Luận văn Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam

Truyện kể về rắn là một trong những nhóm truyện kể tương đối quen thuộc trong hệ thống truyện kể dân gian Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong truyện kể mà trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh chúng ta cũng thấy sự có mặt của hình tượng rắn; không chỉ có mặt ở một vùng mà phổ biến trên nhiều vùng của cả nước. Vì thế mà hình tượng rắn mang trong nó những biến thể (về cấu tạo và nội dung biểu đạt) ở mỗi vùng đất mà nó dừng chân. Nghiên cứu truyện kể dân gian về rắn ở Việt Nam trước tiên chúng tôi muốn tìm hiểu tính phổ quát của nó trong lĩnh vực truyện kể và đưa ra một số đặc trưng của nó ở một số vùng miền trên cả nước. Từ đấy chỉ ra được những điểm giống và khác nhau cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt của các kiểu truyện về rắn ở một số vùng miền trên cả nước. Ngoài ra nghiên cứu truyện kể dân gian về rắn ở Việt Nam chúng tôi hy vọng góp phần tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian của người Việt trong mối tương quan với tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở vùng Đông Nam Á và thế giới.

pdf217 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Huyền Trâm HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình khoa học trên là của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn PHẠM HUYỀN TRÂM LỜI CẢM ƠN Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình và vô cùng chu đáo từ phía giảng viên, TS. Hồ Quốc Hùng. Thầy đã giúp tôi định hướng, hướng dẫn cách trình bày cũng như giảng giải thêm nhiều vấn đề khác trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của tôi đến các thầy cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức cần thiết để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, đến phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho học viên cao học trong suốt thời gian học tập tại trường. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010 PHẠM HUYỀN TRÂM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện kể về rắn là một trong những nhóm truyện kể tương đối quen thuộc trong hệ thống truyện kể dân gian Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong truyện kể mà trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh chúng ta cũng thấy sự có mặt của hình tượng rắn; không chỉ có mặt ở một vùng mà phổ biến trên nhiều vùng của cả nước. Vì thế mà hình tượng rắn mang trong nó những biến thể (về cấu tạo và nội dung biểu đạt) ở mỗi vùng đất mà nó dừng chân. Nghiên cứu truyện kể dân gian về rắn ở Việt Nam trước tiên chúng tôi muốn tìm hiểu tính phổ quát của nó trong lĩnh vực truyện kể và đưa ra một số đặc trưng của nó ở một số vùng miền trên cả nước. Từ đấy chỉ ra được những điểm giống và khác nhau cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt của các kiểu truyện về rắn ở một số vùng miền trên cả nước. Ngoài ra nghiên cứu truyện kể dân gian về rắn ở Việt Nam chúng tôi hy vọng góp phần tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian của người Việt trong mối tương quan với tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở vùng Đông Nam Á và thế giới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Rắn trong văn hóa dân gian là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới. Nó đã đi vào cuộc sống và trở thành những biểu tượng kinh điển. Ai cũng biết đến hình tượng con rắn khôn ngoan và hiểm độc trong Kinh thánh cũng như hình tượng con rắn mang lại sự sống trong ngành y dược thế giới. Ở Đông Nam Á, hình tượng rắn cũng được nhắc đến qua các truyện kể dân gian của người Thái Lan, người Lào và đặc biệt là hình tượng rắn Naga của người Campuchia. Nằm trong cơ tầng văn hóa chung ấy, hình tượng rắn trong văn hóa dân gian Việt Nam là một hiện tượng không chỉ có ở một địa phương mà nó còn phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước. Vì thế mà từ lâu đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hình tượng rắn trong văn hóa dân gian như bài viết: “Hình tượng rắn từ thần thoại đến truyện cổ tích” của tác giả Nguyễn Bích Hà đăng trên tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1, năm 1991. Mở đầu công trình