Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện pti giai đoạn 2007-2010

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, từ khi gia nhập WTO việc giao lưu buôn bán giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới thường xuyên hơn và hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam với bờ biển trải dài đất nước, lại nằm trong trung tâm của khu vực Đông Nam Á nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thức vận chuyển chủ yếu của hàng hóa xuất nhập khẩu. Cũng như bất kì hình thức vận chuyển nào, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn ẩn chứa những rủi ro không lường trước được vì thế bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là hết sức cần thiết. Trong bảo hiểm công tác tính toán, phân bổ số tiền bồi thường cho các bên rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và của khách hàng được bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, công tác dự báo rủi ro, hạn chế và phòng ngừa tổn thất cho hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển còn yếu kém chưa hiệu quả trong khi hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng phát triển. Vì vậy nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển ngày càng trở nên cấp thiết. Trong thời gian thực tập tại PTI, em được tiếp cận với các nghiệp vụ được triển khai tại công ty và nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển đang ngày càng được chú trọng, có cơ hội phát triển rất lớn và công tác bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ này, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. - Phân tích và đánh giá công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI. - Phạm vi nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được hoàn thành dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, phương pháp so sánh 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm: Chương 1: Khái quát về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển và bồi thường bảo hiểm hàng hóa uất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Chương 2: Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn tới. Sau đây là toàn bộ bài khóa luận của em.

doc83 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện pti giai đoạn 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Đ3BH2 Ngành: Bảo hiểm Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Ái HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Thị Hữu Ái đã hướng dẫn em trong thời gian thực hiện Khóa luận. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ dẫn của anh Lê Ngọc Hoàn – Trưởng Ban Hàng hải và anh Chế Quang Huy – Phó Trưởng Ban Hàng hải và các anh chị trong Ban hàng hải tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI đã giúp đỡ em về nguồn tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển và những đóng góp thiết thực về nội dung để em có thể hoàn thành bài Khóa luận một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Phương LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là bài viết của em. Các số liệu kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Phương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt  Chữ viết thường   HĐQT  Hội đồng quản trị   ĐHĐCĐ  Đại hội đồng cổ đông   HĐKD  Hợp đồng kinh doanh   HĐ  Hợp đồng   BCKT  Báo cáo kế toán   BCTC  Báo cáo tài chính   ĐVKT  Đơn vị khai thác   ĐVGĐ  Đơn vị giám định   GĐV  Giám định viên   NĐUQ  Người được ủy quyền   TGĐ  Tổng giám đốc   NYC  Người yêu cầu   BTV  Bồi thường viên   NĐPC  Người được phân công   GĐĐV  Giám đốc đơn vị   ĐVBT  Đơn vị bồi thường   BH  Bảo hiểm   XNK  Xuất nhập khẩu   DANH MỤC BẢNG TT  Danh mục  Số trang   Bảng 1  Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI  32   Bảng 2  Bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng  34   Bảng 3  Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007- 2010  35   Bảng 4  Kết quả giám định tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010  41   Bảng 5  Tình hình bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007-2010  47   Sơ đồ 1  Sơ đồ tổ chức của PTI  27   Sơ đồ 2  Quy trình giám định tổn thất hàng hoá của PTI  37   Sơ đồ 3  Quy trình bồi thường tổn thất tại PTI  42   Biểu đồ  So sánh tổng phí thu với chi bồi thường của PTI qua các năm từ 2007 – 2010  49   MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 11 1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chở bằng đường biển. 11 1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 11 1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 12 1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 12 1.1.2.2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 18 1.1.2.3.Tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 20 1.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 22 1.2.1.Khái niệm, vai trò và nguyên tắc trong bồi thường tổn thất 22 1.2.1.1. Khái niệm, vai trò bồi thường tổn thất 22 1.2.1.2. Nguyên tắc trong bồi thường tổn thất 23 1.2.2. Giải quyết khiếu nại 24 1.2.2.1. Giám định tổn thất 24 1.2.2.2. Giải quyết bồi thường 27 1.2.3.Cách tính toán bồi thường tổn thất 28 1.2.3.1. Tổn thất bộ phận 28 1.2.3.2. Tổn thất toàn bộ 30 1.2.3.3. Các chi phí được bảo hiểm bồi thường 30 1.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá thực trạng của khâu giám định và bồi thường 30 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 32 1.2.5.1. Yếu tố khách quan 32 1.2.5.2. Yếu tố chủ quan 33 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN 2007-2010 34 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI và tình hình kinh doanh bảo hiểm của PTI 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của PTI 34 2.1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI 38 2.1.