Luận văn Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và khảo nghiệm một số giống khoai tây trong điều kiện sản xuất vụ đông 2005, 2006 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc biệt là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định đời sống, chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với các chính sách hỗ trợ cho hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu được đầu tư đã tạo điều kiện cho vụ đông trở thành một vụ sản xuất phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Vụ đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, t ập quán canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗi địa phương có những cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đ ậu đỗ, khoai tây , rau ca ́ c loa ̣ i . Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và có những yêu cầu nhất định với ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh tế nhất định là làm tăng sản phẩm lương thực, thực phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghi ệp. Vấn đề là ở chỗ lựa chọn cây trồng nào kinh tế hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, của cơ sở sản xuất.

pdf108 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và khảo nghiệm một số giống khoai tây trong điều kiện sản xuất vụ đông 2005, 2006 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MAI THẢO ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY VÀ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2005, 2006 TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH : TRỒNG TRỌT MÃ SỐ : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS TRẦN NGỌC NGOẠN THÁI NGUYÊN 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MAI THẢO ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY VÀ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2005, 2006 TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn ngày, trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của: Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, thầy đã giúp đỡ tận tình về phương hướng và phương pháp nghiên cứu cũng như hoàn thiện luận văn. Khoa sau Đại học, khoa Nông học, cán bộ phòng thực hành bộ môn sinh lý, sinh hoá - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các thầy cô giáo khoa Nông học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình, các anh chị, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, năm 2008 Nguyễn Thị Mai Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Muc đích và yêu cầu......................................................................................4 1.1. Mục đích .................................................................................................... 4 1.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 1.2. Giới thiệu chung về cây khoai tây .............................................................. 6 1.2.1. Nguồn gốc, phân loại khoai tây ....................................................... 6 1.2.2. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây . .................... 7 1.3. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 9 1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ....................................... 9 1.3.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu. ..................................... 10 1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Á ......................................... 11 1.3.4. Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vực Đông Nam Á ................ 12 1.3.5. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam .................................... 12 1.3.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc .......... 15 1. 4. Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ................ 17 1.4.1. Nghiên cứu về giống khoai tây ..................................................... 17 1.4.2.Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây…………...….…….32 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35 2.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây trong cơ cấu sản xuất cây vụ đông ............................................................................................. 35 2.1.2. Khảo nghiệm 5 giống khoai tây vụ đông tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 35 2.1.3. Mô hình trình diễn giống khoai tây có triển vọng đưa vào sản xuất với diện tích 2,8800m2 (8hộ) ...................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 2.2. Vật liệu - Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 35 2.2.1. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................ 35 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 35 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ........................................................... 41 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………… ..... ..42 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Đồng Hỷ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất khoai tây……………………….………………… …42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................... .....42 3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội......................................................... ......42 3.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ Đông 2005, 2006 tại Thái Nguyên 43 3.2. Tình hình sản xuất cây khoai tây ở Thái Nguyên......... ........... ................47 3.3. Tình hình sản xuất cây khoai tây tại huyện Đồng Hỷ............................ ..49 3.3.1. Tình hình sản xuất một số loại cây trồng vụ đông năm 2005 tại huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên........................................ ..................49 3.3.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của hộ nông dân…………………………………………………… . …50 3.3.3. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn h ạn chế tới khả năng sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên.. ......................... .……..51 3.4. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông 2005………………………………………………..…54 3.4.1. Thời gian từ trồng đến mọc…………………………….….…..55 3.4.2. Thời gian trồng đến phân cành ……………………….……….56 3.4.3. Thời gian từ trồng đến làm củ…………………………… .. …57 3.4.4. Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch…………………………57 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm………………………………………………………………….58 3.5.1. Chiều cao cây của các giống khoai tây khảo nghiệm qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển…………………………………………..58 3.5.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm………………………………… .. ……………………61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 3.6. Khả năng chống chịu của các giống khoai tây khảo nghiệm trong vụ đông 2005 ………………………………………………... ……………………….64 3.6.1. Sâu xám (Agrotisypsilon Rott)……… ………………………..65 3.6.2. Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum)........... . ................65 3.6.3. Bệnh mốc sương (Phitophthora infestans)…………… ……….66 3.6.4. Khả năng chống đổ……………………………………… ……..66 3.7. Đặc điểm củ của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm vụ đông 2005……………………………………………………………… …….67 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm vụ đông 2005…………………………………………… …….68 3.8.1. Các yếu tố cấu thành năng suất……………...…...……… …..68 3.8.2. Năng suất lý thuyết............................................................ ......72 3.8.3. Năng suất thực thu............................................................. ...... 74 3.8.4. Năng suất củ khô (NSCK) của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm................................................................................................................. ...........74 3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm....... .........75 3.10. Kết quả trình diễn giống khoai tây Diamant vụ đông 2005............. ......76 3.10.1. Đặc điểm sinh trưởng và năng suất của giống khoai tây Diamant trong vụ đông 2005…………………………………………………… . ……77 3.10.2. Kết quả năng suất khoai tây trình diễn trong vụ Đông 2006….. . 78 3.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống cây trồng trong điều kiện vụ đông 2006 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên................................... 79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. . .........81 1. Kết luận 2. Đề nghị Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 84 Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC NHỮNG TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Chữ đƣợc viết tắt CIP Trung tâm nghiên cứu khoai tây quốc tế Cs Cộng sự Đ/c Đối chứng FAO Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc g gam HSDT Hệ số diện tích NSCT Năng suất củ tươi NSCK Năng suất củ khô NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NSTK Năng suất thống kê TQ Trung Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Năng suất năng lượng và protein của một số cây lương thực .......... 8 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ........................................ 9 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu ................ 10 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á .................. 11 Bảng 1.5: Một số quốc gia có diện tích trồng khoai tây lớn nhất thế giới ...... 12 Bảng 1.6: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam....................................... 13 Bảng1.7: Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2005 ............................................................................... 15 Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ đông năm 2005 - 2006 tại Thái Nguyên .................................................................................. 44 Bảng 3.2: Tình hình sản xuất khoai tây vụ đông ở Thái Nguyên trong 3 năm (2004 – 2007) ................................................................................. 48 Bảng 3.3: Tình hình sản xuất một số loại cây vụ đông năm 2005 tại huyện Đồng Hỷ..........................................................................................................49 Bảng 3.4. Cơ cấu giống khoai tây của hộ nông dân ........................................ 50 Bảng 3.5. Mức độ đầu tư cho khoai tây .......................................................... 51 Bảng 3.6: Những khó khăn trong sản xuất khoai tây vụ đông của các h ộ nông dân ................................................................................ 52 Bảng 3.7: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông 2005 ..................................................................... 55 Bảng 3.8. Tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây khảo nghiệm qua các thời kỳ vụ đông 2005 ......................................................... 59 Bảng 3.9: Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống khoai tây thí nghiệm 62 Bảng 3.10: Một số loại sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các giống khoai tây thí nghiệm trong vụ đông 2005 ............................ 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Bảng 3.11: Đặc điểm củ của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông năm 2005 ........................................................................... ....67 Bảng 3.12: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông 2005 ................................................. .....69 Bảng 3.13: Tỷ lệ củ phân theo đường kính củ .............................................. ..71 Bảng 3.14: Năng suất của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông năm 2005 ................................................................................... ....73 Bảng 3.15: Tỷ lệ chất khô và NSCK của các giống khoai tây khảo nghiệm .. 75 Bảng 3.16: Hạch toán kinh tế sơ bộ của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm vụ đông 2005 ..................................................................... 76 Bảng 3.17: Đặc điểm sinh trưởng, sinh lý và năng suất của giống khoai tây trong vụ đông 2006.........................................................................77 Bảng 3.18: Kết quả năng suất khoai tây của một số nông hộ..........................78 Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính trong vụ đông 2006 ................................................................................................ 