Luận án Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam

1.1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua một thời kỳ vận động và phát triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đó là giai đoạn văn học dân tộc đứng trước hai yêu cầu là cách mạng hóa và hiện đại hóa. Thực hiện được những yêu cầu đó, văn học thế kỷ XX đã tiếp tục đưa nền văn học nước nhà vươn đến những tầm cao mới với một quy mô ngày càng phong phú, đa dạng trong những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Sự phát triển của các trào lưu, xu hướng văn học, nhất là trong giai đoạn 1930-1945 đã đem đến những “mùa gặt” và tạc vào lịch sử văn chương Việt Nam “một thế hệ vàng”. Làm nên diện mạo và khẳng định vị thế của văn học, yếu tố quan trọng và tiên quyết đó chính là đội ngũ tác giả - lực lượng sáng tác. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện những giá trị văn chương trong từng tác giả với hệ thống các tác phẩm của họ luôn là việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình tiếp cận một nền văn học.Việc đánh giá lại một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại có đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là điều cần thiết 1.2. Là một tác giả có vị trí quan trọng trong tòa soạn Tiểu thuyết thứ Bảy - tờ báo phổ thông ra hàng tuần trong đời sống văn học trước 1945, Ngọc Giao là một cây bút sung sức và quen thuộc với độc giả đương thời. Với một khối lượng tác phẩm tương đối lớn và phong cách văn chương giàu mỹ cảm, hướng tới lý tưởng nhân văn đậm chất trữ tình mà cũng giàu chất hiện thực, Ngọc Giao xứng đáng là nhà văn hiện đại góp phần tạo dựng diện mạo văn học nước nhà thế kỷ XX, nhất là giai đoạn 1930-1945 cũng như bộ phận văn học khu vực đô thị Hà Nội tạm chiếm 1947-1954. Do đó, sự nghiệp văn chương của nhà văn Ngọc Giao cần được tìm hiểu và nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn về một phong cách tác giả đã góp phần làm cho văn học hiện đại Việt Nam thêm phong phú. Đó cũng là cơ sở để rút ra những nhận định mang tính chất lý luận về một thời kỳ văn học, một giai đoạn văn học. 1.3. Mặc dù Ngọc Giao là một cây bút đã đem đến cho độc giả những giá trị văn học không thể phủ nhận nhưng do cách nhìn nhận, sự đánh giá đôi khi còn chủ quan, phiến diện, số phận văn chương Ngọc Giao đã phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió. Có một quá trình sáng tác xuyên suốt thế kỷ nhưng giai đoạn 1945 -1985 những đóng góp của ông hoàn toàn bị khuất lấp bởi những quy kết và phê phán khắc2 nghiệt. Đó cũng là lý do Ngọc Giao gác bút trong một khoảng thời gian khá dài và người đọc dần quên lãng, xa lạ với nhà văn. Đặc biệt là nhà văn có đời văn trải dài dọc thế kỷ XX, Ngọc Giao là một trong số ít các tác giả nổi danh từ trước 1945 và vẫn tiếp tục cống hiến chút sinh lực cuối đời cho nghiệp viết như một sự hồi sinh mãnh liệt. Đứng trong hàng ngũ những nhà văn cùng thời như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng.có thể nói Ngọc Giao là nhà văn có sức sống và sức viết tiềm tàng đáng ngưỡng mộ. Nếu như trước 1945, bạn đọc từng xúc động, ám ảnh với những trang truyện ngắn đầy tính nhân văn của Ngọc Giao thì vì những lý do riêng của hoàn cảnh lịch sử mà những đóng góp đáng quý của Ngọc Giao trong giai đoạn sáng tác 1947 - 1954 với nhiều tác phẩm có giá trị của văn học ở Hà Nội bị tạm chiếm đã bị lãng quên, kéo theo đó là sự thờ ơ, phủ nhận, quy chụp về nội dung, tư tưởng của tác phẩm khiến cho tên tuổi Ngọc Giao bị khuất lấp và cũng là hệ lụy cho quãng đời trầm lặng của Ngọc Giao cho đến những năm 90 của thế kỷ XX. Cũng chính bởi "sự quên" đó, điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao, chúng tôi thấy số lượng các bài viết chưa nhiều, một số công trình nghiên cứu chưa được chỉnh thể, hệ thống, đầy đủ về văn xuôi Ngọc Giao. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá để phục dựng một chân dung văn học đã có những đóng tích cực cho dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hiện trạng nghiên cứu hiện nay về Ngọc Giao là một việc cần thiết để bù lấp khoảng trống văn học sử giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả và diện mạo nền văn học nước nhà.

