Luận văn Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trong cuộc sống, con người phải không ngừng tham gia vào các mối quan hệxã hội. Nhân cách của con người được hình thành thông qua sựlĩnh hội nền văn hóa xã hội trong quá trình gia nhập vào các mối quan hệxã hội. Sựthành công của cá nhân trong các mối quan hệkhác nhau sẽ ảnh hưởng tích cực đến sựhình thành, phát triển nhân cách và ngược lại. Đểthành công trong các mối quan hệ đó, cá nhân phải biết đánh giá một cách khách quan, trung thực, chính xác vềbản thân mình. Có nhận thức, đánh giá đúng vềbản thân thì cá nhân mới có thể định hướng, điều chỉnh suy nghĩ, tình cảmvà hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. ĐểTĐG đúng, cá nhân cần phải có KN TĐG. Trong thời gian gần đây, giáo dục KN sống trởthành vấn đềthu hút sựquan tâm của không chỉnhững người làm trong ngành giáo dục mà của toàn xã hội, nhất là khi tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng. KN TĐG là một trong những KN trong hệthống các KN sống cơbản của con người. Có nhiều quan niệm khác nhau vềviệc giáo dục KN sống cho học sinh nhưng đa sốý kiến đều thống nhất vềsựcần thiết phải tăng cường hoạt động này trong nhà trường. Giáo dục KN sống sẽgiúp cho học sinh thiết lập và duy trì được mối quan hệhài hòa, tốt đẹp với bạn bè, với người khác, với xã hội và phát huy được nội lực, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập. Trong quá trình phát triển tâm lý cá nhân, đến tuổi TN, sựphát triển của tựý thức, TĐG là một trong những nét nổi bật của nhân cách. TN thường tựphân tích nhân cách của mình và coi sựphân tích nhân cách đó nhưlà một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổchức những mối quan hệ đối với bạn bè, với người lớn. Nhìn chung, TN thường TĐG mình cao hơn so với thực tế[26, tr.110]. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có sựkhác nhau vềsựTĐG và KN TĐG giữa những TN có hoàn cảnh sống bình thường với những TN có hoàn cảnh đặc biệt - bịbỏrơi, mồ côi, lang thang ? Hiện nay, trên địa bàn thành phốHồChí Minh có mười ba trung tâm bảo trợxã hội, trong đó có 06 trung tâm thực hiện chức năng nuôi dưỡng, bảo trợthanh thiếu niên (03 trung tâmchuyên nuôi dưỡng thanh thiếu niên khuyết tật; 03 trung tâm còn lại nuôi dưỡng, bảo trợ thanh thiếu niên phát triển bình thường vềthểchất). Đối tượng được đưa vào các trung tâm này là những thanh thiếu niên khuyết tật, bịbỏrơi, mồcôi, không liên lạc được với gia đình hay gia đình quá nghèo không có khảnăng nuôi dưỡng phải đi lang thang kiếm sống Với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt nhưvậy, các em đánh giá vềbản thân mình nhưthếnào – tích cực hay tiêu cực, khách quan hay chủquan bởi TĐG là khâu quan trọng đểcác em chọn lựa cho mình một tương lai: hòa nhập, học tập, học nghề, vềgia đình hay tiếp tục lang thang và thậm chí là trở thành kẻtội phạm. Quan trọng hơn, KN TĐG của các em ởmức độnào? Chỉkhi nào xác định được thực trạng KN TĐG của các em mới có thể đềra những biện pháp tác động nhằm nâng cao nó. Qua đó, giúp cho các em xác định đúng đắn, khách quan vai trò, vịtrí của mình trong các mối quan hệxã hội khác nhau đểkhông còn mặc cảm, tựti khi hòa nhập. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu vềKN TĐG của những đối tượng này. Xuất phát từnhững lý do trên, việc nghiên cứu đềtài: “KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợxã hội trên địa bàn thành phốHồChí Minh” là cần thiết và có ý nghĩa.

pdf117 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Hồng Quân KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA THIẾU NIÊN ĐANG SỐNG TẠI CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH VĂN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến: Ban Giám đốc các Trung tâm: Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố, Làng thiếu niên Thủ Đức, Làng trẻ em SOS thành phố cùng các cán bộ công nhân viên đang công tác tại các trung tâm trên đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài, góp phần quan trọng để đề tài nghiên cứu triển khai có kết quả. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn, góp ý khoa học cho lớp cao học tâm lý K 18 cùng với Tiến sỹ Huỳnh Văn Sơn – người hướng dẫn khoa học, đã luôn tận tình hướng dẫn, gắn bó, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn các anh, chị cùng khóa học, các đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này. Bùi Hồng Quân DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình KN : Kỹ năng TĐG : Tự đánh giá TN : Thiếu niên TNg : Thực nghiệm T – Test : Trị số kiểm nghiệm T Sig : Mức ý nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống, con người phải không ngừng tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Nhân cách của con người được hình thành thông qua sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội trong quá trình gia nhập vào các mối quan hệ xã hội. Sự thành công của cá nhân trong các mối quan hệ khác nhau sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành, phát triển nhân cách và ngược lại. Để thành công trong các mối quan hệ đó, cá nhân phải biết đánh giá một cách khách quan, trung thực, chính xác về bản thân mình. Có nhận thức, đánh giá đúng về bản thân thì cá nhân mới có thể định hướng, điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Để TĐG đúng, cá nhân cần phải có KN TĐG. Trong thời gian gần đây, giáo dục KN sống trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của không chỉ những người làm trong ngành giáo dục mà của toàn xã hội, nhất là khi tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng. KN TĐG là một trong những KN trong hệ thống các KN sống cơ bản của con người. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc giáo dục KN sống cho học sinh nhưng đa số ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết phải tăng cường hoạt động này trong nhà trường. Giáo dục KN sống sẽ giúp cho học sinh thiết lập và duy trì được mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với bạn bè, với người khác, với xã hội và phát huy được nội lực, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập. Trong quá trình phát triển tâm lý cá nhân, đến tuổi TN, sự phát triển của tự ý thức, TĐG là một trong những nét nổi bật của nhân cách. TN thường tự phân tích nhân cách của mình và coi sự phân tích nhân cách đó như là một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổ chức những mối quan hệ đối với bạn bè, với người lớn. Nhìn chung, TN thường TĐG mình cao hơn so với thực tế [26, tr.110]. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có sự khác nhau về sự TĐG và KN TĐG giữa những TN có hoàn cảnh sống bình thường với những TN có hoàn cảnh đặc biệt - bị bỏ rơi, mồ côi, lang thang…? Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có mười ba trung tâm bảo trợ xã hội, trong đó có 06 trung tâm thực hiện chức năng nuôi dưỡng, bảo trợ thanh thiếu niên (03 trung tâm chuyên nuôi dưỡng thanh thiếu niên khuyết tật; 03 trung tâm còn lại nuôi dưỡng, bảo trợ thanh thiếu niên phát triển bình thường về thể chất). Đối tượng được đưa vào các trung tâm này là những thanh thiếu niên khuyết tật, bị bỏ rơi, mồ côi, không liên lạc được với gia đình hay gia đình quá nghèo không có khả năng nuôi dưỡng phải đi lang thang kiếm sống… Với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt như vậy, các em đánh giá về bản thân mình như thế nào – tích cực hay tiêu cực, khách quan hay chủ quan… bởi TĐG là khâu quan trọng để các em chọn lựa cho mình một tương lai: hòa nhập, học tập, học nghề, về gia đình hay tiếp tục lang thang và thậm chí là trở thành kẻ tội phạm. Quan trọng hơn, KN TĐG của các em ở mức độ nào? Chỉ khi nào xác định được thực trạng KN TĐG của các em mới có thể đề ra những biện pháp tác động nhằm nâng cao nó. Qua đó, giúp cho các em xác định đúng đắn, khách quan vai trò, vị trí của mình trong các mối quan hệ xã hội khác nhau để không còn mặc cảm, tự ti khi hòa nhập. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về KN TĐG của những đối tượng này. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và có ý nghĩa. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TĐG của TN để giúp các em tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi hòa nhập với cộng đồng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về KN, KN sống, KN TĐG. 3.2. Khảo sát thực trạng KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến KN này. 3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội và thử nghiệm các biện pháp tác động nhằm nâng cao KN TĐG của các em. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính là những TN phát triển bình thường, không bị khuyết tật tại ba trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các cán bộ (thầy, cô) đang trực tiếp quản lý, nuôi dưỡng các em TN là khách thể nghiên cứu chính nói trên. 5. Giả thuyết khoa học TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội có KN TĐG ở mức độ trung bình. Có thể nâng cao KN TĐG của TN thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục như: giáo dục chuyên đề hướng đến hình thành KN TĐG, lồng ghép các chuyên đề giáo dục xen kẽ trong các buổi sinh hoạt tập thể của TN tại trung tâm gắn với những bài tập thực hành cụ thể kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở TN thực hành TĐG. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về mặt nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu KN TĐG như là một KN sống của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên các phương diện: sự hình thành KN - đã có hay chưa; mức độ KN - thấp, trung bình, cao. Trong đề tài này, chúng tôi không xét KN TĐG trong mối liên hệ với nhân cách mà chỉ xét dưới góc độ sự hình thành và mức độ của KN. 6.2. Phạm vi về mặt khách thể Trong phạm vi đề tài này, khách thể nghiên cứu chính là 153 TN đang sống tại ba trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: - Trung tâm giáo dục dạy nghề TN thành phố. - Làng TN Thủ Đức. - Làng trẻ em SOS thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành phân tích các đề tài nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước về TĐG, KN TĐG. Sau đó, hệ thống hóa các lý thuyết nói trên để xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi chủ yếu tập trung vào phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan để xác định các khái niệm công cụ; tổng hợp và phân tích nguồn gốc, các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG; các thao tác trong KN TĐG của TN. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng ba bảng hỏi khác nhau dành cho các em TN và các thầy, cô trực tiếp quản lý, nuôi dưỡng các em để tìm hiểu về TĐG và mức độ KN TĐG của TN. 7.2.2. Phương pháp quan sát Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những biểu hiện về mặt tâm lý thông qua hành vi của TN trong các buổi sinh hoạt chuyên đề (được tổ chức lồng ghép với chuyên đề KN TĐG) và trong sinh hoạt hàng ngày của các em tại trung tâm. Qua đó, có thể nhận định rõ hơn về thực trạng KN TĐG của TN (xem mẫu quan sát ở phụ lục). 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn đối với các TN, các thầy, cô – những người trực tiếp nuôi dưỡng, quản lý các em và lãnh đạo của các trung tâm để có thể làm rõ thêm thực trạng TĐG của TN. Bên cạnh đó, qua thông tin của các lãnh đạo, có thể tìm hiểu thêm về một số trường hợp TN từng được nuôi dưỡng tại các trung tâm, đã trưởng thành, tự lập cuộc sống để có cơ sở nhận định thêm về ảnh hưởng của TĐG đối với cuộc sống của các em khi “vào đời”. 7.3. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này được thực hiện nhằm để đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao KN TĐG của TN. Chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên hai nhóm: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Tiến hành tác động đối với nhóm thực nghiệm, sau đó so sánh mức độ KN TĐG giữa nhóm đối chứng – nhóm thực nghiệm và của nhóm thực nghiệm trước - sau thực nghiệm. 7.4. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 11.5 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm T – Test, kiểm nghiệm ANOVA… làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lý luận Đề tài có những đóng góp về mặt lý luận sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến KN TĐG như: tự ý thức, TĐG, KN TĐG. - Xây dựng một số khái niệm công cụ để phục vụ cho đề tài như khái niệm TĐG và xác định được cấu trúc của KN TĐG. 8.2. Về mặt thực tiễn Phân tích thực trạng KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất những biện pháp để nâng cao KN đó. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về TĐG. Hầu hết các tác giả đều cho rằng TĐG là hình thức phát triển cao của tự ý thức. Đồng thời, các tác giả cũng quan tâm nghiên cứu về quá trình hình thành, đặc điểm, nội dung và vai trò của TĐG. Ở Đức, tác giả S. Franz đã nghiên cứu về “Khả năng TĐG phù hợp đối với thái độ học tập và thái độ tập thể ở học sinh các lớp 5 – 7 – 9”. Đến năm 1982, ông cho xuất bản cuốn “Phát triển TĐG của học sinh” [17], trong đó tác giả đã phân tích sâu khái niệm TĐG và vai trò của nó trong sự hình thành, phát triển nhân cách. Các tác giả B. Bickel và R.Signer nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đánh giá bên ngoài và TĐG đối với thái độ trong giờ học” [16, tr.14]. Tác giả S. Opperman nghiên cứu “Tính bền vững của khoảng cách giữa TĐG và đánh giá bên ngoài dưới ảnh hưởng của xã hội” [22]. Ở Liên Xô, A.I.Lipkina đã xuất bản cuốn “TĐG của học sinh”, trong đó bà đã nêu khái niệm TĐG “Là thái độ của con người đối với những năng lực, khả năng, phẩm chất của nhân cách cũng như với bộ mặt bên ngoài của mình”. [19]. Tác giả J.A. Andrusenco nghiên cứu “Những điều kiện tâm lý để hình thành sự TĐG của học sinh cấp I” [16, tr.13]. Ông chia TĐG thành bốn nhóm: - Nhóm TĐG dựa trên sự phân tích đối tượng. - Nhóm TĐG dựa trên sự phân tích hoạt động của bản thân. - Nhóm TĐG dựa trên sự phân tích những điều kiện của hoạt động. - Nhóm TĐG dựa trên sự phân tích thành công hay thất bại trong kinh nghiệm đã qua hoặc dựa vào sự đánh giá bên ngoài. F.I. Ivasenco nghiên cứu “Những đặc điểm TĐG của học sinh lớn trong học tập – lao động” [24]. Tác giả cho rằng những học sinh có thành tích học tập khác nhau có sự TĐG khác nhau. Sự TĐG của cá nhân không chỉ khác nhau về mức độ phù hợp mà còn khác nhau trong việc lựa chọn luận cứ đánh giá. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu TĐG đã bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây. Có thể kể ra một số công trình như sau: Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Ngọc Lan về mối quan hệ giữa khả năng TĐG phù hợp của học sinh đối với thái độ học tập và động cơ học tập, tác giả cho rằng: TĐG có mối liên quan với những yếu tố tâm lý khác của nhân cách. Sự TĐG thái độ học tập có liên quan chặt chẽ với động cơ học tập. Khả năng TĐG phù hợp đối với thái độ học tập ở học sinh lớp 6 và lớp 8 còn chưa cao. TĐG thái độ học tập ở các em gái phù hợp hơn ở các em trai [23]. Công trình nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý của TN do bố mẹ ly hôn” của nhóm tác giả thuộc Viện Tâm lý học thực hiện năm 2002 dưới sự chủ trì của tác giả Văn Thị Kim Cúc, đã so sánh TĐG giữa trẻ trong các gia đình ly hôn và trẻ trong các gia đình bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các các em trong gia đình ly hôn và trong gia đình bình thường đều có điểm số trung bình của cái “Tôi” xã hội, cái “Tôi” trường học khá cao và điểm trung bình của cái “Tôi” cảm xúc tiêu cực đều thấp. Các em trong gia đình ly hôn có điểm số cái “Tôi” thể chất thấp hơn các em trong gia đình bình thường [6, tr.135 – 140]. Trong luận án Tiến sỹ Tâm lý học của Đỗ Ngọc Khanh, tác giả đã tìm hiểu về thực trạng TĐG của học sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của các em như cách ứng xử của cha, mẹ và yếu tố môi trường xung quanh [17]. Tác giả Ngô Thị Đẹp trong luận văn thạc sỹ của mình đã nghiên cứu đề tài “Những yếu tố tác động đến TĐG của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố trong gia đình, ảnh hưởng của bạn bè và ảnh hưởng của thầy cô đến TĐG của sinh viên [9]. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến TĐG của sinh viên mà chưa đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố bên trong cũng như chưa nghiên cứu về TĐG như là một kỹ năng. Như vậy, đã có không ít các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài nghiên cứu về TĐG. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu đi vào tìm hiểu thực trạng TĐG và các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của đối tượng. Có rất ít các công trình, nhất là ở Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu về KN TĐG. Do vậy, nghiên cứu KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội sẽ góp phần giải quyết được vấn đề này. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Kỹ năng 1.2.1.1. Khái niệm Hiện nay, trong Tâm lý học, khi nghiên cứu về KN có hai quan niệm: Quan niệm thứ nhất, coi KN là mặt kỹ thuật của thao tác. Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm rằng KN là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có KN. Từ điển Tâm lý học của Mỹ do tác giả J.P.Chaplin chủ biên (1968) định nghĩa KN là “thực hiện một trật tự cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn” [17]. Từ điển Tâm lý học (1983) của Liên Xô (cũ) định nghĩa “KN là giai đoạn giữa của việc nắm vững một phương thức hành động mới – cái dựa trên một quy tắc (tri thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương ứng với tri thức đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kỹ xảo” [7]. Tác giả N.D.Levitovxam xét KN gắn liền với kết quả hành động. Theo ông, người có KN hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông nhấn mạnh, muốn hình thành KN con người vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế [7]. Quan niệm thứ hai, coi KN là một biểu hiện năng lực của con người. Từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa “KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [20, tr.157]. Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) định nghĩa “KN là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [8, tr.131]. Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Thị Quốc Minh cũng quan niệm KN là một mặt của năng lực con người thực hiện một công việc có kết quả [16]. K.K.Platonov và G.G.Glolubev (1977) cho rằng KN là năng lực của con người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng [7]. K.K.Platonov (1963) khẳng định “KN luôn được nhận thức. Cơ sở tâm lý của nó là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và phương thức thực hiện hành động” [7]. A.V.Petrovski cho rằng: Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định được gọi là KN [7]. Tác giả Đỗ Thị Châu (1999) xem xét KN một cách toàn diện trên cả hai khía cạnh: thứ nhất, KN là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định (không có KN chung chung, trừu tượng, tách rời hành động); thứ hai, KN là một biểu hiện của năng lực con người nên vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt và tính mục đích. Để có KN hành động, cá nhân không chỉ hiểu sâu sắc về hành động (mục đích, phương thức, điều kiện hành động) mà phải mềm dẻo, linh hoạt triển khai hành động trong mọi hoàn cảnh theo đúng logic của nó với mọi điều kiện có thể có để đạt được mục đích của hành động. KN được hình thành trên cơ sở tri thức nên người có KN thì không chỉ hành động có kết quả trong một hoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt được kết quả tương tự trong những điều kiện khác nhau [5, tr.19-20]. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung (2009) cho rằng “KN là một biểu hiện năng lực của con người thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách tiến hành đúng đắn kỹ thuật của hành động, trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vốn có về hành động đó” [7, tr.41]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009) quan niệm “KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. KN không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người” [34, tr.6]. Từ những quan niệm trên, chúng tôi xác định: KN là khả năng của con người vận dụng những tri thức, kinh nghiệm và sử dụng đúng những kỹ thuật thao tác để thực hiện có kết quả một hành động, hoạt động nào đó. Để có KN, phải có cả hai yếu tố: - Thứ nhất, là những tri thức, hiểu biết của con người về hành động, hoạt động. Để con người có thể hành động, trước hết họ phải hiểu về mục đích, phương thức và điều kiện diễn ra hành động đó để có những phương án thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp. Đây chính là mô hình tâm lý trước khi hành động. - Thứ hai, là kỹ thuật về thao tác. Mỗi hành động, hoạt động trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi những thao tác khác nhau. Do vậy, để thực hiện hành động một cách hiệu quả thì con người phải nắm chắc mặt kỹ thuật của thao tác hành động trong từng bối cảnh cụ thể. Nếu thiếu một trong hai mặt trên thì con người sẽ rất khó thực hiện hành động, hoạt động có hiệu quả. 1.2.1.2. Các mức độ và giai đoạn hình thành kỹ năng Về mức độ hình thành KN, có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này. Theo quan điểm của V.P. Bexpalko, có năm mức độ KN sau: - KN ban đầu: người học biết về nội dung một dạng KN nào đó, khi cần thiết có thể tái hiện những thao tác, hành động nhất định dưới sự hướng dẫn của người dạy. - KN mức thấp: người học tự thực hiện được trình tự những thao tác cần thiết của một KN nào đó trong tình huống quen thuộc, tương tự nhưng chưa di chuyển được sang tình huống mới. - KN trung bình: người học tự thực hiện thành thạo các thao tác đã biết trong các tình huống quen thuộc. Tuy vậy, việc di chuyển của các KN sang các tình huống mới còn hạn chế. - KN cao: người học tự lự
Tài liệu liên quan