Luận văn Đổi mới quản lý ở công ty xăng dầu Lào

Trong xu hướng mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu thì ngành kinh doanh xăng dầu có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), vì xăng dầu của Lào hầu như phải nhập khẩu toàn bộ. Công ty Xăng dầu Lào là một công ty lớn và có tầm quan trọng của đất nước Lào. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Qua những năm thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhất là từ năm 1990 đến nay, Công ty Xăng dầu Lào đã có những bước phát triển đáng kể, quản lý của Công ty Xăng dầu, so với trước, đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ trong điều kiện mới, cũng như so với năng lực của mình, Công ty Xăng dầu Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, khiếm khuyết làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao. Vì thế, để đảm đương được vai trò của mình, Công ty Xăng dầu Lào cần đổi mới quản lý. Để đóng góp vào công cuộc tiếp tục đổi mới đó, đề tài: "Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào" được chọn nghiên cứu trong luận văn.

doc96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý ở công ty xăng dầu Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu thì ngành kinh doanh xăng dầu có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), vì xăng dầu của Lào hầu như phải nhập khẩu toàn bộ. Công ty Xăng dầu Lào là một công ty lớn và có tầm quan trọng của đất nước Lào. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Qua những năm thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhất là từ năm 1990 đến nay, Công ty Xăng dầu Lào đã có những bước phát triển đáng kể, quản lý của Công ty Xăng dầu, so với trước, đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ trong điều kiện mới, cũng như so với năng lực của mình, Công ty Xăng dầu Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, khiếm khuyết làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao. Vì thế, để đảm đương được vai trò của mình, Công ty Xăng dầu Lào cần đổi mới quản lý. Để đóng góp vào công cuộc tiếp tục đổi mới đó, đề tài: "Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào" được chọn nghiên cứu trong luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho tới nay, ở những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới quản lý thương mại theo cơ chế thị trường đã được công bố. Đặc biệt, việc chuyển ngành xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường đang là vấn đề gây tranh luận hết sức sôi nổi. Thực tế đã có một số luận văn, bài báo, tạp chí... đề cập đến từng mặt, từng vấn đề trong kinh doanh ngành hàng xăng dầu như: - Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế: Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, của Nguyễn Cao Vãng, Hà Nội, 1995. - Luận văn cao học, chuyên ngành Kinh tế thương mại: Thúc đẩy hoạt động tái xuất khẩu xăng dầu ở Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, của Phạm Đức Thắng, Hà Nội, 2004. - Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế của học viên Lào viết về vấn đề: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, của Phô Thi Lát Phôm Phô Thi, Hà Nội, 2005... Các tác giả trên đã đề cập một số vấn đề về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên chưa có công trình nào trùng lặp với hướng nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn: là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào, từ đó đề xuất hướng đổi mới quản lý ở Công ty trong thời gian tới. - Nhiệm vụ của luận văn: + Khái quát cơ sở lý thuyết của quản lý công ty kinh doanh xăng dầu trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. + Phân tích thực trạng quản lý của Công ty Xăng dầu Lào trong những năm gần đây. + Đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý ở Công ty Xăng dầu thuộc nước CHDCND Lào. - Thời gian xem xét chủ yếu là từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Dựa trên cơ sở lý thuyết hiện có về quản lý công ty kinh doanh xăng dầu, quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước CHDCND Lào và số liệu thống kê của Công ty Xăng dầu Lào, luận văn phân tích, tổng hợp, khái quát để rút ra các kết luận cần thiết. Trong khi luận chứng, luận văn có sử dụng kinh nghiệm của một số công ty khác (nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) để làm đối tượng so sánh. Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành phân tích các ý kiến trả lời phỏng vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu ở Lào. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Khái quát lý thuyết về quản lý kinh doanh xăng dầu. - Tổng thuật kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh xăng dầu. - Làm rõ thực trạng quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để các nhà quản lý Công ty Xăng dầu Lào có thể tham khảo nhằm xây dựng một cơ chế quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty Xăng dầu Lào trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về quản lý công ty kinh doanh xăng dầu ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào 1.1. Đặc điểm và vai trò của kinh doanh xăng dầu ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào 1.1.1. Khái niệm kinh doanh xăng dầu Ngày nay, xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo cho các ngành kinh tế và nhiều hoạt động xã hội phát triển, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chính vì thế, sản xuất và kinh doanh xăng dầu trở thành ngành hàng có vai trò chiến lược ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái niệm kinh doanh xăng dầu bao hàm nhiều nội dung đa dạng. Có thể hiểu kinh doanh xăng dầu theo nghĩa rộng, bao gồm từ khâu khai thác, lọc dầu, vận chuyển đến phân phối. Cũng có thể hiểu kinh doanh xăng dầu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm khâu mua, vận chuyển, lưu giữ và phân phối. Thuật ngữ kinh doanh xăng dầu trong luận văn này được sử dụng theo nghĩa hẹp cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh xăng dầu ở Lào. Ngay cả khi hiểu theo nghĩa hẹp, kinh doanh xăng dầu cũng bao gồm nhiều công đoạn và nghiệp vụ như: tìm kiếm và xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn sản xuất và cung ứng dầu mỏ trên thế giới; thuê hoặc tự mình vận chuyển xăng dầu đến những địa điểm cần thiết; xây dựng các kho chứa, xây dựng mạng lưới phân phối bán lẻ và bán buôn trên thị trường. Đối với các nước chậm phát triển, chưa có khả năng khai thác và lọc dầu trong nước, như CHDCND Lào, thì toàn bộ xăng dầu đều phải nhập khẩu và việc vận chuyển phần lớn dầu từ nước ngoài về biên giới quốc gia phải thuê các công ty của nước ngoài. Ngoài ra, máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh và vận chuyển xăng dầu cũng phải nhập khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gồm nhiều loại. Có loại doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp từ khâu mua buôn đến khâu bán lẻ thông qua các cây xăng. Có doanh nghiệp kinh doanh khâu nhập khẩu xăng dầu và bán buôn cho các doanh nghiệp khác. Có doanh nghiệp chuyên bán lẻ xăng dầu trên thị trường nội địa; có doanh nghiệp đảm nhận khâu kho bãi và vận chuyển…Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số khâu trong quy trình kinh doanh xăng dầu tuỳ theo thế mạnh và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc tự trang trải và có lãi, mặt khác, phải phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước. Nếu chỉ vì lợi nhuận hoặc đơn thuần do quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường quyết định, mà nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động sản xuất và đời sống khác của xã hội. Do vậy, hình thức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu phải luôn luôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Nhà nước đều quy định mức lợi nhuận hợp lý cho kinh doanh xăng dầu. ở CHDCND Lào, giá bán xăng dầu do Nhà nước khống chế, chỉ đạo. Cần phân biệt lợi ích trực tiếp của kinh doanh xăng dầu và phần đóng góp vào tổng lợi ích xã hội của nó. Lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu, một mặt, chịu tác động trực tiếp của điều kiện kinh tế - xã hội thông qua chủ trương, chính sách của Chính phủ, mặt khác, lợi ích của hoạt động này còn gián tiếp biểu hiện thông qua hiệu quả chung của nền kinh tế - xã hội. Đặc điểm trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu phải chú ý các khía cạnh sau: - Phải luôn gắn chiến lược phát triển ngành kinh doanh xăng dầu với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. - Nhà nước phải có cơ chế, chính sách tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm: + Định hướng và kiểm soát được hoạt động này. + Bảo đảm cho hoạt động này vừa có thu nhập hợp lý vừa phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống. Trong kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhập khẩu sao cho có lợi nhất và tìm được bạn tin cậy nhất để dễ ứng trước. 