đường không ( Giáo trình Vận tải - Giao Nhận Hàng hoá xuất nhập khẩu NXB Khoa học và Kỹ Thuật ) Từ bảng trên ta thấy về tốc độ thì vận tải hàng không có tốc độ cao nhất, về năng lực vận chuyển và giá thành thì vận tải đường thuỷ ( đường biển và đường sông ) là ưu việt nhất. Khối lượng hàng hoá buôn bán đường biển của thế giới không ngừng tăng trong những năm qua Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nh­ vậy trong thương mại quốc tế vì nó có những ưu điểm nổi bật: Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: Phương tiện vận tải trong vận tải đường biển là các tàu có sức chứa rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông quan lớn, như Cảng Rotterdam 300 triệu tấn hàng hoá/ năm; Cảng New York 150 triệu tấn hàng hoá/ năm; Cảng Kobe 136 triệu tấn hàng hoá/ năm. Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế, đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có giá trị thấp nh­ than, quặng, ngò cốc, dầu mỏ... Chí phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: Các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng. Giá thành vận tải biển rất thấp: Giá thành vận tải biển vào loại thấp trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế Ýt nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn. Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp. Qua phân tích trên ta thấy Vận tải đường biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá ngoại thương. II – KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Khái niệm Thông thường trong thương mại quốc tế, người bán, người mua có hàng nhưng lại không có tàu biển để chuyên chở, vì vậy để thực hiện Hợp đồng Mua bán Ngoại thương, người bán hoặc người mua phải đi thuê tàu để chở hàng. Việc đi thuê tàu để chở hàng hoá xuất nhập khẩu chính là việc ký kết Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, vì vậy: Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là sự thoả thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở, theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dùng tàu biển để chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở trả. Để chuyên chở hàng hoá, người thuê chở có thể ký hợp đồng thuê toàn bộ hoặc thuê một phần con tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác gọi là Hợp đồng thuê tàu chuyến hoặc là thuê một chỗ xếp hàng trên con tàu chạy theo lịch trình nhất định để chở hàng từ cảng này tới cảng khác gọi là Hợp đồng chuyên chở bằng tàu chợ. 2. Các phương thức thuê tàu 2.1 – Phương thức thuê tàu chợ 2.1.1 – Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ là sự thoả thuận theo đó người chuyên chở giành một phần chiếc tàu chợ để chở hàng của người thuê chở từ cảng này đến cảng khác, còn người thuê chở phải trả tiền cước. Sau khi thực hiện những thủ tục giao dịch và sau khi hàng được bốc xếp lên tàu, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển ( B/L ). Mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến việc chuyên chở sẽ được giải quyết theo các điều khoản của vận đơn. Trong trường hợp này giữa người chuyên chở và người thuê chở không có bản Hợp đồng do hai bên ký, vận đơn đường biển là bằng chứng của Hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng tàu chợ, thực hiện chức năng là biên lai nhận hàng của của người chuyên chở và là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn thuộc về ai. Mọi vấn đề liên quan đến hàng hoá được giải quyết giữa người nhận hàng với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn. 2.1.2 - Đặc điểm Tàu chợ là loại tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng qui định theo một lịch trình định trước. Phương thức thuê tàu chợ có các đặc điểm sau: Tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước. Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong tàu chợ là Vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển là bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hoá bằng đường biển. Khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thoả thuận các điều kiện, điều khoản chuyên chở mà phải tuân thủ các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển. Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hoá và được tính toán theo biểu cước của hãng tàu. Biểu cước này có giá trị hiệu lực trong thời gian tương đối dài. Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở, là một bên của Hợp đồng vận tải và là người phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển. 2.2 – Phương thức thuê tàu chuyến 2.2.1 - Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến – Hợp đồng thuê tàu chuyến – là sự thoả thuận theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dành cả hoặc một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này tới cảng khác và người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở. Căn cứ vào Hợp đồng Mua bán Ngoại thương đã được ký kết, người bán hoặc người mua đi ký hợp đồng chuyên chở chuyến để chở lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhằm thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở. Sau khi bốc hàng lên tàu xong, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng bộ vận đơn đường biển, vận đơn này không làm chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở song là văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng về thiếu hụt, hư háng, đổ vỡ hàng hoá và chậm giao hàng. 2.2.2 - Đặc điểm Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Phương thức thuê tàu chuyến có những đặc điểm sau: Tàu không chạy theo lịch trình cố định như tàu chợ mà theo yêu cầu của chủ hàng. Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến là Hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn đường biển. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người gửi hàng, giữa người chuyên chở với người nhận hàng hoặc với người cầm vận đơn. Hợp đồng thuê tàu được ký kết giữa người thuê tàu và người chuyên chở trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hoá để giao cho người nhận ở cảng đến còn người thuê chở cam kết trả tiền cước chuyên chở theo mức hai bên thoả thuận. Người thuê chở có thể tự do thoả thuận , mặc cả về các điều kiện chuyên chở và cước phí trong Hợp đồng thuê tàu. Giá cước trong thuê tàu chuyến có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không do thoả thuận của hai bên và được tính theo trọng lượng hàng, thể tích hàng hay theo giá thuê bao cho một chuyến. Chủ tàu có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc không. Người thuê tàu phải có một khối lượng hàng hoá tương đối lớn đủ xếp một tàu và hàng hoá thường có tính chất thuần nhất, vì vậy thuê tàu chuyến thường được dùng khi thuê chở dầu, than, quặng, ngò cốc, xi măng… 2.2.3 – Các hình thức thuê tàu chuyến Thuê tàu chuyến có thể được thuê theo các hình thức dưới đây: Thuê chuyến mét ( Single Trip ) tức là thuê tàu để chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác. Thuê chuyến khứ hồi ( Round Trip ) tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác rồi chở hàng từ cảng đó về. Thuê chuyến một liên tục ( Consecutive Voyage ) tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau. Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn ( Contract Shipping ), các chủ hàng có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, ổn định trên một tuyến đường nhất định thường ký kết hợp đồng với chủ tàu để thuê chuyên chở một số chuyến nhất định trong một năm hoặc một khối lượng hàng hoá nhất định trên một tuyến đường trong một thời gian nhất định. Giá cước thuê tàu trong trường hợp này cũng được tính theo trọng lượng hay thể tích hàng hoá nhưng với mức rẻ hơn giá thị trường. 2.2.4 – Nội dung chủ yếu của Hợp đồng thuê tàu chuyến Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng chuyên chở chuyến, các luật gia, hãng tàu, tổ chức hàng hải quốc tế đã soạn thảo rất nhiều mẫu hợp đồng. Có loại mẫu hợp đồng chuyên dụng thường dùng trong thuê tàu chuyến để chuyên chở một loại hàng nhất định chẳng hạn như : + chở ngò cốc có mẫu CENTROCON, AUSTRAL, NORGNAIN… + chở đường có mẫu CUBASURGA… + chở than có mẫu POLCON, MEDCON… + chở xi măng có mẫu CEMENCON… + chở gỗ có mẫu BENACON… Điều cần chú ý là các loại mẫu hợp đồng chỉ có tính chất tham khảo khi sử dụng mẫu nào người thuê chở cần phải đàm phán với người chuyên chở để thêm vào những điều khoản cần thiết hay bớt đi những điều khoản mà mình không đồng ý. Khi ký kết hợp đồng chuyên chở cần chú ý các điều khoản chính sau: Chủ thể Hợp đồng: ghi rõ tên, địa chỉ của chủ tàu, người chuyên chở, người thuê chở. Điều khoản về chiếc tàu: năm đóng, loại động cơ, trọng tải, cấp, hạng tàu… Nếu cần phương tiện bốc dỡ hàng thì người thuê chở phải thoả thuận và ghi vào điều khoản này. Điều khoản về thời gian tàu đến cảng bốc hàng. Điều khoản về hàng hoá: tên hàng, loại bao bì, ghi số lượng, trọng lượng, đơn vị tính số lượng, tỉ lệ dung sai… Điều khoản về cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng: tuỳ theo yêu cầu của người thuê tàu mà qui định một hay vài cảng bốc hàng và dỡ hàng. Thời gian bốc và dỡ hàng: do hai bên thoả thuận, có thể qui định cụ thể một số ngày bốc hàng một số ngày dỡ hàng. Cần lưu ý khái niệm ngày theo tập quán hàng hải quốc tế: ngày liên tục, ngày làm việc 24 giê liên tục, ngày tốt… Điều khoản về thưởng phạt bốc dỡ: hai bên thoả thuận số tiền mà người chuyên chở thưởng hoặc phạt cho người thuê chở do người này hoàn thành việc bốc dỡ hàng hoá sớm hoặc chậm hơn so với thời gian bốc dỡ được qui định trong hợp đồng. Điều khoản về chi phí bốc dỡ, san xếp hàng: có thể qui định chi phí bốc dỡ, san xếp theo mét trong các cách sau đây: + Theo điều kiện miễn bốc ( F.I ): người chuyên chở được miễn chi phí bốc hàng nhưng phải chịu chi phí san xếp và dỡ hàng ra khỏi tàu + Theo điều kiện miễn dì ( F.O ): người chuyên chở được miễn chi phí dỡ hàng ở cảng đến nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu ở cảng đi và san xếp hàng. + Theo điều kiện miễn bốc dì ( F.I.O ): người chuyên chở được miễn cả phí bốc và dỡ hàng, chỉ chịu chi phí san xếp hàng trong hầm tàu. Điều khoản về cước phí: cần thoả thuận mức cước, đơn vị tính cước, số lượng hàng hoá tính cước, đồng tiền tính cước, đồng tiền thanh toán, phương thức và thời gian thanh toán, cước phí trả trước hay trả sau, trả trước một lần hay trả sau một lần. Điều khoản về trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá có thể qui định một cách cụ thể song cũng có thể qui định bằng cách dẫn chiếu tới một nguồn luật điều chỉnh. Ngoài ra còn có thể qui định trong hợp đồng các điều khoản khác như: tổn thất chung, hai tàu đâm va đều có lỗi, cầm giữ hàng, trọng tài… III – NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH 1 - Điều ước Quốc tế Từ năm 1924 trở về trước chưa có điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, vì vậy chủ tàu - người chuyên chở thường căn cứ vào luật nước mình đưa vào vận đơn các điều khoản về nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, do vậy gây nhiều phản ứng cho các chủ hàng - người thuê chở. Để thống nhất những nguyên tắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở và người thuê chở đại diện của 26 nước đã ký “ Công Ước Quốc Tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển “ và hiện nay vẫn được các nước trên thế giới lấy làm nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở biển đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. 1.1 – Công Ước Brussels 1924 ( The International Convention for Unification of certain of law relating to bill of lading ) Đây là Công Ước quốc tế được ký tại Bỉ ngày 25 – 8 – 1924 với mục đích thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển và thường gọi là Công Ước Brussels 1924 hoặc Quy tắc Hague. Công Ước Brussels 1924 có các điều khoản về nội dung của vận đơn đường biển, về nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, các căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất hàng hoá của người nhận hàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường..., bao gồm: Thời hạn trách nhiệm: được tính từ lúc bắt đầu xếp hàng xuống tàu đến lúc kết thúc dỡ hàng Êy khỏi tàu ( mục e điều 1 ) Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở là những lỗi mà nguyên nhân là do không hoàn tất các nghĩa vụ của mình ( mục 1 điều 4 ) Giới hạn mức bồi thường cho một đơn vị hàng hoá của người chuyên chở ( mục 5 điều 4 ) Qui định cụ thể 17 trường hợp miễn trách cho người chuyên chở ( mục 2 điều 4 ) “ Hàng hoá “ thuộc sự điều chỉnh của Công Ước Brussels 1924 gồm tất cả các của cải, đồ vật, hàng hoá, vật phẩm bất kỳ tính chất nào trừ súc vật sống và hàng hoá theo hợp đồng chuyên chở được khai là chở trên boon
Tài liệu liên quan