Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam

Năng lượng là vấn đềsống còn của xã hội loài người, từxa xưa con người đã biết dùng đến các lại nhiên liệu nhưthan, củi, ánh sáng mặt trời đểtạo ra những năng lượng phục vụcho đời sống hàng ngày. Xã hội loài người ngày càng phát triển, khoa học kỹthuật ngày càng tiến bộthì việc khai thác và chuyển hóa các dạng năng lượng ngày càng nhiều, hiệu suất sửdụng ngày càng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu cuộc sống và năng lượng đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Điện năng là một loại năng lượng không dựtrữ được và ngành điện là một ngành kinh tếkỹthuật quan trọng trong nền kinh tếxã hội. Nhờcó có năng lượng điện phát triển đã giúp cho khoa học kỹthuật và sản xuất ngày càng phát triển hơn đời sống con người càng được nâng cao. Nền kinh tếthịtrường định hướng XHCN đã và đang là môi trường, là động lực thúc đẩy sựphát triển của nhiều ngành kinh tếtrong đó có ngành điện Việt Nam. Trước công cuộc xây dựng và bảo vệtổquốc nói chung và phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng, đòi hỏi ngành điện phải phát triển đi trước một bước đểlàm động lực thúc đẩy cho nền kinh tếxã hội phát triển. Trong những năm qua, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào sựphát triển kinh tế- xã hội của đất nước như đáp ứng đủnhu cầu về điện cho nền kinh tếvà sinh hoạt của nhân dân, công tác dịch vụkhách hàng được cải thiện đáng kể, đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hoá nông thôn và các nhiệm vụxã hội được giao. Tuy nhiên, mô hình Tổng Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập vướng mắc, trong đó vướng mắc vềcơchếtài chính là một trong những cản trởcó ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam không nằm ngoài những khó khăn vướng mắc đó. Đềtài “Một sốgiải pháp hoàn thiện cơchếtài chính của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết một sốvấn đềvềtài chính đặt ra đối với Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam. 6 Mục đích ý nghĩa của luận văn: Mục đích chủyếu của luận văn là dựa vào việc phân tích, đánh giá một cách khái quát thực trạng công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, rút ra những vấn tài chính cần hoàn thiện. Từ đó đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này và hướng đến mục tiêu chiến lược: xây dựng một thịtrường điện cạnh tranh, hình thành Tập đoàn điện lực, nâng cao năng suất lao động, hiệu quảkinh doanh và đầu tư, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của toàn Tổng Công ty phù hợp với môi trường kinh doanh chung của cả nước và của ngành Điện đang chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh. Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong điều kiện cụthểcủa Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, những văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan. Phương pháp nghiên cứu:sửdụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sửkết hợp với những phương pháp phân tích, dựbáo trong quá trình nghiên cứu phân tích. Vì thời gian nghiên cứu và khảnăng không cho phép giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đềtài, xin giới hạn phạm vi nghiên cứu nhưsau: - Đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính của Tổng công tymà không đi sâu vào phân tích cụthểtừng đơn vịthành viên. - Việc đềnghịcác giải pháp chỉdựa trên cơsởthực tiễn Việt Nam và áp dụng có chọn lọc một sốchính sách của các nước, nhưng không đi sâu vào phân tích cụthểchính sách của từng quốc gia. Do khảnăng và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong Thầy, Cô, đồng nghiệp cũng nhưcác bạn quan tâm đến đề tài này góp ý bổsung để đềtài mang tính hiện thực hơn.