1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh xăng dầu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.2.1. Kinh doanh xăng dầu ở Lào là một ngành đặc biệt Xăng dầu là một đối tượng kinh doanh có tính đặc thù. Xăng dầu không chỉ là một loại hàng hoá có đặc điểm giống như các loại hàng hoá khác mà còn có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh chúng. Tính chất đặc thù của loại hàng hoá này thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau đây: - Xăng dầu (trừ mỡ bôi trơn) đều ở thể lỏng, rất dễ bốc cháy, rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ trên 230C với áp suất trên 100 áp mốt phe, chỉ cần một tia lửa điện phóng qua có thể gây phản ứng sinh nhiệt làm xăng bốc cháy. Đặc điểm này đòi hỏi công tác phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu phải hết sức nghiêm ngặt. Do đó, phương tiện và thiết bị sử dụng trong kinh doanh xăng dầu đều phải là những phương tiện thiết bị chuyên dùng. Công tác phòng cháy chữa cháy luôn gắn liền với toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu. - Xăng dầu là một loại sản phẩm rất dễ bị hao mòn "vô hình". Trên thực tế kinh doanh xăng dầu luôn phải chấp nhận tỷ lệ hao mòn vô hình này. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh xăng dầu cần phải tính toán và có biện pháp hạn chế hao hụt để góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Xăng dầu là mặt hàng rất dễ bị kém hoặc mất phẩm chất. Đặc tính này đòi hỏi quy trình nhập, xuất, phương tiện tồn chứa, loại hình và phương tiện vận tải, kỹ thuật bảo quản và sử dụng xăng dầu phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và phải có những giải pháp về kỹ thuật, tổ chức quản lý trong quá trình kinh doanh xăng dầu, nếu không sẽ làm cho xăng dầu bị kém phẩm chất. Xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây nhiều hậu quả như: + Xăng và dầu Diezel kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá trình kích nổ và phá huỷ động cơ; nếu dầu bôi trơn không có độ nhớt bảo đảm, không chỉ làm cho quá trình bào mòn kim loại diễn ra nhanh hơn mà còn sinh ra một hàm lượng quá quy định các chất dẫn đến phản ứng nhiệt mạnh hơn, phá huỷ máy móc thiết bị. + Việc kinh doanh xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây ra tác hại lan truyền và trực tiếp phá huỷ năng lực sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt sản xuất và đời sống xã hội. - Xăng dầu còn chứa đựng nhiều hoá chất độc hại đối với cơ thể con người như chì, lưu huỳnh, axít... Vì thế, những người lao động tiếp xúc với xăng dầu phải được bảo đảm phòng ngừa độc hại, phải có chế độ bảo hộ lao động và thực hiện các thao tác lao động theo một quy trình công nghệ chặt chẽ. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải bảo vệ môi trường xung quanh nơi tồn chứa xăng dầu, tránh gây nên ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống xung quanh. Những đặc điểm lý hoá kể trên của mặt hàng xăng dầu đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải bảo đảm các mặt: kỹ thuật trong kinh doanh, phương tiện chuyên dùng cho kinh doanh, an toàn trong kinh doanh... để cho quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường. Do xăng dầu là hàng hoá có tính đặc biệt, nên kinh doanh xăng dầu cũng có những yêu cầu, đặc điểm riêng và bị chi phối bởi các nhân tố sau đây: + Xăng dầu là một chất lỏng có yêu cầu cao về kỹ thuật và chất lượng đòi hỏi phải có quy trình tồn chứa, cơ sở vật chất tối thiểu, bảo quản kỹ càng, vận chuyển nghiêm ngặt với những phương tiện vận chuyển, thiết bị chứa đựng bơm rót chuyên dùng hiện đại hoá, tự động hoá cao. + Xăng dầu được tiêu dùng, sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, trên mọi địa bàn dân cư khác nhau trên cả nước, đòi hỏi phải có mạng lưới hợp lý, giảm chi phí lưu thông vận chuyển, quản lý tốt được chất lượng hàng hoá. + Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, nhưng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là về thuế, giá cả, chất lượng hàng hoá, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của các chủ thể tham gia kinh doanh, lợi ích của nhà nước và lợi ích xã hội. + Phải có đội ngũ cán bộ chuyên dụng, có tay nghề giỏi để lắp đặt, sửa chữa kịp thời các phương tiện kinh doanh. 