Lễ ăn trâu của người Giẻ Triêng Người Giẻ Triêng là một trong sáu tộc người bản địa của tỉnh Kon Tum thuộc ngữ hệ Môn Khmer, cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây của Quần Sơn

Lễ ăn trâu của người Giẻ Triêng Người Giẻ Triêng là một trong sáu tộc người bản địa của tỉnh Kon Tum thuộc ngữ hệ Môn Khmer, cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây của quần sơn Ngọc Linh thuộc huyện Đăkglei. Cũng như các tộc người bản địa khác ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, người Giẻ Triêng lưu giữ trong cộng đồng nhiều lễ hội truyền thống mà một trong những lễ thức được họ lưu tâm chính là lễ hội ăn trâu cầu mong cuộc sống bình yên, ấm no. Lễ hội ăn trâu với người Giẻ Triêng được xem là lễ hội quan trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tín ngưỡng của họ. Khi cuộc sống luôn phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khi điều kiện kinh tế bấp bênh, chỗ dựa tinh thần, cứu cánh tâm linh không gì khác ngoài những lễ thức và niềm tin vào thần linh cầu mong sự bình yên trong cộng đồng. Lễ ăn trâu của người Giẻ Triêng trước đây thường tổ chức ba ngày ba đêm nhưng bay giờ chỉ còn kéo dài trong vòng một ngày. Tuy vậy những công đoạn chuẩn bị cho lễ ăn trâu không vì thế mà sơ sài, trái lại dưới sự phân công của già làng, mọi người luôn tỏ rõ tinh thần trách nhiệm của mình. ở người Giẻ Triêng, trước khi làm lễ ăn trâu bao giờ hội đồng già làng, thường ba đến bốn người, cũng tổ chức họp tại nhà rông để phân công công việc cho từng nóc, từng thành viên trong cộng đồng. Việc chuẩn bị cho lễ ăn trâu bao giờ cũng phải từ năm đến bảy ngày. Quan trọng hơn cả là tìm cây để dựng cây nêu, trang trí cho cây nêu bởi theo quan niệm của người Giẻ Triêng, cây nêu càng cao, càng đẹp thì thần linh càng hài lòng và mùa màng năm đó sẽ bội thu, cuộc sống sẽ ấm no. Vì vậy, những ai được giao nhiệm vụ đi tìm cây dựng cây nêu, trang trí cho cây nêu đều dồn tất cả tâm huyết của mình vào trong đó bởi sự cẩn thận của cá nhân bao giờ cũng gắn với sự bình yên của cộng đồng, gắn với những thực hành truyền thống đã được xác lập từ rất lâu trước đó. Thứ đến là việc chọn trâu để hiến sinh. Trâu được chọn bao giờ cũng phải là con trâu to khoẻ, hông nở, sừng dài và bóng. Gia đình nào có trâu được chọn đều lấy làm tự hào vì điều đó thể hiện sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận của gia chủ đối với con vật nuôi. Và trong nghi thức cúng tế, con trâu bao giờ cũng được già làng đặc tả những đặc điểm trên thân cùng tên người chủ của nó. Thường thì công việc tìm cây nêu cũng như trang trí cho nó phải mất hai ngày. Khi cây nêu được làm xong mọi người sẽ tiến hành dựng cây nêu. Công việc dựng cây nêu bao giờ cũng phải diễn ra vào lúc tối trời. Người ta thường làm hai cây nêu, một cây nêu lớn dựng trước sân nhà rông nơi sẽ buộc trâu để làm lễ hiến sinh; cây còn lại nhỏ hơn dựng trong nhà rông. Khi cây nêu được dựng xong thì bốn người già được chọn trong làng sẽ cùng nhau cắm hai loại cây biểu trưng cho mùa màng bội thu mà người Giẻ Triêng gọi là la hnăl và la zănh vào quanh gốc cây nêu với mong muốn năm nay dân làng có vụ mùa bội thu, phong