Luận văn Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương

Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn ra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tập trung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ. Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên như rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng khan hiếm, cạn kiệt. Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 con sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước. (Nguồn:www.thiennhien.net) Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắn không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước. Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình, việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đến nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Dự báo từ nay đến năm 2020 ô nhiễm nguồn nước tỉnh Bình Dương có xu hướng ngày càng tăng, nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Việc đề xuất giải pháp quản lý trên địa bàn tỉnh sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là cơ sở để cho tỉnh Bình Dương hướng đến phát triển bền vững và đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu “Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương” được chọn làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường – Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM

doc96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ và tên: Bùi Thị Ly Na MSSV: 107108049 Sinh ngày: 02/05/1988 Lớp: 07DMT Ngành: Kỹ thuật Môi trường Khóa: 2007 - 2011 Đầu đề Luận văn tốt nghiệp: “Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương” Nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng môi trường nước và hệ thống quản lý môi trường nước ở tỉnh Bình Dương. Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng tài nguyên nước của Bình Dương. Phân tích các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước và hiệu quả của các chính sách quản lý môi trường nước của tỉnh Bình Dương. Tính toán nhu cầu khai thác, sử dụng nước và dự báo thải lượng ô nhiễm đối với tài nguyên nước tính đến năm 2020 theo quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương. Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở tỉnh Bình Dương. Ngày giao Luận văn tốt nghiệp: Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn T.S CHẾ ĐÌNH LÝ Toàn bộ Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày tháng năm 2011 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): Đơn vị: Ngày bảo vệ: Điểm tổng kết: Nơi lưu trữ LVTN: LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm động viên, hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tập thể. Xin chân thành biết ơn về sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, nhất là thầy cô khoa môi trường và công nghệ sinh học. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Chế Đình Lý – Phó viện trưởng Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG Tp.HCM. Thầy đã giúp em phát huy tốt khả năng tự lập, đồng thời cung cấp kiến thức, hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành tốt luận văn này. Anh Nguyễn Thanh Hải, anh Nguyễn Hiền Thân - Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP Hồ Chí Minh đã động viên giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn lớp 07DMT đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Nhất là bạn Lê Ngọc Tú đã động viên và góp ý kiến cho tôi rất nhiều. Và cuối cùng con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đấng sinh thành đã luôn ở bên cạnh giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để con được như ngày hôm nay. Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011 Sinh viên: Bùi Thị Ly Na MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học TSS chất rắn lơ lững DO Oxy hòa tan ĐTH Đô thị hóa GIS Hệ thống thông tin địa lý CN Công nghiệp CT Chỉ thị HTX Hợp tác xã HSPT Hệ số phát thải QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Th.S Thạc sĩ TS Tiến sĩ TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường TTLT Thông tư liên tịch Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TX Thị Xã UBND Ủy ban Nhân dân XD Xây Dựng XN Xí Nghiệp XLNT Xử lý nước thải BVTV Bảo vệ thực vật KCN Khu công nghiệp KĐT Khu đô thị SG Sài Gòn ĐN Đồng Nai WHO Tổ chức y tế thế giới TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật NDĐ Nước dưới đất TCN Tầng chứa nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương 11 Bảng 1 2: Lượng mưa các tháng trong năm 13 Bảng 2 1: Kết quả phân tích mẫu vi lượng một số giếng khoan 31 Bảng 2 2: Kết quả phân tích hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật tại một số giếng khoan 33 Bảng 2 3: Đặc điểm nguồn nước chính địa bàn tỉnh Bình Dương 34 Bảng 2 4: Hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Bình Dương 36 Bảng 2 5: Số giếng khoan và lưu lượng cấp phép khai thác ngầm ở Bình Dương (Q,m3/ngày) 38 Bảng 2 6: Diện tích rừng tại Bình Dương 40 Bảng 2 7: Tổng hợp diện tích rừng qua các năm 40 Bảng 2 8: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 2005 - 2010 42 Bảng 2 9: Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải từ khu công nghiệp (chưa xử lý) 44 Bảng 2 10: Tổng hợp thải lượng ô nhiễm của các khu công nghiệp 44 Bảng 2 11: Thải lượng ô nhiễm của các cụm khu công nghiệp. 