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam 41 2.1.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai doạn 2007-2010 41 2.2. Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 44 2.2.1. Công tác giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 44 2.2.1.1. Quy trình giám định tổn thất của PTI 44 2.2.1.2. Kết quả giám định của PTI gia đoạn 2007-2010 48 2.2.2.Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 49 2.2.2.1.Quy trình thực hiện bồi thường tổn thất hàng hóa của công ty 49 2.2.2.2. Kết quả bồi thường của công ty PTI 55 2.2.3. Đánh giá chung 58 2.2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân 58 2.2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN TỚI 63 3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI trong năm 2011 63 3.1.1.Chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty bảo hiểm PTI giai đoạn tới 63 3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại Công ty PTI. 64 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn tới 66 3.2.1. Đối với công tác khai thác khách hàng 66 3.2.2. Đối với công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất 67 3.2.3. Đối với công tác giám định tổn thất 68 3.2.4. Đối với công tác bồi thường 70 3.3.Một số khuyến nghị 73 3.3.1. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 73 3.3.2. Đối với Cơ quan Nhà nước và các ban ngành có liên quan 74 KẾT LUẬN 78 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, từ khi gia nhập WTO việc giao lưu buôn bán giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới thường xuyên hơn và hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam với bờ biển trải dài đất nước, lại nằm trong trung tâm của khu vực Đông Nam Á nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thức vận chuyển chủ yếu của hàng hóa xuất nhập khẩu. Cũng như bất kì hình thức vận chuyển nào, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn ẩn chứa những rủi ro không lường trước được vì thế bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là hết sức cần thiết. Trong bảo hiểm công tác tính toán, phân bổ số tiền bồi thường cho các bên rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và của khách hàng được bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, công tác dự báo rủi ro, hạn chế và phòng ngừa tổn thất cho hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển còn yếu kém chưa hiệu quả trong khi hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng phát triển. Vì vậy nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển ngày càng trở nên cấp thiết. Trong thời gian thực tập tại PTI, em được tiếp cận với các nghiệp vụ được triển khai tại công ty và nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển đang ngày càng được chú trọng, có cơ hội phát triển rất lớn và công tác bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ này, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” Mục đích nghiên cứu Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. - Phân tích và đánh giá công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI. - Phạm vi nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được hoàn thành dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, phương pháp so sánh… 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm: Chương 1: Khái quát về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển và bồi thường bảo hiểm hàng hóa uất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Chương 2: Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn tới. Sau đây là toàn bộ bài khóa luận của em. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chở bằng đường biển. 1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được chuyên chở bằng đường biển, lượng hàng cũng như gia trị của mối chuyến hàng thường là rất cao nên khi gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển thì gây ra thiệt hại và tổn thất lớn đối với các bên liên quan. Vì vậy mua bảo hiểm là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro và tổn thất. Qua thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã thể hiện vai trò của mình trong những mặt sau: Thứ nhất, bảo hiểm đảm bảo an toàn, ổn định kinh doanh cho các thương nhân, giúp họ khôi phục lại vị thế tài chính khi không may gặp phải rủi ro, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong hoạt động vận chuyển đường biển và thương mại quốc tế do bảo hiểm áp dụng việc bồi thường một phần trăm nhất định so với tổn thất thực tế để các bên không thể trục lợi và phải tự chịu một phần trách nhiệm. Thứ hai, do giá trị bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất lớn nên phí thu được lớn hình thành nên một nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thứ ba, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có tác dụng quan trọng trong đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong quá trình giám định bồi thường, người bảo hiểm luôn thống kê, ghi chép lại những nguyên nhân có thể gây ra tổn thất, phân loại tổn thất và tìm ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa và hạn chế tổn thất đói với từng loại hàng hóa. Do đó công ty bảo hiểm có thể dự đoán thông báo các rủi ro có thể gặp phải đói với một hành trình để bên tham gia bảo hiểm biết và phòng tránh. Bên cạnh đó, người được được bảo hiểm và người chuyên chở cũng phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và khi xảy ra tổn thất để đảm bảo sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm. Thứ tư, hoạt động bảo hiểm tăng nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước từ các khoản phí thành lập doanh nghiệp, các khoản thuế, bảo hiểm trong nước góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ - hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia. 1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển * Người bảo hiểm Là người đứng ra nhận bảo hiểm cho các cá nhân hoặc tổ chức khi có yêu cầu; là người nhận trách nhiệm rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường tổn thất trong phạm vi bảo hiểm * Người được bảo hiểm Là người được có lợi ích bảo hiểm và là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và là người được bồi thường bảo hiểm. Người được bảo hiểm kaf người nộp phí bảo hiểm và có tên trong hợp đồng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển thì người mua bảo hiểm có thể là người bán hoặc người mua tùy theo điều kiện giao hàng là gì. * Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm - Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chính là hàng hóa. Theo định nghĩa trong Bộ Luật Hàng hải năm 2005, tại điều 225: “Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa , các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được đảm bảo bằng tàu, hàng hóa và tiền cước vận chuyển. ” - Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định thao điều kiện đó mới được bồi thường. phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí càng lớn. * Điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bối thường. Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm London (Institute of London Underwrites – ILU). Ngày 1/1/1936, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hóa là FPA, WA và AR. Các điều kiện bảo hiểm bày được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ. Trong đó các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mới bao gồm: - Institute Cargo Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm C - Institute Cargo Clauses B (ICC B) – điều kiện bảo hiểm B - Institute Cargo Clauses A (ICC A) – điều kiện bảo hiểm A - Institute War Clauses C – điều kiện bảo hiểm chiến tranh - Institute Strikes Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm đình công + Điều kiện bảo hiểm C Rủi ro được bảo hiểm: - Cháy hoặc nổ - Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp. - Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải vật thể khác không phải nước. - Dỡ hàng tại cảng lánh nạn. - Tổn thất chung - Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collision Clause) quy định trong hợp đồng vận tải. Rủi ro loại trừ: trong mọi trường hợp người bảo hiểm không bồi thường những rủi ro sau đây: - Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm - Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (inherent vice) hoặc bản chất của đối tượng bảo hiểm. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu. - Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý của đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có dung đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ… - Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển; tùa, xà lan, các phương tiện vận chuyển khác, container, to axe không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hóa bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ đã biết tình trạng không đủ đi biển hoặc không thích hợp đó vào lúc xếp hàng lên các phương tiện và công cụ vận tải nói trên. - Tổn thất xảy ra do chiển tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến. - Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp biển) và hậu quả của những hành động đó. - Tổn thất do bom mìn, ngư lôi hoặc vũ khí chiến tranh khác còn sót lại trong các cuộc chiến tranh. - Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn. - Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị. + Điều kiện bảo hiểm B Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm B còn bảo hiểm thêm các rủi ro sau đây: động dất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn khỏi tàu, nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container, toa xe hoặc nơi chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ. Các điều kiện khác giống như điều kiện C + Điều kiện bảo hiểm A Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo hiểm trừ các rủi ro loại trừ dưới đây. Rủi ro loại trừ: cơ bản giống các điều kiện B và C, trừ rủi ro “thiệt hại cố ý hoặc phá hoại”. Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A. Các nội dung khác: giống như điều kiện B và C. * Hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những hư hỏng hoặc mất mát của hàng hóa hay trách nhiệm liên quan đến hàng hóa bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm. Loại hợp đồng này mang tính chất là hợp đồng bồi thường, một hợp đồng tín nhiệm và có thể chuyển nhượng được. Có 2 loại hợp đồng chủ yếu: - Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến hàng. Trên đó ghi rõ chi tiết hàng hóa, sắp xếp, phương tiện vận chuyển, hành trình… - Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Hợp đông bảo hiểm bao có thể đưa ra dự kiến tổng số tiền bảo hiểm hoặc ấn định thời hạn trong đó việc bảo hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện có tính chất tự động, linh hoạt khi có chuyến hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặc dù chưa kịp khai báo và nếu vì một lí do nào đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hóa đã bị tổn thất thì người bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm bồi thường. Trong hợp đồng bảo hiểm có điều khoản “từ kho đến kho” thể hiện thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Trách nhiệm của người bảo hiểm kết thúc tại một trong số các thời đi