này tác giả đã khẳng định: “rắn là hình tượng khá phổ biến trong truyện cổ dân gian. Nó không chỉ có ở Việt Nam mà còn trở thành một hệ thống hình tượng quen thuộc trong truyện cổ Đông Nam Á và thế giới…Ở nước ta trên dọc các con sông Đà (Hà Sơn Bình), sông Hồng (vùng Hà Nội, Vĩnh Phú), sông Lam (Nghệ Tĩnh) và quanh vùng vịnh Hạ Long đều có đền thờ rắn, giải, thuồng luồng với hai nguồn truyện kể dân gian nổi bật: suy tôn và ca ngợi như những “vật linh hiện” hoặc căm ghét như kẻ thù độc ác nhất. Hai nguồn truyện ấy mang hai thái độ và quan niệm vừa đối lập vừa dung hòa nhau về hình tượng rắn”. Mặc dù không có dẫn chứng cụ thể nhưng qua luận điểm trên, tác giả Bích Hà đã chỉ ra cho chúng ta thấy khu vực tập trung của nguồn truyện kể dân gian về rắn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Đồng thời dựa vào nội dung truyện, tác giả này cũng đã chia nguồn truyện này ra thành hai loại. Việc phân loại cũng như đánh giá thái độ của con người qua hai nguồn truyện ấy là một gợi ý giúp chúng tôi có định hướng đúng khi nghiên cứu về hình tượng rắn ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Ngoài nội dung mang tính khái quát vừa nêu, qua công trình này tác giả đã cho chúng ta cái nhìn cụ thể về sự biến đổi của hình tượng rắn từ thần thoại đến truyện cổ tích đặc biệt là về hình tượng rắn trong truyện Thạch Sanh. Tuy chỉ tập trung vào giải quyết các luận điểm dựa trên việc phân tích truyện Thạch Sanh nhưng qua bài viết này, tác giả cũng đã đưa ra được ý nghĩa cũng như sự biến nghĩa của hình tượng rắn thông qua thể loại thần thoại và truyện cổ tích. Kết quả nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo tốt giúp chúng tôi mở rộng nghiên cứu trên nhiều truyện kể về rắn có cùng thể loại. Năm 1992, trong các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian ở Nam bộ, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã đề cập đến mảng truyện kể về rắn như một chủ đề của truyện kể dân gian về thú dữ ở Nam bộ như: công trình Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ của tác giả Thạch Phương do NXB KHXH xuất bản, bài viết Một vài thu hoạch từ những câu chuyện truyền miệng ở mảnh đất phương Nam của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng in chung trong tập truyện Nghìn năm bia miệng do NXB Trẻ Tp. HCM xuất bản. Cả hai tác giả trên đều chỉ dừng lại ở việc nêu và kể tên một số truyện kể về rắn ở Nam bộ. Trong tuyển tập (tập 3) của Đinh Gia Khánh, nhân nói về những nét đặc thù của văn hóa dân gian Việt Nam, ông cũng đã đề cập đến tục thờ rắn là vật tổ của các cư dân ở đồng bằng và theo ông đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của các truyện về rắn thần ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Kết quả nghiên cứu trên đã tạo cho chúng tôi một cơ sở lý luận chắc chắn trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân hình thành truyện kể dân gian về rắn ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Năm 1998, tác giả Nguyễn Bích Hà lại có một chuyên luận nghiên cứu sâu hơn về tác phẩm Thạch Sanh. Chuyên luận này đã được NXB Giáo Dục xuất bản thành sách với nhan đề: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á. Nhân bàn về truyện Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, tác giả đã đi vào tìm hiểu rất kĩ môtíp dũng sĩ diệt rắn ác. Và theo những tài liệu sưu tầm được, tác giả cho thấy đây là môtíp khá phổ biến trong kiểu truyện dũng sĩ ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á. Kế thừa những thành quả nghiên cứu từ trước, tác giả cũng khẳng định “rắn được dùng đồng nhất với khái niệm nước” - một yếu tố chi phối chặt chẽ đến đời sống của con người thời bấy giờ. Vì thế mà con người vừa có tâm lí cầu thân, làm hòa vừa có tâm lí muốn chống lại thiên nhiên hung dữ qua hình tượng rắn. Những kết quả nghiên cứu của tác giả về hình tượng rắn trong môtip dũng sĩ diệt rắn ác đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Qua các công trình nghiên cứu của những năm 90 vừa được đề cập ở trên, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu đã bước đầu chú ý đến hình tượng rắn trong văn hóa dân gian đặc biệt là trong thể loại truyện kể dân gian về