Luận văn Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy

Đối với mỗi quốc gia trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng, giáo dục - đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng, bởi đó chính là nơi tạo ra nguồn nhân lực có tri thức để xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, việc đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường đại học là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục - đào tạo và xã hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Tự đánh giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo, qua hồsơgiảng dạy, kết quảhọc tập của sinh viên v. v. và thông qua ý kiến của sinh viên. Trong đánh giá hoạt động giảng dạy, hình thức sinh viên đánh giá có ý nghĩa quan trọng vì sinh viên vừa là trung tâm, vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm của quá trình đào tạo, vừa là người hưởng thụchính. Do đó, đánh giá chất lượng theo quan điểm của sinh viên chính là một trong những thước đo chất lượng đào tạo. Trước hết, việc sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên không phải là một việc làm mới. Ởcác nước châu Âu, Hoa Kỳhay một sốnước khác, hoạt động này đã có từlâu và diễn ra thường xuyên. Ở Việt Nam, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên đã được thực hiện tại nhiều trường đại học, trong đó phần lớn là các trường dân lập [13,21] Nếu nhưsinh viên cảm thấy việc giảng dạy của giảng viên không đảm bảo chất lượng thì sinh viên có thểbáo với nhà trường đểnhà trường góp ý với giảng viên hoặc là đổi giảng viên giảng dạy mới. Nhưng ởViệt Nam, hình thức này còn mới mẻ, chưa được áp dụng rộng rãi. Trong bối cảnh giáo dục đại học có những cải cách, thay đổi và chuyển biến hiện nay, đểnhững cải cách, thay đổi và chuyển biến ấy thật sựhiệu quả, một trong những điều kiện không thểthiếu là công tác đánh giá. Chỉcó đánh giá chính xác các hoạt động thực tiễn, chúng ta mới có thểcải thiện vềchất lượng đào tạo trong tương lai, trong đó có hình thức sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy. Có rất nhiều tài liệu cũng nghiên cứu vềcác hình thức đánh giá hoạt động giảng viên như: William E. Cashin (1999), Deborah DeZure (1999), Mary Lou Higgerson (1999), Michele Marincovic (1999), Moreale (1999), Peter Seldin (1999), Lã Văn Mến (2005), Bùi Kiên Trung (2005), Lê Nết (2005), Nguyễn Đình Bình (2007) v .v . Và đã có một sốtài liệu nghiên cứu vềviệc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Peter Seldin (1999), Nguyễn Phương Nga (2005); VũThịPhương Anh (2005); TS Hoàng Bá Thịnh (2005); PGS-TS Võ Xuân Đàn (2005); Th.S Nguyễn Quang Giao (2005); TS Lê Văn Hảo (2005); Th.S Mai ThịQuỳnh Lan (2005); Th.S Nguyễn ThếMạnh (2005); Th.S Phan Thanh Hoàn (2005), Lã Văn Mến (2005), v .v . Nhưng đến thời điểm này, ởViệt Nam chưa có một tài liệu nào nghiên cứu vềyếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, chính vì lý do nhưvậy, tôi đã chọn đềtài nghiên cứu về“Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy” của giảng viên.

