Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vịtrí vững chắc bên cạnh các thểloại văn học khác. Gọn, cơ động, dễdàng công bốtrên báo chí, khởi đi từmột tình huống, một khoảnh khắc mà có thểhé lộcảmột sốphận, một tính cách của một con người cùng một trạng thái nhân sinh - truyện ngắn quảthật là một món ăn tinh thần hấp dẫn và có tầm phổbiến rộng rãi. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thểkhông nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp - người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới trởnên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờhết. Tràn đầy tinh thần cách tân, Nguyễn Huy Thiệp đã sửdụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữvà đặc trưng của thểloại đểbiểu đạt một cách cao nhất ý tưởng, tình cảm của mình. Chính vì sựmới mẻ ấy mà từkhi xuất hiện đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên dưluận. Ý kiến vềtruyện ngắn của ông, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và thậm chí trái ngược nhau nhưnước với lửa. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng về những gì ông viết ởngười đọc chuyển dần sang sựnghiền ngẫm kĩlưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ông một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng.

pdf111 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7442 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Kim Oanh Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS. NGUYỄN THỊ THANH XU ÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tự đáy lòng tới Ban giám hiệu nhà trường, trường Trung học phổ thông Vũng Tàu – Thành phố Vũng Tàu, tới gia đình và những người bạn thân thiết đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2008. Hoàng Kim Oanh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn học khác. Gọn, cơ động, dễ dàng công bố trên báo chí, khởi đi từ một tình huống, một khoảnh khắc mà có thể hé lộ cả một số phận, một tính cách của một con người cùng một trạng thái nhân sinh - truyện ngắn quả thật là một món ăn tinh thần hấp dẫn và có tầm phổ biến rộng rãi. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp - người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Tràn đầy tinh thần cách tân, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữ và đặc trưng của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất ý tưởng, tình cảm của mình. Chính vì sự mới mẻ ấy mà từ khi xuất hiện đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên dư luận. Ý kiến về truyện ngắn của ông, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và thậm chí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng về những gì ông viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ông một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng. Sau đúng hai mươi năm xuất hiện trên văn đàn, ngày 9 tháng 7 năm 2007, đại sứ Pháp tại Việt Nam đã tổ chức trọng thể buổi lễ trao tặng huân chương Văn học nghệ thuật của Pháp cho Nguyễn Huy Thiệp. Huân chương này là một phần thưởng đầy vinh dự cho Nguyễn Huy Thiệp, điều không phải bất kì nhà văn nào cũng có thể đạt được. Nó cũng còn là một minh chứng cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp đối với độc giả trên thế giới. Đó là những lí do chính thôi thúc chúng tôi lựa chọn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hoá, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của ông, với những hiệu ứng mà nó gây nên, đã góp phần phá vỡ thế bình ổn của văn học dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời tạo nên sự chuyển nhịp, tăng tốc cho những bước đi vốn bình thường, chậm rãi của lí luận và phê bình văn học đương đại Việt Nam. Các ý kiến xung quanh “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp trong vòng hơn hai thập kỉ qua phải tính đến con số hàng trăm và chắc hẳn con số này ngày càng một nhiều thêm. Tháng 1 năm 1987, “Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát”, tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp được khởi đăng, song - tác phẩm này chưa gây được tiếng vang trong dư luận. Phải