pdf91 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .....................................................................................................7 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. ................................7 1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp:.................................................7 1.1.1.1 Bản chất của Tài chính doanh nghiệp: ..........................................7 1.1.1.2 Chức năng của TCDN: ..................................................................7 1.1.1.3 Vị trí của TCDN ............................................................................8 1.1.2 Các nguồn hình thành TCDN ...............................................................9 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...........................9 1.2.1 Quản lý vốn và tài sản...........................................................................9 1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định:...........................................9 1.2.1.2 Quản lý vốn lưu động - tài sản lưu động: ....................................13 1.2.1.3 Quản lý vốn đầu tư (ngắn hạn, dài hạn): .....................................13 1.2.1.4 Cơ chế quản lý vốn trong Công ty nhà nước:..............................14 1.2.2 Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước. .............................................................................................................16 1.2.2.1 Doanh thu. ...................................................................................16 1.2.2.2 Chi phí. ........................................................................................17 1.2.2.3 Giá thành sản phẩm, chi phí dịch vụ tiêu thụ ..............................19 1.2.2.4 Lợi nhuận thực hiện.....................................................................19 1.2.2.5 Phân phối lợi nhuận. ....................................................................19 1.3 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ. .............................................21 1.3.1 Khái niệm về Tập đoàn kinh tế (TĐKT).............................................21 1.3.2 Các hình thức TĐKT trên thế giới: .....................................................21 1.3.3 Nguyên nhân hình thành các TĐKT ...................................................22 1.3.4 Vai trò và ý nghĩa của TĐKT: ............................................................23 1.4 ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH ĐIỆN.............................................................24 1.5 QUẢN LÝ NGÀNH ĐIỆN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......25 1.5.1 Xu thế tổ chức thị trường điện cạnh tranh trên thế giới......................25 1.5.2 Kinh nghiệm cải cách ngành điện của các nước trong khu vực .........26 CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM..........................................................................................29 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM............29 2 2.1.1 Lịch sử hình thành EVN. ....................................................................29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý .......................................................................29 2.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA EVN. ......................................30 2.2.1 Quản lý, sử dụng vốn và tài sản:.........................................................30 2.2.1.1 Quản lý và sử dụng vốn...............................................................30 2.2.1.2 Quản lý khấu hao TSCĐ..............................................................31 2.2.1.3 Huy động vốn kinh doanh và vốn đầu tư ....................................31 2.2.1.4 Bảo toàn vốn................................................................................32 2.2.1.5 Quản lý nợ ...................................................................................32 2.2.1.6 Xử lý tổn thất tài sản....................................................................32 2.2.2 Quản lý doanh thu và chi phí. .............................................................33 2.2.2.1 Giá bán điện.................................................................................33 2.2.2.2 Quản lý doanh thu .......................................................................33 2.2.2.3 Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh.........................................34 2.2.3 Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ. ...........................................35 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN.............................35 2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn:.....................................35 2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản: ................................................................35 2.3.1.2 Những tồn tại trong quản lý sử dụng và bảo toàn vốn: ...............36 2.3.2 Tình hình quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận ............38 2.3.2.1 Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận: ......38 2.3.2.2 Doanh thu: ...................................................................................39 2.3.2.3 Chi phí .........................................................................................39 2.3.2.4 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:..............................................40 2.3.2.5 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận......................................................................................40 2.3.3 Tình hình tài chính và khả năng thanh toán........................................41 2.3.4 Công tác cổ phần hóa..........................................................................41 2.3.5 Nguyên nhân những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính của EVN 41 2.3.5.1 Nguyên nhân khách quan: ...........................................................41 2.3.5.2 Nguyên nhân chủ quan: ...............................................................42 