46 Bảng 2 12: Diện tích nông nghiệp qua các năm: đơn vị (ha) 47 Bảng 2 13: Lưu lượng nước sử dụng cho nông nghiệp 48 Bảng 2 14: Lượng nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp: đơn vị (m3/ha/năm) 48 Bảng 2 15: Thải lượng ô nhiễm từ sinh hoạt 49 Bảng 2 16: Thải lượng ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp 49 Bảng 2 17: Thải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi. 53 Bảng 3 1: Phân tích các bên liên quan đến quản lý tài nguyên nước 59 Bảng 3 2: Phân tích các bên liên quan 62 Bảng 4 1: Dự báo dân số đến 2020 66 Bảng 4 2: Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho Khu đô thị đến năm 2020 65 Bảng 4 3: Sản lượng ngành công nghiệp dự đoán đến năm 2020 (đơn vị : nghìn tấ ) 69 Bảng 4 4: Nhu cầu dùng nước và nguồn khai thác 70 Bảng 4 5: Kết quả dự báo diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 72 Bảng 4 6: Tổng hợp lưu lượng nước sử dụng trong trồng trọt 73 Bảng 4 7: Nhu cầu nước năm 2010 và 2020 của toàn tỉnh 74 Bảng 4 8: Tổng hợp lưu lượng và thải lượng trong sinh hoat 75 Bảng 4 9: Tổng hợp thải lượng ô nhiễm từ các ngành công nghiệp (đơn vị : nghìn tấn/sp ) 76 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 1: Bản đồ tỉnh Bình Dương (Nguồn: 12 Hình 1 2: Diễn biến dân số Bình Dương qua các năm 16 Hình 2 1: Diễn biến nồng độ COD trên 23 Hình 2 2: Bản đồ diễn biến nồng độ DO trung bình 24 Hình 2 3: Bản đồ diễn biến nồng độ COD trung bình năm 25 Hình 2 4: Diễn biến NH3-N trên sông SG – ĐN – SB 27 Hình 2 4: Bản đồ diễn biến nộng độ NH3-N trung bình năm 27 Hình 2 5: Diễn biến nồng độ coliform trung binh năm 28 Hình 2 7: Diễn biến nồng độ COD và NH3-N tại các kênh rạch 30 Hình 2 8: Diễn biến diện tích rừng qua các năm 41 Hình 2 9: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 2005 - 2010 42 Hình 2 10: Nhu cầu dùng nước trong sinh hoạt tỉnh Bình Dương qua các năm. 43 Hình 2 11: Diễn biến đất nông nghiệp (“Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2009”) 47 Hình 3 1: Sơ đồ hệ thống quản lý tài nguyên nước 57 Hình 3 2: Sơ đồ các bên liên quan đến Quản lý tài nguyên nước 58 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn ra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tập trung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ. Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên như rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng khan hiếm, cạn kiệt. Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 con sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước. (Nguồn:www.thiennhien.net) Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắn không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước. Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí… Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình, việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đến nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Dự báo từ nay đến năm 2020 ô nhiễm nguồn nước tỉnh Bình Dương có xu hướng ngày càng tăng, nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Việc đề xuất giải pháp quản lý trên địa bàn tỉnh sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là cơ sở để cho tỉnh Bình Dương hướng đến phát triển bền vững và đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu “Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương” được chọn làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường – Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong các năm qua nghiên cứu về môi trường nước có nhiều tác giả quan tâm. Trong đó, phải kể đến các đề tài nghiên cứu về tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước: TSKH Bùi Tá Long nghiên cứu về “Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng” (Long). Đã đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác tiềm năng và quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất, thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn nước dưới đất và cho phép thực hiện tốt hơn công tác quản lý môi trường nước. PGS.TS. Dương Thanh Lượng nghiên cứu “Tiêu nước cho các vùng nông nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung” (Lượng, 2007) đề tài này đề ra phương pháp tính toán tiêu nước cho vùng nông nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung Ths. Trịnh Ngọc Tuyến nghiên cứu “Đánh giá môi trường nước dưới đất vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đề tài phân tích, đánh giá đặc điểm hình thành, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước dưới đất ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc của Việt Nam; hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nguyên nhân gây ô nhiễm, biến đổi chất lượng nước dưới đất trong vùng. Từ nghiên cứu thực tế, tác giả đã đưa ra 5 giải pháp mang tính tổng thể và 4 giải pháp về công nghệ kỹ thuật nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất trong vùng. ThS. Trần Hữu Hoàng “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Hoàng, 2007) ông đã sử dụng các phần mềm Arc view, Mapinfo và các phần mềm quản lý khác để xây dựng một cơ sở dữ liệu phục vụ, đánh giá, quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, … phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững vùng ĐBSCL ThS Phạm Gia Hiền “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải các làng nghề truyền thống đến tài nguyên nước mặt ở miền Đông Nam bộ” (Hiền) đề tài đã đánh giá các thực trạng chất thải làng nghề truyền thống và đề xuất các giải pháp bảo vệ và hạn chế ô nhiễm môi trường nguồn nước. Ths. Lê Mạnh Hùng nghiên cứu “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai” (Hùng, 2007) Dự án nhằm xây dựng khuôn khổ chung để bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên nước; phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường liên quan đến tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai, đồng thời xác định các quy tắc hoạt động để quản lý, sử dụng tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai như: Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước và các hệ thủy sinh thái; phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Luận văn cao học Huỳnh Thị Như Quỳnh nghiên cứu đề tài xây dựng mô hình tính toán nước tổng hợp (WQI) và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước mặt tỉnh Bình Dương. Đề tài đã đánh giá, phân tích được và đưa ra giải pháp điều chỉnh quản lý nhằm góp phần bảo vệ chất lượng nước mặt tỉnh Bình Dương Luận văn cao học Cao Thị Thủy Tiên nghiên cứu đề xuất các giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển các khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Đề tài đánh giá hiện trạng chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước mặt trên đại bàn tỉnh Bình Dương nhằm đề xuất các giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo nên một nền tảng cho khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy một cái nhìn toàn diện về tài nguyên nước trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam. Trong đó điều đáng quan tâm là chất lượng và số lượng tài nguyên nước ngày càng suy giảm đặc biệt tại các thành phố lớn. Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp. HCM cũng là một trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này như: Huỳnh Thị Ngọc Bích đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Thạnh Đức - Long An (Bích) khai thác có kế hoạch và xử lý thích hợp nguồn nước cấp bằng cách cải tạo hệ thống xử lý nước cấp của công ty Cơ Khí Long An Võ Thị Thanh Nguyệt đề tài Thiết hệ thống xử lý nước cấp xã Đa Phước huyện Bình Chánh (Nguyệt, 2005) đưa ra kế hoạch khai thác và quản lý nước ngầm để cung cấp vào hệ thống cấp nước cho Thành Phố nhằm thiết kế hệ thống cấp nước có công suất 30.000 m3/ngđ với công trình quy mô tương ứng đảm bảo hoạt động lâu dài, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong xã Đa Phước. Ngyễn Thị Thanh Thảo đề tài thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt khử cứng với công suất 20.000 m3/ngày (Thảo) đề xuất công nghệ xử lý nước cứng từ nước ngầm Chung Thị Lễ Nghi đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước cấp huyện Châu Thành tỉnh Long An (Nghi) đánh giá chất lượng nước ngầm của huyện Châu Thành, cụ thể là từ hệ thống giếng khoan mà người dân trực tiếp sinh hoạt từ đó tính toán thiết kế hệ thống xử lý thích hợp cho vùng ô nhiễm nhiều nhất Các nghiên cứu trên đã góp phần làm cho công tác quản lý và xử lý môi trường nước ngày càng hoàn thiện hơn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, trong khi tại đây có mật độ các khu công nghiệp phát triển và dân số tăng nhanh. Để giúp giải quyết nhu cầu sử dụng bền vững tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của tỉnh và hướng đến các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước ở Bình Dương là gì ? Giải pháp nào sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ở Bình Dương ? Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây: Hiện trạng tài nguyên nước và hệ thống quản lý tài nguyên nước ở tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào ? Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tài nguyên nước ở Bình Dương là những yếu tố nào ? Những bên liên quan nào liên quan đến quản lý tài nguyên nước ? Bình Dương đã ban hành những chính sách bảo vệ quản lý tài nguyên nước nào ? Nhu cầu khai thác, sử dụng nước của tỉnh đến năm 2020 là bao nhiêu và tài nguyên nước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ bị các tác động ô nhiễm ra sao ? Làm thế nào quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đi đôi với phát triển kinh tế xã hội ? 3. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu luận văn Phân tích, nghiên cứu hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước tỉnh Bình Dương thời gian qua, tính toán nhu cầu nước và thải lượng ô nhiễm nước trong tương lai đến năm 2020 và đề xuất giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước. b. Nhiệm vụ cụ thể của luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường nước và hệ thống quản lý môi trường nước ở tỉnh Bình Dương. Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng tài nguyên nước của Bình Dương. Phân tích các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước và hiệu quả của các chính sách quản lý môi trường nước của tỉnh Bình Dương. Tính toán nhu cầu khai thác, sử dụng nước và dự báo thải lượng ô nhiễm đối với tài nguyên nước tính đến năm 2020 theo quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở tỉnh Bình Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA). * Phương pháp thu thập các tài liệu: Tài liệu sơ cấp và thứ cấp về hiện trạng tài nguyên nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương và các Sở ngành liên quan. Tài liệu thứ cấp về đặc điểm kinh tế xã hội, hoạt động công nghiệp… tại Ban quản lý các khu Công nghiệp Bình Dương và các Sở Ngành tỉnh Bình Dương. Các văn bản chính sách quản lý môi trường nước của Tỉnh Bình Dương * Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis) * Phương pháp tính toán dựa trên các định mức sử dụng hay hệ số phát thải ô nhiễm của WHO: Ô nhiễm nước từ nước thải sinh hoạt: hệ số phát thải x số người qua các năm. Ô nhiễm nước từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước: hệ số phát thải x sản lượng qua các năm. * Phương pháp dự báo Phương pháp toán học được dùng để dự báo dân số là phương pháp Euler cải tiến. Trong đó: Ni+1* : Là số dân hiện tại của năm tính toán (người) Ni : Dân số hiện tại của Bình Dương Ni+1 : Số dân sau một năm (người) Ni +1/2 : Số dân sau nửa năm (người) Dt : độ chênh lệch giữa các năm (thường lấy 1) r : Tỷ lệ gia tăng dân số (r = 1,1% = 0,011) Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2020 Dùng công thức ngoại suy theo tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: = + .L ( L = 1,2,3...) Mà (nghìn tấn) Trong đó: : Sản lượng cuối cùng của dãy số thời gian. : Sản lượng dự báo theo thời gian i(i=1,n):Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn Dự báo diện tích canh tác đến 2020 dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp số công): xấp xỉ nhau (i= z n). Mô hình dự báo theo phương trình: = + (2.3) Trong đó: : Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L) : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian : Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3,…năm) 5. Giới hạn nghiên cứu Luận văn chỉ đánh giá tổng thể về tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, không kiểm soát điển hình và cụ thể từng khu vực, từng ngành trong tỉnh. 6. Ý nghĩa đề tài Tính khoa học: Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên cơ sở phân tích thống kê môi trường. Dựa trên số liệu thống kê và các hệ số định mức, luận văn thực hiện khái toán định lượng tài nguyên nước của Bình Dương trong quá khứ và trong tương lai. Trên cơ sở dự báo nhu cầu nước dựa trên phương pháp thống kê môi trường, luận văn xây dựng giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước và làm rõ một số vấn đề trong quản lý tài nguyên nước tỉnh Bình Dương. Tính thực tiễn: Giải quyết các vấn đề về khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên nước, gây khó khăn trong việc quản lý. Cung cấp luận cứ cho các chương trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Tính mới của đề tài: Luận văn áp dụng phương pháp thống kê môi trường để khái toán diễn biến nhu cầu nước trong quá khứ và dự báo tương lai. Bằng các kết quả phân tích hệ thống môi trường, luận văn đưa ra các giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước để dự báo nhu cầu sử dụng nước và sự ô nhiễm tài nguyên nước trong tương lai cho tỉnh Bình Dương. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG Để làm rõ hiện trạng tài nguyên nước và những yếu tố liên quan có tác động đến tài nguyên nước, trong chương này sẽ trình bày: các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh Bình Dươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluận văn_ly na.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docPHỤ LỤC.doc
Tài liệu liên quan