đăng hoà cốc, mọi người khoẻ mạnh, lúa trên nương sẽ trĩu hạt như những quả của hai loại cây đó. Sau đó vị già làng sẽ thay mặt mọi người đọc lời khấn với nội dung cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng có được nhiều trâu, bò, heo, gà, mọi người có cuộc sống ấm no, không đau ốm, bệnh tật, lúa gạo đầy kho Khi đã hoàn tất những nghi lễ của việc dựng cây nêu, mọi người tập trung lên nhà rông uống rượu và chuẩn bị cho lễ thức đâm trâu vào sáng hôm sau. Khi con gà rừng cất tiếng gáy báo sáng lần thứ ba thì già làng cử một số thanh niên khoẻ mạnh đưa trâu vào cột tại cây nêu. Con trâu được cột chắc chắn già làng đánh một hồi chiêng thông báo với dân làng tập trung tại nhà rông để chuẩn bị cho lễ thức cúng tế. Trước khi bắt đầu nghi thức, già làng tiến hành cúng trong nhà rông. Người ta buộc một ghè rượu vào cây nêu nhỏ, trên miệng ghè để sẵn một ít gan gà được luộc chín. Già làng đọc lời khấn với nội dung: Hôm nay dân làng tổ chức dâng cúng thần linh trâu cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, ấm no. Xong lời khấn, già làng uống làm phép lang rượu đầu tiên rồi đưa lại cho mọi người. Sau đó ông lấy một ống nứa dài khoảng 40 - 50cm, chẻ ra làm bốn phần bằng nhau, chập đôi chúng lại, thả xuống đất để bói xem năm nay dân làng có bình yên trong cuộc sống hay không. Nếu bốn thanh nứa rơi xuống đất mà hai thanh ngửa hai thanh úp thì đó là dấu hiệu của một năm bội thu, bằng không già làng sẽ tiếp tục tung thanh nứa cho đến khi nào được mới thôi. Tiếp đó, già làng đứng lên thực hành nghi thức múa quanh cây nêu trong nhà rông ba vòng rồi trở ra múa quanh cây nêu nơi buộc trâu ba vòng.

doc2 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lễ ăn trâu của người Giẻ Triêng Người Giẻ Triêng là một trong sáu tộc người bản địa của tỉnh Kon Tum thuộc ngữ hệ Môn Khmer, cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây của Quần Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lễ ăn trâu của người Giẻ Triêng Người Giẻ Triêng là một trong sáu tộc người bản địa của tỉnh Kon Tum thuộc ngữ hệ Môn Khmer, cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây của quần sơn Ngọc Linh thuộc huyện Đăkglei. Cũng như các tộc người bản địa khác ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, người Giẻ Triêng lưu giữ trong cộng đồng nhiều lễ hội truyền thống mà một trong những lễ thức được họ lưu tâm chính là lễ hội ăn trâu cầu mong cuộc sống bình yên, ấm no. Lễ hội ăn trâu với người Giẻ Triêng được xem là lễ hội quan trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tín ngưỡng của họ. Khi cuộc sống luôn phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khi điều kiện kinh tế bấp bênh, chỗ dựa tinh thần, cứu cánh tâm linh không gì khác ngoài những lễ thức và niềm tin vào thần linh cầu mong sự bình yên trong cộng đồng. Lễ ăn trâu của người Giẻ Triêng trước đây thường tổ chức ba ngày ba đêm nhưng bay giờ chỉ còn kéo dài trong vòng một ngày. Tuy vậy những công đoạn chuẩn bị cho lễ ăn trâu không vì thế mà sơ sài, trái lại dưới sự phân công của già làng, mọi người luôn tỏ rõ tinh thần trách nhiệm của mình. ở người Giẻ Triêng, trước khi làm lễ ăn trâu bao giờ hội đồng già làng, thường ba đến bốn người, cũng tổ chức họp tại nhà rông để phân công công việc cho từng nóc, từng thành viên trong cộng đồng. Việc chuẩn bị cho lễ ăn trâu bao giờ cũng phải từ năm đến bảy ngày. Quan trọng hơn cả là tìm cây để dựng cây nêu, trang trí cho cây nêu bởi theo quan niệm của người Giẻ Triêng, cây nêu càng cao, càng đẹp thì thần linh càng hài lòng và mùa màng năm đó sẽ bội thu, cuộc sống sẽ ấm no. Vì vậy, những ai được giao nhiệm vụ đi tìm cây dựng cây nêu, trang trí cho cây nêu đều dồn tất cả tâm huyết của mình vào trong đó bởi sự cẩn thận của cá nhân bao giờ cũng gắn với sự bình yên của cộng đồng, gắn với những thực hành truyền thống đã được xác lập từ rất lâu trước đó. Thứ đến là việc chọn trâu để hiến sinh. Trâu được chọn bao giờ cũng phải là con trâu to khoẻ, hông nở, sừng dài và bóng. Gia đình nào có trâu được chọn đều lấy làm tự hào vì điều đó thể hiện sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận của gia chủ đối với con vật nuôi. Và trong nghi thức cúng tế, con trâu bao giờ cũng được già làng đặc tả những đặc điểm trên thân cùng tên người chủ của nó. Thường thì công việc tìm cây nêu cũng như trang trí cho nó phải mất hai ngày. Khi cây nêu được làm xong mọi người sẽ tiến hành dựng cây nêu. Công việc dựng cây nêu bao giờ cũng phải diễn ra vào lúc tối trời. Người ta thường làm hai cây nêu, một cây nêu lớn dựng trước sân nhà rông nơi sẽ buộc trâu để làm lễ hiến sinh; cây còn lại nhỏ hơn dựng trong nhà rông. Khi cây nêu được dựng xong thì bốn người già được chọn trong làng sẽ cùng nhau cắm hai loại cây biểu trưng cho mùa màng bội thu mà người Giẻ Triêng gọi là la hnăl và la zănh vào quanh gốc cây nêu với mong muốn năm nay dân làng có vụ mùa bội thu, phong đăng hoà cốc, mọi người khoẻ mạnh, lúa trên nương sẽ trĩu hạt như những quả của hai loại cây đó. Sau đó vị già làng sẽ thay mặt mọi người đọc lời khấn với nội dung cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng có được nhiều trâu, bò, heo, gà, mọi người có cuộc sống ấm no, không đau ốm, bệnh tật, lúa gạo đầy kho… Khi đã hoàn tất những nghi lễ của việc dựng cây nêu, mọi người tập trung lên nhà rông uống rượu và chuẩn bị cho lễ thức đâm trâu vào sáng hôm sau. Khi con gà rừng cất tiếng gáy báo sáng lần thứ ba thì già làng cử một số thanh niên khoẻ mạnh đưa trâu vào cột tại cây nêu. Con trâu được cột chắc chắn già làng đánh một hồi chiêng thông báo với dân làng tập trung tại nhà rông để chuẩn bị cho lễ thức cúng tế. Trước khi bắt đầu nghi thức, già làng tiến hành cúng trong nhà rông. Người ta buộc một ghè rượu vào cây nêu nhỏ, trên miệng ghè để sẵn một ít gan gà được luộc chín. Già làng đọc lời khấn với nội dung: Hôm nay dân làng tổ chức dâng cúng thần linh trâu cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, ấm no. Xong lời khấn, già làng uống làm phép lang rượu đầu tiên rồi đưa lại cho mọi người. Sau đó ông lấy một ống nứa dài khoảng 40 - 50cm, chẻ ra làm bốn phần bằng nhau, chập đôi chúng lại, thả xuống đất để bói xem năm nay dân làng có bình yên trong cuộc sống hay không. Nếu bốn thanh nứa rơi xuống đất mà hai thanh ngửa hai thanh úp thì đó là dấu hiệu của một năm bội thu, bằng không già làng sẽ tiếp tục tung thanh nứa cho đến khi nào được mới thôi.  