79 Biểu đồ 1: Năng suất lý thuy ết và năng suất thực thu của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông 2005 ............................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc biệt là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định đời sống, chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với các chính sách hỗ trợ cho hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu được đầu tư đã tạo điều kiện cho vụ đông trở thành một vụ sản xuất phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Vụ đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, tập quán canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗi địa phương có những cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đậu đỗ, khoai tây , rau các loại . Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và có những yêu cầu nhất định với ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh tế nhất định là làm tăng sản phẩm lương thực, thực phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Vấn đề là ở chỗ lựa chọn cây trồng nào kinh tế hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, của cơ sở sản xuất. Là một trong những loại cây trồng quen thuộc, cây khoai tây (Solanum Tuberosum. L) vừa là cây lương thực, đồng thời là cây th ực phẩm có giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới (Hồ Hữu An và cs , Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 2005) [1]. Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích giá trị thực phẩm của khoai tây , cho thấy thành phần của nó khá cân đối về các chấ t cần thiết cho nhu cầu “ăn đủ chất” của con người . Trong 100g khoai tây có : các hydratcacbon 19g (trong đó có 16g tinh bột , 2,2g chất xơ ), 0,1g chất béo , 3g protein và 75g nước . Bên cạnh đó , khoai tây còn chứa những vi chất dinh dưỡng giá trị , đặc biệt các vitamin (bao gồm vitamin B 1 0,08mg (8%), vitamin B 2 0 ,03mg (2%), vitamin B 3 1 ,1mg (7%), vitamin B 6 (19%), vitamin C 20mg (33%) cùng với những khoáng chất như canxi 12mg, sắt 1,8mg, magiê 23mg, photpho 57mg, kali 421mg, natri 61mg) (Web dep.com.vn) [ 39]. Ngày nay , ở những nước có nền nông nghiệp hiện đại , chăn nuôi gia súc và gia cầm tập trung , khoai tây còn được dành một số lượng lớn để làm thức ăn gia súc với mục đích nhằm biến protit thự c vật thành protit động vật như thịt , sữa, bơ. Tính trung bình nếu 1 ha khoai tây đạt sản lượng 100 tạ và tính hàm lượng tinh bột trung bình là 18% và protit là 2% thì trên 1 ha đó sẽ thu được 1800 kg tinh bột (tương đương với 4,5 tấn lúa ) và 200 kg protit thực vật (tương đương với 606 kg đậu tương hoặc 1212 kg thịt lợn ) (Nguyễn Văn Thắng và cs , 1978) [ 28]. Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một đơn vị trồng trọt thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, cao hơn lúa nước 1,3 lần và cao hơn ngô 2,2 lần (Leviel, 1986) (dẫn theo Lê Sỹ Lợi , 2001) [ 13]. Hiện nay trên thế giới khoai tây được coi là một trong 4 cây trồng quan trọng nhất trong các cây lương thực , thực phẩm, được xếp thứ tư s au lúa mì , ngô, lúa nước và ngày nay cây khoai tây là một trong bốn loại cây ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại , nó không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu người mà còn ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của thế giới (web khoahoc.com.vn) [38]. Khoai tây là cây lương thực , thực phẩm ngắn ngày , có giá trị dinh dưỡng cao , có khả năng trồng trọt được ở nhiều vùng tại Việt Nam . Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào trồng khá phổ biến tại các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm tận dụng ưu thế về đất đai , khí hậu, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân , đa dạng hóa cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho miền núi . Tuy nhiên, việc phát triển diện tích trồng khoai tây ở miền núi nói chung còn nhiều hạn chế về giống, kỹ thuật trồng trọt…chính vì vậy mà trong những năm qua việc phát triển sản xuất khoai tây còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có , năng suất và sản lượng còn thấp. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc nước ta với diện tích đất tự nhiên hơn 3532 km2 và dân số trên 1 triệu người. Thái Nguyên không ch ỉ là một tỉnh có thế mạnh về phát triển công nghiệp mà còn là tỉnh có một nền nông nghiệp khá vững chắc. Tỉnh rất chú trọng vào việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp nâng cao năng suất, sản lượng lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Những năm trở lại đây nh ờ thực hiện chiến lược "cánh đồng 50 triệu đồng/ha", cây khoai tây đã được quan tâm và đầu tư phát triển, người dân từng bước đã đưa khoai tây làm cây trồng vụ đông trong cơ cấu sản xuất 3 vụ song năng suất và phẩm chất khoai tây còn thấp . Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất thấp và chất lượng khoai tây kém , trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu bộ giống và nguồn giống chất lượng kết hợp với kỹ thuật canh tác chư a phù hợp của người dân trồng khoai tây . Vì vậy để mở rộng diện tích khoai tây thì vấn đề cấp thiết là phải có bộ giống cho năng suất cao và ổn đ ịnh. Giống tốt là tiền đề để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt song không phải ở bất kỳ điều kiện sinh thái nào giống cũng phát huy hết tiềm năng năng suất của nó . Để góp phần ch ọn ra những gi ống phù hợp với từng vùng sinh thái chúng tôi thực hiện đề tài: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 "Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và khảo nghiệm một số giống khoai tây trong điều kiện sản xuất vụ đông 2005, 2006 tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên". 2. Mục đích và yêu cầu 2.1. Mục đích Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng và thử nghiệm, giới thiệu một số giống khoai tây có khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất vụ Đông tại tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Đồng Hỷ nói riêng. 2.2. Yêu cầu - Điều tra hiện trạng sản xuất cây khoai tây vụ Đông tại huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. - Khảo nghiệm một số giống khoai tây có triển vọng tại xã Nam Hoà - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung
Tài liệu liên quan