Lịch sử - Văn hóa - Từ quan điểm “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” đến một vài suy ngẫm về chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay

1. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” Năm 1946, trong hoàn cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, cả dân tộc vẫn đang phải đối diện với nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24-11-1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng. Người nói: “Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng. Số phận ta ở trong tay ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” [1]. Bài phát biểu đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí và chức năng của văn hóa. Trong tập Nhật ký trong tù (1943), lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

pdf8 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử - Văn hóa - Từ quan điểm “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” đến một vài suy ngẫm về chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ QUAN ĐIỂM “VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI” ĐẾN MỘT VÀI SUY NGẪM VỀ CHUYÊN MỤC VĂN HÓA TRÊN BÁO MẠNG HIỆN NAY NCS. Nguyễn Thị Thúy Hằng∗ 1. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” Năm 1946, trong hoàn cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, cả dân tộc vẫn đang phải đối diện với nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24-11-1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng. Người nói: “Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng. Số phận ta ở trong tay ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” [1]. Bài phát biểu đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí và chức năng của văn hóa. Trong tập Nhật ký trong tù (1943), lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm ∗ Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [2]. Như vậy, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người. Quan niệm của Hồ Chí Minh cũng thể hiện sự khoan dung về mặt văn hóa, khi cho rằng “văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó”. Không có văn hóa cao hay thấp, chỉ có văn hóa trong sự đa dạng, đa bản sắc, và cũng chính điều đó sẽ làm nên sự hấp dẫn của văn hóa. Quan niệm “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, Hồ Chí Minh vừa thể hiện rõ quan điểm về chức năng của văn hóa, vừa đặt văn hóa vào định hướng phát triển của xã hội, coi văn hóa không chỉ gắn với phát triển, là đối tượng và mục tiêu của phát triển, mà còn gắn với hoạt động của mỗi con người. Hồ Chí Minh đã nói đến các chức năng của văn hóa: văn hóa có thể giúp bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp của con người, như “tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng”; giúp mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, giúp con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ để hoàn thiện bản thân mình. Khi văn hóa có thể “vào sâu trong tâm lý quốc dân”, “sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”, giúp cho “ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng”, văn hóa thực sự là một điều kỳ diệu. Chính vì vậy, 65 năm đã trôi qua kể từ khi quan niệm “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” được nêu ra tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, nó vẫn còn có ý nghĩa trong thời đại hiện nay. Văn hóa vẫn luôn cần là một động lực để thúc đẩy mỗi người vượt qua được những khó khăn, hướng tới mục tiêu cao quý của cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa, nghĩ về chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay, sẽ thấy nhiều điều thật đáng suy ngẫm. 2. Một vài suy ngẫm về chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là phần không thể thiếu của mỗi cá nhân. Kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội trở thành bốn vấn đề chủ yếu trong đời sống xã hội và là đối tượng phản ánh chính của báo chí. Gần như tất cả các báo chính trị-xã hội nói chung đều viết về văn hóa, có chuyên trang, chuyên mục văn hóa. Chuyên mục văn hóa cũng là một chuyên mục có phổ biến ở các báo mạng internet (báo điện tử). Có thể hiểu chuyên mục văn hóa là chuyên mục báo chí dành riêng cho lĩnh vực văn hóa. Những thông tin, bài viết, sự kiện, nhân vật được đề cập trong chuyên mục này phần lớn thể hiện, trình bày về lĩnh vực, khía cạnh văn hóa trong đời sống xã hội. Văn hóa, theo GS. Trần Quốc Vượng, nói cho cùng thì có hai cách hiểu: cách hiểu theo nghĩa hẹp, là “sự sản xuất tri thức và nghệ thuật”, nhưng hiểu theo nghĩa “rộng” và “mở”, “được quan niệm dưới cái nhìn hệ thống và tổng thể, bao gồm cả những cách, những thành quả của suy tư, cảm nhận và hành động của một cộng đồng người, được giáo dục và trao truyền, khiến cả mặt khách quan và về mặt biểu tượng, nó làm cho cộng đồng ấy là một chỉnh thể đặc thù riêng biệt” [3]. Tìm hiểu các tờ báo mạng và phiên bản điện tử của các báo như vietnamnet.com.vn, vnexpress.net, tuoitre.vn, laodong.com.vn, tienphong.vn, dantri.com.vn, baomoi.com v.v.. đều có chuyên mục văn hóa nhưng ở mỗi tờ báo, chuyên mục văn hóa lại được thể hiện ở các khía cạnh, lĩnh vực, chia thành các mục nhỏ khác nhau. Cụ thể, trên tờ vietnamnet.com.vn, chuyên mục văn hóa được chia nhỏ thành các mục: tin tức, giải trí sao, shop thời đại, nhiệt kế văn hóa, 2 sao. Tờ vnexpress.net lại chia thành các mục: hoa hậu, nghệ sỹ, âm nhạc, thời trang, điện ảnh, mỹ thuật, văn học. Tờ tienphong.vn, chuyên mục văn hóa gồm: chuyện sao, giải trí. v.v Như vậy, tùy theo tôn chỉ mục đích, định hướng của tòa soạn mà chuyên mục văn hóa của mỗi tờ lại phân chia thành các mục nhỏ phục vụ cho các nội dung thông tin, tuyên truyền khác nhau. Không thể phủ nhận rằng, thời gian qua, chuyên mục văn hóa trên báo mạng đã đạt được những thành tựu. Thông tin đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mảng thông tin về giới nghệ sĩ, hoa hậu, thời trang... góp phần tạo nên sức thu hút, hấp dẫn đối với độc giả. Lợi thế của báo điện tử, loại hình báo chí ra đời trên cơ sở sự kết hợp của công nghệ thông tin và truyền thông, có thể kết hợp thông tin, hình ảnh, đoạn phim minh họa và đoạn âm thanh được truyền trên mạng; loại hình báo chí có độ tương tác cao với độc giả qua nhiều hình thức như giao lưu trực tuyến, bình chọn, bạn đọc góp ý cũng được khai thác triệt để. Và một chức năng cơ bản của văn hóa nói chung, báo chí nói riêng, được thể hiện trên chuyên mục văn hóa của báo mạng, là chức năng giải trí, đã được phát huy. Trước đây, trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, cả dân tộc phải dồn lực cho cuộc chiến để giành lại độc lập, tự do cho đất nước, có lẽ mỗi cá nhân hay cả xã hội đều phải tạm quên đi những nhu cầu của bản thân mình, tạm gác lại những yêu cầu giải trí. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về các chức năng của văn hóa cũng chưa nhấn mạnh đến chức năng này. Nhưng hiện nay, giải trí đã trở thành một chức năng rất quan trọng của văn hóa. Báo chí nói chung, chuyên mục văn hóa trên báo mạng nói riêng đã thực hiện khá tốt chức năng này, khi các thông tin giải trí được cập nhật thường xuyên, hình ảnh, âm thanh được kết hợp một cách linh hoạt, hấp dẫn. Nhưng chính điều đó cũng trở thành con dao hai lưỡi. Phần lớn thông tin trên chuyên mục văn hóa của báo mạng hiện nay đang tập trung xoay quanh những hoạt động giải trí, những hoạt động của các ngôi sao, người đẹp, nghệ sĩ v.v.. mà quá thiếu vắng những thông tin mang tính định hướng thẩm mỹ, nâng cao trình độ văn hóa, giá trị văn hóa cho công chúng. Hãy thử khảo sát số lượng tin, bài của chuyên mục văn hóa trên báo mạng vnexpress.net, một trong những tờ báo mạng tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn nhất1 (tháng 4-9/2011)2 Nội dung Thời gian Hoa Nghệ sỹ Âm Thời Điện Mỹ Văn học 1 “Ra mắt trên Internet ngày 26/2/2001, 10 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí là báo điện tử tiếng Việt có nhiều người xem nhất toàn cầu. Hiện, báo đón nhận 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày, trong đó có lượng lớn từ nước ngoài”. Ngày 25-2-2011. 