Luận văn Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của Malaixia vào Việt Nam

đời sống xã hội mà nông nghiệp cũng như thủ công không thể đáp ứng được vì không có phương tiện công nghệ kỹ thuật. Công nghiệp hóa còn tạo ra năng suất cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời chính công nghiệp hóa là quá trình tạo tác động lực thúc đẩy các quá trình khác trong sự phát triển kinh tế, như mở rộng liên kết kinh tế, mở mang dịch vụ, tổ chức lại lao động trên quy mô xã hội v.v. Thực tế mấy thập kỷ qua, công nghiệp hóa đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển với mức độ và kết quả đạt được có khác nhau. Xu thế chung công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển là quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ. Ngày nay, với các nước đang phát triển, công nghiệp hóa đang đứng trước những thách thức trong quá trình toàn cầu hóa. Kể cả những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bùng nổ ở các nước phát triển đã làm thay đổi căn bản trình độ phát triển của các nước đi trước và khoảng cách dãn ra ngày càng lớn giữa các nước đi trước và các nước đi sau. Dường như việc đạt tới trình độ phát triển hiện đại nhất ngày càng trở nên một cách thách thức khó vượt qua đối với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đi sau. Nó buộc các nước này phải tìm kiếm những chiến lược phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn, mà một trong những nhiệm vụ của giai đoạn sau là hiện đại hóa những gì mà giai đoạn trước đã đạt được.

docx95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của Malaixia vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời sống xã hội mà nông nghiệp cũng như thủ công không thể đáp ứng được vì không có phương tiện công nghệ kỹ thuật. Công nghiệp hóa còn tạo ra năng suất cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời chính công nghiệp hóa là quá trình tạo tác động lực thúc đẩy các quá trình khác trong sự phát triển kinh tế, như mở rộng liên kết kinh tế, mở mang dịch vụ, tổ chức lại lao động trên quy mô xã hội v.v.. Thực tế mấy thập kỷ qua, công nghiệp hóa đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển với mức độ và kết quả đạt được có khác nhau. Xu thế chung công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển là quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ. Ngày nay, với các nước đang phát triển, công nghiệp hóa đang đứng trước những thách thức trong quá trình toàn cầu hóa. Kể cả những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bùng nổ ở các nước phát triển đã làm thay đổi căn bản trình độ phát triển của các nước đi trước và khoảng cách dãn ra ngày càng lớn giữa các nước đi trước và các nước đi sau. Dường như việc đạt tới trình độ phát triển hiện đại nhất ngày càng trở nên một cách thách thức khó vượt qua đối với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đi sau. Nó buộc các nước này phải tìm kiếm những chiến lược phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn, mà một trong những nhiệm vụ của giai đoạn sau là hiện đại hóa những gì mà giai đoạn trước đã đạt được. 1.1.4. Bản chất và đặc trưng của công nghiệp hóa Trong lịch sử, công nghiệp hóa diễn ra lần lượt ở nhiều quốc gia trên thế giới và có sự đa dạng về mô hình. Điều đó tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội - tự nhiên cũng như thời gian tiến hành công nghiệp hóa. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa đời sống kinh tế quốc tế, khi cách mạng khoa học- kỹ thuật và phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc và khi giao lưu thương mại quốc tế tăng lên thì điều kiện bên ngoài sẽ tác động rất lớn đến tiến trình công nghiệp hóa của mỗi nước. Thực tế đó càng được phản ánh rõ trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển trong mấy thập kỷ gần đây. Dù có sự khác biệt về hình thức và phương pháp tiến hành, nhưng công nghiệp hóa ở các nước đều có bản chất chung nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước, tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng với khu vực công nghiệp và then chốt có trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại, đồng thời cũng là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác và tăng cường hội nhập quốc tế. Nhìn chung, quá trình công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay có những đặc trưng cơ bản sau: - Công nghiệp hóa