Luận án Nghiên cứu phát triển một số dịch vụ sản xuất – xuất khẩu hàng hóa trái cây đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế Việt Nam đang trên con đường hoà nhập với nền kinh tế thế giới, nơi mà mọi hoạt động đều vận hành theo những qui ước, điều lệ, những thông lệ mang tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ đơn thuần là địa phương cục bộ. Gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu – WTO là sự lựa chọn đúng và thích hợp trong giai đoạn hiện nay cho tất cả các quốc gia khi muốn hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trước những thách thức của quá trình hội nhập, để có thể trụ vững khi gia nhập tổ chức này, đã thúc đẩy mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề đều phải tự chuyển mình và phát triển nhanh về mọi mặt, cho đến khi Việt Nam chính thức được công nhận trở thành thành viên của WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được ở mức cơ bản trước các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều ưu thế vượt trội. Cũng những mọi ngành nghề khác, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long, đang đứng trước thách thức là vừa phải cùng hoà mình vớitiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lại vừa phải đảm bảo sự tăng trưởng về chất lượng nhằm nâng cao tính cạnh tranh trước những hàng hóa cùng loại của các quốc gia khác trên thế giới. Với sự hiểu biết ngày càng nhiều về tácdụng tích cực của hàng hóa trái cây, rau củ đối với sức khỏe con người, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này ngày càng tăng, nhất là tại các thị trường phát triển trên thế giới. Trước cơ hội đó, cùng với năng lực sản xuất rất có tiềm năng của ngành trái cây Việt Nam, “ Đề án chiến lược xuất khẩu rau quả đến năm2010” của Bộ thương mại được xây dựng với mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 1.000 triệu USD vào một số thị trường có chủ đích đến năm 2010 có thể được xem là một nổ lực của ngành rau quả Việt Nam nhằm thúc đẩy lượng rau quả xuất khẩu. Tuy nhiên,thực trạng về ngành rau quả của Việt Nam nói chung, chất lượngcủa hàng hóa trái cây - 2 - Đồng Bằng Sông CửuLong vẫn còn đang trong tình trạng còn rất thấp chưa thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Nếu không có sự tích cực chuyển biến nào kể từ thờiđiểm Việt Nam gia nhập WTO, thì rất khó để toàn ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng này. Theo nhận định của các chuyên gia thì hàng hóa trái cây Việt Nam có những loại được xem là ngon,tuy nhiên thực tế là sảnlượng hàng hóa trái cây Việt Nam xuất khẩu lại có chiều hướng giảm dần. Vìsao lại có hiện tượng này? Theo nghiên cứu của tác giả và thông qua một số công trình nghiên cứu khác về trái cây thì sự giảm sút này là do yếu tố công nghệ lạc hậu, yếu tố khoa học kỹ thuật kém phát triển, chưa hình thành được những vùng nguyên liệu rộng lớn, vùng chuyên canh cây ăn trái chiếnlược để có thể đủ sức đáp ứng yêu cầu xuất khẩu với khối lượng lớn, chất lượngổn định, mặt hàng đa dạng Cho đến hiện tại, dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu, các hội thảo chuyên đề nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao sản lượng, chất lượng cho hàng hóa trái cây xuất khẩu, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào nhìn nhận vấn đề này ở góc độ dịch vụ. Trong khi ởcác nước phát triển, lĩnh vực dịch vụ cung ứng cho ngành trái cây đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo được sức cạnh tranh cho hàng hóa trái cây trên thị trường. Hàmlượng giá trị của dịch vụ luôn đóng góp tỉ trọng lớn trong tổng giátrị hàng hóa trái cây xuất khẩu. Đồng thời một trong những điều kiện khi đàm phán với các nước thành viên để gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam Cam kết sẽ phải mở rộng cửa ngành dịch vụ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau ba năm từ khi gia nhập. Tập trung phát triển cáchoạt động dịch vụ phục vụ cho hàng hóa trái cây xuất khẩu là hướng điđúng cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hội nhập như hiện nay nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trái cây trên thị trường xuất khẩu. Ngành trái cây Việt Nam nói chung, ngành trái cây - 3 - Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng đang đứng trước một thời cơ, nhưng cũng là một thử thách là làm thế nào để có thể hoàn thiện và phát triển mạnh hệ thống những dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra có liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu với chất lượng cao, để hàng hóa trái cây xuất khẩu đáp ứng được những điều kiện khắc khe của thị trường xuất khẩu. Vì vậy luận án “Nghiên Cứu Phát Triển Một Số Dịch Vụ Sản Xuất – Xuất Khẩu Hàng Hóa Trái Cây Đồng Bằng Sông CửuLong” mà tôi chọn là nghiên cứu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của ngành trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thời cơ và thử thách mới.