1.1.2.2. Kinh doanh xăng dầu ở Lào luôn gắn với các biến động trên thị trường thế giới Kinh doanh xăng dầu hiện nay ở nước CHDCND Lào thực chất là kinh doanh hàng hoá nhập khẩu. Hiện nay khối lượng xăng dầu tiêu dùng ở nước CHDCND Lào 100% là hàng nhập khẩu, cho nên giá cả xăng dầu phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới và khu vực. Ngoài ra giá thành của xăng dầu chịu thêm: chi phí vận chuyển từ nước xuất khẩu về Lào, vận chuyển nội địa, chi phí bốc dỡ, chi phí bảo quản, thuế nhập khẩu... nên giá thành xăng dầu ở nước CHDCND Lào thường cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Trong kinh doanh xăng dầu ở Lào cần chú ý các vấn đề sau: - Xác định nhu cầu tiêu dùng trong nước một cách chính xác, để có kế hoạch nhập khẩu đúng tiến độ, đúng kế hoạch (trong đó có tính đến những yếu tố khan hiếm, có dự trữ quốc gia) cân đối được cung - cầu thị trường, ổn định giá cả. - Tổ chức phân phối nguồn hàng từ nước xuất khẩu về các đầu mối trong nước một cách hợp lý, đảm bảo quãng đường vận chuyển của hàng hoá là ngắn nhất, tiết kiệm chi phí. - Hợp lý hoá, tối ưu hoá các phương tiện vận chuyển, cầu, đường, cảng nhập kho, bể chứa để tiết kiệm chi phí. - Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành phải bảo đảm theo một quy hoạch thống nhất, vừa tiết kiệm đầu tư, vừa có khả năng sử dụng triệt để, hợp lý cơ sở vật chất - kỹ thuật. - Kinh doanh xăng dầu đòi hỏi người làm kinh doanh phải nắm vững thị trường quốc tế và khu vực, các luật lệ quốc tế. Để có một lít xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống xã hội ở nước CHDCND Lào, doanh nghiệp thường vận chuyển hàng hoá theo một chu trình: Nước xuất khẩu (Việt Nam - Thái Lan) ị Vận chuyển ị Kho trong nước ị Vận chuyển trong nước ị Đến các kho chi nhánh các tỉnh ị Các điểm bán lẻ ị Người tiêu dùng. Mỗi chu trình vận chuyển hàng hoá đều qua các khâu: giao nhận, vận chuyển, dịch vụ kỹ thuật, phương thức thanh toán..., mỗi khâu trong chu trình đòi hỏi phải có một công nghệ kỹ thuật, nghiệp vụ thích hợp. Kinh doanh hàng nhập khẩu, doanh nghiệp không những phải chịu sự tác động của cơ chế quản lý trong nước, mà còn chịu tác động của các quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực, tác động của nước xuất hàng hoá... Vì thế, kinh doanh xăng dầu có những yêu cầu của ngành hàng có tính quốc tế, trong đó chứa đựng rất nhiều vấn đề phức tạp mà việc giải quyết nó không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế. Do tính quốc tế của kinh doanh xăng dầu, nên các đặc tính phức tạp khác của nó lại càng tăng thêm. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào phải luôn gắn chặt với thị trường xăng dầu quốc tế và thị trường xăng dầu khu vực để có đối sách hợp lý. Nếu không chủ động đối phó thì ngành kinh doanh xăng dầu ở CHDCND Lào sẽ gặp nhiều rủi ro, gây bất lợi không chỉ cho ngành mà còn cho nền kinh tế. 1.1.2.3. Kinh doanh xăng dầu ở Lào có tính cạnh tranh đặc biệt Dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên các quốc gia đều có chiến lược riêng về khai thác, chế biến và xuất khẩu xăng dầu. Chiến lược của mỗi quốc gia cộng với nguồn dầu mỏ khan hiếm và quy trình khai thác, vận chuyển hiện đại làm tăng mức cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu. Mức độ cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh xăng dầu biểu hiện dưới các khía cạnh sau: trên thị trường ở nước CHDCND Lào hiện nay đã có 16 công ty hoạt động kinh doanh xăng dầu cạnh tranh với nhau và đều cạnh tranh gay gắt ở cả công đoạn nhập khẩu lẫn công đoạn phân phối cho người tiêu dùng, nhất là ở công đoạn mua bán sản phẩm và hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất và đời sống xã hội nhằm mục đích kiếm lời. Kinh doanh xăng dầu ở Lào có đặc điểm cơ bản là hoạt động kinh doanh không gắn trực tiếp với