Khóa luận Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Ở Việt Nam, cũng như thị trường các yếu tố sản xuất khác (như thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, chất xám ), thị trường chứng khoán (TTCK) là một phạm trù còn rất mới mẻ. Sự hình thành mảng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán (CK&TTCK) trong thị trường đặc thù này còn ở mức rất sơ khai, và nói chung còn rất manh mún. Cho đến nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh về CK&TTCK có thể kể tới vài chục văn bản, nằm rải rác ở nhiều lĩnh vực, do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành, dưới nhiều hình thức khác nhau (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật chủ yếu, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình phát hành, kinh doanh và quản lý nhà nước về chứng khoán đều là những văn bản dưới luật. Thêm vào đó, về mặt nội dung, các quy định hiện có còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là còn một số điểm mâu thuẫn nhau giữa các văn bản, và nếu so sánh với các quy định của các nước trong khu vực thì có không ít những vấn đề nổi lên cần phải được quan tâm xử lý. Từ thực trạng đó có thể thấy vì mục tiêu ổn định và phát triển thị trường chứng khoán trước mắt và lâu dài, chúng ta nhất thiết phải có những sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho hệ thống pháp luật này hoàn chỉnh hơn và đồng bộ với hệ thống pháp luật nói chung.

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Khái quát chung về chứng khoán và thị trường chứng khoán 3 I.Khái quát về chứng khoán 3 1.Các loại chứng khoán. 3 1.1.Cổ phiếu. 3 1.2.Trái phiếu. 3 2.Các chứng khoán phái sinh. 4 2.1.Chứng quyền. 4 2.2.Chứng khế. 5 2.3.Hợp đồng quyền lựa chọn. 6 2.4.Hợp đồng tương lai 7 2.5.Hợp đồng kỳ hạn 8 II.Bản chất và chức năng của thị trường chứng khoán 9 1. Bản chất của thị trường chứng khoán 9 2.Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 9 2.1.Chức năng của thị trường chứng khoán 9 2.2.Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 11 III.Cơ cấu của thị trường chứng khoán 14 1.Căn cứ vào phương thức giao dịch 14 1.1.Thị trường sơ cấp 14 1.2.Thị trường thứ cấp 15 2.Phân loại theo tính chất đăng ký 15 2.1.Sở giao dịch chứng khoán 15 2.2.Thị trường OTC 16 3.Phân loại thị trường chứng khoán theo công cụ lưu thông 17 3.1.Thị trường cổ phiếu 17 3.2.Thị trường trái phiếu 17 3.3.Thị trường các chứng khoán phái sinh 17 IV.Đặc điểm và tình hình chứng khoán Việt Nam 17 1.Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam 17 1.1.Uỷ ban chứng khoán Nhà nước 18 1.2.Sở giao dịch chứng khoán 20 1.3.Tổ chức phụ trợ 21 1.4.Khối kinh doanh 23 1.5.Tổ chức phát hành 24 2.Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 25 Chương II:Thực trạng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam 28 I. Một số văn bản pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam 28 1.Các văn bản trực tiếp điều chỉnh 28 2. Các văn bản pháp luật có liên quan 31 II.Thực trạng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam 1.Một số vấn đề chung 32 1.1.Các thể chế về tài chính 32 1.2.Các thể chế về hành chính 33 1.3.Các quy định liên quan của pháp luật hình sự 34 1.4.Các quy định về giải quyết tranh chấp 34 1.5.Các quy định về giải thể phá sản công ty chứng khoán 35 2.Những vấn đề cụ thể 36 2.1.Cơ chế và hình thức phát hành chứng khoán 36 2.2.Về cơ cấu các loại thị trường 38 2.3.Còn thiếu bình đẳng về thuế trong đầu tư chứng khoán 40 2.4.Các tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán 41 2.5.Khả năng tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam 42 2.6.Quy định về cách thức nhận lệnh của Công ty chứng khoán 46 2.7.Quản lý ngoại hối trong lĩnh vực chứng khoán 48 2.8.Quan hệ uỷ quyền trong giao dịch chứng khoán 49 2.9.Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 51 2.10.Một số vấn đề khác 53 III. Những điểm mới và những mặt còn hạn chế trong các Dự thảo sửa đổi của một số văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam. 55 1. Dự thảo Quyết định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài 55 2. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 48/NĐ - Chính phủ 56 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam 58 I. Phương hướng chung 58 II. Giải pháp cụ thể 59 1.Sự cần thiết phải xây dựng Luật Chứng khoán 59 .Hiệu lực pháp lý cao 59 1.2.Phạm vi điều chỉnh rộng 60 1.3.Giải quyết xung đột với văn bản quy phạm pháp luật khác 60 1.4.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế 61 2. Những căn cứ để tiến hành xây dựng Luật Chứng khoán 61 2.1.Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 61 2.2.Tổng kết, đánh giá kết quả thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 63 2.3.Đánh giá thực trạng khung pháp luật về kinh tế 63 2.4.Tham khảo kinh nghiệm xây dựng Luật Chứng khoán ở một số nước 63 3. Những nội dung chính cần điều chỉnh trong Luật Chứng khoán 64 3.1.Những nội dung mang tính chất kế thừa 65 3.2.Một số nội dung cần có sự sửa đổi, bổ sung 65 a.Phạm vi điều chỉnh 65 b. Phát hành chứng khoán để niêm yết trên TTCK nước ngoài và cho phép chứng khoán nước ngoài niêm yết trên TTCK Việt Nam 66 c. Thị trường OTC 67 d. Hiệp hội chứng khoán 68 e. Hoà giải và giải quyết tranh chấp 68 f. Đối với hành vi mua bán khống 69 g. Bãi bỏ quy định bắt buộc phải qua phê duyệt của Thủ tướng chính phủ đối với việc mua cổ phần của cá nhân người nước ngoài 70 h. Đối với Công ty niêm yết 72 i. Đối với công ty chứng khoán 73 j. Một số nội dung khác 75 Kết luận 76 Tài liệu tham khảo 77 LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, cũng như thị trường các yếu tố sản xuất khác (như thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, chất xám…), thị trường chứng khoán (TTCK) là một phạm trù còn rất mới mẻ. Sự hình thành mảng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán (CK&TTCK) trong thị trường đặc thù này còn ở mức rất sơ khai, và nói chung còn rất manh mún. Cho đến nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh về CK&TTCK có thể kể tới vài chục văn bản, nằm rải rác ở nhiều lĩnh vực, do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành, dưới nhiều hình thức khác nhau (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật chủ yếu, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình phát hành, kinh doanh và quản lý nhà nước về chứng khoán đều là những văn bản dưới luật. Thêm vào đó, về mặt nội dung, các quy định hiện có còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là còn một số điểm mâu thuẫn nhau giữa các văn bản, và nếu so sánh với các quy định của các nước trong khu vực thì có không ít những vấn đề nổi lên cần phải được quan tâm xử lý. Từ thực trạng đó có thể thấy vì mục tiêu ổn định và phát triển thị trường chứng khoán trước mắt và lâu dài, chúng ta nhất thiết phải có những sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho hệ thống pháp luật này hoàn chỉnh hơn và đồng bộ với hệ thống pháp luật nói chung. Trong phạm vi bài viết này, em xin được phân tích một số điểm bất cập trong một số văn bản pháp luật quan trọng về CK&TTCK Việt Nam. Đồng thời, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mảng pháp luật này. Xuất phát từ ý tưởng đó, nên nội dung của bài viết này sẽ bao gồm các nội dung sau: Chương I: Khái quát chung về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Chương II: Thực trạng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam; Chương III: Phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam. Do trình độ hiểu biết và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên trong bài viết này, chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có được sự góp ý và chỉnh sửa của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN 1.CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN 1.1.Cổ phiếu Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hoá sản xuất, thì số vốn đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Có nhiều khái niệm về cổ phiếu được quy định trong các luật chứng khoán. Cổ phiếu có thể hiểu là một chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đối