pdf82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục: .......................................................................................................... 1 Lời cam đoam...................................................................................................4 Lời cảm ơn ...................................................................................................... 5 Danh mục viết tắt..............................................................................................6 Danh mục các bảng...........................................................................................7 Tóm tắt luận văn..............................................................................................9 MỞ ĐẦU U 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................11 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................13 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ..................................................................13 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu............................................14 5.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................14 5.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................14 6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết ...................14 6.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................14 6.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................15 6.3. Khung lý thuyết ...............................................................................16 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17 7.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................17 7.2. Xử lý và phân tích thông tin.............................................................19 7.3. Định nghĩa về phương pháp sư phạm của giảng viên, kiến thức giảng viên, mức độ dân chủ trong giao tiếp ..............................................19 Chương 1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN QUA SINH VIÊN: BỐI CẢNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................23 1.1.1. Khái niệm......................................................................................23 1.1.2. Bối cảnh và sơ lược lịch sử hoạt động đánh giá giảng dạy của giảng viên Việt Nam và trên thế giới ......................................................24 1.1.3. Các hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy ..............................29 1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên....32 1.3. Tiểu kết ...................................................................................................36 Chương 2 TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẾN CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 2.1. Tác động của yếu tố giới.........................................................................37 2.2. Tác động của yếu tố tuổi.........................................................................39 2.3. Tác động của yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học ............................41 2.4. Tác động của yếu tố vị trí con trong gia đình .........................................43 2.5. Tác động của yếu tố nghề nghiệp của bố mẹ..........................................45 2.5.1. Yếu tố nghề của bố........................................................................45 2.5.2. Yếu tố nghề của mẹ .......................................................................47 2.6. Tác động của yếu tố trình độ học vấn của bố mẹ ...................................49 2.6.1 Yếu tố học vấn của bố....................................................................49 2.6.2. Yếu tố trình độ học vấn của mẹ ....................................................51 2.7. Tiểu kết ...................................................................................................52 Chương 3 TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẾN ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 3.1. Tác động đặc điểm xã hội .......................................................................54 3.1.1. Yếu tố ngành học của sinh viên ....................................................54 3.1.2. Yếu tố loại hình trường mà sinh viên đang học............................56 3.1.3. Yếu tố năm học của sinh viên .......................................................59 3.1.4. Yếu tố sĩ số lớp của sinh viên .......................................................60 3.1.5. Yếu tố kết quả điểm trung bình chung của sinh viên....................62 3.1.6. Tác động của yếu tố mức độ tham gia trên lớp của sinh viên......63 3.2. Tác động mức sống của sinh viên...........................................................65 3.3. Tiểu kết ...................................................................................................67 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH..................................68 4.1.Kết luận:...................................................................................................68 4. 2. Một số gợi ý về chính sách ....................................................................69 Bảng hỏi.........................................................................................................74 Tài liệu tham khảo..........................................................................................79 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Vũ Thị Quỳnh Nga LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã dạy em trong thời gian học cao học khóa 1 chuyên ngành đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục và các cán bộ, nhân viên ở Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Quý Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn trong thời gian em làm luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của em còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Học viên Vũ Thị Quỳnh Nga DANH MỤC VIẾT TẮT GV Giáo viên SV Sinh viên ĐH Đại học HN Hà Nội KT Kiến trúc CNTT Công nghệ thông tin TC-KT Tài chính kế toán DL Du lịch ĐHDL Đại học dân lập ĐHQG Đại học Quốc gia DANH MỤC BẢNG 1 Bảng 1 Bảng tổng hợp giới tính của từng mã ngành, mã trường 18 1 Bảng 2.1.1 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố giới 36 2 Bảng 2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố tuổi 38 3 Bảng 2.3 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học 40 4 Bảng 2.4.1 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố vi trí con trong gia đình với điểm trung bình chung của học kỳ gần nhất của sinh viên 42 5 Bảng 2.4.