Luận văn Giải pháp hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La

Lịch sử phát triển nhân loại, suy cho tới cùng, là phát triển con người. Hay nói cách khác, mục tiêu của sự phát triển nhân loại không phải là tạo thêm nhiều “vật phẩm”, hàng hóa và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Đối với con người thì sức khỏe lại là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó đồng nghĩa nếu chúng ta coi con người là nguồn lực phát triển thì sức khỏe cũng chính là nguồn lực phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Giữ gìn sức khỏe, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Dân cường thì Quốc thịnh.” (Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Hay như người ta cũng có thể lý luận rằng một dân tộc khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phát triển nhân loại. Giáo sư Amrtya Sen, người đạt giải Nobel về kinh tế đã viết: “Sức khỏe là một trong những tiềm năng cơ bản nhất đem lại giá trị cho cuộc sống con người”. Kế thừa những tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn coi sức khỏe là cái đích của tiến trình phát triển và luôn được đặt ở vị trí cao. “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người và toàn xã hội” ( Theo Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010). Bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân là mối quan tâm thường xuyên của Ðảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm cao quý của tất cả các ngành, các đoàn thể, mà trước hết là của Ngành Y tế.

doc103 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT YTCS Y tế cơ sở KCB Khám chữa bệnh YTDP Y tế dự phòng CSBVSKND Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện đa khoa TTYT Trung tâm y tế TTBYT Trang thiết bị y tế KT-XH Kinh tế - xã hội CSYT Cơ sở y tế CBYT Cán bộ y tế NSNN Ngân sách nhà nước BHYT Bảo hiểm y tế DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ PHÂN CẤP MẠNG LƯỚI Y TẾ VIỆT NAM 4 Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM 6 Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA 31 Bảng 1.1: MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH CÁC MẶT NĂNG LỰC CỦA CBYT…. 16 Bảng 1.2: CÁC MỤC TIÊU CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ EM ĐẾN NĂM 2020 23 Bảng 1.3: MỘT SỐ MỤC TIÊU CSBVSKND TỈNH SƠN LA ĐẾN 2020 25 Bảng 2.1: THỰC TRẠNG NHÀ LÀM VIỆC HỆ THỐNG YTDP TUYẾN TỈNH TỈNH ĐẾN 31/12/2007 35 Bảng 2.2: TỔNG HỢP NHÂN LỰC Y TẾ TUYẾN TỈNH 2006, 2007 37 Bảng 2.3: THỰC TRẠNG NHÀ LÀM VIỆC YTDP TUYẾN HUYỆN TÍNH ĐẾN 31/12/2007. 39 Bảng 2.4: TỔNG HỢP NHÂN LỰC Y TẾ TUYẾN HUYỆN 2006, 2007 40 Bảng 2.5: TỔNG HỢP NHÂN LỰC TOÀN NGÀNH Y TẾ 2006, 2007 43 Bảng 2.6: KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH NĂM 2008 46 Bảng 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH 2008 47 Bảng 2.8: KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA NĂM 2008 51 Bảng 2.9: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CSSKSS GIAI ĐOẠN 2003-2007 52 Bảng 2.10:TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2003-2008 53 Biểu đồ 1.1: CƠ CẤU GDP TỈNH SƠN LA NĂM 2007, 2008 (%) 19 Biểu đồ 1.2: DỰ BÁO NHU CẦU CBYT ĐẾN NĂM 2020 (người) 26 Biểu đồ 1.3: DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 (m2) 26 Biểu đồ 1.4: NHU CẦU SỬ DỤNG GIƯỜNG BỆNH TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 27 Biểu đồ 2.1: SỐ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH TƯ NHÂN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2003 - 2007 44 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn. Lịch sử phát triển nhân loại, suy cho tới cùng, là phát triển con người. Hay nói cách khác, mục tiêu của sự phát triển nhân loại không phải là tạo thêm nhiều “vật phẩm”, hàng hóa và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Đối với con người thì sức khỏe lại là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó đồng nghĩa nếu chúng ta coi con người là nguồn lực phát triển thì sức khỏe cũng chính là nguồn lực phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Giữ gìn sức khỏe, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công…Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Dân cường thì Quốc thịnh.” (Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Hay như người ta cũng có thể lý luận rằng một dân tộc khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phát triển nhân loại. Giáo sư Amrtya Sen, người đạt giải Nobel về kinh tế đã viết: “Sức khỏe là một trong những tiềm năng cơ bản nhất đem lại giá trị cho cuộc sống con người”. Kế thừa những tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn coi sức khỏe là cái đích của tiến trình phát triển và luôn được đặt ở vị trí cao. “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người và toàn xã hội” ( Theo Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010). Bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân là mối quan tâm thường xuyên của Ðảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm cao quý của tất cả các ngành, các đoàn thể, mà trước hết là của Ngành Y tế. Sơn La là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước. Ngành y tế Sơn La có vinh dự và trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho hơn 01 triệu dân trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng được nhiệm vụ cao cả và nặng nề này, ngành y tế Sơn La cần phải có một hệ thống y tế đủ mạnh, một mạng lưới y tế rộng khắp, một đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng cao với cơ sở và trang thiết bị hiện đại. Trong thời kỳ đổi mới, ngành y tế Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực: mạng lưới y tế của tỉnh được củng cố về mọi mặt, cơ sở vật chất được tăng cường, các loại hình dịch vụ y tế trong phòng bệnh, khám chữa bệnh được đa dạng hoá đã cùng phối hợp với các cơ sở Y tế của các ngành đóng trên địa bàn bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Sơn La và nhân dân vùng biên giới nước bạn Lào, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống y tế tỉnh Sơn La cũng còn tồn tại nhiều bất cập: cơ sở vật chất chưa được đầu tư theo quy định, qua thời gian sử dụng lại xuống cấp nghiêm trọng; trang thiết bị thì thiếu thốn, lạc hậu; trình độ đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế, lại phân bố không đồng để giữa các tuyến...Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và tạo đà cho sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời kỳ mới cần thiết phải xây dựng được một hệ thống các giải pháp cụ thể, đồng bộ để phát triển mạng lưới y tế của tỉnh một cách hiệu quả nhất. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn. Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển mạng lưới y tế tỉnh và đưa ra đánh giá về những mặt đã làm được cũng như những vấn đề còn tồn tại, yếu kém của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. Từ đó, luận văn đề xuất giải pháp để phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La nhằm phục vụ công tác CSBVSKND trên địa bàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ mạng lưới y tế tỉnh Sơn La theo tuyến chuyên môn kỹ thuật bao gồm: các CSYT từ tuyến tỉnh, tuyến huyện đến tuyến xã và các CSYT tư nhân. Trong phạm vi của luận văn không nghiên cứu về dịch vụ y tế của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh; không nghiên cứu về mạng lưới dược. Ngoài ra, Luận văn chỉ nghiên cứu mạng lưới y tế chứ không nghiên cứu công tác y tế (như công tác xây dựng cơ bản, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, công tác quản lý nhà nước về y tế, đầu tư và tài chính y tế...). 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp thống kê….trên cơ sở thu thập số liệu thống kê tại cơ quan thực tập, các bản báo cáo, Nghị quyết, Nghị định của Chính Phủ, Bộ y tế… 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần lời cam đoan; danh mục các từ viết tắt; danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ; lời mở đầu; kết luận; phụ lục; mục lục thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2008. Chương 3: Giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020. Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA 1.1. Mạng lưới y tế. 1.1.1. Khái niệm mạng lưới y tế. Mạng lưới y tế của một địa phương là hệ thống toàn bộ các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, các trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế đóng trên địa bàn địa phương đó. Các đơn vị này thực hiện chức năng phòng và chữa trị bệnh nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. 1.1.2. Phân cấp mạng lưới y tế Hệ thống y tế công Việt Nam được chia thành 2 tuyến là y tế tuyến trên (hay khu vực y tế chuyên sâu) và y tế tuyến dưới (hay khu vực y tế phổ cập). Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ PHÂN CẤP MẠNG LƯỚI Y TẾ VIỆT NAM TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ (HUYỆN, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN…) - Đảm bảo các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hàng ngày - Thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu - Sử dụng kỹ thuật phổ thông, phổ biến nhất có tác dụng tốt. TUYẾN Y TẾ TƯ TUYẾN Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TƯ Khu vực y tế chuyên sâu Khu vực y tế phổ cập Đi sâu vào: - Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo khoa học kỹ thuật - Kỹ thuật cao, mũi nhọn - Chỉ đạo các tuyến dưới - Đang tiến hành xây dựng các trung tâm kỹ thuật cao về y tế 1.1.2.1. Y tế tuyến trên Y tế tuyến trên bao gồm y tế tuyến trung ương và y tế tuyến tỉnh. Y tế tuyến trung ương bao gồm: các BVĐK, các viện nghiên cứu, viện vệ sinh dịch tễ, viện dinh dưỡng, viện điều dưỡng, các BV chuyên khoa, khu điều trị phong... Khu vực y tế trung ương chịu trách nhiệm về các chương trình phòng bệnh và sức khỏe cộng đồng. Y tế tuyến trên là khu vực y tế chuyên sâu, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu khoa học và chỉ đạo khoa học kỹ thuật. 1.1.2.2. Y tế tuyến dưới Y tế tuyến dưới (hay y tế cơ sở) bao gồm: y tế tuyến huyện và y tế tuyến xã. Y tế tuyến dưới chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp các nội dung y tế cơ bản bao gồm: Giáo dục y tế; Tiêm chủng, tiêm phòng dịch; Chăm sóc bà mẹ trước và sau khi sinh; Chăm sóc trẻ em sau khi sinh; Chế độ dinh dưỡng; Nước sạch; Cung cấp thuốc chữa trị các bệnh đơn giản; YTCS có vị trí quan trọng trong công tác CSSKBĐ cho nhân dân vì: - YTCS là đơn vị y tế gần dân nhất nên phát hiện ra những vấn đề sức khỏe sớm nhất. - YTCS là nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế; - YTCS là nơi thể hiện rõ nhất sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe. - YTCS là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. 1.1.3. Mạng lưới y tế địa phương. Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM CHÍNH PHỦ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ TUYẾN TỈNH CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ TUYẾN HUYỆN NVYT THÔN, BẢN SỞ Y TÊ BỘ Y TẾ CÁC BỘ KHÁC UBND TỈNH UBND HUYỆN UBND XÃ THÔN BẢN PHÒNG Y TẾ HUYỆN TYT XÃ CÁC CSYT NGÀNH Cơ quan quản lý y tế Đơn vị sự nghiệp y tế Quản lý nhà nước và chỉ đạo trực tiếp Chỉ đạo chuyên môn/nghiệp vụ Mạng lưới y tế địa phương được chia ra thành ba tuyến: mạng lưới y tế tuyến tỉnh, mạng lưới y tế tuyến quận, huyện, thị xã và mạng lưới y tế tuyến xã (không kể các đơn vị y tế của các Bộ, ngành nằm trên địa bàn). 1.1.3.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh bao gồm các BVĐK tỉnh, các BV chuyên khoa, BV y học dân tộc, khu điều trị phong, khu điều dưỡng, phòng khám chuyên khoa, phục hồi chức năng. Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và chỉ đạo y tế tuyến dưới, y tế tuyến tỉnh còn đi sâu vào công tác nghiên cứu khoa học và phát triển y tế chuyên sâu. Củng cố, phát triển y tế tuyến tỉnh sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế chuyên sâu, chất lượng cao, kỹ thuật hiện đại mà không cần phải chuyển lên y tế tuyến trung ương. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh là cầu nối giữa y tế trung ương với y tế địa phương. Mọi sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của y tế tuyến trên sẽ qua các đơn vị y tế tuyến tỉnh đến với y tế tuyến cơ sở. 1.1.3.2. Mạng lưới y tế tuyến huyện. Mạng lưới y tế tuyến quận, huyện, thị xã bao gồm: - Các nhà hộ sinh khu vực. - Các phòng khám đa khoa khu vực: là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các dịch vụ: phòng bệnh, KCB, điều trị ngoại trú, điều trị các bệnh thông thường và một số chuyên khoa. - Các BVĐK huyện thực hiện chức năng khám chữa bệnh. - Các TTYT huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng. Các đơn vị y tế tuyến huyện là nơi cứu chữa cơ bản đầu tiên phục vụ nhân dân, đồng thời là tuyến hỗ trợ trực tiếp cho y tế tuyến xã. Củng cố y tế tuyến huyện không những nâng cao chất lượng cứu chữa cơ bản tại chỗ mà còn hỗ trợ cho công tác chăm sóc sức khỏa ban đầu của tuyến xã, đồng thời có tác dụng giảm bớt gánh nặng cho y tế tuyến tỉnh và trung ương để các tuyến này tập trung vào nghiên cứu khoa học và phát triển y tế chuyên sâu. 1.1.3.3. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn Các đơn vị y tế xã, phường, thị trấn gồm các trạm y tế xã. Đây là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước. TYT xã theo quy định của Bộ Y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau: - Thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch bệnh. - Thực hiện công tác Bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. - Tổ chức sơ cứu ban đầu, KCB thông thường cho nhân dân. - Tổ chức khám sức khỏe và quản lí sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự; - Xây dựng, quản lí các nguồn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn - Quản lí, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin về các chỉ số sức khỏe. - Bồi dưỡng chuyên môn cho CBYT thôn và nhân viên y tế cộng đồng. - Thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động y tế trên địa bàn. - Thực hiện các nội dung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Củng cố y tế tuyến xã vừa giúp đưa các dịch vụ y tế có chất lượng đến với người dân vừa hỗ trợ người nghèo tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, mặt khác còn làm tốt công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động của y tế thôn, bản. Y tế thôn, bản nằm ngay trong dân, là cầu nối giữa hệ thống y tế với người dân, có trách nhiệm thực hiện các công tác: Truyền thông- giáo dục sức khỏe; Hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh và phát hiện sớm dịch bệnh; Hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý, chǎm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; Sơ cứu và điều trị các bệnh thông thường; Tham gia các chương trình y tế tại thôn bản. Vì vậy, Y tế thôn bản có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng nhất là ở nông thôn, miền núi. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới này là để y tế thôn, bản thực sự là cánh tay vươn dài của YTCS. Kết luận: Giữa các tuyến y tế địa phương có mối quan hệ qua lại với nhau. Các đơn vị y tế tuyến trên chịu trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến dưới. Mặt khác, các đơn vị y tế tuyến dưới hoạt động hiệu quả sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho các đơn vị y tế tuyến trên, giúp các đơn vị này tập trung thực hiện tốt chức năng chính của mình. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới y tế tỉnh. 1.1.4.1. Năng lực mạng lưới Năng lực của mạng lưới y tế hay chính là các yếu tố nguồn lực của mạng lưới y tế bao gồm: cơ sở vật chất, TTBYT và đội ngũ CBYT. Đây là các yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong bất kỳ mạng lưới y tế nào. Không có các yếu tố nguồn lực này mạng lưới y tế không thể vận hành được. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế địa phương trước hết ta đánh giá năng lực các yếu tố nguồn lực của mạng lưới y tế. a. Cơ sở vật chất Ta có thể đánh giá năng lực cơ sở vật chất của mạng lưới y tế địa phương thông qua các tiêu chí như: - Số CSYT trên địa bàn địa phương đó. - Tỷ lệ giường bệnh /10000 dân. Hộp 1: Mục tiêu về số CSYT và giường bệnh đến năm 2020 Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì mục tiêu đặt ra là: Mỗi tỉnh có ít nhất một bệnh viện đa khoa, với quy mô từ 300 đến 800 giường, được xác định theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.600 đến 1.800 người dân. Mỗi khu vực cụm dân cư huyện hoặc liên huyện có một bệnh viện huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện. Quy mô giường bệnh là từ 50 đến 200 giường và tuỳ theo điều kiện địa lý, dân cư mà cân đối số giường bệnh theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.500 - 1.700 người. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số dân từ 1 triệu người trở lên, có thể thành lập các bệnh viện chuyên khoa như: phụ - sản, nhi, điều dưỡng - phục hồi chức năng….. - Số TYT xã, phường, thị trấn. Để mạng lưới y tế địa phương hoạt động có hiệu quả cao nhất thì tối thiểu là mỗi xã đều phải có 1 TYT. Các doanh nghiệp có từ 500 công nhân trở lên phải thành lập TYT của doanh nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có TYT cơ sở. - Các tiêu chuẩn thiết kế của các CSYT được quy định chi tiết tại Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về việc Ban hành Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực - tiêu chuẩn ngành và Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17/06/2002 của Bộ Y tế về việc Ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn Ngành. Diện tích khu đất xây dựng CSYT có đảm bảo tiêu chuẩn không? Hộp 2: Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng phòng khám đa khoa Theo Quyết định 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành thì: Vị trí khu đất xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải gần đường giao thông liên xã, liên huyện, thuận tiện cho người dân tới KCB; phải có điều kiện vệ sinh môi trường tốt, giải pháp xử lý nền móng không phức tạp, ít tốn kém kinh phí xây dựng; có đủ nguồn cấp nước sạch thường xuyên và hợp vệ sinh. Diện tích khu đất xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải từ 1.800 đến 2.400 m2. Trong đó, tỷ lệ chiếm đất xây dựng từ 30 đến 35%; tỷ lệ diện tích cây xanh từ 30 đến 40% diện tích khu đất.….… Các cơ sở y tế có bố trí đủ các phòng, ban làm việc theo tiêu chuẩn không (bao gồm: khu khám và điều trị ngoại trú, khu chữa bệnh, khu tạm lưu bệnh nhân, khu hành chính hậu cần, khu phụ trợ…)? Hộp 3: Tiêu chuẩn phòng làm việc của các phòng khám đa khoa Theo Quyết định 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực - tiêu chuẩn ngành thì: Diện tích các phòng chữa bệnh được qui định trong bảng sau: Loại phòng Diện tích theo quy mô (m2) Ghi chú 80 đến dưới 120 lần khám 120 đến dưới 150 lần khám Cấp cứu 24m2 (1 chỗ cấp cứu) 24m2 (1 chỗ cấp cứu) DT tối thiểu 14 m2/ chỗ cấp cứu Tiểu phẫu 14m2 (1 bàn tiểu phẫu) 14m2 (1 bàn tiểu phẫu) DT tối thiểu 14m2/ bàn tiểu phẫu Phòng đẻ 14m2 (1 bàn đỡ đẻ) 14m2 (1 bàn đỡ đẻ) DT tối thiểu gồm có 1bàn đỡ đẻ và 1 bàn đón trẻ sơ sinh Dịch vụ KHHGÐ 14m2 (1 bàn thủ thuật) 14m2 (1 bàn thủ thuật) DT tối thiểu 14m2/ bànthủ thuật ……….. Kết cấu công trình của các CSYT (bao gồm: tường, sàn, trần, cửa sổ, cửa đi, hành lang, cầu thang,…) có đảm bảo tiêu chuẩn không? Hộp 4: Tiêu chuẩn thiết kế công trình của phòng khám đa khoa Theo Quyết định 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực - tiêu chuẩn ngành thì: Các phòng trong khối nhà chính có chiều cao tối thiểu 3,3m. Các phòng phụ, vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,8m… Hành lang bên (có kết hợp chỗ đợi) rộng rừ 2,4 đến 2,8m. Hành lang bên (không kết hợp đợi) rộng từ 1,5 đến1,8m… Chiều cao của các loại cửa đi tối thiểu 2,1m. Cửa đi thông thường có chiều rộng tối thiểu1,4m. Cửa đi có chuyển cáng, đòn võng có chiều rộng tối thiểu 1,4m. Cửa đi vào phòng đẻ chiều rộng tối thiểu1,4m… Kỹ thuật hạ tầng của CSYT (bao gồm: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn…) có đảm bảo tiêu chuẩn không? Hộp 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng của phòng khám đa khoa Theo Quyết định 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực - tiêu chuẩn ngành thì: Phòng khám ÐKKV phải được cấp điện 24/24h, có nguồn điện dự phòng (máy phát điện, hoặc máy thuỷ điện nhỏ)…. Phòng khám ÐKKV phải có bể nước sinh hoạt và dự phòng cứu hoả có sức chứa từ 25 đến 30m3 Phòng khám ÐKKV phải có nơi tập trung các chất thải rắn riêng, có bộ phận xử lý, hố trôn phân huỷ ở cách khối nhà chính tối thiểu 20m... Phòng khám ÐKKV phải là công trình chịu lửa bậc III (theo TCVN 2748 – 1991); phải có hệ thống bình bọt cứu hoả đặt trong nhà…. b. Trang thiết bị y tế. TTBYT bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động CSBVSKND. TTBYT là thước đo mức độ hiện đại của một cơ sở, trình độ y học của một quốc gia; là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ y tế; là yếu tố quan trọng trong đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ cho CBYT; là sự thể hiện những yếu kém trong quản lý y tế; là con đường thoát nghèo, dốt, lạc hậu và tạo cơ hội cho quan hệ song phương với các trung tâm mạnh trên thế giới. Với tầm quan trọng như vậy, trình độ TTBYT chính là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế địa phương. Ta có thể sử dụng một số tiêu chí sau để đánh giá trình độ TTBYT: TTBYT tại các CSYT có được trang bị đồng bộ, đảm bảo các tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng theo quy định không? Các tiêu chuẩn này được quy định chi tiết tại Quyết định số 326/2002/QĐ-B
Tài liệu liên quan