2 Sinh viên Trần Thị Kim Anh: Khảo sát chuyên mục văn hóa trên báo mạng vnexpress, khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Báo chí và Truyền thông, khóa học QH-2009-X, Hà Nam-2011. hậu nhạc trang ảnh thuật 1-30/4 9 109 70 55 72 6 12 1-31/5 18 148 59 48 67 7 10 1-30/6 12 94 53 49 83 3 21 1-31/7 17 97 59 50 70 6 18 1-31/8 35 111 73 52 67 7 20 1-30/9 29 141 53 84 58 8 24 Tổng 120 700 367 338 417 37 105 Qua số liệu thống kê bước đầu như vậy, có thể thấy các tin, bài về nghệ sĩ chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số các tin, bài trong chuyên mục văn hóa, gần gấp đôi những tin, bài viết về âm nhạc, gấp 7 lần những bài viết về văn học và gấp gần 20 lần những bài viết về mỹ thuật. Quay trở lại với quan niệm “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể thấy đang có những bất cập trong việc thông tin trên chuyên mục văn hóa của báo mạng hiện nay. Bởi văn hóa, không phải chỉ là chuyện về những người đẹp, hoa hậu, chuyện của sao này, sao kia Văn hóa là để định hướng thẩm mỹ cho công chúng, để giúp hoàn thiện Chân, Thiện, Mỹ trong bản thân mỗi người và toàn xã hội. Nhưng nhìn vào chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay, chúng ta thấy những gì? Những tin, bài hoàn toàn chỉ có tính giải trí, “nhìn cho vui mắt”, đánh vào thị hiếu, kích thích trí tò mò của một bộ phận độc giả chứ không mang lại hiệu quả thông tin gì cho công chúng, cho hoạt động thông tin báo chí3. Chính vì vậy, thông tin trở nên hời hợt, sơ sài, chỉ quan tâm đến hình thức mà không đi sâu vào giá trị nội dung, hoàn toàn chưa định hướng thẩm mỹ cho công chúng. Hơn thế nữa, là loại tin nhảm nhí, với những cách giật tít giật gân, câu khách, những thông tin “lộ hàng”, “sốc, sex, sến”, những kiểu đưa tin thô thiển khi nhân vật của câu 3 Ví dụ như: “Chân dài khoe dáng bên siêu xe tại Đà Nẵng” (vnexpress.net, ngày 31.8.2011), “Chương Tử Di, Viên Lập diện đầm ren trong suốt” (vnexpress.net, ngày 29.8.2011), “Chung Thục Quyên diện áo ren trong suốt đi xem phim” (vnexpress.net, ngày 14.9.2011) v.v.. chuyện là bất cứ ai, không phân biệt giới tính, tuổi tác, quốc tịch4,và có thể nói, với kiểu loại tin như thế này, phóng viên đã đánh mất chính đạo đức nghề nghiệp của mình. Khó có thể coi những tin tức đó là “văn hóa”, và lại càng khó hơn nữa khi hy vọng rằng, chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay có thể nâng cao văn hóa cho công chúng. Làm sao báo chí nói chung và chuyên mục văn hóa trên báo mạng nói riêng có thể thực hiện được đúng chức năng của văn hóa: “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”? Không thể phủ nhận trong một xã hội với những nhu cầu đa dạng thì những thông tin giật gân, câu khách cũng làm thỏa mãn một bộ phận nhu cầu bạn đọc. Đó cũng là lý do nhiều báo mạng tập trung vào mảng thông tin này để kích thích trí tò mò, tăng lượng độc giả. Nhưng có lẽ, đã đến lúc các nhà báo, các cơ quan báo chí cần phải “kiêu hãnh” hơn về mình, tôn trọng chính bản thân mình để không chạy theo những thị hiếu tầm thường và dễ dãi. Tính định hướng là một trong những tính chất hàng đầu của báo chí, báo chí viết về mảng văn hóa càng cần nâng cao nhận thức và thẩm mỹ công chúng hơn thế nữa, để văn hóa thực sự “soi đường cho quốc dân đi”. Nhà báo cần nâng tầm văn hóa của mình, để định hướng cho công chúng. Ngày 