pdf173 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGHIÊM THỊ HỒ THU VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.GS Phong Lê 2. PGS.TS Lưu Khánh Thơ HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nghiêm Thị Hồ Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 6 1.1. Tổng quan về văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện của nhà văn Ngọc Giao . .. 6 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao .......................................... 20 CHƯƠNG 2. VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI THẾ KỈ XX ........................................................................................................................... 32 2.1. Cơ sở hình thành văn xuôi Ngọc Giao . ................................................................. 32 2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Ngọc Giao ........................................................... 40 2.3. Quan niệm nghệ thuật Ngọc Giao .......................................................................... 55 CHƯƠNG 3. ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ................................................. 61 3.1 Những đề tài chính trong văn xuôi Ngọc Giao ....................................................... 61 3.2. Thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn xuôi Ngọc Giao ....... 77 CHƯƠNG 4. NGƯỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ........... 107 4.1 Người kể chuyện trong văn xuôi Ngọc Giao .................................................. 107 4.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao ................................ 121 4.3. Giọng điệu trong văn xuôi Ngọc Giao ................................................................. 131 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .. ................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 152 PHỤ LỤC .. ................................................................................................................ 163 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua một thời kỳ vận động và phát triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đó là giai đoạn văn học dân tộc đứng trước hai yêu cầu là cách mạng hóa và hiện đại hóa. Thực hiện được những yêu cầu đó, văn học thế kỷ XX đã tiếp tục đưa nền văn học nước nhà vươn đến những tầm cao mới với một quy mô ngày càng phong phú, đa dạng trong những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Sự phát triển của các trào lưu, xu hướng văn học, nhất là trong giai đoạn 1930-1945 đã đem đến những “mùa gặt” và tạc vào lịch sử văn chương Việt Nam “một thế hệ vàng”. Làm nên diện mạo và khẳng định vị thế của văn học, yếu tố quan trọng và tiên quyết đó chính là đội ngũ tác giả - lực lượng sáng tác. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện những giá trị văn chương trong từng tác giả với hệ thống các tác phẩm của họ luôn là việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình tiếp cận một nền văn học.Việc đánh giá lại một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại có đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là điều cần thiết 1.2. Là một tác giả có vị trí quan trọng trong tòa soạn Tiểu thuyết thứ Bảy - tờ báo phổ thông ra hàng tuần trong đời sống văn học trước 1945, Ngọc Giao là một cây bút sung sức và quen thuộc với độc giả đương thời. Với một khối lượng tác phẩm tương đối lớn và phong cách văn chương giàu mỹ cảm, hướng tới lý tưởng nhân văn đậm chất trữ tình mà cũng giàu chất hiện thực, Ngọc Giao xứng đáng là nhà văn hiện đại góp phần tạo dựng diện mạo văn học nước nhà thế kỷ XX, nhất là giai đoạn 1930-1945 cũng như bộ phận văn học khu vực đô thị Hà Nội tạm chiếm 1947-1954. Do đó, sự nghiệp văn chương của nhà văn Ngọc Giao cần được tìm hiểu và nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn về một phong cách tác giả đã góp phần làm cho văn học hiện đại Việt Nam thêm phong phú. Đó cũng là cơ sở để rút ra những nhận định mang tính chất lý luận về một thời kỳ văn học, một giai đoạn văn học. 1.3. Mặc dù Ngọc Giao là một cây bút đã đem đến cho độc giả những giá trị văn học không thể phủ nhận nhưng do cách nhìn nhận, sự đánh giá đôi khi còn chủ quan, phiến diện, số phận văn chương Ngọc Giao đã phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió. Có một quá trình sáng tác xuyên suốt thế kỷ nhưng giai đoạn 1945 -1985 những đóng góp của ông hoàn toàn bị khuất lấp bởi những quy kết và phê phán khắc 2 nghiệt. Đó cũng là lý do Ngọc Giao gác bút trong một khoảng thời gian khá dài và người đọc dần quên lãng, xa lạ với nhà văn. Đặc biệt là nhà văn có đời văn trải dài dọc thế kỷ XX, Ngọc