là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Thực chất công nghiệp hóa là sự phát triển công nghệ, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao. Thực tế, từ tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, về mặt lý thuyết cho phép các nước chậm phát triển đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế và trong chừng mực nhất định bỏ qua những giai đoạn trung gian trong việc hình thành lực lượng sản xuất hiện đại. Để thực hiện cuộc cách mạng này, cần có những tiền đề về vốn, khoa học - công nghệ, lực lượng lao động lành nghề và kết cấu hạ tầng v.v.. - Công nghiệp hóa là quá trình tác động đến sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động xã hội. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sẽ có sự thay đổi về tỷ trọng. Hiện nay ở các nước tư bản phát triển, kinh tế dịch vụ chiếm khoảng 60 đến 65% trong GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển thường diễn ra theo xu hướng sau: nông nghiệp trong giai đoạn đầu là hoạt động kinh tế cơ bản của dân cư, tạo tích lũy chủ yếu cho đầu tư phát triển công nghiệp; công nghiệp luôn giành được sự ưu tiên trong phát triển và dần vươn lên vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của đất nước; kinh tế dịch vụ có vai trò quan trọng hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nông - công nghiệp. Do vậy ở các nước đang phát triển, kết cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ trải qua hai giai đoạn, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Điều đáng chú ý, tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. - Công nghiệp hóa cũng là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, không một quốc gia nào trong thời đại ngày nay có thể phát triển theo quan điểm khép kín và điều này sẽ làm thay đổi quan điểm của nhiều nước đang phát triển về tư tưởng tự lực tự cường. Thực tế, tình hình chung của các nước đang phát triển khi bước vào công nghiệp hóa đều thiếu những tiền đề cần thiết về vốn, công nghệ và sự hạn hẹp về thị trường nội địa. 1.2. Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển 1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. 1.2.1.1. Những nhân tố quốc tế Bối cảnh thế giới trong thời kỳ mấy thập kỷ gần đây có nhiều biến động, xuất hiện những xu hướng phát triển mới có tác động đến việc lựa chọn và điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. - Nửa cuối thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những thay đổi to lớn về khoa học- công nghệ. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã góp phần tạo nên một nền công nghiệp có quy mô to lớn và hiện đại chưa từng có trong lịch sử. Xã hội loài người đang dần chuyển sang một nền văn minh thứ ba, nền văn minh hậu công nghiệp, hay có thể nói đó là nền kinh tế dựa trên tri thức sẽ đóng vai trò quyết định tới xu hướng phát triển trong tương lai của nhân loại. Điều này có ảnh hưởng to lớn đến việc lựa chọn hình thức, bước đi trong công nghiệp hóa với các nước đang phát triển. Trước đây, công nghiệp hóa diễn ra ở những nước có nền khoa học và kỹ thuật phát triển nhất theo trình tự: phát triển khoa học cơ bản - khoa học ứng dụng- phổ cập kỹ thuật trên diện rộng. Bối cảnh quốc tế hiện nay tạo điều kiện cho các nước đi sau có thể rút ngắn thời gian và thay đổi trình tự tiến hành công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh kéo dài tới 120 năm, ở các nước Tây Âu khác và Mỹ khoảng trên dưới 80 năm, ở Nhật kéo dài hơn 60 năm, ở các nước công nghiệp mới châu Á kéo dài trên 20 năm. Về lý thuyết, các nước đi sau có lợi thế là ngay từ đầu có thể áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, bỏ qua những nấc thang phát triển trung gian và rút ngắn thời gian để đạt tới trình độ hiện đại. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển rất khó thực hiện một cách triệt để. Thông thường, các công nghệ và kỹ thuật được chuyển giao cho các nước đi sau không phải là thứ hiện đại nhất, một mặt do nguyên nhân các nước chuyển giao công nghệ không muốn tự mình tạo ra các đối thủ cạnh tranh, mặt khác do trình độ tiếp thu của các nước đi sau còn có nhiều hạn chế. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa mới là phải có được chiến lược đuổi kịp về khoa học và công nghệ và ngay trong thời kỳ đầu còn phải nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật từ nước ngoài. Do vậy ở các nước đang phát triển ngày nay, trình tự phát triển ưu tiên các lĩnh vực trong nền kinh tế cũng đã có những thay đổi. Trước đây, công nghiệp hóa đi sau cuộc cách mạng nông nghiệp, bởi sự phát triển của công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nguồn tích lũy nguyên thủy và nguồn lao động giải phóng ra từ nông nghiệp. Ngày nay, với các đặc điểm khác trước, công nghiệp phụ thuộc ít hơn vào các nguồn nguyên liệu, yêu cầu đầu tư vốn rất cao, thì nông nghiệp ngay cả khi đạt trình độ phát triển khá cũng không thực hiện được chức năng như trên, đặc biệt trong điều kiện dân số tăng nhanh, giá cả nông sản trên thị trường thế giới thay đổi theo hướng bất lợi. Vì vậy, ở một số nước công nghiệp mới đã từng được thúc đẩy công nghiệp hóa với mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội nông thôn nhiều hơn là tạo cơ sở công nghiệp hóa. Một số nước khác chỉ sau khi công nghiệp phát triển cao mới có điều kiện trở lại với các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trước đây, các nguồn lực bên ngoài đóng vai trò ít quan trọng hơn trong quá trình công nghiệp hóa so với hiện nay, vì mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa thường là hướng tới xác lập một nền kinh tế có cơ cấu kinh tế và phương thức tiến hành công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn của tư nhân hoặc nhà nước thể hiện rõ vai trò to lớn tác động tới tiến trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển với điểm xuất phát ban đầu thấp kém để rút ngắn khoảng cách lạc hậu và tiến lên hiện đại, bên cạnh những nỗ lực chủ quan, phát huy tối đa khả năng điều kiện trong nước, thì các nước đang phát triển cần đến sự trợ lực của quốc tế nhằm khai thác những lợi thế còn ở dạng tiềm năng. Thực tế trước đây, trong mô hình công nghiệp hóa khép kín ở quy mô quốc gia, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là cần thiết. Song vấn đề này cần phải được xem xét, đánh giá đầy đủ hơn. Tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi đặc tính của nguyên liệu công nghiệp. Công nghiệp nhẹ chuyển sang sử dụng nhiều hơn các nguyên liệu phi truyền thống như sợi nhân tạo, chất dẻo, cao su nhân tạo, kim loại v.v.. Ngay cả trong các ngành nghề truyền thống như nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm công nghiệp nặng cũng chiếm vị trí quan trọng hơn. Song những sản phẩm đó không thể do một nước sản xuất, nhất là một số nước chậm phát triển. Đối với một nước, việc sắp xếp trật tự ưu tiên sẽ phải căn cứ nhiều hơn vào hiệu quả của việc phát huy lợi thế so sánh. Sư liên kết giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân cần được xem xét trong mối quan hệ với thị trường bên ngoài. 1.2.1.2. Những nhân tố trong nước - Hầu hết các nước đang phát triển sau ngày giành độc lập dân tộc, nền kinh tế trong trạng thái thấp kém, lạc hậu. Đó là khó khăn lớn nhất khi nước này bước vào công nghiệp hóa. - Trước ngày giành độc lập dân tộc, kinh tế các nước đang phát triển nằm trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản. Sự phụ thuộc về thị trường và các công nghệ, kỹ thuật cũng gây ra những đảo lộn lớn khi các nước này bước vào xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ. Từ những nhân tố trên cho thấy, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể cần lựa chọn mô hình công nghiệp hóa thích hợp. Về mô hình công nghiệp hóa của các nước tuy có những nét chung nhưng luôn chứa đựng những đặc điểm riêng khác nhau, không nước nào giống nước nào. Đó là sự khác biệt trong quy định những hình thức và mức độ cụ thể của các định hướng thay thế nhập khẩu hay hướng về xuất khẩu. Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các nước đang phát triển vẫn có những lợi thế nhất định tuy phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa. Trước những phức tạp của đời sống kinh tế quốc tế hiện nay, thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế cần phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Thực tế cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa sẽ là xu hướng có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế thế giới trong thời gian tới. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đang thực hiện đổi mới các chính sách, đổi mới các định chế quốc tế thích hợp với xu thế toàn cầu hóa, hay nói cách khác là thực hiện chính sách hội nhập quốc tế một cách sâu rộng hơn. Điều cần thấy, những cuộc khủng hoảng kinh tế với chu kỳ ngày càng rút ngắn ở các nước tư bản phát triển cho thấy vai trò rất quan trọng của nhà nước trong công nghiệp hóa. Do đó, Nhà nước không chỉ với chức năng quy định luật lệ, làm trọng tài, bảo hộ, khuyến khích hoặc trừng phạt các công cụ hành chính và kinh tế, mà nhà nước còn có thể đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua việc đầu tư hình thành các cơ sở ban đầu, cùng tham gia chia sẻ rủi ro trong các lĩnh vực kinh tế mới với các nhà đầu tư. 1.2.2. Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển Mấy thập kỷ qua, công nghiệp hóa đã lần lượt diễn ra ở mỗi nước tùy thuộc điều kiện của từng quốc gia cũng sự tác động từ môi trường quốc tế. Nhìn chung, từ thực tế công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, những mô hình đã và đang được áp dụng đó là: - Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu - Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu - Mô hình công nghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập quốc tế. 1.2.2.1. Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Trong lịch sử, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã được thực hiện ở các nước tư bản phương Tây từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chủ yếu thông qua việc lập hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập ngoại. Năm 1791, A. Hamilton - một nhà kinh tế học Mỹ - đã đề nghị chính phủ Mỹ lập hàng rào thuế quan bảo hộ công nghiệp trước sự tràn ngập của hàng hóa nhập khẩu với giá rẻ của nước Anh. Những năm 50, 60 của thế kỷ XX, mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã được thực hiện phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia đang phát triển vẫn bị lệ thuộc về kinh tế vào các nhà tư bản. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thậm chí có nước cả lương thực và nguyên nhiên liệu đều phải nhập khẩu. Để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc đó, các quốc gia này đã tiến hành xây dựng cho mình một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thực tế trong giai đoạn này, các nước phương Tây tuy đã buộc phải trao trả độc lập cho các nước đang phát triển nhưng vãn tìm cách khống chế và kiểm soát kinh tế các nước đang phát triển. Do vậy, mục tiêu của công nghiệp hóa là tự đáp ứng những nhu cầ3u tiêu dùng và sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, thực hiện công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là một lựa chọn tất yếu. Nội dung kinh tế của chiến lược này là phát triển mạnh mẽ việc sản xuất các hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng để thay thế nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển. Sự phát triển như vậy sẽ mang lại nhiều tác dụng: khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đáp ứng những nhu cầu trong nước; mở rộng thị trường phát triển sản xuất hàng hóa; giải quyết công ăn việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội; tiết kiệm ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu… Như vậy, việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp là nhằm phục vụ nhu cầu trong nước để giảm dần sự lệ thuộc kinh tế vào các nước tư bản phát triển, tiến tới hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Trong đó, việc xây dựng những ngành công nghiệp thiết yếu để đảm bảo những nhu cầu cơ bản của đất nước như năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất… được coi là cơ sở để đảm bảo nền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia. Từ việc xây dựng và phát triển các ngành đó có thể trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chấm dứt sự lệ thuộc vào bên ngoài. Do vậy, các nước đang phát triển đã có một số chính sách và giải pháp sau: - Nhà nước can thiệp trực tiếp vào mọi hoạt động của nền kinh tế để tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. - Xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp nhằm thay thế dần các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu. - Thị trường trong nước được bảo hộ thông qua các chính sách bảo hộ thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp. Những chính sách này được thực hiện nhằm bảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. - Mở rộng và phát triển khu vực nhà nước. Trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hóa, thực tế có nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, khả năng sinh lợi nhuận thấp, khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đủ sức đảm nhận. Nhà nước đã sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng các khoản vay nước ngoài để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt và các ngành kinh tế công cộng. - Về ngoại thương, chiến lược đó chủ trương cân bằng xuất nhập khẩu, chỉ xuất cái gì có khả năng sản xuất ở trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Về cơ bản, đó là chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế tự cấp tự túc, giảm dần sự phụ thuộc vào nước ngoài. Nhìn chung, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu lấy trọng tâm là thị trường trong nước để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc thực hiện công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu ở một số nước đang phát triển đã đem lại những kết quả nhất định. Những ngành công nghiệp chủ yếu đã được xây dựng và bước đầu đáp ứng được những nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Việc thực hiện chiến lược này cũng tạo cơ hội cho các nước đang phát triển giải quyết vấn đề công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tuy nhiên, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu cũng còn tồn tại một số hạn chế. - Hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, công nghệ, trong khi ấy việc phát triển công nghiệp đòi hỏi phải nhập khẩu một khối lượng ngày càng nhiều máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy, nếu không đẩy mạnh xuất khẩu thì vấn đề này càng trở nên gay gắt, sự thiếu hụt trong cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán ngày càng lớn nên việc vay nợ nước ngoài sẽ càng tăng lên. Đó là vấn đề nan giải với các nước đang phát triển. - Do hạn chế kỹ thuật, công nghệ nên khả năng tự lực tự cường vẫn bộc lộ nhiều hạn chế về kết cục các nước này vẫn không thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển. Để xây dựng những ngành công nghiệp hướng nội, nhiều nước đang phát triển đã phải nhập khẩu công nghệ, và các loại nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được. Như vậy, các nước đang phát triển lại tiếp tục rơi vào tình trạng phụ thuộc các nước tư bản phát triển do phải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, đặc biệt là những bí quyết công nghệ từ nước ngoài. Mặt khác, các máy móc thiết bị nhập khẩu thường là lạc hậu vì các nước phát triển đã không bán các công nghệ tiên tiến cho các nước đang phát triển. Hậu quả là sản phẩm hàng hóa được sản xuất bởi công nghệ lạc hậu nên thường có chất lượng thấp, giá thành cao và sức cạnh tranh kém. - Nhiều ngành công nghiệp được Nhà nước bảo hộ, do nắm độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ, nên đã xuất hiện tâm lý và hành vi ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước. Sự nhấn mạnh một chiều và thái quá đến thay thế nhập khẩu đã làm cho sản xuất ngày càng kém hiệu quả và lâm vào tình trạng bế tắc, công nghệ ít được đổi mới đã đẩy các nước đang phát triển tới nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước phát triển. - Thị trường trong nước dần bị bão hòa, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thấp, khó có khả năng chen chân vào thị trường thế giới. Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ở các nước đang phát triển, khi những ngành công nghiệp chủ yếu đã được xây dựng với cơ cấu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong nước, thì nhu cầu nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ giảm, đồng thời tiềm năng xuất khẩu cũng giảm đi. Do sự hạn chế về công nghệ, giá thành nên sản phẩm của các ngành công nghiệp trong nước không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tình trạng bội chi ngân sách và nợ nước ngoài ngày càng gia tăng. Thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nên khu vực kinh tế nhà nước ở các nước đang phát triển đã được xây dựng và mở rộng một cách tràn lan. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nhà nước phải bao cấp, bù lỗ từ ngân sách và ngân sách nhà nước bị thiếu hụt, đồng thời sự căng thẳng về ngoại tệ do phải nhập khẩu các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất buộc các nước phải vay nợ nước ngoài. Quan hệ vay nợ nước ngoài dường như là quan hệ phát triển nhất của các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu [11]. Thực tế, hầu hết các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ. Tình hình đó làm xấu đi môi trường kinh doanh, hạn chế các mối quan hệ với bên ngoài và đưa nền kinh tế tới chỗ bị cô
Tài liệu liên quan