21/6/2011, trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Xin đừng “Playboy hóa” báo chí” do báo Thể thao&Văn hóa tổ chức, có một độc giả đã hỏi đạo diễn Lê Hoàng: “Phải chăng cứ có “sốc, sex” mới thu hút độc giả? Hay độc giả bây chừ không quan tâm tới các vấn đề khác mà chỉ muốn xem các hình ảnh “phơi da phơi thịt cho vui thôi”? Lê Hoàng đã hóm hỉnh trả lời: “Đúng là sexy dễ thu hút độc giả nhưng chỉ thu hút mắt thôi. Muốn thu 4 Bài viết “Thời của thông tin lộ hàng?” trên baohay.net ngày 22-6-2011 đưa ra ví dụ: chuyên trang Phụ nữ & Đời sống (phunutoday.vn) của trang điện tử nguoiduatin.vn khiến cư dân mạng nổi giận khi giật tít: Con gái Trương Ngọc Ánh lộ quần chip. Dưới cái tít ấy là hình ảnh bé gái xinh xắn chưa đến 3 tuổi hồn nhiên trong chiếc áo đầm hồng. Vào đầu tháng 5-2011, 2Sao – trang thông tin Giải trí của báo VietNamNet – đưa chùm ảnh con trai gần 2 tuổi của diễn viên Thanh Thúy với tít “Hot boy” nhà Thanh Thúy lộ ngực trần. Và chuyện đơn giản là cậu bé được mẹ mặc cho chiếc áo rộng cổ. Người viết đã không ngại chú tích một bức ảnh rằng: Chiếc áo cổ rộng đã lỡ làm cho cậu “lộ hàng”. Ngoài ra, tác giả đã thống kê hàng loạt những cái tít đọc thấy “nóng mặt”: Hot girl Tâm Tít thấp thoáng vòng 1, Mừng kết thúc học kỳ, Thủy Top khoe ngực khủng, Trang Trần sẽ mặc váy để không bị nói là “khiêu dâm”, Ngọc Trinh cởi phăng áo diễn thời trang, Ngọc Trinh diện áo quây tế nhị đùn đẩy vòng 1 đi dự tiệc, Thị Điệp mặc đồ lót khoét phơi mình trên siêu xe giữa cầu treo, Thủy Top đầu bù tóc rối khoe 2/3 ngực khủng, “Người đẹp lộ ngực“ Trang Nhung khoe vòng 1 đầy, Bồ Công Vinh mang ngực khủng đánh chiếm sàn diễn, Vũ Hoàng Điệp khiêu khích ngực khủng với bikini khiêm tốn, “Tình nhân” Lam Trường cởi áo khoe thân thể gợi cảm, Thủy Tiên lộ ngực khủng dưới nội y ướt át, Ngọc Quyên dùng cặp tuyết lê “nâng niu” thần tượng Park Ji Sung, Hết quần khiêu dâm, Trang Trần lại diện quần khiêu khích hút trí tuệ còn phải làm nhiều hơn thế. Nhưng nếu như trí tuệ kém, thỏa mãn mắt cũng được rồi”5. Nhưng chuyên mục văn hóa của báo mạng không phải là mục chỉ dành riêng cho việc “thỏa mãn mắt”, mà cần thỏa mãn cả những nhu cầu khác của tâm hồn con người. “Trong từ “văn hóa” thì văn (ở Đông phương đối lập với “võ”) có nghĩa là “vẻ đẹp” (= giá trị), văn hóa có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người”[6]. Vậy bất cứ thông tin nào đưa ra để làm cho con người trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn thì đó chính là những thông tin mà chuyên mục văn hóa trên báo mạng cần hướng tới. Báo chí cũng cần phải dũng cảm bỏ qua những thông tin nhảm nhí, “lá cải”, những tin tức giật gân, câu khách để định hướng thẩm mỹ cho công chúng, hướng tới xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, dân tộc, hiện đại và nhân văn. Văn hóa là sự đa dạng và giàu bản sắc, nhưng chuyên mục văn hóa không có nghĩa là một tập hợp những tin, bài lộn xộn, tốt-xấu, hay-dở đan xen, cái có giá trị và định hướng thẩm mỹ nằm cạnh cái phản cảm, thô tục. Cũng cần nhận thức rằng, cái Đẹp không phải chỉ là chuyện của những người đẹp, mà còn là cái đẹp của hàng triệu triệu tâm hồn những con người dưới những hình thức không hề hoa mỹ. Từ quan điểm “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suy ngẫm về chuyên mục văn hóa trên báo mạng hiện nay, tác giả cũng chỉ xin nêu lên ở trên một vài trao đổi, mong muốn chuyên mục văn hóa trên báo mạng sẽ ngày càng hoàn thiện, giúp bồi đắp tâm hồn của mỗi con người, và để văn hóa thực sự “soi đường cho quốc dân đi” Tài liệu tham khảo 1. Báo Cứu quốc ngày 25-11-1946. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, tr. 431. 5 ngày 21.6.2011. 3. Trần Quốc Vượng: Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000, tr.105. 4. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr. 23.