pdf173 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển một số dịch vụ sản xuất – xuất khẩu hàng hóa trái cây đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - MỞ ĐẦU ý nghĩa và tính cấp thiết của luận án Kinh tế Việt Nam đang trên con đường hoà nhập với nền kinh tế thế giới, nơi mà mọi hoạt động đều vận hành theo những qui ước, điều lệ, những thông lệ mang tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ đơn thuần là địa phương cục bộ. Gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu – WTO là sự lựa chọn đúng và thích hợp trong giai đoạn hiện nay cho tất cả các quốc gia khi muốn hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trước những thách thức của quá trình hội nhập, để có thể trụ vững khi gia nhập tổ chức này, đã thúc đẩy mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề … đều phải tự chuyển mình và phát triển nhanh về mọi mặt, cho đến khi Việt Nam chính thức được công nhận trở thành thành viên của WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được ở mức cơ bản trước các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều ưu thế vượt trội. Cũng những mọi ngành nghề khác, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, đang đứng trước thách thức là vừa phải cùng hoà mình với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lại vừa phải đảm bảo sự tăng trưởng về chất lượng nhằm nâng cao tính cạnh tranh trước những hàng hóa cùng loại của các quốc gia khác trên thế giới. Với sự hiểu biết ngày càng nhiều về tác dụng tích cực của hàng hóa trái cây, rau củ đối với sức khỏe con người, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này ngày càng tăng, nhất là tại các thị trường phát triển trên thế giới. Trước cơ hội đó, cùng với năng lực sản xuất rất có tiềm năng của ngành trái cây Việt Nam, “ Đề án chiến lược xuất khẩu rau quả đến năm 2010” của Bộ thương mại được xây dựng với mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 1.000 triệu USD vào một số thị trường có chủ đích đến năm 2010 có thể được xem là một nổ lực của ngành rau quả Việt Nam nhằm thúc đẩy lượng rau quả xuất khẩu. Tuy nhiên, thực trạng về ngành rau quả của Việt Nam nói chung, chất lượng của hàng hóa trái cây - 2 - Đồng Bằøng Sông Cửu Long vẫn còn đang trong tình trạng còn rất thấp chưa thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Nếu không có sự tích cực chuyển biến nào kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, thì rất khó để toàn ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng này. Theo nhận định của các chuyên gia thì hàng hóa trái cây Việt Nam có những loại được xem là ngon, tuy nhiên thực tế là sản lượng hàng hóa trái cây Việt Nam xuất khẩu lại có chiều hướng giảm dần. Vì sao lại có hiện tượng này? Theo nghiên cứu của tác giả và thông qua một số công trình nghiên cứu khác về trái cây thì sự giảm sút này là do yếu tố công nghệ lạc hậu, yếu tố khoa học kỹ thuật kém phát triển, chưa hình thành được những vùng nguyên liệu rộng lớn, vùng chuyên canh cây ăn trái chiến lược… để có thể đủ sức đáp ứng yêu cầu xuất khẩu với khối lượng lớn, chất lượng ổn định, mặt hàng đa dạng… Cho đến hiện tại, dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu, các hội thảo chuyên đề… nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao sản lượng, chất lượng cho hàng hóa trái cây xuất khẩu, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào nhìn nhận vấn đề này ở góc độ dịch vụ. Trong khi ở các nước phát triển, lĩnh vực dịch vụ cung ứng cho ngành trái cây đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo được sức cạnh tranh cho hàng hóa trái cây trên thị trường. Hàm lượng giá trị của dịch vụ luôn đóng góp tỉ trọng lớn trong tổng giá trị hàng hóa trái cây xuất khẩu. Đồng thời một trong những điều kiện khi đàm phán với các nước thành viên để gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam Cam kết sẽ phải mở rộng cửa ngành dịch vụ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau ba năm từ khi gia nhập. Tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hàng hóa trái cây xuất khẩu là hướng đi đúng cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hội nhập như hiện nay nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trái cây trên thị trường xuất khẩu. Ngành trái cây Việt Nam nói chung, ngành