Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn

Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải. Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược. Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng. Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn: Cty Môi trường đô thị, 2007). Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng CTRSH. Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sự phát triển xã hội. Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận, nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự phát triển ở các thành phố lớn phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chất cho tương lai. Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trở lại với cuộc sống chúng ta. Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại các quận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên. Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhất định về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượng thu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 .

doc106 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sự cần thiết của đề tài: Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải. Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược. Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng. Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn: Cty Môi trường đô thị, 2007). Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng CTRSH. Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sự phát triển xã hội. Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận, nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự phát triển ở các thành phố lớn phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chất cho tương lai. Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trở lại với cuộc sống chúng ta. Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại các quận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên. Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhất định về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượng thu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 . Mục tiêu đề tài: Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình phân loại rác tại nguồn của địa bàn quận 6. Ý nghĩa của đề tài: Tìm ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 6 để việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận diễn ra đồng bộ từ khâu thu gom đến nhà máy tái chế. Xử lý được một lượng CTRSH khổng lồ của thành phố, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTR của thành phố nói chung và quận 6 nói riêng. Thu thập tài liệu về chương trình phân loại rác tại nguồn mà thành phố đã thực hiện thí điểm trên địa bàn quận 6. Đánh giá được những thuận lợi cũng như giới hạn của dự án thí điểm PLRSHTN trên địa bàn quận 6. Đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, công cụ pháp lý, hệ thống thu gom và vận chuyển, nhà máy chế biến phân compost và tái chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc PLRSHTN trên địa bàn quận 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác sinh hoạt từ các nguồn: Hộ gia đình Trường học Cơ quan – văn phòng Dịch vụ kinh doanh Bệnh viện, trung tâm y tế Các chợ trong quận 6 Doanh trại quân đội Rác đường phố Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong địa bàn quận 6 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận: Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Với sự gia tăng dân số cũng như mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải ngày càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý CTR cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc thực hiện PLRTN và đề xuất các giải pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý CTR một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong thời gian này. Hiện nay, lượng rác sinh hoạt đang chiếm khối lượng lớn với nhiều thành phần và tính chất khác nhau nên rất khó thu gom và xử lý. Tại các bãi chôn lấp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm do khí thải và nước rỉ rác. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước với tốc dộ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh vì thế nó thúc đẩy quá trình ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường do CTRSH ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, CTRSH là vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lý đô thị cũng như các cấp lãnh đạo của mọi cấp. Do vậy lượng CTRSH nếu không được quản lý một cách triệt để sẽ dẫn tới hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. 6.2 Phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu, tài liêu Phương pháp chuyên gia Phương pháp điều tra và khảo sát xã hội học Phương pháp thống kê và xử lý số liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 1.1 Tổng quan CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố HCM: 1.1.1 Hệ thống kỹ thuật Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị tại thành phố HCM được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị tại TP.HCM Nguồn phát sinh Tồn trữ tại nguồn Thu gom Bãi chôn lấp Trung chuyển và vận chuyển Tái sinh, tái chế và tái sử dụng Công đoạn lưu chứa Hiện tại các gia đình tự trang bị sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nilon chứa chất thải rắn. Khi đến thời gian giao rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các bọc nilon buộc chặt, để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ. Các hoạt động mua bán trên đường phố (cố định và di dộng), sinh hoạt đi lại của người dân đang là vấn đề phức tạp và nhức nhối trong việc tổ chức lưu chứa chất thải của mình. Tình trạng đường phố đầy rác do các đối tượng này xả thải bừa bãi không đúng nơi quy định là thường xuyên, liên tục và đã thành thói quen xấu khó điều chỉnh. Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết rác đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240l. Phần lớn các vị trí lưu chứa rác của các hộ gia đình, các khu chưng cư, đặc biệt khu nhà cao tầng, các điểm chợ, các điểm đặt thùng rác công cộng, ... đều không có lưu ý nghiên cứu thiết kế ban đầu hay có nhưng bố trí không hợp lý, không thuận tiện. Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí thùng rác công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức năng của thùng rác công cộng. Nhận xét: Tình trạng chất lượng vệ sinh nơi công cộng rất xấu do ý thức giữ gìn vệ sinh của một bộ phận cộng đồng dân cư kém. Người dân chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm, xử sự của mình đối với chất thải rắn do hiện nay việc bao cấp của nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều. Chưa có sự quản lý nhà nước, dẫn đến thiếu sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống lưu chứa tại nguồn. Công đoạn Quét dọn rác đường phố và vớt rác trên kênh rạch Hàng ngày, lực lượng công nhân của các Cty Dịch vụ công ích của các quận huyện phải thực hiện quét dọn vệ sinh hàng ngàn tuyến đường giao thông và vỉa hè. Để hoàn thành khối lượng công việc lớn này, hiện thành phố có trên 2.000 lao động và khoảng 1.500 phương tiện thô sơ thùng 660 lít thu gom lưu chứa chất thải. Các hoạt động cung cấp dịch vụ diễn ra từ 18 giờ chiều tối và đến 6h sáng hôm sau. Kỹ thuật quét thực hiện bằng thủ công. Kinh phí nhà nước chi trả cho hoạt động này trên 200 tỷ đồng/năm và khoản chi này đang gia tăng hàng năm. Tất cả hoạt động này đều do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thông qua nguồn ngân sách của Ủy ban nhân dân quận huyện với hình thức giao vốn kế hoạch hàng năm. Nhận xét Hệ thống quét dọn hoạt động ổn định, kết nối rất tốt và nhịp nhàng với hệ thống thu gom vận chuyển. Chỉ có một thành phần duy nhất tham gia cung ứng dịch vụ đó là nhà nước. Thiếu sự điều hành mang tính tích cực (về công nghệ, trong quản lý tác nghiệp, ....) trong quá trình cung ứng dịch vụ thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Công tác quét dọn chủ yếu bằng thủ công chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng vệ sinh (chủ yếu quét sạch rác, còn cát thì không). Kinh phí dịch vụ tăng liên tục mà chất lượng dịch vụ tăng không tương ứng. Công tác quản lý nhà nước yếu kém, công tác kiểm tra giam sát bị buôn lỏng. Tình trạng chất lượng vệ sinh sau khi quét rất xấu và diễn biến ngày càng phức tạp do ý thức người dân quá kém. Công đoạn thu gom Hệ thống thu gom rác tại nguồn do lực lượng của Cty Dịch vụ công ích của các quận huyện ( chiếm khoảng 40%) và lực lượng tư nhân rác dân lập ( chiếm khoảng 60%) cùng thực hiện cung ứng dịch vụ trên toàn