Luận án Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt

Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi sâu rộng lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và vũ trụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế. Ở nước ta, trong những năm gần đây, ngành cơ khí đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điển hình như việc đổi mới về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động của ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu về thuật ngữ cơ khí (TNCK) - một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển khoa học và kỹ thuật của ngành cơ khí còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trên thực tế, việc xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt thường phải dựa vào các hệ thống thuật ngữ nước ngoài. Trong lĩnh vực cơ khí nói chung là phải dựa vào thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, v.v Chính vì vậy, việc khảo sát, so sánh sự tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ, đặc điểm định danh của thuật ngữ và vấn đề chuẩn hóa TNCK nhằm giúp ích cho việc nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên ngành cơ khí, biên soạn từ điển đối dịch và từ điển giải thích chuyên ngành là một công việc cần thiết và cấp bách, cần phải được triển khai nghiên cứu

pdf220 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI TRẦN NGỌC ĐỨC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ CƠ KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hùng Việt HÀ NỘI -2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực khách quan, chưa từng được ai công bố ở đâu và trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Ngọc Đức i LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hùng Việt. NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hùng Việt đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn NCS hoàn thành nội dung luận án ngày hôm nay. NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để NCS hoàn thành luận án. NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội dung luận án. NCS xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. NCS xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn! ii DANH MỤC VIẾT TẮT KHXH&NV : Khoa học xã hội & Nhân Văn ĐH : Đại học ĐHQG : Đại học Quốc gia KHXH : Khoa học xã hội H : Hà Nội HCM : Hồ Chí Minh Nxb : Nhà xuất bản T : Thành tố THCN : Trung học Chuyên nghiệp TNCK : Thuật ngữ cơ khí TP : Thành phố VKHXHVN : Viện Khoa học xã hội Việt Nam iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ......................................................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới ..................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam .................................... 13 1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh ....................... 24 1.1.4. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Việt ....................... 25 1.2. Cơ sở lý luận về thuật ngữ ...................................................................... 27 1.2.1. Quan niệm về “thuật ngữ” ..................................................................... 27 1.2.2. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan ............................... 29 1.2.3. Tiêu chuẩn của thuật ngữ ....................................................................... 32 1.2.4. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ ........................................................................ 38 1.2.5. Khái quát về cơ khí và thuật ngữ cơ khí ................................................ 40 1.3. Về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ........................................................ 45 1.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 48 CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ CƠ KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................ 51 2.1. Đặc điểm về phương thức cấu tạo thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................... 52 2.1.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ cơ khí tiếng Anh .................................. 52 2.1.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ cơ khí tiếng Việt .................................. 56 2.2. Đặc điểm số lƣợng thành tố cấu tạo thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................................................... 59 2.3. Đặc điểm về từ loại của thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và tiếng Việt ..... 60 2.3.1. Thuật ngữ cơ khí có cấu tạo một thành tố ............................................. 60 2.3.2. Thuật ngữ cơ khí có cấu tạo hai thành tố ............................................... 63 2.3.3. Thuật ngữ cơ khí có cấu tạo ba thành tố ................................................ 69 iv 2.3.4. Thuật ngữ cơ khí có cấu tạo bốn thành tố .............................................. 75 2.3.5. Thuật ngữ cơ khí là từ viết tắt .............................................................. 76 2.4. Đặc điểm về mô hình cấu tạo thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và tiếng Việt ..... 77 2.4.1. Mô hình cấu tạo 1................................................................................... 77 2.4.2. Mô hình cấu tạo 2................................................................................... 78 2.4.3. Mô hình cấu tạo 3................................................................................... 79 2.4.4. Mô hình cấu tạo 4: ................................................................................. 79 2.4.5. Mô hình cấu tạo 5................................................................................... 80 2.4.6. Mô hình cấu tạo 6................................................................................... 81 2.4.7. Mô hình cấu tạo 7................................................................................... 81 2.4.8. Mô hình cấu tạo 8................................................................................... 82 2.4.9. Mô hình cấu tạo 9................................................................................... 83 2.4.10. Mô hình cấu tạo 10............................................................................... 