Luận văn Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học lá cây cốc đồng struchium sparganophorum (l.) o. ktze họ cúc (asteraceae) - Nguyễn Thị Thu Trâm

Cây Cốc đồng có tên khoa học là Struchium sparganophorum(L.) O. Ktze, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây còn có tên gọi khác là Cỏ lá xoài, Nọc xoài, Cỏ thuốc hàn, Tam nhân đả (Hình 1.1). Cây thảo mọc hàng năm, cao từ 10 đến 30 cm, lá mọcso le, phiến thon, mép có răng. Hoa đầu đơn độc ở nách lá, rộng 6 đến 8 mm, bao chung màu lục, hoa trắng, toàn hoa hình ống, vòi nhụy đỏ.

pdf7 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học lá cây cốc đồng struchium sparganophorum (l.) o. ktze họ cúc (asteraceae) - Nguyễn Thị Thu Trâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Struchium sparganophorum Nguyễn Thị Thu Trâm CHƯƠNG 1 Struchium sparganophorum Tổng quan Nguyễn Thị Thu Trâm Trang 1 1.1 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY CỐC ĐỒNG[1],[6] 1.1.1 Mô tả thực vật Cây Cốc đồng có tên khoa học là Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây còn có tên gọi khác là Cỏ lá xoài, Nọc xoài, Cỏ thuốc hàn, Tam nhân đả (Hình 1.1). Cây thảo mọc hàng năm, cao từ 10 đến 30 cm, lá mọc so le, phiến thon, mép có răng. Hoa đầu đơn độc ở nách lá, rộng 6 đến 8 mm, bao chung màu lục, hoa trắng, toàn hoa hình ống, vòi nhụy đỏ. Hình 1.1 : Cây Cốc đồng và các bộ phận (hoa, lá, rễ). Struchium sparganophorum Tổng quan Nguyễn Thị Thu Trâm Trang 2 1.1.2 Vùng phân bố [6] Cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze chỉ có một loài ở nhiệt đới Trung Mỹ, được thuần hóa ở châu Phi và nước ta. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều trong vườn, ruộng, vùng đồng bằng chủ yếu ở Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH Ở Nigeria[14], lá cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze được dùng như một loại rau trong khẩu phần ăn. Ở Việt Nam, cây được dùng để sát trùng, cầm máu, chữa sưng tấy, u nhọt,…tuy nhiên, chỉ mới truyền miệng trong dân gian chứ chưa có nghiên cứu cụ thể. Theo Ganiju Oboh[14] lá cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze chứa hàm lượng phenol tổng cao (5,4g/100g), đặc biệt là các hợp chất flavonoid- loại hợp chất này có khả năng bảo vệ màng lipid của tế bào khỏi tác nhân oxy hóa. Tác giả cũng đưa ra các thông số chỉ khả năng chống oxy hóa của dịch chiết etanol lá (bảng 1.1). Bảng 1.1 : Các thông số chỉ khả năng chống oxy hóa của dịch chiết etanol lá. Từ các số liệu trên cho thấy lá cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze hứa hẹn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hữu hiệu. Bên cạnh khả năng chống oxy hóa, dịch chiết etanol lá còn có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Tác giả thử nghiệm tính kháng khuẩn trên các chủng vi Phenol tổng (g/100g) 5,4 ± 0,1 Khả năng khử (OD700) 2,5 ± 0,1 Khả năng bắt giữ gốc tự do (%) 65,2 ± 0,2 Struchium sparganophorum Tổng quan Nguyễn Thị Thu Trâm Trang 3 khuẩn E. coli, P. aeruginosa, S. dysenterae, Klebsiella sp., S. aureus và tính kháng nấm trên các chủng S. cerevisiae, C. albicans và Penicillium sp ở các loại nồng độ 0,05; 0,2; 0,5; 1,0 mg/ml, bằng kỹ thuật dùng khoanh giấy trên môi trường đặc. Kết quả được trình bày trong bảng 1.2. Như vậy, dịch chiết etanol lá chỉ ức chế chọn lọc một vài loài vi khuẩn (S. dysenterae, S. aureus) và cường độ ức chế khác nhau đối với từng loài vi khuẩn hay từng loài nấm. Năm 2002, Maria do Céu de Madureira và cộng sự[17] tiến hành thử hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét trên 13 loài thảo dược truyền thống được sử dụng ở đảo S.Tomé và Príncipe – Guinea, trong đó có cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze. Từ bột nguyên liệu khô, tận chiết bằng etanol 70%, cô quay thu được cao etanol. Hòa tan cao etanol vào dung môi metanol : nước (1:1). Sử dụng phương pháp chiết lỏng-lỏng tách cao thành những phân đoạn khác nhau. Dung môi sử dụng lần lượt là eter dầu hỏa, diclorometan, acetat etyl, thu được các loại cao tương ứng. Tác giả tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét trên các loại cao thu được. Kết quả được trình bày trong bảng 1.3. Kết quả cho thấy, cao eter dầu hỏa của cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze có IC50 < 10 μg/ml. So với cao eter dầu hỏa của cây Thanh hao hoa vàng Artemisia annua L., họ Cúc (Asteraceae) ( IC50 = 3,9 μg/ml) và cao nước của cây Neem Azadirachta indica A.Juss, họ Xoan (Meliaceae) (IC50 = 10 μg/ml)[16] – là hai loài cây thông dụng để chữa trị sốt rét - thì kết quả trên rất đáng được quan tâm trong công việc tìm kiếm nguồn thuốc chống sốt rét mới. Struchium sparganophorum Tổng quan Nguyễn Thị Thu Trâm Trang 4 Bảng 1.2 : Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn và kháng nấm của dịch chiết etanol lá. Vùng ức chế (mm) 0,05 (mg/ml) 0,2 (mg/ml) 0,5 (mg/ml) 1,0 (mg/ml) Các chủng vi khuẩn E. coli - - - - P. aeruginosa - - - - S. dysenterae 4,0 7,0 12,0 17,0 Klebsiella sp. - - - - S. aureus 3,2 5,4 8,0 11,2 Các chủng nấm S. cerevisiae 2,6 5,0 10,0 15,0 C. albicans 2,0 6,0 12,4 18,0 Penicillium sp. 2,0 6,0 10,0 14,0 Ghi chú : (-) : không có hoạt tính 1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC Năm 2006, Ganiju Oboh[14] định tính có sự hiện diện của alkaloid, tannin, saponin, phlobatanin, anthraquinon và glycosid từ dịch chiết etanol lá. Tác giả so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất trong lá tươi và trong lá được ngâm nước qua đêm (mục đích để loại vị đắng). Kết quả được trình bày trong bảng 1.4 cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất trong lá tươi luôn cao hơn trong lá được ngâm nước qua đêm. Với hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất cao nên ở một số nơi lá cây Cốc đồng Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze được dùng như một loại rau trong khẩu phần ăn. Struchium sparganophorum Tổng quan Nguyễn Thị Thu Trâm Trang 5 Bảng 1.3 : Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét. STT Loài IC50 (μg/ml) CEE PE DM AE MW 1 Struchium sparganophorum 180 <10 100 100 240 2 Vernonia amygdalinaa 120 170 235 500 n.d 3 Vernonia amygdalinab 340 200 80 10 n.d 4 Ageratum conyzoides 150 110 55 220 n.d 5 Cinchona succirubra <10 <10 <10 <10 <10 6 Aloe humilis 260 150 150 25 500 7 Tithonia diversifolia 15 <10 <10 140 500 8 Cedrela odorata 190 110 50 n.d n.d 9 Premna angolensis 180 250 250 250 n.d 10 Pycnanthus angolensis <5 100 100 100 n.d 11a Morinda lucida (vỏ) <10 50 50 100 500 11b Morinda lucida (lá) 10 130 60 500 125 12 Cestrum leavigatum 100 100 50 150 135 13 Canna bidentata 500 130 25 245 500 Ghi chú : CEE (crude ethanolic extracts) : dịch chiết etanol thô. PE (petroleum ether fraction): phân đoạn eter dầu hỏa DM (dichloromethane fraction): phân đoạn diclorometan AE (ethyl acetate fraction) : phân đoạn acetat etyl MW (remanescent methanol and water fraction) : phân đoạn metanol:nước (1:2) n.d (not determined) : không xác định. Struchium sparganophorum Tổng quan Nguyễn Thị Thu Trâm Trang 6 Bảng 1.4 : So sánh hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất trong lá tươi và trong lá được ngâm nước qua đêm. Cùng năm 2006, S.O.Salawu và cộng sự[21] cũng xác định bằng GC-MS sự hiện diện của một số hợp chất phenol có trong lá như acid p-coumaric, acid caffeic. Nhìn chung, trên thế giới có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze. Ở Việt Nam, chưa có tài liệu nào nói về thành phần hóa học cũng như nghiên cứu về dược tính của cây. Hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất Lá tươi Lá ngâm nước qua đêm Protein (g/100g) Chất béo (g/100g) Carbohydrat (g/100g) Fe (ppm) Zn (ppm) Mg (ppm) Ca (ppm) Na (ppm) K (ppm) 7,2 ± 0,3 1,4 ± 0,1 1,5 ± 0,1 18,8 ± 0,2 6,0 ± 0,2 266,6 ± 10,2 227,8 ± 0,8 179,9 ± 0,7 257,9 ± 0,6 4,4 ± 0,2 1,1 ± 0,3 1,4 ± 0,1 5,5 ± 0,1 3,8 ± 0,1 83,8 ± 0,5 63,5 ± 0,3 83,9 ± 0,2 95,8 ± 0,7 HO OH O HO OH O OHAcid p-coumaric Acid caffeic

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5.pdf
  • pdf6.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
  • pdf11.pdf
  • pdf12.pdf
  • pdf13.pdf
Tài liệu liên quan