địa bàn thành phố. Rác sinh hoạt từ nguồn thải ra được chứa đựng trong các thùng chứa 660 lít, xe ba gác đạp, xe đẩy tay hoặc các xe lam, xe ba gác có gắn động cơ được công nhân vệ sinh hay rác dân lập chuyển đến các điểm hẹn tập trung trên đường phố hoặc các bô, trạm trung chuyển rác gần nhất. Ở một số nơi, lực lượng rác dân lập có kết hợp quét dọn vệ sinh khu vực các con hẽm tại khu vực mình cung cấp dịch vụ mà không thu thêm kinh phí. Lực lượng rác dân lập được hình thành từ trước giải phóng đến nay. Lực lượng này có xuất thân phức tạp từ những gia đình nghèo, ở nhiều địa phương khác đến cũng như có trình độ văn hóa và hiểu biết thấp. Hoạt động của lực lượng này mang tính cha truyền con nối. Lực lượng rác dân lập là một một nhóm tư nhân với các cá thể cung cấp dịch vụ độc lập ở một số khu vực nhất định. Các khu vực này chủ yếu là những địa bàn, khu dân cư hình thành mới, hoặc ở những vùng sâu vùng xa, những nơi chưa có lực lượng thu gom của nhà nước cung cấp dịch vụ này. Những cá nhân này tự tìm kiếm địa bàn và tự trang bị phương tiện thu gom cũng như tự thống nhất về thời gian, giá dịch vụ với các hộ gia đình. Thời gian thu gom diễn ra khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của từng khu vực hoặc do lực lượng thu gom ấn định, thường diễn ra liên tục suốt cả ngày lẫn đêm. Địa bàn thu gom rất phức tạp do đặc điểm có quá nhiều các tổ chức nhà nước và tư nhân (trên 30 đơn vị), các cá thể rác dân lập (trên 2.000 người) cùng tham gia cung ứng dịch vụ trên địa bàn thành phố nói chung và một địa bàn phường xã cụ thể nói riêng. Việc cung cấp dịch vụ phần lớn không thông qua hợp đồng kinh tế và giá dịch vụ thường do tự thương thảo với mức giao động trong khoảng từ 7.000 – 15.000 đồng/hộ/tháng. Tùy theo khu vực thu gom nội thành hay ngoại thành, mặt tiền hay trong hẽm, ở các khu chung cư cao tầng hay thấp tầng, các khu dân cư cao cấp hay không cao cấp có mức giá dịch vụ thu khác nhau rõ rệt. Giá thu dịch vụ chỉ tính đến chi trả cho công đoạn thu gom ban đầu do người cung cấp dịch vụ tự thu và cân đối thu chi hoạt động. Giá dịch vụ hiện đang áp dụng được quy định cách đây gần 10 năm quá lạc hậu và không có cơ sở tính toán hợp lý trên nguyên tắc tính đúng tính đủ. Hiện nay về mặt quản lý chuyên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thông qua ngành dọc là các Phòng Tài nguyên Môi trường Quận Huyện nhưng về quản lý hành chính (nhân sự, cấp giấy hành nghề) các đường dây rác lại do các Ủy ban nhân dân các phường xã quản lý. Ở một số quận huyện, việc quản l‎ý ngành và hành chính đều do Công ty Dịch vụ công ích đảm nhận luôn. Lực lượng quản lý ở các quận quận huyện, phường xã là không có, các cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm. Hình 1.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn Nhận xét: Phương tiện thu gom của lực lượng dân lập chưa phù hợp về mặt mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường (phát tán mùi hôi và nước rỉ rác) do đa số là tự chế. Đôi khi có tình trạng đổ bỏ rác bừa bãi do ngại đi xa hoặc chờ (đến các điểm hẹn đổ quy định). Địa bàn thu gom da beo do ai thương lượng (hoặc tranh dành không lành mạnh) được với hộ dân nào (hay cụm dân cư nào) thì tiến hành thu gom ở đó. Do có quá nhiều đầu mối quản lý, nhân sự thiếu và yếu kém dẫn đến sự quản lý từ phía nhà nước không hiệu quả, khó có thể can thiệp vào công tác thu gom rác của lực lượng dân lập này (giá dịch vụ, thời gian thu gom, bảo hộ lao động, đăng ký hành nghề, …). Thiếu sự quản lý đồng bộ từ Thành phố đến địa phương, thiếu cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả cũng như thiếu các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với lực lượng này. Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa được tính toán và thu đầy đủ. Thành phố đang phải chi trả kinh phí rất lớn cho vấn đề này. Công đoạn thu gom vận chuyển Hàng ngày hệ thống thu gom vận chuyển phải giải quyết khoảng 6.000 tấn chất thải sinh hoạt. Cơ sở vật chất để giải quyết lượng rác lớn này gồm có trên 40 bô/trạm trung chuyển, trên 600 xe cơ giới các loại và có 23 đơn vị công ích và 1 Hợp tác xã tham gia cung ứng dịch vụ với khoảng trên 1.000 nhân công. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác (loại xe nhỏ hơn 4 tấn) chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom chất thải rắn ở khu vực gần trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) nhận chất thải rắn và đổ ra bãi chôn lấp Đa Phước (Bình Chánh) hoặc Phước Hiệp (Củ Chi). Tại một số điểm, chất thải rắn sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp. Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm chuyên chở 55% khối lượng chất thải rắn đô thị của TPHCM, Hợp tác xã Công nông chuyên chở 15%, phần còn lại 30% do các Công ty dịch vụ công ích các Quận, huyện chuyên chở. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ quản giao vốn sự nghiệp hàng năm bằng kế hoạch vốn cho Công ty Môi trường Đô thị. Đơn vị này là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cty Dịch vụ công ích Quận, huyện và Hợp tác xã tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố. Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông qua giao kế hoạch vốn hàng năm của UBND Quận - Huyện cho các đơn vị. Mỗi năm Nhà nước phải chi trả cho công tác trung chuyển và vận chuyển từ 200 - 250 tỷ đồng. Kinh phí này tăng lên hàng năm thông qua gia tăng khối lượng rác hàng năm và đơn giá dịch vụ ngày một tăng. Chất lượng các xe vận chuyển rác còn sử dụng được ở mức tương đối khoảng 70%, các xe vận chuyển phần lớn là xe đã qua sử dụng. Các bô rác, trạm trung chuyển phần lớn nằm lẫn trong khu dân cư và hiện nay 90% trong số này là không đảm bảo yêu cầu hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển từ nguồn ngân sách nhà nước còn quá manh mún, không đồng nhất và rất hạn chế. Nhận xét Hệ thống thu gom vận chuyển hoạt động ổn định, đảm bảo vận chuyển hết chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành phố. Có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Cơ sở hạ tầng, các phương tiện cơ giới cung ứng dịch vụ phần lớn là đã qua sử dụng, củ kỹ và lạc hậu, không đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Cần khoản kinh phí lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất. Kinh phí vận chuyển tăng liên tục tuy nhiên chất lượng dịch vụ không thay đổi nhiều. Công tác quản lý nhà nước (bao gồm công tác kiểm tra giám sát) yếu kém, chưa theo kịp tốc độ thay đổi, phát triển tự nhiên của ngành, chưa nói đến việc đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Hình 1.3. Hiện trạng hệ thống thu gom vận chuyển tại TP.HCM Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hệ thống thu gom vận chuyển tại TP.HCM Chứa trong thùng 240-660 lít (Trực tiếp) NGUỒN THẢI RÁC SINH HOẠT THƯỜNG RÁC SINH HOẠT BỆNH VIỆN CÔNG NGHIỆP (Thùng 240 L) NGUỒN THẢI RÁC XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CTRSH ĐIỂM HẸN THU GOM BÔ ÉP KÍN TRẠM TRUNG CHUYỂN TRẠM TRUNG CHUYỂN BÃI CHÔN LẤP CTRSH Công đoạn chôn lấp Hiện nay, hầu hết lượng chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh được thu gom và vận chuyển lên các bãi chôn lấp, kể cả những chất thải nguy hại. Công tác vận hành tất cả các bãi chôn lấp do Cty Môi trường đô thị thực hiện. Chôn lấp là công nghệ duy nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình chung các bãi chôn lấp rác tại TPHCM hiện nay: Công trường Đông Thạnh: đang tiếp nhận xà bần (1000tấn/ngày). Công trường Phước Hiệp: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đã ngưng tiếp nhận xử lý rác, hiện nay chỉ còn vấn đề xử lý nước rỉ rác và đóng bãi. Công trường Gò Cát: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đã ngưng tiếp nhận xử lý rác, hiện nay chỉ còn vấn đề xử lý nước rỉ rác và đóng bãi . Bên cạnh đó, hệ thống thu khí gas và chạy máy phát điện đang vận hành tốt hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Bãi chôn lấp 1A – Công trường xử lý rác Phước Hiệp: hiện bãi chôn lấp này đang tiếp nhận 3000 tấn/ngày. Đây là bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, hiện nay bãi chôn lấp này vẫn đang hoạt động quá tải với công suất tiếp nhận khoảng 6.000 tấn/ngày và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp do sự cố lún trượt rác. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước: Được thiết kế tiếp nhận 3000 tấn/ngày. Đây là bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN.doc
  • docxBIA.docx
  • docxLOI CAM ON.docx
  • docxMUC LUC.docx
  • docxNHAN XET GVHD.docx
  • docxNHIEM VU DO AN.docx
  • docxPHỤ LỤC.docx
Tài liệu liên quan