trái cây - 3 - Đồng Bằøng Sông Cửu Long nói riêng đang đứng trước một thời cơ, nhưng cũng là một thử thách là làm thế nào để có thể hoàn thiện và phát triển mạnh hệ thống những dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra có liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu với chất lượng cao, để hàng hóa trái cây xuất khẩu đáp ứng được những điều kiện khắc khe của thị trường xuất khẩu. Vì vậy luận án “Nghiên Cứu Phát Triển Một Số Dịch Vụ Sản Xuất – Xuất Khẩu Hàng Hóa Trái Cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long” mà tôi chọn là nghiên cứu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của ngành trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long trước thời cơ và thử thách mới. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Có nhiều công trình khoa học của các tác giả về vấn đề trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long và các vấn đề về dịch vụ: ƒ Đề tài “Những giải pháp đầu ra cho sản phẩm trái cây tươi của Đồng Bằøng Sông Cửu Long” do PGS.TS Võ Thanh Thu là chủ nhiệm đề tài (năm 2001) đã đề cập đến những tác nhân tác động đến khả năng tiêu thụ trái cây tươi Đồng Bằøng Sông Cửu Long đối với thị trường trong và ngoài nước, thực trạng các kênh phân phối truyền thống. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ trái cây tươi. Đề tài không đề cập vấn đề dưới góc độ dịch vụ. ƒ Đề tài nhánh năm 2001 của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lịch về “ Thị trường trái cây thế giới và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010” đã đề cập đến khả năng tiêu thụ 6 loại trái cây tiềm năng chủ yếu của Việt Nam. Qua đề tài này đã củng cố thêm cơ sở về sự thành công của ngành sản xuất trái cây Việt Nam nếu chọn hướng đi đúng đắn. ƒ Đề tài “Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa trái cây xuất khẩu của Đồng Bằøng Sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế - 4 - quốc tế” – do nghiên cứu sinh Hà Thị Ngọc Oanh (năm 2004) đã đề cập đến yếu tố sức cạnh tranh của sản phẩm trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long. Trong đó tác giả đã đưa ra công thức tính sức cạnh tranh của sản phẩm trái cây giữa các Vùng và các quốc gia. Ngoài ra luận án còn đề cập đến các chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng nhằm đánh giá sức cạnh tranh. Đề tài chưa nghiên cứu toàn diện các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long theo trình tự hệ thống. ƒ Đề tài “Ứng dụng lý thuyết cầu, cung trong việc lựa chọn giải pháp phát triển vùng cây ăn trái Đồng Bằøng Sông Cửu Long“ của Đoàn Thị Mỹ Hạnh, năm 2004 đã vận dụng lý thuyết cung cầu nhằm đẩy mạnh cung cầu về trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long. ƒ Đề tài “Định hướng phát triển ngành chế biến trái cây tỉnh vĩnh long đến năm 2010” của Trương Thị Bé Hai, năm 2004 đã đề cập đến tình hình chế biến, vùng nguyên liệu tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển ngành chế biến đến năm 2010. ƒ Đề tài “Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của GSTS Võ Thanh Thu, năm 2004 đã đề cập đến vấn đề dịch vụ. Lý thuyết về dịch vụ tập trung sâu vào hoạt động ngoại thương. Các giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ ngoại thương như về kho bãi, thanh toán, thủ tục hải quan… có giá trị tham khảo cao. Tuy nhiên đề tài cũng chưa đề cập đến những dịch vụ có liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu. ƒ Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn TP.HCM đáp ứng yêu cầu Hiệp định thương mại Việt Mỹ” của GS.TS Hoàng Văn Châu đã cung cấp tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận về dịch vụ theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Các giải pháp của đề tài tập trung vào các giải pháp chung cho các loại hình dịch vụ tại Tp.HCM. - 5 - ƒ Đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ nông sản trái cây, các giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu” Nguyễn Thanh Nguyệt (ĐH Cần Thơ, đề tài cấp Bộ), 2005 đã đề cập đến thực trạng những vấn đề khó khăn của trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long khi thực hiện mua bán thông qua kênh phân phối và tiêu thụ. Đề tài đã phân tích rõ được những tồn tại của hệ thống kênh phân phối. Các giải pháp đề xuất không đề cập ở góc độ dịch vụ. ƒ Những đề tài mang tính kỹ thuật như “Tìm hiểu sản xuất và thị trường Thanh long Nam Bộ” của Đoàn Hữu Tiến và Tạ Minh Tuấn, đề tài “ Sản xuất và thị trường Vú sữa Đồng Bằøng Sông Cửu Long” của Lương Trung Lập và Tạ Minh Tuấn đã cho thấy về khả năng và trình độ chuyên môn của các kỹ sư