Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy chúng ta đã, đang đầu tư vào mọi ngành sản xuất của nền kinh tế. Trong đó đầu tư vào ngành xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn nhất, muốn phát triển nền kinh tế thì hệ thống cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay đối với các dự án xây lắp đó là việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng thời gian, chi phí. Đối với các nhà đầu tư thì muốn hoàn thành dự án với mức chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất còn đối với các nhà kinh doanh thì họ mong muốn đạt được mức lợi nhuận nhất định khi họ thực hiện công việc. Có một phương thức được coi là kết hợp tốt nhất đối với các yêu cầu đó cho cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là đầu thầu. Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả đối với cá dự án thuộc tất cả các thành phần kinh tế; dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được sự tại trợ của các định chế tài chính quốc tế, Trong một nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất là cá doanh nghiệp xây lắp, liên tục phải đổi mới để nâng cao khả năng thắng thầu. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu thầu đối với Công ty và cũng thầy được những tồn tại, khó khăn mà Công ty còn đang gặp phải trong công tác đầu thầu, tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3.

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy chúng ta đã, đang đầu tư vào mọi ngành sản xuất của nền kinh tế. Trong đó đầu tư vào ngành xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn nhất, muốn phát triển nền kinh tế thì hệ thống cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay đối với các dự án xây lắp đó là việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng thời gian, chi phí. Đối với các nhà đầu tư thì muốn hoàn thành dự án với mức chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất còn đối với các nhà kinh doanh thì họ mong muốn đạt được mức lợi nhuận nhất định khi họ thực hiện công việc. Có một phương thức được coi là kết hợp tốt nhất đối với các yêu cầu đó cho cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là đầu thầu. Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả đối với cá dự án thuộc tất cả các thành phần kinh tế; dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được sự tại trợ của các định chế tài chính quốc tế,… Trong một nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất là cá doanh nghiệp xây lắp, liên tục phải đổi mới để nâng cao khả năng thắng thầu. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu thầu đối với Công ty và cũng thầy được những tồn tại, khó khăn mà Công ty còn đang gặp phải trong công tác đầu thầu, tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3. Vì đây là một hoạt động còn mới tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu, bên cạnh đó do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng có nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Mai Hương và ông Dương Văn Thám – Phó GĐ Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Đề tài gồm 3 phần Chương I: Cơ sở lý luận về đấu thầu và đấu thầu xây lắp Chương II: Tình hình tham gia công tác đấu thầu của Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU THẦU ĐẤU THẦY XÂY LẮP I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU THẦU 1. Khái niệm về đấu thầu 1.1. Đấu thầu Đấu thầu được xem là một phương thức ưu việt trong “mua – bán” hàng hoá. Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động đấu thầu được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Không chỉ ở Việt Nam mà ccs nước trên thế giới, phương thức đấu thầu được sử dụng trong các hoạt động mua bán. Tại Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi có luật đầu tư ra đời, nền kinh tế nước ta chuyển biến mạnh mẽ. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, còn có các nguồn gốc từ các khoản vốn vay, vốn viện trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội và chính trị nước ngoài. Các tập đoàn kinh tế, các ngân hàng nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc vốn đầu tư nước ngoài thì việc đấu thầu là bắt buộc. Những năm qua, dự án đầu tư thuộc vốn trong nước cũng thông qua việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, song thể lệ, quy định còn chắp vá, chưa chuẩn mực, các nhà thầu được lựa chọn hoặc trúng thầu nhiều khi chưa thực sự khách quan, thậm chí còn chưa tương xứng với dự án. Xuất phát từ đặc điểm trên, để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý cho việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được totó hơn và quy chuẩn việc lưu chọn nhà thầu, đồng thời tiếp cận với thông lệ quốc tế. Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 43/CP ra đời. Nhưng trước đó phải kể đến một số quy định về đấu thầu như sau: - Quyết định số 91 TTG ngày 13 -11- 1992 của thủ tướng chính phủ ban hành quy định về quản lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị. - Quyết định số 60BXD – VKT ngày 30 -03 – 1994 của Bộ xây dựng ban hành về “quy chế đấu thầu” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố lớn như HN, TPHCM. Sau 5 năm thực hiện quy chế đấu thầu, đã có 2 lần bổ sung và sửa đổi, đến nay chúng ta đã có quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định 88/CP ngày 1/9/1999 và nghị định 14/CP ngày 5/5/2000, thông tư 04 TT hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu thay thế cho nghị định 43/CP và nghị định 93/CP. Việc thực hiện các dự án bằng phương thức đấu thầu trên cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh đã đêm lại kết qảu hết sức to lớn. Các dự án được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu đã tiết kiệm được đáng kể nguồn đầu tư, rút ngắn thời gian thi công và từng bước nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đồng thời qua đó cá nhà thầu bắt buộc phải xem xét lại chính mình và tự hoàn thiện mình bằng cách đầu tư tăng cường năng lực về mọi mặt, đặc biệt là thiết bị thi công, khả năng huy động vốn, trình độ quản lý cũng như trình độ kỹ thuật,… Theo quy định mới nhất của nghị định 88/CP chúng ta có thể hiểu đấu thầu như sau: “đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu” thực chất, đó là một hình thức giao dịch “mua – bán” trong nền kinh tế thị trường. Thông qua đấu thầu, người mua có được một sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. Người bán, thông qua đấu thầu, thực hiện được việc cung cấp sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của mình và qua đó bù đắp đủ chi phí và thu về lợi nhuận nhất định. Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho các công việc sau: - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn - Đấu thầy xây lắp - Đấu thầu mua sắm hàng hoá - Đấu thầulựa chọn đối tá thực hiện dự án. Khi đó nhà thầu là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà xây dựng trong đấu thầu xây dựng, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. 1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đấu thầu Để đảm bảo thực hiện tốt công tác đấu thầu chúng ta cần phải hiểu rõ các thuật ngữ, từ đó vận dụng chính xác tránh các sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. - Đấu thầu trong nước: là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự. - Đấu thầu quốc tế: là cuộc đáu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự. - Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện pháp nhân hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. - Nhà thầu: là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Ở Việt Nam, nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Gói thầu: là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng (kho gói thầu được chia làm nhiều phần) - Tư vấn: là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. - Xây lắp: là những công việc thuộc qúa trình xây dựng và lắp đặt thiết bị của các công trình hay hạng mục công trình. - Hàng hoá: là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). - Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. - Hồ sơ dự thầu: là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Dự án: là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. - Đóng thầu: là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. - Mở thầu: là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. - Xét thầu: là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu. - Giá gói thầu: là quá trình xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được phê duyệt. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn chuẩn bị dự án, giá gói thầu phải được người có thẩm quyền chấp thuận trước khi tổ chức đấu thầu. - Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khiđã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. - Giá đánh giá: là giá dự thầu đã sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có) được quy đổi về cùng một mặt bằng (kỹ thuật, tài chính, thương mại, và các nội dung khác) làm cơ sở so sánh các hồ sơ dự thầu. - Giá đề nghị trúng thầu: là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu sau khi đã hiệu chỉnh và sửa lỗi các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Giá trúng thầu: là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu làm căn cứ cho bên mời thầu thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. - Giá ký hợp đồng: là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu. - Kết quả đấu thầu: là nội dung phê duyệt của người thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền vì tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu và loại hợp đồng. - Thương thảo hoàn thiện hợp đồng: Là quá trình tiếp tục thương thảo hoàn chỉnh nội dung chi tiết của hợp đồng với nhà thầu trúng thầu để kế kết. - Bảo lãnh dự thầu: là việc nhà thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh ngân hàng…) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là việc nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền (séc, tiền mặt, bảo lãnh ngân hàng…) vào một địa chỉ vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. 2. Vai trò của đấu thầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với chủ đầu tư nói chung khi thực hiện một dự án bao giờ cũng mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể đối với 3 yêu cầu về chất lượng, chi phí, thời gian. Nhất là đối với một quốc gia thì yếu tố này quan trọng bởi ngân sách quốc gia không phải lúc nào cũng cân bằng thậm chí còn luôn luôn thâm hụt trong khi đó lại có rất nhiều thứ phải chi như quốc phòng, an ninh, giáo dục, giao thông vận tải, y tế… Do vậy phải luôn cân nhắc cả 3 yếu tố khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó. Việc sử dụng phương pháp đấu thầu đã giúp cho chủ đầu tư càng có nhiều phương án lựa chọn nhà thầu phù hợp với yêu cầu đề ra nhất là đối với các dự án lớn đòi hỏi vốn lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, thi công trong điều kiện khó khăn thì phương thức đấu thầu càng tỏ ra có hiệu quả. Do tính hiệu quả như vậy đấu thầu có những vai trò sau. 2.1. Giảm chi phí. Do tính cạnh tranh trong đấu thầu nên để có thể thắng thầu thì các nhà thầu phải đáp ứng tối đa các điều kiện của bên mời thầu. Các nhà thầu thường có xu hướng giảm chi phí của gói thầu bằng cách hạ thấp giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được nghĩa là bù đắp đủ chi phí và vẫn có lợi nhuận. Kết quả là giảm được chi phí đáng kể cho nhà đầu tư. 2.2. Nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Khi hợp đồng đã được ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư nghĩa là trách nhiệm mỗi bên đã được quy định rõ ràng. Để hoàn thành tốt hợp đồng đang thực hiện và giữ uy tín cho chính