rắn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng hình tượng rắn trong truyện kể dân gian chỉ được đề cập đến khi nó có liên quan đến một đề tài khác mà các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu. Chẳng hạn như tác giả Bích Hà là người đã nói rất nhiều (xét trong giai đoạn này) về hình tượng rắn trong truyện kể dân gian nhưng vấn đề chính mà tác giả này quan tâm lại là truyện Thạch Sanh và những kiểu truyện dũng sĩ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2000 trở đi đặc biệt là vào đầu năm 2001 - năm Tân Tỵ, chúng ta thấy sự xuất hiện khá phong phú và đa dạng của các bài viết về hình tượng rắn trong văn hóa dân gian được đăng trên hầu hết các báo, trong đó có thể kể ra các bài viết tiêu biểu như: “Rắn trong văn hóa dân gian – rắn trong tục ngữ” của tác giả Trần Trọng Trí, đăng trên báo Áo Trắng, số 21 + 22, năm 2000. “Rắn trong tục ngữ, rắn trong văn hóa dân gian” của tác giả N.K.P, đăng trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu, số xuân, năm 2001. “Rắn “bò” qua ca dao” của tác giả Bảo Kiếm, đăng trên báo CAND, số xuân, 2001. “Rắn trong thành ngữ và tục ngữ” của tác giả Nguyễn Nhân Thống, đăng trên báo Đồng Nai, số xuân, năm 2001. “Tục ngữ và những chuyện nghịch lý về rắn” của tác giả, đăng trên báo Long An, số xuân, năm 2001. “Chuyện rắn trong dân gian” của tác giả Lưu Đức Ý, đăng trên báo Đường Sắt Việt Nam, số 477- 479, năm 2001. Do dung lượng ngắn gọn và tính chất sưu tầm, góp vui của những bài báo Xuân nên điểm chung của các bài viết này là đều chủ yếu dừng lại ở việc sưu tầm và bàn luận sơ lược hình tượng rắn qua một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam. Tuy không đề cập đến hình tượng rắn trong truyện kể dân gian nhưng qua hướng nghiên cứu này, chúng ta cũng thấy được hình tượng rắn trong văn học dân gian Việt Nam là một hiện tượng phổ biến và quen thuộc. Cũng nằm trong số những bài viết chào xuân Tân Tỵ, bài viết “Rắn trong huyền thoại và văn chương” của tác giả Chu Minh Thụy, đăng trên báo Văn Nghệ, số xuân, năm 2001 lại cho ta một cái nhìn rộng lớn hơn về hình tượng rắn trên thế giới. Đây chỉ là một bài viết mang tính chất tổng hợp tài liệu của tác giả với con rắn từ Tây sang Đông và điểm cuối cùng của hành trình là Việt Nam. Ở Việt Nam, tác giả này đã nói về hình tượng rắn qua truyền thuyết vườn Lệ Chi. Tuy chỉ mang tính liệt kê nhưng tác giả này bước đầu đã có sự so sánh khi đặt hình tượng rắn trong văn hóa Việt Nam trong tương quan với hình tượng rắn trong văn hóa thế giới đặc biệt là hình tượng rắn ác trong truyện kể dân gian về rắn. Đi sâu vào nguồn gốc lịch sử của biểu tượng rắn ở Việt Nam, tác giả Dương khuê trong bài viết “Rắn trong biểu tượng dân gian”, đăng trên website: cho rằng rắn là biểu tượng văn hóa được thiêng liêng hóa thành biểu tượng rồng và “xu hướng tôn vinh, linh thiêng hóa rắn trong tiềm thức lịch sử văn hóa, cho phép chúng ta phán đoán, khẳng định rắn là tổ họ, là gốc, là tiền thân của rồng”. Theo tác giả rắn là biểu tượng của thần sông nước, là vật tổ và rắn có khi là biểu tượng cho điều thiện, nhưng nhiều khi rắn là biểu tượng cho điều ác. Trong bài viết “Rắn trong tâm thức người Việt” , đăng trên tạp chí Tem, số 46, năm 2001, tác giả C.Q.T đã khẳng định rằng “con rắn đi vào đời sống văn hóa của rất nhiều nước, với vị thế những vị thần khởi nguyên. Trong đó Việt Nam được xem là một mảnh đất mầu mỡ ”. Để chứng minh cho điều đó, tác giả bài viết đã cho thấy sự xuất hiện của hình tượng rắn từ thời vua Hùng thứ nhất khi vua bảo thần dân xăm hình giao long để khi xuống nuớc, thuồng luồng nhận là đồng loại mà không làm hại hay hình tượng rắn trong các thuyền rắn nước trên mặt trống đồng và thạp đồng của văn hóa Đông Sơn. Rắn còn xuất hiện trong các đền thờ Mẫu của các cư dân ven sông Bắc bộ và trong nghệ thuật tạo hình xưa. Chính vì vậy, tác giả khẳng định trong văn hóa Việt Nam, rắn luôn chiếm vị trí trang nghiêm trong tâm thức dân tộc. Tuy cũng là những bài báo Xuân nhưng các tác giả Dương Khuê và C.Q.T đã khá dày công trong việc thu thập và phân tích các tài liệu. Tác giả Dương Khuê và C.Q.T lại đi vào tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của biểu tượng rắn trong văn hóa Việt