Luận văn Năng lực xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Kinh nghiệm của các quốc gia NICs và Trung Quốc trong các năm qua đã cho thấy vai trò và tác động tolớn của xuất khẩu. Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì xuất khẩu đã trở thành động lực chính góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu định lượng đã cho thấy đóng góp tích cực của xuất khẩu vào GDP của Việt Nam trong những năm vừa qua. Hệ số co giãn của GDP theo xuất khẩu là 0,27% tức là cứ 1% tăng lên của xuất khẩu trong điều kiện các nhân tố khác không đổithì GDP tăng lên trung bình là 0,27% [9]. Doanh nghiệp là nhân tố chủ yếu quyếtđịnh khả năng xuất khẩu của một quốc gia nói chung hay mộtđịa phương nói riêng. Do vậy, việc đánh giá chính xác năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững mang tính cấp thiết và hữu ích đối với các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. - Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và điểm mới của đề tài: + Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,thời gian qua có rất nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và nhiều đề tài nghiên cứuvề tình hình, khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành cũng đưa ra chiến lược phát triển ngành và chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu của một số mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chỉ đi sâu vào các chính sách ở tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, chưa có 8 công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về địa phương Tiền Giang, khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. + Điểm mới của đề tài, đề tài phân tích những nhân tố tác động đến khả năng xuất của hàng hóa củatỉnh Tiền Giang và khảo sátnăng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để từ đó đề xuất các giải pháp định hướng và các bước đi cụ thể để nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 2. Đối tượng nghiên cứu:

pdf76 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TIỀN GIANG ........................................... 3 1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TIỀN GIANG NÓI RIÊNG ............... 4 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TIỀN GIANG.............................................................. 5 1.3.1 Các nhân tố tác động thuận lợi.................................................................. 5 1.3.2 Các nhân tố tác động không thuận lợi đến khả năng xuất khẩu............... 9 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG........................ 18 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH TIỀN GIANG............ 18 2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu........................................................................... 18 2.1.2 Về cơ cấu hàng xuất khẩu ........................................................................ 22 2.1.3 Về thị trường xuất khẩu ............................................................................ 24 2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG .............................................. 26 2.2.1 Đối tượng khảo sát.................................................................................... 26 2 2.2.2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.................................. 27 2.2.3 Các giải pháp mà các doanh nghiệp đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu ............................................................................................................. 30 2.2.4 Các kiến nghị của doanh nghiệp đối với các cấp có thẩm quyền để đẩy mạnh xuất khẩu .................................................................................... 31 2.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ............................... 31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 ......................................................................................... 38 3.1 MỤC TIÊU - QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 .............................................................. 38 3.1.1 Mục tiêu của các giải pháp....................................................................... 38 3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp ................................................................... 39 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ...................... 40 3.2.1 Thực hiện liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong Tỉnh và các tỉnh lân cận để tạo ra các doanh nghiệp lớn hoặc chuỗi các doanh nghiệp............................................................................... 40 3.2.2 Tăng cường vốn để đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh................................................................... 41 3.2.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị ở thị trường nước ngoài; tổ chức bộ phận chuyên trách về marketing................................................................. 43 3 3.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu.................... 44 3.2.5 Thực hiện hợp đồng sản xuất – tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản với các hộ dân, các hợp tác xã .................................................................... 46 3.3 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 47 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 51 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT NICs: Các nước công nghiệp mới. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội. FAO: Tổ chức lương nông thế giới. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. ODA: Viện trợ phát triển chính thức. JETRO: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản. KOTRA: Tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư Hàn Quốc. CETRA: Hội đồng phát triển ngoại thương Trung Quốc. TDB: Tổ chức xúc tiến thương mại Singapore. HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. CN - TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. EU: Liên minh Châu Âu. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. DNTN: Doanh nghiệp tư nhân. HTX: Hợp tác xã. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Sản lượng dự kiến một số nông sản của Tiền Giang đến năm 2010............ 7 Bảng 2: Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến cuối năm 2003 ................................................................................................ 13 Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của một số đơn vị kinh doanh xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 3 năm gần đây ........................................... 14 Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trình độ công nghệ các ngành công nghiệp của Tiền Giang năm 2001................................................................... 16 Bảng 5: Tổng kim ngạch xuất khẩu ........................................................................ 18 Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu........................................ 19 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ............................................... 20 Bảng 8: So sánh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.............................................................................. 21 Bảng 9: Cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang ............................................. 22 Bảng 10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Tiền Giang............................ 24 Bảng 11: Thị trường xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang............................................... 25 Bảng 12: Hình thức doanh nghiệp khảo sát ............................................................ 26 Bảng 13: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát .............................. 27 Bảng 14: Tiêu chuẩn quản trị chất lượng mà doanh nghiệp đạt được .................... 27 Bảng 15: Cách thức doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm......................................... 27 Bảng 16: Các cách mà doanh nghiệp có đối tác xuất khẩu.................................... 28 6 Bảng 17: Các phương tiện để doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường thế giới ........................................................................................................... 