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố vị trí con trong gia đình 42 6 Bảng 2.5.1.1 Thống kê theo yếu tố nghề nghiệp của bố 43 7 Bảng 2.5.1.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố nghề nghiệp của bố 44 8 Bảng2.5.2.1 Thống kê theo yếu tố nghề nghiệp của mẹ 45 9 Bảng 2.5.2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố nghề nghiệp của mẹ 46 10 Bảng 2.6.1.1 Thống kê theo yếu tố trình độ học vấn của bố 48 11 Bảng 2.6.2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố trình độ học vấn của bố 48 12 Bảng 2.6.2.1 Thống kê theo yếu tố trình độ học vấn của bố 49 13 Bảng 2.6.2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố trình độ học vấn của mẹ 50 14 Bảng 3.1.1 So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là ngành học của sinh viên 52 15 Bảng 3.1.2. So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố loại trường mà sinh viên đang học 56 16 Bảng 3.1.3. So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là năm sinh viên đang học 57 17 Bảng 3.1.4 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố sĩ số lớp học 61 18 Bảng 3.1.5 So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là điểm trung bình chung của sinh viên 59 19 Bảng 3.1.6.1. Thống kê theo yếu tố là mức độ tham gia trên lớp 61 20 Bảng 3.1.6.2 So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là mức độ tham gia trên lớp 62 21 Bảng 3.2.1 Thống kê theo yếu tố mức sống của sinh viên 63 22 Bảng 3.2.2 So sánh chỉ số đánh giá theo mức sống của sinh viên 63 TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu về các tác động của đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm xã hội và mức sống của sinh viên đến việc đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Để từ đó giúp cho cải cách giáo dục - đào tạo có những chuyển biến đáng kể qua hình thức sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, giúp cho giảng viên đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp mọi đối tượng sinh viên. Đề tài được điều tra bằng bảng hỏi với 600 sinh viên của bốn ngành Kiến trúc, Công nghệ thông tin, Tài chính kế toán và du lịch tại bốn trường đại học: Trường đại học dân lập Phương Đông, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Kết quả chung mà nghiên cứu đã đặt ra như sau: + Yếu tố giới của sinh viên chỉ ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về kiến thức sư phạm của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên + Yếu tố tuổi của sinh viên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên. + Yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học của sinh viên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên. + Yếu tố vị trí con trong gia đình có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến kiến thức của giảng viên và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên + Yếu tố nghề nghiệp của bố có tác động đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến kiến thức của giảng viên và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên + Yếu tố nghề của mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên + Yếu tố trình độ học vấn của bố và mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên + Yếu tố ngành học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm và mức độ dân chủ của giảng viên với sinh viên, nhưng không ảnh hưởng đến kiến thức của giảng viên. + Yếu tố loại hình trường mà sinh viên đang học hoàn toàn không ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. + Yếu tố năm học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm và kiến thức của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên + Yếu tố sĩ số lớp của sinh viên có ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm và kiến thức của giảng viên trong môn học, nhưng không ảnh hưởng đến mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên. + Yếu tố kết quả điểm trung bình chung của sinh viên có ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên + Yếu tố mức độ tham gia trên lớp của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá phương pháp sư phạm của giảng viên, đến kiến thức của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên + Yếu tố về mức sống của sinh viên hoàn toàn không ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên Các từ khoá: - Đánh giá của sinh viên - Đánh giá hoạt động giảng dạy - Các yếu tố tác động chỉ số đánh giá MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, giáo dục - đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng, bởi đó chính là nơi tạo ra nguồn nhân lực có tri thức để xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, việc đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường đại học là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục - đào tạo và xã hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Tự đánh giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo, qua hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên v. v. và thông qua ý kiến của sinh viên. Trong đánh giá hoạt động giảng dạy, hình thức sinh viên đánh giá có ý nghĩa quan trọng vì sinh viên vừa là trung tâm, vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm của quá trình đào tạo, vừa là người hưởng thụ chính. Do đó, đánh giá chất lượng theo quan điểm của sinh viên chính là một trong những thước đo chất lượng đào tạo. Trước hết, việc sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên không phải là một việc làm mới. Ở các nước