đến khi “Tướng về hưu” trình làng trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6 năm 1987, và đặc biệt từ sau khi chùm truyện “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết ” liên tiếp ra mắt bạn đọc từ tháng 4 năm 1988, dư luận về tác phẩm của ông mới trở nên sôi nổi, tạo thành hai xu hướng: khẳng định và phủ định, trong đó xu hướng khẳng định giữ vai trò chủ đạo. Chủ yếu tập trung vào chùm truyện “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết”, những người phê phán Nguyễn Huy Thiệp thường có cách làm khá giống nhau. Hoặc đối chiếu các hình tượng hư cấu trong trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp với các nhân vật lịch sử, văn hoá đã trở nên khá quen thuộc, hoặc đồng nhất văn học với lịch sử, từ đó họ đi đến kết luận: những hình tượng Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du… trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Nhà sử học Tạ Ngọc Liễn, lúc thì cảnh báo: “Chúng ta phải nhắc nhở anh cần định hướng lại một cách chín chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt, cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hoá, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếp tục các đề tài lịch sử” [42, tr. 170] lúc thì chỉ trích khá gay gắt, rằng Nguyễn Huy Thiệp là người có “nhận thức phiến diện”, “trình độ học vấn chưa đầy đủ” [42, tr. 176], cách viết của ông là “xúc phạm danh dự dân tộc” … Từ góc nhìn lịch sử, Tạ Ngọc Liễn yêu cầu Nguyễn Huy Thiệp: “không được hư cấu xuyên tạc một cách tuỳ tiện, giống như không ai được phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng” [42, tr. 471]. Cùng một cách nhìn thiếu thiện cảm với chùm truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thúy Ái đã giật một cái “title” khá ấn tượng cho một bài viết của mình “Viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ” [42, tr. 203]. Một vài người khác còn quả quyết rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu cái tâm trong sáng của người cầm bút. Ở xu hướng khẳng định Nguyễn Huy Thiệp, người phê bình thường đưa ra các lập luận xác đáng, dựa trên cơ sở phân tích thấu đáo những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, những cách tân nghệ thuật là rất cần thiết cho một khuynh hướng văn học mới. Năm 2001, trong lời tựa cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (cuốn sách tập hợp khá nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp), Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì đổi mới văn học là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – đó là thành quả của đổi mới”. [42, tr. 5] Lại Nguyên Ân là một trong những người đầu tiên bênh vực Nguyễn Huy Thiệp. Phản bác lại các ý kiến phê phán đã nói ở trên, ông viết : “đọc văn phải khác với đọc lịch sử”, và mạnh dạn đưa ra quan điểm riêng của mình: “qua những Kiếm sắc, Vàng lửa. Tôi nghĩ là anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học” [42, tr. 186, 187]. Văn Tâm khẳng định: “không thể đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (những sáng tạo thẩm mỹ) bằng đôi mắt sử ký giáo khoa thư như nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã làm” [42, tr. 287]. Nguyễn Văn Lưu cho rằng: Nguyễn Huy Thiệp không hề “bôi đen” hay “xuyên tạc lịch sử”. Anh chỉ viết theo cách cảm, cách nghĩ của riêng mình. Nguyễn Huy Thiệp chỉ mượn lịch sử để bộc lộ “thái độ đối với hiện tại” [42, tr.311]. Nguyễn Văn Bổng cũng quả quyết “anh không định qua các nhân vật ấy đánh giá lại lịch sử, đánh giá lại bản thân các nhân vật. Anh chỉ mượn các nhân vật và hoàn cảnh lịch sử để nói chuyện khác” [42, tr. 148]. Các ý kiến của Lê Xuân Giang, Trịnh Bá Đĩnh cũng có những phát hiện khá lí thú về hình tượng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, họ chứng minh rằng thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp nhằm đối thoại với bạn đọc. Như vậy, trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp không đi chệch ra khỏi những vấn đề liên quan đến con người. Và ở các tác phẩm lấy cảm hứng từ lịch sử, những gì nhà văn thể hiện cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Trước những vấn đề về đời sống xã hội mà Nguyễn Huy Thiệp đặt ra trong các tác phẩm, Mai Ngữ khẳng định: tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “gây bất ngờ, sửng sốt cho người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về sức mạnh và khả năng của văn học” [42, tr. 418]. Đi vào khảo sát một tác phẩm cụ thể, Vũ Đức Phúc nhận thấy: với “Tướng về hưu”, “thực trạng xã hội thể hiện qua thái độ lạnh lùng của nhà văn như một liều thuốc đắng thức tỉnh con người”. Hoàng Ngọc Hiến bổ sung cho luận điểm trên bằng những nhận xét cô đọng, thấu đáo: “Dẫu là kể chuyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau vẫn viết về cuộc sống ngày hôm nay” [42, tr. 6]. Trước những sự thật, những xấu xa được phơi bày trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Đông La thẳng thắn đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái khách sáo của con người ở chốn đông đúc ấy để viết về cái lõi tâm lí, cái tâm lí thật, cái tôi của con người. Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du ảo huyền đến thông thục. Đó là những ao ước, khát khao, những toan tính mưu mô, kể cả những ham muốn bản năng…Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng khiến người đọc phải e ngại” [42, tr. 132]. Bằng tấm lòng trân trọng và thấu hiểu tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến đồng cảm sâu sắc với những trăn trở, xót xa của nhà văn khi phải đặt bút phơi bày phần khuất tối trong mỗi con người “nói về sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn Nguyễn Huy Hiệp thường man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình. Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc…Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa trào phúng vừa xót xa”. [42, tr. 14] Những truyện ngắn lấy cảm hứng từ huyền thoại được công luận tán thưởng hoàn toàn. Nguyễn Vy Khanh có những phát hiện về thi liệu dân gian trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp: “Nhờ thể huyền thoại, Nguyễn Huy Thiệp có những đoạn truyện như là thơ, một thứ thơ dân gian, xa chốn văn minh giả tạo và dối trá. Truyện và thơ của ông hay xen những đoạn thơ mà tác giả coi như là một phương tiện diễn tả dễ dàng hơn văn truyện”. [42, tr. 380] Về chất thơ trong các truyện ngắn và việc Nguyễn Huy Thiệp hay lồng thơ vào trong mỗi sáng tác, T.N.Filimonova đã có hẳn một bài viết dài 15 trang. Ở đó, nhà nghiên cứu người Nga này khẳng định: khi sử dụng thủ pháp này, Nguyễn Huy Thiệp đã “làm cho văn của anh trở nên rất đặc biệt, dễ nhận ra” và đưa ra nhận xét “Hầu như mỗi truyện ngắn của anh đều hiện diện vết tích của các huyền thoại, truyền thuyết, dân ca, tục ngữ … yếu tố dân gian trong tác phẩm của anh là một đề tài rộng lớn” [42, tr. 156]. Theo ông, việc Nguyễn Huy Thiệp sử dụng các yếu tố dân gian và hiện đại hoá, cách điệu hoá chúng không gì khác hơn là để “nêu bật được những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận đang dằn vặt con người hiện đại”. [42, tr. 164] Về cách viết của Nguyễn Huy Thiệp, tiến sĩ sử học người Úc – Greg Lockhart đã nhận xét: “cách viết của Nguyễn Huy Thiệp là cách viết của một nghệ sĩ khách quan đứng ở ngoài truyện nhìn vào. Anh ấy không bị vướng chân vào đời sống nhân vật, vừa nói về đời sống vĩ đại của vua Gia Long, vừa nói về đời sống của một đồ tể, của một bác sĩ phá thai, thậm chí vừa nói đến một người Tây, thì số phận con người tự bộc lộ chỉ qua lời khái quát và hành động của nó” [42, tr. 112]. Để lí giải vì sao lại chọn dịch tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh, ông khẳng định: tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là đóng góp cho văn học Việt Nam mà “cũng là đóng góp cho văn học thế giới”, sở dĩ như vậy “chính là vì tính chất nhân bản của chúng”. [42, tr. 115] Một điều thật thú vị cần phải nói thêm rằng, ngay cả những người từng lên án chỉ trích gay gắt ông vẫn không thể không thừa nhận tài năng của cây bút truyện ngắn độc đáo này. Bên cạnh những lời phê phán Nguyễn Huy Thiệp, nhà sử học Tạ Ngọc Liễn viết: “mặc dầu mới