83 2.4.11. Mô hình cấu tạo 11............................................................................... 84 2.4.12. Mô hình cấu tạo 12............................................................................... 84 2.4.13. Mô hình cấu tạo 13............................................................................... 85 2.4.14. Mô hình cấu tạo 14............................................................................... 86 2.4.15. Mô hình cấu tạo 15............................................................................... 86 2.5. Tiểu kết ..................................................................................................... 89 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ CƠ KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .............................. 91 3.1. Vấn đề định danh ngôn ngữ và định danh thuật ngữ .......................... 91 3.1.1. Định danh ngôn ngữ ............................................................................... 92 3.1.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ ........................................................ 93 3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ cơ khí ............................................ 94 3.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ cơ khí theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ................................................................................... 94 3.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ cơ khí theo cách thức biểu thị của thuật ngữ ....................................................................................... 95 3.3. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí .................................................. 100 v 3.3.1. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí chỉ cơ học .................................. 100 3.3.2. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí chỉ vật liệu ................................. 105 3.3.3. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí chỉ máy và dụng cụ ................... 110 3.3.4. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí chỉ công nghệ chế tạo ................ 114 3.3.5. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí chỉ chủ thể ................................. 121 3.3.6. Mô hình định danh thuật ngữ cơ khí chỉ an toàn và môi trường công nghiệp. ................................................................................................ 127 3.4. Một số đề xuất phƣơng hƣớng về việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ cơ khí tiếng Việt .......................................................................... 132 3.5. Tiểu kết ................................................................................................... 137 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 145 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 156 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 183 PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................... 211 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phương thức cấu tạo TNCK tiếng Anh và tiếng Việt ................. 58 Bảng 2.2: Thành tố cấu tạo TNCK tiếng Anh và tiếng Việt ....................... 59 Bảng 2.3: TNCK tiếng Anh có cấu tạo một thành tố .................................. 61 Bảng 2.4: TNCK tiếng Việt có cấu tạo một thành tố .................................. 63 Bảng 2.5: TNCK tiếng Anh có cấu tạo hai thành tố ................................... 67 Bảng 2.6: TNCK tiếng Việt có cấu tạo hai thành tố ................................... 68 Bảng 2.7: TNCK tiếng Anh có cấu tạo ba thành tố .................................... 70 Bảng 2.8: TNCK tiếng Việt có cấu tạo ba thành tố .................................... 74 Bảng 2.9: TNCK tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo bốn thành tố ............. 76 Bảng 2.10: Tổng hợp mô hình cấu tạo thuật ngữ cơ khí tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................................... 87 Bảng 3.1: Mô hình định danh TNCK chỉ cơ học trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 104 Bảng 3.2: Mô hình định danh TNCK chỉ vật liệu trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 109 Bảng 3.3: Mô hình định danh TNCK chỉ máy và dụng cụ trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................... 113 Bảng 3.4: Mô hình định danh TNCK chỉ công nghệ chế tạo trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................. 120 Bảng 3.5: Mô hình định danh TNCK chỉ chủ thể trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 126 Bảng 3.6: Mô hình định danh TNCK chỉ an toàn và môi trường công nghiệp trong tiếng Anh và tiếng Việt .............................................. 131 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi sâu rộng lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và vũ trụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế. Ở nước ta, trong những năm gần đây, ngành cơ khí đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điển hình như việc đổi mới về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động của ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu về thuật ngữ cơ khí (TNCK) - một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển khoa học và kỹ thuật của ngành cơ khí còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trên thực tế, việc xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt thường phải dựa vào các hệ thống thuật ngữ nước ngoài. Trong lĩnh vực cơ khí nói chung là phải dựa vào thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, v.v Chính vì vậy, việc khảo sát, so sánh sự tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ, đặc điểm định danh của thuật ngữ và vấn đề chuẩn hóa TNCK nhằm giúp ích cho việc nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên ngành cơ khí, biên soạn từ điển đối dịch và từ điển giải thích chuyên ngành là một công việc cần thiết và cấp bách, cần phải được triển khai nghiên cứu. 2 Gần 20 năm công tác và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cơ khí tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành như thế nào để giúp cho người học có thể nắm bắt và sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nói chung và thuật ngữ chuyên ngành cơ khí nói riêng một cách chính xác là rất quan trọng. Vì việc sử dụng chính xác thuật ngữ chuyên ngành không chỉ giúp cho người học có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn của mình thông qua đọc hiểu thêm nhiều tài liệu chuyên môn trên các website, các trang mạng xã hội, các trang mạng tìm kiếm, tạp chí bằng tiếng Anh mà còn có cơ hội tham gia các cuộc hội thảo, báo cáo khoa học, trao đổi chuyên môn quốc tế. Đây là một vấn đề lớn luôn làm chúng tôi trăn trở. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu cả trong nước và ngoài nước đi sâu phân tích những sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh với tiếng Việt về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng các công trình, bài nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ chuyên ngành vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu TNCK trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chưa có. Cho nên việc đối chiếu TNCK trong tiếng Anh và tiếng Việt về hai phương diện đặc điểm cấu tạo thuật ngữ và đặc điểm định danh của thuật ngữ là một việc làm hữu ích và cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu ”Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt” để thực hiện luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và định danh của hệ thống TNCK trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó luận án xác định được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống TNCK ở hai ngôn ngữ cũng như tìm ra được những điểm cần lưu ý khi xây dựng TNCK tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở cho 3 việc đề xuất chuẩn hóa TNCK tiếng Việt, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành cơ khí ở Việt Nam. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xác lập các quan điểm lý luận về thuật ngữ, về ngôn ngữ học đối chiếu để từ đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; - Mô tả đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh TNCK trong tiếng Anh và tiếng Việt; - Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNCK trong tiếng Anh với tiếng Việt; - Đối chiếu đặc điểm định danh của TNCK trong tiếng Anh với tiếng Việt (về các mặt: kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ và cách thức biểu thị biểu thị của thuật ngữ); - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án xác định, nêu phương hướng, biện pháp để có thể xây dựng và chuẩn hóa TNCK tiếng Việt, góp phần nâng cao hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành cơ khí nói riêng cũng như chuyên ngành cơ khí nói chung ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng, tƣ liệu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là 1927 TNCK tiếng Anh và 1927 TNCK tiếng Việt tương ứng được tổng hợp, thu thập dựa theo tiêu chí của thuật ngữ từ quyển Từ điển cơ khí Anh-Việt, Nguyễn Hạnh, Nxb. Từ điển Bách khoa (2006). Các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực cơ khí, bao gồm: cơ học, vật liệu, máy và dụng cụ, công nghệ chế tạo, chủ thể, an toàn và môi trường công nghiệp. Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, tên các nhân vật lịch sử liên quan đến cơ khí không nằm trong phạm vị nghiên cứu của luận án. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để chọn và thu thập được đúng các thuật ngữ thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án, cần phân biệt chuyên ngành cơ khí với một số lĩnh vực có liên quan. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngoài các thuật ngữ của riêng chuyên ngành cơ khí, còn rất nhiều thuật ngữ được dùng trong nhiều ngành khoa học khác có liên quan (công nghệ thông tin, điện, điện tử, động lực, hóa học, v.v). Bên cạnh đó, nhiều TNCK tiếng Anh khi được chuyển dịch sang thuật ngữ tiếng Việt có hình thức miêu tả, giải thích hoặc chưa rõ ràng về nghĩa. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ là những thuật ngữ điển hình có đặc thù riêng biệt trong lĩnh vực ngành cơ khí. Đối với những TNCK tiếng Anh có nhiều cách dịch sang tiếng Việt tạo thành những thuật ngữ đồng nghĩa thì luận án chỉ chọn TNCK tiếng Việt tương đương đầu tiên trong từ điển, vì đây là thuật ngữ tiếng Việt đã được người dịch coi là chuẩn xác hơn cả trong số các thuật ngữ đồng nghĩa. Dựa theo cơ sở đó, trong tổng số hơn 2000 thuật ngữ được thu thập, khảo sát trong cuốn từ điển Từ điển cơ khí Anh-Việt, Nguyễn Hạnh, Nxb Từ điển Bách khoa (2006), chúng tôi lựa chọn được 1927 TNCK tiếng Anh và 1927 TNCK tiếng Việt tương đương để phân tích, đối chiếu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là so sánh đối chiếu một chiều và tập trung nghiên cứu, đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của hệ TNCK trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng trong luận án, cụ thể: - Phương pháp miêu tả Để phân tích, mô tả rõ các đặc điểm cấu tạo và các đặc điểm định danh của TNCK, luận án áp dụng phương pháp quan sát, miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống - cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính, v.vcủa các đơn 5 vị ngôn ngữ, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức tổ chức và trật tự tôn ti, v.vcủa chúng theo một quan điểm hoặc trường phái (quan điểm truyền thống, cấu trúc, cải biến tạo sinh, tầng bậc, chức năng, tri nhận, v.v) trên nguyên tắc: i) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (khách quan) và đơn vị phân tích (chủ quan do người nghiên cứu đặt ra); ii) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (chung, khái quát) và các dấu hiệu thuộc tính của nó (riêng, bộ phận hợp thành của đơn vị); iii) Phân biệt những thủ pháp cơ bản luận giải bên trong (thuộc về nội bộ ngôn ngữ) và thủ pháp luận giải bên ngoài (ngoài cấu trúc ngôn ngữ) và luận giải kỹ thuật (dùng biện pháp kỹ thuật) được áp dụng. - Phương pháp đối chiếu Đây là phương pháp được sử dụng chính trong luận án vì mục đích của luận án là đối chiếu hệ TNCK tiếng Anh với hệ TNCK tiếng Việt về cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. Trên cơ sở đó tìm ra các điểm tương đồng và các điểm khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ, làm cơ sở đưa ra các định hướng chuẩn hóa TNCK tiếng Việt cho phù hợp. - Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phương pháp này giúp xác định các yếu tố tạo nên thuật ngữ thông qua việc phân tích cấu tạo thuật ngữ the
Tài liệu liên quan