khai thác và chế biến sản phẩm trong nước mà là kinh doanh hàng hóa nhập khẩu từ nước Việt Nam, Thái Lan. Các công ty phải chủ động tính toán mức lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước. Các công ty của nhà nước càng không được phép hoạt động chỉ vì lợi nhuận hoặc đơn thuần do quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường quyết định mà phải chú ý đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội trong nước. Kế hoạch, mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu của công ty phải luôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Nói cách khác, kinh doanh xăng dầu trong cơ chế thị trường ở nước CHDCND Lào, khi xử lý các vấn đề lợi nhuận, giá cả, các quyết định của công ty nhà nước, ngoài sự tác động các quy luật của thị trường, còn phụ thuộc vào vai trò điều tiết của Chính phủ qua chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ: Khi giá xăng dầu thế giới tăng, các công ty nhà nước không được tăng giá bán vì Chính phủ khống chế giá bán tối đa. Đặc điểm trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Lào phải chú ý những vấn đề cơ bản sau đây: - Phải gắn chiến lược phát triển ngành xăng dầu với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Nhà nước có cơ chế chính sách tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm: định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu và kiểm soát được hoạt động này, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có thu nhập hợp lý vừa phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống và an ninh - quốc phòng, ổn định thị trường, ổn định giá cả. - Kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào hiện nay phải quan tâm đến nguồn nhập thuận lợi, giá thành hạ, các điểm kinh doanh thuận tiện phục vụ khách hàng tốt nhất, đảm bảo được hiệu quả trong kinh doanh. 1.1.2.4. Kinh doanh xăng dầu ở Lào đòi hỏi vốn lớn, cơ sở hạ tầng tốn kém Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, mối quan hệ đó thể hiện trên cả hai phương diện: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của đất nước quyết định quy mô và trình độ hiện đại của các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu là một bộ phận cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, đóng góp và mở rộng quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hệ thống bến cảng, hệ thống vận tải đường thuỷ bộ, đường sắt, hệ thống kho chứa, đường ống dẫn xăng dầu, cửa hàng xăng dầu... vừa là cơ sở, điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu vừa là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Những hệ thống này nếu mở rộng và hiện đại không những bảo đảm cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi và hiệu quả mà là sự mở rộng tiềm lực và thế lực phát triển của nền kinh tế. Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông... vừa là những mạch máu của nền kinh tế, vừa đồng thời là hệ thống để xăng dầu vận động và toả đi phục vụ phát triển kinh tế. Quan điểm toàn diện và đúng đắn trong việc xây dựng, mở rộng và hiện đại hoá các cơ sở phục vụ kinh doanh xăng dầu cũng phải được xem là quá trình tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Vì vậy, có thể coi đầu tư cho phát triển hệ thống bảo đảm kinh doanh xăng dầu cũng đồng thời là đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Việc sử dụng triệt để và có hiệu quả hệ thống bảo đảm kinh doanh xăng dầu không chỉ là trách nhiệm của bản thân ngành kinh doanh này mà còn là trách nhiệm của xã hội Hoạt động kinh doanh xăng dầu còn trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu đường ống dẫn bị giò, rỉ, mặt sông, mặt biển bị dầu loang, độ kín của kho chưa chặt chẽ và phương tiện vận chuyển không bảo đảm... không chỉ làm tăng mức thất thoát xăng dầu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn trực tiếp gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Thực tế trong nước và thế giới cho thấy, các vụ cháy nổ, đắm tàu, vỡ đường ống dẫn dầu... đã gây bao tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống. Hơn nữa, bảo vệ môi trường là một đòi hỏi tất yếu và vô cùng nghiêm ngặt. Việc xây dựng cảng biển, kho chứa, đường ống dẫn, sử dụng phương tiện vận chuyển và quy chế sử
Tài liệu liên quan