châu Âu, Hoa Kỳ hay một số nước khác, hoạt động này đã có từ lâu và diễn ra thường xuyên. Ở Việt Nam, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên đã được thực hiện tại nhiều trường đại học, trong đó phần lớn là các trường dân lập [13,21] Nếu như sinh viên cảm thấy việc giảng dạy của giảng viên không đảm bảo chất lượng thì sinh viên có thể báo với nhà trường để nhà trường góp ý với giảng viên hoặc là đổi giảng viên giảng dạy mới. Nhưng ở Việt Nam, hình thức này còn mới mẻ, chưa được áp dụng rộng rãi. Trong bối cảnh giáo dục đại học có những cải cách, thay đổi và chuyển biến hiện nay, để những cải cách, thay đổi và chuyển biến ấy thật sự hiệu quả, một trong những điều kiện không thể thiếu là công tác đánh giá. Chỉ có đánh giá chính xác các hoạt động thực tiễn, chúng ta mới có thể cải thiện về chất lượng đào tạo trong tương lai, trong đó có hình thức sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy. Có rất nhiều tài liệu cũng nghiên cứu về các hình thức đánh giá hoạt động giảng viên như: William E. Cashin (1999), Deborah DeZure (1999), Mary Lou Higgerson (1999), Michele Marincovic (1999), Moreale (1999), Peter Seldin (1999), Lã Văn Mến (2005), Bùi Kiên Trung (2005), Lê Nết (2005), Nguyễn Đình Bình (2007) v .v . Và đã có một số tài liệu nghiên cứu về việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Peter Seldin (1999), Nguyễn Phương Nga (2005); Vũ Thị Phương Anh (2005); TS Hoàng Bá Thịnh (2005); PGS-TS Võ Xuân Đàn (2005); Th.S Nguyễn Quang Giao (2005); TS Lê Văn Hảo (2005); Th.S Mai Thị Quỳnh Lan (2005); Th.S Nguyễn Thế Mạnh (2005); Th.S Phan Thanh Hoàn (2005), Lã Văn Mến (2005), v .v . Nhưng đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, chính vì lý do như vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy” của giảng viên. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả của luận văn này có thể là sự minh hoạ thêm cho các lý thuyết về sinh viên đánh giá giảng viên đối với phương pháp giảng dạy, kiến thức giảng viên và mức độ dân chủ trong giao tiếp của giảng viên với sinh viên trong quá trình đào tạo. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Cung cấp những thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá giảng viên để góp phần đưa ra những gợi ý về chính sách nhằm: Giúp nhà trường đánh giá được chất lượng của các hoạt động giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh phù hợp; Giúp giảng viên nâng cao chất lượng về nội dung và lựa chọn phương pháp giảng dạy một cách hợp lý, hiệu quả. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu về tác động của đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội, mức sống của sinh viên đến việc đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy của giảng viên để từ đó hiểu rõ hơn những đòi hỏi của sinh viên; để giúp các giảng viên, các trường đại học tìm ra những phương pháp quản lý, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp mọi đối tượng sinh viên. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ này, tôi chỉ nghiên cứu về việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và tìm hiểu một số yếu tố được coi là có ảnh hưởng đến cách đánh giá của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư của các khối, ngành: Khối nghệ thuật (ngành Kiến trúc); Khối Tài chính kế toán (ngành Tài chính kế toán); Khối xã hội nhân văn (ngành Du lịch) và khối kỹ thuật (ngành Công nghệ thông tin) với hoạt động giảng dạy như: Tác động đặc điểm dân số học như: Giới tính, tuổi, vùng miền (nông thôn/thành thị), nghề nghiệp cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tác động đặc điểm kinh tế xã hội của sinh viên như: Ngành học, năm sinh viên đang học, sĩ số lớp học, kết quả điểm trung bình chung, mức độ tham gia trên lớp của sinh viên, chi tiêu hàng tháng của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. 5.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên bốn trường đại học ở thành phố Hà Nội được lựa chọn đó là: Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học dân lập Đông Đô. 6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tôi đặt ra hai câu hỏi chính để tìm hiểu Câu hỏi thứ 1 là: Những đặc điểm dân số học của sinh viên như: Yếu tố giới tính, Yếu tố tuổi tác, Yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học, Yếu tố vị trí con trong gia đình; nghề nghiệp, Yếu tố trình độ của bố mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm của giảng viên, kiến thức của giảng viên và mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên. Câu hỏi thứ 2 là: Những tác động về đặc điểm xã hội và tác động chi tiêu của sinh viên như: Yếu tố mã ngành, Yếu tố năm sinh viên đang học, Yếu tố loại trường, Yếu tố sĩ số sinh viên, Yếu tố kết quả điểm trung bình chung của học kỳ gần nhất, Yếu tố mức độ tham gia trên lớp, Yếu tố mức sống của sinh viên, ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm của giảng viên, kiến thức của giảng viên và mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên. 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1(H1): Các yếu tố về nhân khẩu của sinh viên H1.1. Nam sinh viên đánh giá chặt chẽ hơn nữ sinh viên về phương pháp giảng dạy, kiến thức giảng viên, mức độ dân chủ của giảng viên. H1.2. Sinh viên ở thành thị thì đánh giá khắt khe hơn sinh viên nông thôn về trình độ học vấn của giảng viên. H1.3. Sinh viên tuổi càng cao thì có chỉ số đánh giá trong việc đánh giá các phương pháp giảng dạy của giảng viên càng cao. H1.4. Sinh viên xuất thân từ những gia đình ít con do được quan tâm, chăm sóc đến học tập dẫn đến điểm trung bình học tập cao hơn, do vậy có đòi hỏi cao về kiến thức của giảng viên cũng cao hơn. H1.5. Nghề nghiệp và trình độ của bố mẹ sinh viên cũng ảnh hưởng trình độ học vấn của sinh viên dẫn đến việc sinh viên đánh giá khắt khe về phương pháp giảng dạy, kiến thức của giảng viên. Giả thuyết 2 (H2): Các yếu tố về xã hội và mức sống của sinh viên H2.1. Sinh viên khối ngành xã hội và sinh viên các trường dân lập thường đưa ra chỉ số đánh giá cao hơn s
Tài liệu liên quan