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM................................................45 3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN .......................................45 3.2 ĐỊNH HƯỚNG TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CỦA EVN GIAI ĐOẠN 2004-2010: .......................46 3.2.1 Khối các nhà máy điện........................................................................46 3 3.1.1.1 Khối các Nhà máy điện do EVN sẽ nắm giữ 100% vốn dưới hình thức đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc ................................................47 3.1.1.2 Khối các Nhà máy điện thực hiện CPH do EVN nắm giữ cổ phần chi phối .....................................................................................................47 3.1.1.3 Khối các nhà máy điện được chuyển đổi thành công ty thành viên hạch toán độc lập..........................................................................................48 3.2.2 Khối các công ty truyền tải điện .........................................................48 3.2.3 Khối các công ty điện lực ...................................................................49 3.2.4 Khối các Công ty Tư vấn Xây dựng điện ...........................................50 3.2.5 Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực và Trung tâm Công nghệ thông tin .............................................................................................................50 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH:...........51 3.3.1 Những giải pháp về chính sách của nhà nước ....................................51 3.3.1.1 Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng EVN theo mô hình công ty mẹ - công ty con................................................................51 3.3.1.2 Những chính sách tài chính - thuế:..............................................53 3.3.1.3 Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp:..............................................54 3.3.2 Chính sách tài chính của EVN............................................................56 3.3.2.1 Tạo quyền chủ động cho các công ty điện lực: ...........................56 3.3.2.2 Công ty Tài chính: .......................................................................56 3.3.2.3 Hoàn chỉnh Quy chế tài chính EVN:...........................................57 3.3.3 Kết hợp với chủ trương phát triển của ngành .....................................59 3.3.3.1 Chủ trương phát triển ngành điện................................................59 3.3.3.2 Định hướng xây dựng thị trường điện cạnh tranh .......................60 3.3.3.3 Chiến lược phát triển nguồn ngân lực: ........................................63 Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TOÀN EVN...............66 Phụ lục 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................67 Phụ lục 3: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH .........................................................68 Phụ lục 4: CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN......................69 Phụ lục 5: CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO TỔNG SƠ ĐỒ V Chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn 2002-2010..............................82 Phụ lục 6: DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - 2020 .......98 Phụ lục 7: BẢNG CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN DÙNG CHO ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN .......................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................101 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPH Cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước EVN Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (Electricity of Vietnam) GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị KHCB Khấu hao cơ bản TCDN Tài chính doanh nghiệp TCT Tổng Công ty TCT NN Tổng Công ty Nhà nước TĐKT Tập đoàn Kinh tế TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động 5 MỞ ĐẦU Năng lượng là vấn đề sống còn của xã hội loài người, từ xa xưa con người đã biết dùng đến các lại nhiên liệu như than, củi, ánh sáng mặt trời…để tạo ra những năng lượng phục vụ cho đời sống hàng ngày. Xã hội loài người ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì việc khai thác và chuyển hóa các dạng năng lượng ngày càng nhiều, hiệu suất sử dụng ngày càng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu cuộc sống và năng lượng đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Điện năng là một loại năng lượng không dự trữ được và ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Nhờ có có năng lượng điện phát triển đã giúp cho khoa học kỹ thuật và sản xuất ngày càng phát triển hơn đời sống con người càng được nâng cao. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành điện Việt Nam. Trước công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng, đòi hỏi ngành điện phải phát triển đi trước một bước để làm động lực thúc đẩy cho nền kinh tế xã hội phát triển. Trong những năm qua, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, công tác dịch vụ khách hàng được cải thiện đáng kể, đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hoá nông thôn và các nhiệm vụ xã hội được giao. Tuy nhiên, mô hình Tổng Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập vướng mắc, trong đó vướng mắc về cơ chế tài chính là một trong những cản trở có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam không nằm ngoài những khó khăn vướng mắc đó. Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề về tài chính đặt ra đối với Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam. 6 Mục đích ý nghĩa của luận văn: Mục đích chủ yếu của luận văn là dựa vào việc phân tích, đánh giá một cách khái quát thực trạng công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, rút ra những vấn tài chính cần hoàn thiện. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này và hướng đến mục tiêu chiến lược: xây dựng một thị trường điện cạnh tranh, hình thành Tập đoàn điện lực, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và đầu tư, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của toàn Tổng Công ty phù hợp với môi trường kinh doanh chung của cả nước và của ngành Điện đang chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh. Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong điều kiện cụ thể của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, những văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những phương pháp phân tích, dự báo trong quá trình nghiên cứu phân tích. Vì thời gian nghiên cứu và khả năng không cho phép giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đề tài, xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính của Tổng công ty mà không đi sâu vào phân tích cụ thể từng đơn vị thành viên. - Việc đề nghị các giải pháp chỉ dựa trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và áp dụng có chọn lọc một số chính sách của các nước, nhưng không đi sâu vào phân tích cụ thể chính sách của từng quốc gia. Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong Thầy, Cô, đồng nghiệp cũng như các bạn quan tâm đến đề tài này góp ý bổ sung để đề tài mang tính hiện thực hơn. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp: 1.1.1.1 Bản chất của Tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng từ có giá… Bên cạnh đó, TCDN còn là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Quan hệ thuộc TCDN là các mối quan hệ nhiều chiều, cụ thể bao gồm: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Mối quan hệ này thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước thông qua việc nộp thuế theo luật định, và ngược lại Nhà nước cũng có những hổ trợ về tài chính cho doanh nghiệp. - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường: Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua thị trường: thị trường hàng hóa tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường hàng hóa tiêu dùng, thị trường tài chính… Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với hoạt động của thị trường. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp vừa với tư cách là người mua các yếu tố sản xuất kinh doanh, người bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn lực tài chính nhàn rỗi của xã hội. - Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: đây là những quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc trong một doanh nghiệp, quan hệ với tổng công ty, quan hệ với người lao động trong doanh nghiệp, quan hệ với cổ đông của doanh nghiệp… thông qua những nghiệp vụ như mua bán hàng, thanh toán giữa các đơn vị nội bộ, tạm ứng, trả lương, trợ cấp, chi trả tiền lãi… 1.1.1.2 Chức năng của TCDN: TCDN có hai chức năng chủ yếu sau đây: 8 (1) Tạo vốn bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn. Việc tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả là chức năng của TCDN (2) Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp. Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được phân phối nhằm trang trải chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm quá trình tái sản xuất kinh doanh, thực hiện nguồn lợi kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây là chức năng quan trọng của TCDN. Làm tốt hai chức năng này, TCDN có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.3 Vị trí của TCDN TCDN là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia. TCDN bao gồm tài chính các đơn vị, các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong hệ thống tài chính nước ta, ngân sách giữ vai trò chủ đạo. Các khâu tài chính trung gian như tín dụng bảo hiểm có vai trò hổ trợ đối với TCDN. Tài chính đối với các tổ chức xã hội và hộ dân cư bổ sung nhằm tăng nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, còn TCDN là khâu cơ sở của cả hệ thống. Sự hoạt động có hiệu quả của TCDN có tác dụng củng cố hệ thống tài chính quốc gia. Nếu xét trên phạm vi của một đơn vị sản xuất kinh doanh thì TCDN được coi là một trong những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bởi mọi mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phát huy tốt các chức năng của TCDN từ việc xác định nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu đã xác định. Khi có đủ vốn phải tổ chức sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn đến việc phải theo dõi, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, tính toán bù đắp chi phí và sử dụng đòn bẩy tài chính kích thích nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp. 9 1.1.2 Các nguồn hình thành TCDN Vốn là lượng giá trị của doanh nghiệp phải ứng ra để kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn. Bởi vậy ta có thể nói vốn là tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành ta có thể chia ra thành vốn chủ sở hữu doanh nghiệp và các khoản nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp: là số vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu được chia ra thành: + Vốn pháp định là số vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. + Vốn điều lệ là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có thể lớn hơn vốn pháp định, nhưng ít nhất phải bằng số vốn pháp định. + Lãi chưa phân phối. - Các khoản nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn phải trả như: các khoản phải trả khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả, các khoản phải nộp NSNN nhưng chưa đến kỳ hạn nộp, các khoản phải trả công nhân viên nhưng chưa đến kỳ hạn chi. Các khoản phải trả khác này tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình. 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Quản lý vốn và tài sản 1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định: a. Khái niệm Trong doanh nghiệp có nhiều loại tư liệu lao động khác nhau, về thời gian sử dụng, giá trị, mức độ. Do đó, để đơn giản việc quản lý, toàn bộ tư liệu lao động được chia thành hai loại TSCĐ và công cụ lao động nhỏ (công cụ, dụng cụ). Theo 10 quy định hiện hành ở nước ta, những tư liệu lao động nào thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây được gọi là tài sản cố định (TSCĐ): - Thời gian sử dụng trên một năm. - Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Tài liệu liên quan