Tiếp đó, già làng đứng lên thực hành nghi thức múa quanh cây nêu trong nhà rông ba vòng rồi trở ra múa quanh cây nêu nơi buộc trâu ba vòng. Kết thúc điệu múa của mình, già làng và những người được phân công làm những thao tác cúng lễ sẽ xếp hàng theo đội hình với một người đánh trống đi đầu, theo đó là ba người đánh chiêng làng, kế tiếp là già làng cùng một người bưng tô rượu cho trâu uống trước khi làm lễ hiến sinh và cuối cùng là hai người phụ nữ trong làng. Họ phải là những phụ nữ có uy tín, được mọi người yêu quý vì giỏi việc đồng áng, chăm sóc gia đình và quan trọng là đạo đức của họ. Hai phụ nữ, một người bưng một chén nước nghệ, một người cầm một chén gạo, vừa đi vừa rắc xung quanh con trâu với ý nghĩa cho trâu ăn và tẩy uế cho trâu trước khi dâng cúng thần linh. Tốp người làm lễ đi quanh con trâu và cây nêu ba vòng ngược chiều kim đồng hồ. Người Giẻ Triêng quan niệm rằng đó chính là hướng đi của thần linh và cũng là hướng của sự phát triển, sinh sôi. Trong khi đó người chủ của con trâu sẽ khóc một bài khóc về con trâu với tình cảm thương tiếc, kể những kỉ niệm về nó, với công lao chăm sóc của gia đình. Kết thúc ba vòng đi quanh con trâu, già làng sẽ cho con trâu uống tô rượu đã được chuẩn bị sẵn, vừa cho trâu uống rượu ông vừa đọc lời khấn, đại ý mong thần linh chứng giám dân làng đã thực hiện nghi lễ hiến sinh trâu, cầu mong thần phù hộ cho dân làng có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no. Dứt lời khấn của già làng, mọi người cùng hú vang một tiếng. Tiếp đó, một người đàn ông khoẻ mạnh được dân làng chỉ định sẽ cầm lao đâm vào con trâu, mỗi nhát đâm dân làng đều hò reo, khích lệ. Khi con trâu gục xuống, già làng cầm theo chiêng kleng nhỏ gõ vào đầu trâu ba lần, rồi cầm ống nứa hốt huyết trâu còn tụ lại trên những vết đâm rồi đem bôi lên các cột nhà rông với lời khấn cầu mong sức khoẻ, bình yên cho cộng đồng. Thực hiện nghi thức bôi máu lên các cột nhà rông xong, già làng lấy một chiếc chiêng úp lên đầu trâu, lấy một miếng lá chuối đặt lên bụng trâu, trên đó để một loại củ rừng rồi ông cầm một con dao xẻ một đường dưới bụng trâu, tất cả thao tác đó được già làng thực hiện bằng tay trái. Khi già làng làm phép xong những nghi thức trên thì giao lại cho mọi người trong làng. Lúc này trâu được xẻ thịt chia đều cho tất cả các thành viên trong cộng đồng, kể cả thai nhi hay một vị khách lỡ độ đường. Đầu trâu được cột trước cửa nhà rông, trên trán nó, người ta vẽ hình mặt trời bằng chính máu của con vật hiến sinh. Xuyên suốt không khí của buổi lễ là tiếng chiêng cùng những nhịp xoang của mọi người. Họ say sưa trong âm thanh, điệu múa và hơi men của những ghè rượu, cùng nhau hi vọng một năm bình yên, ấm no sẽ về trên tất cả các nóc của làng. Lễ hội ăn trâu của người Giẻ Triêng là sản phẩm của tín ngưỡng đa thần, của niềm tin vạn vật hữu linh. Những thực hành truyền thống luôn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Giẻ Triêng bởi nó duy trì một trật tự đã được sắp đặt và quan trọng hơn, nó đảm bảo một sự trường tồn của cộng đồng.