xuất hiện, song anh đã sớm chứng tỏ được mình là một nhà văn có bản sắc riêng, mới mẻ, bạo dạn, súc tích gây được chú ý thật sự của độc giả”. [42, tr. 170] Cùng với các bài viết đã được công bố rộng rãi trên sách báo mà những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp biết tới, còn một số lượng khá lớn các bài viết được đưa lên mạng internet rải rác trong khoảng hơn chục năm gần đây. Những tác phẩm đã từng một thời gây bao sóng gió trên văn đàn cũng được nhìn nhận, đánh giá lại một cách bình tĩnh hơn. Khuê Các (trong “Nhân đọc “Vàng Lửa” - nguồn Talawas năm 2005) khẳng định: “Truyện ngắn “Vàng Lửa” của Nguyễn Huy Thiệp có ba mảng, chính xác hơn là cuộc đời của ba nhân vật: Gia Long, Nguyễn Du và Phăng. Nguyễn Huy Thiệp không hề viết tiểu sử của ba nhân vật ấy, nhưng thông qua họ, Thiệp muốn đi sâu vào các chủ đề: Quyền lực, quyền lợi và vai trò của trí thức nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng trong lịch sử nhân loại”. Bài “Triết lí văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp” trên Evăn cho rằng“Bởi không như Nam Cao, cuối cuộc hành trình đó, Nguyễn Huy Thiệp không đưa ra bất kỳ một chân lý nào. Cái ông đem đến cho người đọc lại là một sự hoài nghi về chân lý”. Trong “Đọc lại “Sang sông” (Evan ngày 21.1.2005) có đoạn “Mười một con người, mười một gương mặt mờ nhạt. Theo tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực truyền thống, đó là những nhân vật không đạt yêu cầu cả khái quát hóa lẫn cá biệt hóa. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đâu có miêu tả nhân vật. Người trên đò là một tập hợp đủ các thành phần nam phụ lão ấu, quân tử tiểu nhân, thiện và ác... Rõ ràng chuyến đò là sự mã hóa chúng sinh hữu tình trôi lăn theo bánh xe sinh tử luân hồi… Nói tóm lại, đó là chúng sinh thời mở cửa, thời kinh tế thị trường”. Nếu nhiều độc giả khó tính chê Nguyễn Huy Thiệp rằng: trong truyện ngắn này ông đã đưa ra một hình mẫu nhân vật tên tướng cướp phi thực tế thì tác giả bài viết trên lại có cách lí giải khác: Nguyễn Huy Thiệp đã “phá vỡ mô hình, ném vào giữa thế gian một "tên cướp lương thiện" hoang dã, chưa qua một lò đúc sẵn nào. Nguyễn Huy Thiệp chỉ đưa ra những mảnh vụn về thế giới nhân sinh. Người đọc mặc tình sắp xếp, lựa chọn, suy ngẫm. Tên cướp là một mảnh vụn đó. Cho dù hắn là kẻ xấu, ta sẽ chẳng thể có căn cơ nào để đào thải hắn ra khỏi thế giới loài người, cái thế giới mà Nho giáo đã dứt khoát khẳng định “nhân chi sơ tính bản thiện”. Soi sáng tác phẩm của một số nhà văn bằng lí thuyết văn học hậu hiện đại, tác giả La Khắc Hoà khẳng định: “Có thể tìm thấy trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài những câu chuyện thể hiện tâm trạng và cảm quan hậu hiện đại”. Không chỉ vậy, ông còn có những phát hiện xác đáng: “Khó tìm thấy nhân vật chính diện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Đọc truyện ngắn, truyện dài của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp ta thường nghe thấy một giọng điệu kể chuyện lạnh lùng, khinh bạc, thậm chí tàn nhẫn… “Cuộc đời vô nghĩa” là tứ truyện chi phối mạch vận động của câu chữ, hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.” [20]. Và hơn thế nữa, ông cho rằng, cùng với Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp là người khởi xướng ra một xu thế mới trong kĩ thuật viết truyện ngắn: “khi Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài xuất hiện, ta thấy có những dấu hiệu về một cuộc chia tay với nguyên tắc dụ ngôn cùng với những vị ngữ bất biến, quen thuộc của nó... Khi sự hồ nghi tồn tại đã thấm sâu vào cảm quan nghệ thuật, chắc chắn nhà văn sẽ tìm đến nguyên tắc lạ hoá làm nền tảng cấu trúc hình tượng”. Nguyễn Thị Minh Thái cũng đánh giá rất cao thủ pháp “lạ hoá” trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp: “Tiếng Việt được viết lạ chưa từng thấy. Cung cách tưởng tượng và phản ánh hiện thực cuộc sống người Việt được “lạ hoá” một cách hiện đại cũng chưa từng thấy” “Nguyễn Huy Thiệp kể một cách trầm tĩnh, ém nhẹm một cái buồn nhân thế dưới cái nhìn “Dân chủ hoá”. Dường như nhà văn này thật kinh hãi sự giáo huấn thô lậu, lộ liễu và chỉ muốn khơi dậy, đánh thức sự bất ổn trong người đọc” [68]. Châu Minh Hùng cũng tìm thấy ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp những điểm cách tân độc đáo: “Đến Nguyễn Huy Thiệp, hình thức đa thanh như một tổ chức nghệ thuật mới được phát huy một cách triệt để. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau bên ngoài môi trường xã hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân vật”. [24] Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số ý kiến khen chê có thể được coi là khá tiêu biểu về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dù mỗi bài có những phát hiện và cách lí giải riêng nhưng tựu trung lại, đa số các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan tâm. Tất cả những ý kiến trên có tính chất định hướng, gợi mở, giúp cho chúng tôi có điều kiện để hiểu hơn về văn chương cũng như con người Nguyễn Huy Thiệp. Một số các khoá luận, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học cũng chọn tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp để nghiên cứu. Trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi đã có trong tay một số tiểu luận, luận văn nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tiểu luận “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” [76], bước đầu đưa ra những kiến giải về một số yếu tố nghệ thuật cụ thể trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp như: không gian và thời gian nghệ thuật cùng các ý kiến xung quanh truyện ngắn của ông … Luận văn tốt nghiệp đại học “Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp từ hiệu quả nghệ thuật đến thủ pháp nghệ thuật”, đã tiến hành khảo sát những hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm văn học Nguyễn Huy Thiệp thông qua những thủ pháp nghệ thuật mà ông sử dụng trong tác phẩm. Luận văn thạc sĩ khoa học “Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” [23], đi sâu vào nghiên cứu chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng như các phương thức nghệ thuật nhà văn đã sử dụng để tạo nên chất thơ ấy. Các công trình nghiên cứu khoa học này đã ít nhiều đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu và bước đầu đưa ra được những lí giải khá sâu sắc về một số phương diện cụ thể trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, để hiểu một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định các đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn. Và, có lẽ để có những cơ sở khách quan và chính xác, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu trong nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn tài năng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp viết được nhiều thể loại: Truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, trong đó, thể loại làm nên tên tuổi của ông là truyện ngắn. Ở thể loại này, Nguyễn Huy Thiệp có tất cả 42 truyện. Trong đó, có những chùm truyện gồm nhiều truyện nhỏ: “Những ngọn gió Hua Tát” (gồm 10 truyện nhỏ), “Con gái Thủy thần” (gồm 3 truyện), “Chút thoáng Xuân Hương” (gồm 3 truyện), chùm “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết”… Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trong tương quan so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn khác, để từ đó rút ra những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản và đưa ra những luận điểm khái quát của luận văn. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra nguyên tắc chi phối sự hình thành của chúng. Từ đó, rút ra kết luận về nguyên tắc chi phối việc sáng tạo toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Là phương pháp chính, nhằm làm nổi bật sự khác biệt của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp so với các nhà văn khác trên các phương diện: cảm hứng nghệ thuật, phương pháp sáng tác, nghệ thuật biểu hiện… Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp cận được những khía cạnh cơ bản nhất đã làm nên đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để từ đó có thể xác định những đóng góp của nhà văn trong l