nhà thầu để thực hiện các hợp đồng lần sau thì các nhà thầu buộc phải thực hiện công trình một cách tốt nhất trong khả năng có thể. - Tiết kiệm thời gian thực hiện dự án: Các nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công nếu muốn tiếp tục thực hiện các hợp đồng với khách hàng khác. Mặt khác với sự chuyên môn hoá ngày càng cao thì nhà t hầu luôn muốn đẩy nhanh tiến độ công việc để tránh những rủi ro có thể xảy ra. - Nâng cao chất lượng dự án: Nhà thầu trúng thầu dĩ nhiên họ phải đáp ứng được yêu cầu và chất lượng. Hơn nữa do sức ép cạnh tranh không có lý do già mà nhà thầu đẩy nhanh tiến độ mà lơ là công tác giám định chất lượng của công việc mà họ làm. 2.3. Nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư. Để tổ chức đấu thầu bắt buộc bên mời thầu phải lập hồ sơ mời thầu, cân nhắc kỹ lưỡng các lợi hại đạt được, đồng thời phải xem xét kỹ các điều kiện đưa ra phù hợp với khả năng của nhà thầu trong nước hay quốc tế, do đó mà họ hiểu rõ và bao quát được toàn bộ gói thầu một cách chắc chắn tránh trường hợp bị thay đổi, thất thoát hay gian trá trong quá trình thực hiện dự án. Ngược lại để tham gia đấu thầu thì nhà thầu phải có một đội ngũ cán bộ nắm vững các vấn đề liên quan tới đấu thầu như quy chế đấu thầu, các văn bản, quy định, quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải hiểu rõ về nội dung yêu cầu của dự án. Như vậy qua mỗi lần đấu thầu các nhà thầu có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ năng mới của các nhà thầu khác, được cọ xát và xâm nhập thực tế bởi vậy họ tăng cường thêm nghiệp vụ chuyên môn cũng như năng lực quản lý. Vô hình chung các yếu tố đó làm tăng chất lượng sản phẩm hay nói khác đi làm tăng hiệu quả của quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư. 2.4. Đấu thầu góp phần tích cực vào sự trưởng thành của các nhà thầu trong nước. Được thử thách và tôi luyện trong môi trường thực tế là điều kiện tốt nhất để học hỏi, trưởng thành đối với mỗi nhà thầu. Cứ mỗi lần tham gia đấu thầu các nhà thầu trong nước đã có cơ hội để thử thách và thực sự đã có dấu hiệu cạnh tranh được với các nhà thầu quốc tế thông qua những lần đấu thầu mà họ tham gia. Trước đây các nhà thầu trong nước chỉ tham gia với tư cách nhà thầu phụ đối với các gói thầu quốc tế thì nay đã có thể chính thức tham dự và đã trúng thầu nhiều gói thầu có quy mô khá lớn từ 10 - 60 triệu USD đối với các công trình xây dựng. Đó chính là nhờ tính cạnh tranh, các nhà thầu muốn tồn tại và phát triển họ phải tự khắc phục những yếu kém về năng lực tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm. Mặt khác cũng phải nói tới chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với các nhà thầu trong nước khi họ tham gia đấu thầu. 3. Điều kiện thực hiện đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: 3.1. Điều kiện chung. - Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền. - Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt. 3.2. Đối với bên nhà thầu. - Có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. - Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Chỉ được tham gia một đơn vị dự thầu trong một gói thầu, dù đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trong trường hợp tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính, liên doanh hoặc đơn phương. 3.3. Đối với bên mời thầu. Không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức. 3.4. Điều kiện đấu thầu quốc tế. Chỉ được đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau. - Đối với gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Đối với các dự thầu sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài quy định trong điều ước phải đấu thầu quốc tế. 4. Các hình thức lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu có thể lựa chọn một trong các cách chọn nhà thầu sau tuỳ theo vào quy mô, tính chất và đặc điểm của gói thầu. 4.1. Đấu thầu rộng rãi. Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện thời gian dự thầu trên các phương tiện đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng chủ yếu trong đấu thầu. 4.2. Đấu thầu hạn chế. Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: - Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. 4.3. Chỉ định thầu. Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ áp dụng được trong các điều kiện đặc biệt sau: - Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công tác kịp thời. - Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do thủ tướng chính phủ quy định. - Gói thầu đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan. 4.4. Chào hàng cạnh tranh. Hình thức này áp dụng cho những gói hàng mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỉ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên yêu cầu chào hàng bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể thực hiện bằng các phương tiện khác. 4.5. Mua sắm trực tiếp. Được áp dụng trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. 4.6. Tự thực hiện. Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định tại mục quy định về chỉ định thầu (ngoài phạm vi quy định tại điều 63 của Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng). 4.7. Mua sắm đặc biệt. Hình thức này chỉ áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không chỉ đấu thầu được. 5. Phương thức đấu thầu. Hiện nay ở nước ta, hoạt động đấu thầu được thực hiện t heo một trong 3 phương thức sau: 5.1. Đấu thầu một túi hồ sơ. Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá xây lắp. 5.2. Đấu thầu 2 túi hồ sơ. Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm về kỹ thuật từ 70% trở lên thì sẽ được mở túi hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 5.3. Đấu thầu hai giai đoạn. phương thức này chỉ áp dụng cho các trường hợp sau: - Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên. - Các gói
Tài liệu liên quan