Nam. Từ những dữ kiện đưa ra, hai tác giả này cũng đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của rắn trong tâm thức dân tộc. Theo chúng tôi, đây là những bài viết ngắn nhưng có chất lượng. Trong các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian của người Việt, các tác giả cũng đề cập đến hình tượng rắn, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau: Bài viết “Rắn Nagaraja trong tín ngưỡng văn hóa khơme Nam bộ” của tác giả Thiện Chí, đăng trên báo Bạc Liêu, số xuân, năm 2001. Bài viết “Truyền thuyết về rắn Naga trong văn hóa khơme” của tác giả Phan Anh Tú, đăng trên Thông Báo Khoa Học, số 5, năm 2004. Công trình nghiên cứu “Tục thờ các vị thần sông nước” đăng trên website: (2004) Bài viết “Mối quan hệ tương tác về văn hóa phi vật thể giữa văn hóa các dân tộc anh em và văn hóa người Việt” đăng trên tạp chí Di Sản, Số 4(13), năm 2005 Công trình nghiên cứu “Phụng thờ thủy thần ở Linh Đàm (Hà Nội)” của tác giả Việt Hương, đăng trên tạp chí Di Sản, số 2, năm 2005. Bài viết “Thần bí lễ hội rắn ở làng Lệ Mật”, đăng trên website: (2005) Bài viết “Một biểu thị tiếp biến văn hóa đặc thù của người Việt”, đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật, số 10, năm 2005. Trong các bài viết này, rắn và tín ngưỡng thờ rắn của dân tộc Việt Nam đã được các tác giả tập trung tìm hiểu. Chúng tôi cũng thấy rằng đã có sự phân biệt giữa tín ngưỡng thờ rắn của người Kinh và tín ngưỡng thờ rắn của các dân tộc anh em trong các công trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu và khẳng định rắn là linh vật trong tín ngưỡng thờ thủy thần của các bài viết đã giúp chúng tôi có thêm cơ sở dữ liệu khi nghiên cứu những truyện kể dân gian về rắn có liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng thờ rắn. Nhìn chung các bài viết về hình tượng rắn trong văn hóa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005 đều không liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Tuy nhiên chính sự xuất hiện của hình tượng rắn qua các thể loại khác của văn học dân gian cũng như các lĩnh vực khác của đời sống sẽ là cơ sở để chúng tôi khảo sát sự chuyển đổi các ý nghĩa biểu đạt của hình tượng rắn trong các thể loại của truyện kể dân gian. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu hình tượng rắn trong văn hóa cũng như văn học dân gian ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, rắn là một biểu tượng văn hóa được các nhà nghiên cứu chú ý đến từ rất lâu. Mỗi bài viết ở trên là một cái nhìn rất riêng về hiện tượng này. Đó chính là cơ sở gợi mở cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về hình tượng rắn trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vì thế, dựa trên cơ sở những công trình đã nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sẽ bổ sung một cái nhìn cụ thể và hệ thống hơn về hình tượng rắn trong văn hóa Việt đó là: hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những truyện kể dân gian về rắn ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những truyện kể dân gian về rắn trong hệ thống truyện kể dân gian ở Việt Nam. Cụ thể, ở mỗi vùng miền thuộc phạm vi nghiên cứu (Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Nam bộ), chúng tôi sẽ chọn ra những truyện kể về rắn có tính phổ biến và đặc trưng cho vùng miền ấy để nghiên cứu. Do đó, sẽ có một số truyện kể về rắn của một số vùng miền không được đề cập đến trong luận văn. Cụ thể là vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng ở miền Trung bộ. Trong quá trình khảo sát và tìm tư liệu ở hai vùng này, chúng tôi cũng thấy xuất hiện một số truyện kể về rắn nhưng số lượng không nhiều và nội dung không đặc trưng vì thế chúng tôi không chọn Tây Bắc và đồng bằng Trung bộ là đối tượng khảo sát của luận văn. Tính đặc trưng và phổ biến của các truyện được chúng tôi chọn dựa trên các tiêu chí sau: - Tính phổ biến của nội dung truyện trên vùng khảo sát. - Sự xuất hiện thường xuyên của một hay vài môtíp trong các truyện. - Nội dung truyện gắn với văn hóa cũng như phong tục tập quán của địa phương. Ví dụ: ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, chúng tôi sẽ tìm hiểu nhóm truyện về rắn trong đó có liên quan đến một trong các nội dung sau: - Hình tượng rắn gắn liền với tục thờ thủy thần. - Hình tượng rắn gắn liền với cuộc đấu tranh trị rắn ác của nhân dân. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp liên ngành Trong các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành nhằm nêu bật điểm tương đồng và dị biệt của các kiểu truyện rắn ở các vùng miền trên cả nước. 5. Tư liệu nghiên cứu - Các truyện kể dân gian về rắn ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. + Những truyện kể về rắn ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ được sử dụng trong luận văn chủ yếu được chúng tôi trích ra từ các tài liệu sau: Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5: Truyền thuyết dân gian người Việt (Kiều Thu Hoạch), Truyền thuyết các vị thần Hà Nội (Minh Thảo, Xuân Mỹ), Truyện linh dị Việt Nam (Phạm Minh Thảo), Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ (Ninh Viết Giao) và một phần nhỏ từ wesite: + Những truyện kể về rắn của các dân tộc ít người ở khu vực miền Trung và Tây nguyên được sử dụng trong luận văn được chúng tôi thu thập chủ yếu từ các tài liệu như: Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc miền Trung (Nguyễn Hữu Chúc), Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam (Hà Văn Thư,Võ Quang Nhơn), Sự tích Langbian : Truyện cổ các dân tộc thiểu số Lâm Đồng (Lâm Tuyền Tĩnh ), Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt Nam (Viện văn học) và một phần trong các tập truyện kể của các dân tộc ít người thuộc khu vực này như: Chăm, Êđê, M’nông, Xêđăng… + Những truyện kể về rắn của khu vực Tây Nam bộ được sử dụng trong luận văn chủ yếu được lấy từ tài liệu: Huyền thoại miệt vườn: Truyện cổ dân gian các dân tộc Nam bộ (Nguyễn Phương Thảo), Nghìn năm bia miệng (Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường), Tử chiến với KingCôBra (Nguyễn Bá) - Các công trình địa chí, thần tích ở các tỉnh. + Ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ chúng tôi dựa vào tài liệu thần tích Việt Nam (Xuân Quang) + Ở khu vực Tây Nam bộ chúng tôi dựa vào các tập địa chí về các tỉnh thuộc khu vực này do tác giả Huỳnh Minh biên soạn. - Các công trình nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và một số nước ở Đông Nam Á. Chủ yếu là các bài viết được đăng trên các tạp chí như: văn học nghệ thuật, Di sản, nghiên cứu văn học; các bài viết được đăng trên các website có uy tín như: Vietnam.net, vanhoahoc.edu, vannghesongcuulong.org. Trên đây, chúng tôi chỉ nêu khái quát nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn còn phần tư liệu cụ thể chúng tôi sẽ miêu tả kỹ hơn ở mỗi chương. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về hình tượng rắn trong hệ thống truyện kể dân gian Việt Nam. Từ đó đưa ra được những điểm đặc trưng của truyện kể dân gian về rắn ở một số vùng miền trên cả nước. Đồng thời qua hệ thống truyện kể này, luận văn cũng giúp cho người đọc thấy được nét văn hóa tương đồng và dị biệt của người Việt xưa trong tương quan với nền văn hóa của một số dân tộc ở vùng Đông Nam Á. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được chia làm 4 chương: Chương I: Khái quát biểu tượng rắn trong văn hóa thế giới và Việt Nam Ở chương này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày ý nghĩa của biểu tượng rắn trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. Chính sự xuất hiện của biểu tượng rắn trong các lĩnh vực của đời sống nhân dân sẽ là cơ sở cho việc khảo sát sự chuyển đổi các ý nghĩa biểu đạt của hình tượng rắn trong các thể loại của truyện kể dân gian. Chương II: Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian của người Kinh ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Ở chương này, chúng tôi chọn đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ là vùng đất đầu tiên để khảo sát vì một trong những lý do sau: - Bắc bộ là vùng đất định cư đầu tiên của cư dân Việt. - Số lượng truyện kể liên quan đến đề tài của luận văn tương đối phong phú. - Nội dung các truyện kể sưu tầm ở hai vùng trên có nhiều chủ đề tương đồng. - Đây là những vùng đất mang đậm văn hóa truyền thống của người Việt xưa. Ngoài việc chọn vùng để khảo sát, ở chương này, chúng tô
Tài liệu liên quan