Giao là một trong số ít các tác giả nổi danh từ trước 1945 và vẫn tiếp tục cống hiến chút sinh lực cuối đời cho nghiệp viết như một sự hồi sinh mãnh liệt. Đứng trong hàng ngũ những nhà văn cùng thời như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...có thể nói Ngọc Giao là nhà văn có sức sống và sức viết tiềm tàng đáng ngưỡng mộ. Nếu như trước 1945, bạn đọc từng xúc động, ám ảnh với những trang truyện ngắn đầy tính nhân văn của Ngọc Giao thì vì những lý do riêng của hoàn cảnh lịch sử mà những đóng góp đáng quý của Ngọc Giao trong giai đoạn sáng tác 1947 - 1954 với nhiều tác phẩm có giá trị của văn học ở Hà Nội bị tạm chiếm đã bị lãng quên, kéo theo đó là sự thờ ơ, phủ nhận, quy chụp về nội dung, tư tưởng của tác phẩm khiến cho tên tuổi Ngọc Giao bị khuất lấp và cũng là hệ lụy cho quãng đời trầm lặng của Ngọc Giao cho đến những năm 90 của thế kỷ XX. Cũng chính bởi "sự quên" đó, điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao, chúng tôi thấy số lượng các bài viết chưa nhiều, một số công trình nghiên cứu chưa được chỉnh thể, hệ thống, đầy đủ về văn xuôi Ngọc Giao. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá để phục dựng một chân dung văn học đã có những đóng tích cực cho dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hiện trạng nghiên cứu hiện nay về Ngọc Giao là một việc cần thiết để bù lấp khoảng trống văn học sử giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả và diện mạo nền văn học nước nhà. Luận án hoàn thành hy vọng sẽ góp phần phục dựng một chân dung văn học không thể không nói đến trong nền văn học Việt Nam hiện đại và góp thêm một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học nói chung và tìm hiểu tác giả Ngọc Giao nói riêng. Vì những cơ sở lý luận và thực tế trên, theo chúng tôi, việc thực hiện đề tài Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam là cần thiết và mang tính khả thi. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến mục đích: - Đặt văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại để thấy được văn nghiệp của tác giả với những thành công và giới hạn cũng như bước 3 đầu có những đánh giá, nhận xét có hệ thống về đặc điểm văn chương, thế giới nghệ thuật, vị trí, vai trò và đóng góp của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Nghiên cứu những phương diện cơ bản trong sự nghiệp sáng tác của Ngọc Giao như: Hệ thống các tác phẩm và tìm hiểu các giai đoạn sáng tác, quan niệm văn chương của nhà văn, đặc điểm các thể loại sáng tác chính là truyện ngắn, tiểu thuyết và ký từ đó rút ra những đặc điểm cơ bản của văn xuôi Ngọc Giao trên các phương diện cơ bản như: đề tài, thế giới nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu... 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Tập hợp, thống kê, phân loại các tác phẩm của Ngọc Giao theo giai đoạn sáng tác và thể loại. Thứ hai: Tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội, những giao lưu, tiếp biến và tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quá trình sáng tác và đặc trưng bút pháp của nhà văn. Thứ ba: Đi sâu phân tích lý giải các khía cạnh giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học cụ thể để rút ra những nhận xét khái quát về từng thể loại chính yếu trong từng giai đoạn sáng tác của tác giả nói riêng và đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao nói chung. Thứ tư: Khẳng định những nét đặc trưng trong nội dung và nghệ thuật tác phẩm Ngọc Giao. Đánh giá về phong cách và vị trí, đóng góp của nhà văn trong tiến trình vận động của lịch sử văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tác phẩm văn xuôi của Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là tất cả các tác phẩm văn xuôi của Ngọc Giao, đặc biệt tập trung vào các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và ký tiêu biểu đã được xuất bản, tái bản. Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh có sử dụng các tác phẩm của các nhà văn hiện đại Việt Nam để làm tài liệu tham khảo, đối sánh. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, người viết đặt tác phẩm của Ngọc Giao trong bối cảnh lịch sử của sự vận động và 4 phát triển của văn xuôi Ngọc Giao nói riêng và của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung để tìm ra những nét khu biệt và giống nhau trong đặc điểm sáng tác của ông với các tác giả khác cũng như những đóng góp của Ngọc Giao với văn học sử.. - Phương pháp tiếp cận thi pháp: Vận dụng những hiểu biết về thi pháp học để phân tích tác phẩm cụ thể qua đó rút ra những đặc trưng thể loại và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp nhằm phân tích, lý giải rõ hơn mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa văn hóa, lịch sử, xã hội đến quá trình sáng tác và hình thành đặc điểm văn xuôi của Ngọc Giao. - Phương pháp so sánh: Nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm, các giai đoạn sáng tác của nhà văn, sự độc đáo và tương hợp trong phong cách sáng tác với các tác giả cùng thời. - Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Giúp người nghiên cứu có cái nhìn hệ thống, toàn diện, thống nhất để thực hiện quá trình đánh giá, định vị tác giả trong tiến trình vận động và phát triển của văn học. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác khi cần thiết như phương pháp loại hình, thao tác thống kê – phân loại... và các lý thuyết có liên quan như: lí thuyết tự sự học, thuyết hiện sinh, văn hóa học, phê bình sinh thái, nữ quyền luận, hậu thực dân... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. - Kế thừa kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, luận án tiếp tục chỉ ra và làm rõ quan niệm nghệ thuật của nhà văn, những giá trị nổi bật, những dấu ấn sáng tạo và đóng góp, vị trí của văn xuôi Ngọc Giao trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận - Luận án góp phần đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về đặc điểm, thành tựu văn xuôi Ngọc Giao nói chung và phong cách Ngọc Giao nói riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. 5 - Luận án là minh chứng cho những đóng góp của nhà văn Ngọc Giao với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và cũng là những bổ khuyết cho việc nghiên cứu về một tác giả trong một giai đoạn văn học còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án góp phần phục dựng chân dung văn học tác giả Ngọc Giao và có thêm cơ sở cho những ghi nhận về đóng góp của Ngọc Giao với nền văn học Việt Nam hiện đại. - Luận án cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Văn xuôi Ngọc Giao trong bối cảnh xã hội thế kỷ XX Chương 3: Đề tài và nhân vật văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam Chương 4: Người kể truyện, ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Tổng quan về văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện của nhà văn Ngọc Giao 1.1.1. Giới thuyết về hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam *Một số khái niệm Tìm hiểu và nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại, trước hết cần xác định rõ khái niệm "hiện đại", "hiện đại hóa", "văn học hiện đại" và "hiện đại hóa văn học". Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2000," hiện đại" là thuộc về thời đại ngày nay, có áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật ngày nay. "Hiện đại hóa" là làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay, làm cho trở thành có đầy đủ mọi trang thiết bị của nền công nghiệp hiện đại. "Văn học hiện đại" hiểu một cách chung nhất đó là "nền văn học tương thích với thời hiện đại, mới mẻ, khác biệt so với các thời đại văn học trước đó"[42; 1]. "Hiện đại hóa văn học" có thể hiểu là quá trình biến đổi làm cho văn học mang tính chất hiện đại, mới mẻ khác với văn học cũ. Khái niệm hiện đại được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị và cả trong đời sống thường nhật ngày nay. Khái niệm này nhằm thể hiện trình độ, đặc điểm hoặc ngầm ý nói đến những giá trị và cái mới trong tương quan so sánh với cái trước đó. Để xác định một phạm trù nào đó là hiện đại hay không, thông thường "hiện đại" được xác định qua hai tiêu chí thời gian và trình độ phát triển. Đối với khoa học nhân văn nói chung và văn học nói riêng, tính hiện đại có thể xuất hiện ngay từ trong những giá trị truyền thống. Mặt khác, theo Trần Đình Sử, "tính hiện đại là sự thay đổi hệ hình tư duy, hệ thống giá trị, sự hình thành một giai đoạn văn hóa mới trong đời sống dân tộc và nhân loại, tùy theo bối cảnh của mỗi nền văn hóa mà tính hiện đại có nội dung khác nhau" [154; 255- 256]. Đi liền với khái niệm hiện đại là tính hiện đại. Tính hiện đại gắn với độ mở của tư duy và có thể là những dự phóng của thời đại. Và theo đó, nói đến hiện đại cũng là nói đến cái mới, cái khác với cái cũ. Đó cũng là những nhân tố cách mạng, kết tinh, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. *Vấn đề phân kì văn học hiện đại Việt Nam Vấn đề phân kì văn học Việt Nam thế kỷ XX là vấn đề khá phức tạp bởi có nhiều ý kiến khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Đó vẫn là vấn đề còn có những điểm chưa được các nhà nghiên cứu đồng thuận và vẫn tiếp tục nghiên cứu. Song nhìn tổng thể, các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiến trình văn học Việt Nam là sự tiếp nối từ văn học cổ trung đại đến hiện đại và hậu hiện đại. 7 Nhìn tiến trình văn học theo trục thời gian, về mốc thời gian bắt đầu của văn học cận đại và văn học hiện đại có nhiều ý kiến khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi cho rằng: văn học cận đại từ 1907 đến 1945, văn học hiện đại tính từ sau 1945. Theo nhà nghiên cứu Phong Lê, giai đoạn văn học cận đại rất mờ nhạt và có tính trung chuyển giữa văn học trung đại và hiện đại. Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ lại cho rằng văn học hiện đại bắt đầu từ 1862 đến 1945. Các tác giả Trần Đình Hượu và Lê Trí Dũng lại cho giai đoạn 1900 - 1930 là giai đoạn giao thời, sau 1930 là văn học hiện đại. Các tác giả của một số giáo trình văn học ở miền Bắc cũng phần lớn cho rằng văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu sau những năm ba mươi của thế kỷ XX với mốc 1930 hoặc 1932. Có một số nhà nghiên cứu như Trần Nho Thìn, Phan Cự Đệ có cách hình dung gián tiếp chia tiến trình văn học theo thế kỷ. Theo đó, văn học trung đại từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, văn học hiện đại bắt đầu từ thế kỉ XX. Các nhà nghiên cứu này cũng lưu tâm năm 1900 không phải là dấu mốc rạch ròi giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. Nhìn sự vận động của văn học từ những bước chuyển hệ hình, đi sâu khai thác khái niệm văn học hiện đại, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Phong Lê, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Vương Trí Nhàn, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Điệp... đều cho rằng văn học hiện đại là nền văn học đã thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại để xác lập nên hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện đại. Văn học hiện đại thoát khỏi hệ thống ước lệ, sùng cổ, quan niệm phi ngã và tình trạng văn, sử, triết bất phân để đề cao cá tính sáng tạo trong sáng tác văn học. Từ những góc nhìn khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu đều có những kiến giải riêng về văn học hiện đại. Tuy nhiên, để xác định nội hàm khái niệm này các nhà khoa học đều quan tâm đến sự khác nhau giữa mô hình văn học trung đại và hiện đại. Các nhà nghiên cứu cũng chú ý đến việc nhìn văn học hiện đại trong sự dịch chuyển và tiếp xúc với văn học khu vực và thế giới để tìm ra tính quy luật và đặc thù của quá trình hiện đại hóa văn học. Điểm khác biệt giữa văn học hiện đại và văn học trung đại biểu hiện rõ nét ở quan niệm và thi pháp nghệ thuật. * Những tiền đề, điều kiện xuất hiện văn học hiện đại Việt Nam Văn học hiện đại Việt Nam là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa từ khu vực đến thế giới. Sự dịch chuyển trong tiếp xúc với văn hóa, văn học Tây Âu trong đó có văn hóa, văn học Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khiến cho văn học Việt Nam hòa nhập dần vào quỹ đạo chung của văn học thế giới. Trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, ban đầu đó là sự tiếp xúc mang tính bắt buộc nhưng với sự tiếp nhận nhạy bén của những nghệ sĩ, trí thức đương thời, nó đã trở thành quy luật tự nhiên để 8 góp phần hiện đại hóa văn học. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã nhận thấy những gò bó và bế tắc bởi những quy phạm của văn học trung đại và họ đã tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ phương Tây nhưng không hoàn toàn đánh mất bản sắc văn hóa Việt. Nhưng do đặc điểm văn hóa và tâm lý mỗi dân tộc khác nhau, quá trình hiện đại hóa, phương Tây hóa cũng tạo nên những đứt gãy văn hóa, đứt gãy quan niệm, tư duy và văn tự. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đến năm 1945 văn học Việt Nam đã cơ bản hoàn tất quá trình hiện đại hóa. Quá trình hiện đại hóa theo đó diễn ra trong ba chặng: Từ đầu thế kỷ XX đến 1920, những năm 20, từ 1930-1945. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp và một số ý kiến khác, "đến năm 1945, đúng là văn học Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo nghệ thuật hiện đại, nhưng quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt thế kỷ XX" [42; 21]. Vì vậy, quá trình hiện đại hóa diễn ra theo ba chặng. Chặng 1: Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 gắn liền với sự giao lưu văn hóa Pháp và phương Tây. Chặng 2 từ 1945 đến 1985 gắn với sự giao lưu văn hóa Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa diễn ra chủ yếu ở miền Bắc và giao lưu, tiếp nhận văn hóa phương Tây, lối sống Mỹ ở miền Nam. Chặng 3 từ 1986 đến nay gắn với quá trình dịch chuyển, giao lưu toàn diện, quy mô, sâu sắc hơn với văn học thế giới. Như vậy, "đầu thế kỷ XX, hiện đại hóa chủ yếu đồng nghĩa với phương Tây hóa, Pháp hóa. Từ sau 1945, hiện đại hóa đã trở nên đa dạng hơn và sự đa dạng ấy càng trở nên rõ nét từ sau 1986 khi Việt Nam xác lập nền kinh tế thị trường và
Tài liệu liên quan