với một doanh nghiệp cổ phần. Theo thông tư 01/TT-UBCK ngày 13-10-1998 của Chính phủ Việt Nam về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì cổ phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng một chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Các cổ đông - người mua cổ phiếu của công ty- là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, là người chủ sở hữu công ty. Vì vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn. 1.2.Trái phiếu Có rất nhiều khái niệm về trái phiếu. Có thể hiểu, trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu (trái chủ), trong đó cam kết sẽ trả số tiền gốc kèm với số tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Theo Nghị định 48/NĐ-TTg của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, trái phiếu là một chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. 2.CÁC CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh các giao dịch mua bán chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, còn có giao dịch mua bán các chứng từ tài chính khác như chứng quyền, chứng khế…Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua mua bán. Do đó, người ta gọi chúng là chứng từ có nguồn gốc tài chính hoặc các chứng khoán phái sinh. 2.1.Chứng quyền Chứng quyền hay còn gọi là quyền đặt mua là một chứng thư do công ty cổ phần phát hành cho cổ đông, xác nhận quyền của cổ đông được mua một số lượng nhất định và trong một thời hạn nhất định. Các cổ đông là người góp vốn với công ty, vì vậy họ là thành viên của công ty, có quyền nhất định đối với công ty như quyền sở hữu tài sản, quyền biểu quyết, quyền hưởng cổ tức. Những quyền đó nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của cổ đông đối với công ty. Để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, thông thường, khi một công ty cổ phần muốn tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới, công ty thường dành cho các cổ đông hiện hữu quyền ưu tiên mua trước một lượng cổ phiếu mới tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Mỗi cổ đông được hưởng ưu đãi này sẽ nhận được một tờ chứng quyền, nó thể hiện chính xác số lượng quyền mua trong một thời hạn xác định theo một giá ấn định. Số quyền mua của một chứng quyền bằng chính số cổ phần hiện hữu mà một cổ đông nắm giữ trong tổng toàn bộ số cổ phần hiện hữu của công ty. Số cổ phiếu dành cho một quyền mua tuỳ thuộc vào số cổ phiếu mới phát hành so với số cổ phiếu hiện hữu. Thông thường, giá cả của cổ phiếu phát hành thêm thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu khi chưa tăng nhằm bù đắp thiệt hại cho các cổ đông do “hiệu ứng pha loãng” gây ra (thị giá cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu bổ sung sẽ giảm so với trước lúc phát hành). Các chứng quyền thường có thời hạn ngắn, có thể chỉ từ 1 tuần đến 6 tuần. Trong thời hạn này, người nắm giữ chứng quyền có thể sử dụng chúng để mua cổ phiếu mới của đợt phát hành đó hoặc bán chứng quyền cho người khác trên TTCK. Quá hạn, chứng quyền mất tác dụng và coi như huỷ bỏ, có nghĩa là nó không còn giá trị. Nếu một cổ đông muốn thực hiện quyền của mình, họ sẽ điền một tờ chứng quyền và gửi đến công ty. Họ cũng có thể gửi séc hoặc ngân phiếu theo giá trị của những cổ phiếu muốn mua thêm. Ngược lại, nếu họ không muốn thực hiện quyền của mình, họ có thể bán lại chứng quyền trên TTCK theo giá thị trường hiện hành để hưởng một phần chệnh lệch giá và phải chấp nhận “hiệu ứng pha loãng” đối với phần tài sản thuộc sở hữu của họ trong công ty. Giá chứng quyền được coi là một phần vốn của cổ đông và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá trị của chứng quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về mệnh giá của cổ phiếu ấn định trong chứng quyền. 