Việt Nam trong việc tạo nên những sản phẩm có chất lượng. Đồng thời thị trường tiềm năng của các hàng hóa trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long. Vấn đề là làm thế nào để có thể đẩy mạnh thị trường của hàng hóa trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long. ƒ Hội thảo về chợ trái cây đầu mối được tổ chức tại Vùng Cần Thơ năm 2001 đã có một số tham luận kinh nghiệm về việc xây dựng hệ thống chợ đầu mối tại một số quốc gia trong khu vực. ƒ Dự án nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ – USDA tài trợ năm 2003 trong đó có đề cập đến chiến lược liên kết ngành trái cây Việt Nam đã nêu lên những hạn chế trong việc liên kết giữa các ngành để tạo nên sản phẩm hàng hóa trái cây Việt Nam, qua đó dự án này cũng đã đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Tác giả đã kế thừa những nghiên cứu của các công trình được liệt kê trên, kết hợp với một số nghiên cứu khác của tác giả đã thực hiện để làm cơ sở và nền tảng cho nghiên cứu tiếp trong luận án này. - 6 - ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ƒ Hệ thống hóa những lý thuyết về dịch vụ, dịch vụ trong nông nghiệp trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ một nền kinh tế bao cấp sang một nền kinh tế chuyển đổi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nêu bật được tầm quan trọng của dịch vụ đối với sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung, trái cây xuất khẩu nói riêng. Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, trong đó đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là vấn đề rất được sự quan tâm và chú ý của các quốc gia thành viên WTO, vì vậy hiểu biết về dịch vụ để có sự nhận thức rộng rãi trong các cơ quan quản lý Nhà nước, trong toàn xã hội là hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở vận dụng vào thực tiễn và triển khai có chất lượng các dịch vụ được cung ứng trong nông nghiệp nói chung. ƒ Đồng thời trong phần lý luận còn đề cập đến lý thuyết về cung cầu trong dịch vụ, sự can thiệp cần thiết của Chính phủ đối với những dịch vụ cần thiết cho sự phát triển nói chung của xã hội, nhưng không được sự quan tâm và đầu tư của các thành phần kinh tế khác. ƒ Thu thập những kinh nghiệm phát triển thành công các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất trong nông nghiệp, cho hoạt động xuất khẩu trái cây của một số nước. Đây sẽ là những kinh nghiệm qúi báu và sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị cho việc phát triển hoạt động dịch vụ của Vùng trong thời gian đến. Kết hợp với những số liệu sơ cấp và thứ cấp làm cơ sở cho việc so sánh và phân tích thực trạng một số dịch vụ “đầu vào – đầu ra” có liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long trong chương 2 và một số giải pháp đề xuất trong chương 3. Đồng thời luận án cũng đã tiến hành thu thập số liệu về nhận thức và những đánh giá khách quan của các nhà vườn, nông hộ về thực trạng một số hoạt động dịch vụ. Ngoài ra trong chương 2 cũng đề cập đến những mô hình cung ứng dịch vụ trong nông nghiệp. - 7 - ƒ Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển một số dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trái cây. Các giải pháp này được sắp xếp theo hình thức lôgíc biện chứng trong đó kết quả của những giải pháp trước sẽ là nền tảng chất lượng cho phép thực hiện thành công các giải pháp kế tiếp. Các giải pháp sẽ tạo thành một chuỗi liên hoàn các giá trị mà kết quả cuối cùng là để phát triển thành công các hoạt động dịch vụ, tăng tính cạnh tranh và sản lượng cho hàng hóa trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ƒ Nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về dịch vụ, dịch vụ trong nông nghiệp, những đặc điểm của dịch vụ trong nông nghiệp, vai trò của dịch vụ, phân loại dịch vụ… đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trái cây. ƒ Làm rõ vai trò của dịch vụ công, dịch vụ hành chính sự nghiệp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, qua đó đã củng cố về mặt lý luận về tầm quan trọng của loại hình dịch vụ này đối với sự phát triển của ngành trái cây, cũng như đối với hàng hóa trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long. ƒ Phân tích thực trạng dịch vụ bảo hiểm cho ngành trái cây, để tìm ra được nguyên nhân gốc rễ đã dẫn đến thực trạng là dịch vụ bảo hiểm chưa thể thâm nhập được vào ngành trái cây. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. ƒ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện các hoạt động dịch vụ có liên quan đến trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, nhằm đưa hoạt động các dịch vụ liên quan lên một tầm cao mới với sự chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao và có sự liên kết mang tính hệ thống. Đồng thời, các giải pháp được hình thành theo hướng công nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao. Những giải pháp được đưa ra trong một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ từ đầu vào cho đến đầu ra, dịch vụ đi trước sẽ tạo nền chất lượng cho dịch vụ sau và kết quả cuối cùng là vì sự phát triển của ngành trái cây, nâng cao chất lượng nhằm tăng mạnh sản lượng hàng hóa trái cây xuất khẩu. - 8 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ƒ Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vào một số dịch vụ có liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long. Tuy nhiên vì hoạt động dịch vụ liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu có phạm vi rất rộng, luận án chỉ tập trung vào một số dịch vụ mà tác giả cho rằng cần thiết và cốt lõi. Những hoạt động dịch vụ như giao nhận ngoại thương, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính – tín dụng, ngân hàng… đã được nhiều nghiên cứu khoa học khác phân tích và đề xuất những giải pháp khả thi. Đồng thời, qua nghiên cứu điều tra, tác giả đã nhận định một số dịch vụ khác có ảnh hưởng đến ngành sản xuất trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, cần tập trung phát triển trước. Vì vậy những dịch vụ kể trên sẽ không đưa vào phạm vi nghiên cứu của luận án này. Đồng thời, lĩnh vực chế biến trái cây cũng sẽ không được đề cập nghiên cứu sâu, vì hiện nay vấn đề hóa chất dùng bảo quản trái cây chế biến đang còn nhiền tranh luận về tác dụng phụ giữa các nhà khoa học trên thế giới. ƒ Đối với thị trường nội địa, cũng sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung tại vùng Đồng Bằøng Sông Cửu Long, đặc biệt là ở những Tỉnh có sự phát triển về sản xuất cây ăn quả có tiềm năng như Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ. Các cơ quan, tổ chức như Viện cây ăn quả, Sở Thương mại, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Đồng Bằøng Sông Cửu Long cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. - 9 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả đã sử dụng phương pháp lôgíc biện chứng và lôgíc lịch sử để phân tích, nhận định thực trạng một số dịch vụ phục vụ cho trái cây xuất khẩu. Để giải quyết những thực trạng đang tồn tại của hoạt động dịch vụ có liên quan, luận án đã sử sụng những phương pháp cụ thể như sau: Trong chương 1, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập, tập hợp diễn giải lý thuyết về dịch vụ, dịch vụ trong nông nghiệp, lý thuyết cung cầu dịch vụ và dùng những phương pháp này kết hợp với phương pháp điều tra xã hội, điều tra thực tế để thu thập những kinh nghiệm của một số nước. Trong chương 2 đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội, phân tích số liệu đã thu thập, cùng với sử dụng các số liệu thứ cấp của các cơ quan quản lý Nhà nước để minh chứng cho thực trạng của các đối tượng được nghiên cứu. Trong chương 3 đã dùng phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia để xác định những quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp. Đồng thời, tác giả đã sử dụng phương pháp lôgíc hình thức đề xuất những giải pháp phát triển một số dịch vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long. Thông tin và số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án được thu thập từ những nguồn sách, báo chí, Internet, các hội thảo chuyên đề, các đề tài nghiên cứu khoa học. Kết hợp với những thông tư, quyết định, văn bản niên giám, báo cáo tổng hợp được ban hành… của các cơ quan Nhà nước. Thông tin sơ cấp được thu thập từ những điều tra của tác giả tại các Tỉnh Đồng Bằøng Sông Cửu Long với các nhà vườn, nhà nông và ngay cả một số cán bộ quản lý Nhà nước. Kết hợp đi tham quan nhiều hội chợ triển lãm về nông nghiệp Vùng Đồng Bằøng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2002 – 2004. Tác giả cũng tham gia trong các chuyến đi của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan.. Số liệu sơ cấp và thứ cấp được sử dụng trong luận án thu thập trong giai đoạn 2001 – 2005. - 10 - CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ DỊCH VỤ TRONG NÔNG NGHIỆP – KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1.1. DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1.1. TỔNG QUAN Từ thời xa xưa, loài người đã hoạt động sinh tồn và sản xuất dưới hình thức các bộ lạc trong phạm vi hẹp, khi đó dịch vụ chưa xuất hiện. Cho đến khi sự phát triển về ý thức hệ cũng như về số lượng nhân khẩu tro
Tài liệu liên quan