2.2.Chứng khế Đây là một chứng thư được công ty phát hành kèm với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi, trong đó cho phép người sở hữu được quyền mua một số lượng nhất định chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu thường) mới phát hành, với giá cả nhất định và trong thời gian nhất định. Trong thực tế, các chứng khế được phát hành cùng với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu những chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng khế được phát hành nhằm giúp cho việc chào bán hấp dẫn hơn. Nếu công ty có chiều hướng phát triển, trên cơ sở các báo cáo về mức độ hoàn thành những mục tiêu của nó, chứng khế sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Chẳng hạn, công ty XYZ có cổ phiếu thường đang lưu hành với giá 35$ một cổ phiếu trên TTCK. Chứng khế phát hành cho phép người sở hữu chứng khế đó mua cổ phiếu XYZ với giá 50$ một cổ phiếu vào bất kỳ thời điểm nào cho đến ngày 31/12/2003 chẳng hạn. Nếu XYZ là một công ty có triển vọng phát triển vọng phát triển tốt và công chúng đánh giá là thị giá cổ phiếu của nó vào năm 2003 không chỉ là 50$ mà còn cao hơn thế, thì chứng khế XYZ sẽ rất hấp dẫn. Do các chứng khế có kỳ hạn dài hạn hoặc vĩnh viễn, nên một công ty có thể có vài ba loại chứng khế lưu hành vào cùng một thời điểm. Người nắm giữ chứng khế có thể giữ lại trái phiếu và bán chứng khế, hoặc giữ lại chứng khế và bán trái phiếu, hoặc giữ lại cả trái phiếu và chứng khế; hoặc bán cả hai. Thị giá của chứng khế tuỳ thuộc vào những yếu tố như giá chuyển đổi, thời hạn còn lại trên chứng khế, giá cổ phiếu cơ bản của nó. 2.3.Hợp đồng quyền lựa chọn Hợp đồng quyền lựa chọn là hợp đồng được ký kết giữa một bên là “người ký phát” và một bên là người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số lượng chứng khoán, với giá cả nhất định và trong một thời hạn quy định của tương lai. Quyền lựa chọn có hai loại: -Quyền chọn mua: cho phép người mua hợp đồng được quyền mua một số lượng chứng khoán nhất định với giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định của tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí gọi là phí chọn mua. -Quyền chọn bán: cho phép người mua được quyền bán một số lượng chứng khoán nhất định, với giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định trong tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí gọi là phí chọn bán. Thông thường, người mua quyền chọn mua là người đang dự đoán giá của chứng khoán trên thị trường có xu hướng tăng và họ là người kỳ vọng giá lên; còn người ký phát thì đóng vai trò là người mong đợi giá xuống. Ngược lại, đối với quyền chọn bán, người mua quyền chọn bán là người kỳ vọng giá chứng khoán sẽ xuống. Hợp đồng quyền lựa chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy, người chủ của quyền lựa chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền lựa chọn. Nếu không muốn thực hiện quyền, người chủ của quyền có thể bán quyền lựa chọn đó trên TTCK, nghĩa là chuyển quyền sở hữu cho người khác. Vì vậy, hợp đồng quyền lựa chọn cũng được coi là một loại chứng khoán của TTCK. 2.4.Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán và người mua, trong đó người bán cam kết giao một số lượng chứng khoán nhất định và người mua sẽ trả tiền khi nhận số chứng khoán đó với một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai, được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tương lai được xác định trước, được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch và thống nhất về số lượng, chất lượng chứng khoán phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy định cụ thể khác. Để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng, vào lúc ký kết hợp đồng, cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ. Số tiền này còn được gọi là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Hợp đồng tương lai bắt nguồn từ hợp đồng giao hàng. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác biệt, đó là: Một hợp đồng giao hàng không được chuyển nhượng, người mua buộc phải trả tiền để nhận hàng và người bán phải giao hàng để nhận tiền. Còn hợp đồng tương lai được tiến hành trên cơ sở trao đổi, tức là nó cũng trở thành hàng hoá, được mua bán trên một thị trường riêng biệt TTCK. Các điều kiện của một hợp đồng mua bán có kỳ hạn được tiêu chuẩn hoá theo những quy tắc của SGD. Giá cả của các hợp đồng tương lai trên TTCK biến động theo cung cầu và được xác định trên cơ sở đấu giá công khai. Phí hoa hồng mua bán các hợp đồng tương lai thường rất cao, có khi gấp 8 đến 9 lần phí hoa hồng mua bán chứng khoán. Việc thanh toán mua bán các hợp đồng tương lai thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại Trung tâm thanh toán bù trừ, không được mua bán chịu. Loại hợp đồng mua bán này ra đời trên cơ sở đổi mới tài chính do các điều kiện thị trường thay đổi và dựa vào các tiến bộ tin học. Hợp đồng tương lai ra đời nhằm chống đỡ rủi ro do sự biến động lãi suất vào những năm đầu của thập kỷ 70. Chúng xuất hiện sớm nhất ở Mỹ (thị trường Chicago) vào năm 1975 và phát triển mạnh vào năm 1977, tập trung chủ yếu vào các công cụ tài chính như: trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn bằng đôla châu Âu. Trong những năm 80, loại thị trường này trở nên phổ biến ở các nước phát triển. 2.5.Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là những thoả thuận mua bán một loại tài sản ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá nhất định. Tuy nhiên, không giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không định giá hàng ngày. Hợp đồng này không phải theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày chuyển giao được xác định theo từng hợp đồng. Nói chung, các công cụ có nguồn gốc chứng khoán đều bắt nguồn từ một vài chứng khoán cơ bản. Vì vậy, giá cả của 2 loại phải dịch chuyển cùng gần nhau. Thông thường, giá cuả công cụ có nguồn gốc chứng khoán được xác định trực tiếp từ chứng khoán khởi đầu. Với hợp đồng lựa chọn và chứng khế, người ta đã mua quyền để thực hiện với chứng khoán gốc theo giá cả và số lượng đã được định trước. Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán là: - Giá của chứng khoán gốc. - Giá thực hiện. - Sự dao động giá của các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán. - Thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn. - Sự sẵn có của chứng từ thay thế tương tự. - Các lãi suất tương đối và các chi phí để giữ các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán. II.BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch các loại chứng khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì: - Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. - TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung cà cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn. 2.CHỨC NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1.Chức năng của thị trường chứng khoán Có nhiều quan điểm về chức năng của TTCK theo nhiều tiêu thức và cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lại TTCK có những chức năng chủ yếu sau: a.Công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế TTCK cho phép các công ty hay Chính phủ có thể gọi vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng sản lượng thông qua việc phát hành các loại chứng khoán trên TTCK. Tại hầu hết các nước, ngoài kênh huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính, các đơn vị kinh tế và Nhà nước có thể huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành chứng khoán thông qua TTCK. Nguồn vốn huy động được đảm bảo sử dụng lâu dài, đơn vị kinh tế không phải lo lắng về thời gian hoàn trả như khi vay ngân hàng. Do đó, áp lực tâm lý nặng nề của doanh nghiệp về chu kỳ trả lãi và vốn vay ngân hàng sẽ được giảm bớt. TTCK còn là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh các hình thức phổ biến như liên doanh, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thông qua TTCK, các nhà đầu tư có thể quan sát, theo dõi và nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, các tổ chức kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì xu hướng huy động vốn thông qua TTCK càng tăng. Điều này có được là nhờ tính đa dạng, linh hoạt và chi phí thấp của TTCK so với việc huy động vốn gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. b.Công cụ tăng tiết kiệm quốc gia Nhìn chung, phương pháp tiết kiệm và quản lý tài sản củ
Tài liệu liên quan