28 Bảng 18: Doanh nghiệp đánh giá nguồn phát sinh lợi thế cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu .............................................................................................. 29 Bảng 19: Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh trên thị trường thế giới ........................................................................................................... 29 Bảng 20: Các giải pháp các doanh nghiệp đề xuất để nâng cao năng lực xuất khẩu ........................................................................................................ 30 Bảng 21: Các kiến nghị của các doanh nghiệp....................................................... 31 Bảng 22: Ma trận SWOT......................................................................................... 34 Bảng 23: Các chỉ tiêu xuất khẩu thời kỳ 2005 - 2010 của tỉnh Tiền Giang ............ 39 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: - Tính cấp thiết của đề tài: Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Kinh nghiệm của các quốc gia NICs và Trung Quốc trong các năm qua đã cho thấy vai trò và tác động to lớn của xuất khẩu. Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì xuất khẩu đã trở thành động lực chính góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu định lượng đã cho thấy đóng góp tích cực của xuất khẩu vào GDP của Việt Nam trong những năm vừa qua. Hệ số co giãn của GDP theo xuất khẩu là 0,27% tức là cứ 1% tăng lên của xuất khẩu trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì GDP tăng lên trung bình là 0,27% [9]. Doanh nghiệp là nhân tố chủ yếu quyết định khả năng xuất khẩu của một quốc gia nói chung hay một địa phương nói riêng. Do vậy, việc đánh giá chính xác năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững mang tính cấp thiết và hữu ích đối với các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. - Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và điểm mới của đề tài: + Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, thời gian qua có rất nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình, khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành cũng đưa ra chiến lược phát triển ngành và chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu của một số mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chỉ đi sâu vào các chính sách ở tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, chưa có 8 công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về địa phương Tiền Giang, khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. + Điểm mới của đề tài, đề tài phân tích những nhân tố tác động đến khả năng xuất của hàng hóa của tỉnh Tiền Giang và khảo sát năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để từ đó đề xuất các giải pháp định hướng và các bước đi cụ thể để nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 3. Mục đích của đề tài nghiên cứu: Đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng nguồn số liệu từ Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang, Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang, Sở Công Nghiệp tỉnh Tiền Giang, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Tiền Giang và Internet. - Phương pháp khảo sát điều tra thực tế: Khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để tìm hiểu khả năng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia ở các Sở ban ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh. 9 5. Phạm vi nghiên cứu: - Số liệu nghiên cứu đến cuối năm 2003. - Chỉ xét đến việc xuất khẩu hàng hóa hữu hình. 6. Nội dung cơ bản của đề tài: - Chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Tiền Giang. - Chương 2: Khảo sát và đánh giá năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2010. 7. Phạm vi ứng dụng của đề tài: Đề tài là nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh Tiền Giang cũng như các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận có cùng đặc điểm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể xem xét và vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để đề ra các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp và để làm cơ sở huy hoạch xuất khẩu của tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 10 CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TIỀN GIANG 1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng: Xuất khẩu tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu: xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc tiếp cận công nghệ, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới. Dưới áp lực cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, mẫu mã, … doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. Do vậy, xuất khẩu thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động tích cực đến nâng cao trình độ tay nghề, xây dựng phong cách công nghiệp của người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Xuất khẩu là giải pháp chủ yếu để doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Trong điều kiện nhu cầu thị trường nội địa còn hạn hẹp, nếu không mở rộng thị trường ra nước ngoài thì doanh nghiệp khó có thể phát triển. Thực tiễn Việt Nam từ khi thực hiện chính sách mở cửa đã chứng minh rõ nét cho điều này. Xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. 11 Nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu là nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư nhằm mục đích phát triển. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tiền Giang: 1.2.1 Các nhân tố tác động thuận lợi: - Nhu cầu của thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tiền Giang ngày càng tăng. Tiền Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long - vùng có nhiều lợi thế để phát triển xuất khẩu thủy sản, nông sản. Đối với mặt hàng thủy sản: Theo FAO lượng thủy sản dùng làm thực phẩm hàng năm từ 110 đến 117,2 triệu tấn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, nhịp độ tăng tiêu thụ hàng năm ở các nước phát triển đạt 2,1%/năm và các nước đang phát triển là 1,0%/năm [16]. Nhu cầu hàng thủy sản trong những năm gần đây tăng mạnh do thủy sản được xếp vào loại thực phẩm có dinh dưỡng cao. Nhiều nghiên cứu khoa học đưa ra kết luận: Dùng thủy sản thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Mặt khác, mức độ an toàn về vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm thịt khác vì trên 50% thủy sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên. Đặc biệt, nhiều dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những năm gần đây và sự lây lan của nó khiến cho người ta ngại dùng thịt gia súc, gia cầm mà chuyển sang dùng thủy sản. Hơn nữa, thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho khả năng tiêu thụ thủy sản tăng lên. Đây là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng. Nhu cầu nông sản thế giới còn tiềm năng rất lớn. Thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng, phong phú về nông sản nhiệt đới; Thị trường Hoa Kỳ đang bắt 12 đầu thâm nhập; Thị trường Nga và Đông Aâu đang phục hồi; Thị trường Mỹ Latinh và Châu Phi còn nhiều tiềm năng; Thị trường Châu Aù rộng lớn chưa được khai thác đúng mức. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản. May mặc cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang trong thời gian qua. Năm 2001 xuất khẩu hàng may mặc của Tiền Giang đạt 13.718 triệu USD (chiếm 19,88% tổng kim ngạch xuất khẩu); năm 2002 là 18.910 triệu USD (chiếm 31,52% tổng kim ngạch xuất khẩu); năm 2003 là 30.717 triệu USD (chiếm 33,91% tổng kim ngạch xuất khẩu) [14]. Theo dự báo, nhu cầu hàng may mặc thế giới ngày càng tăng về số lượng, chủng loại. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Người tiêu dùng trên thế giới đang có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm làm từ các chất liệu thiên nhiên, các mặt hàng có độ tinh xảo cao. Đây là mặt hàng mà Tiền Giang có nhiều lợi thế về tay nghề, lao động, nguyên vật liệu dùng để sản xuất. Trên địa bàn Tiền Giang hiện có 6 hợp tác xã và 13 tổ hợp tác chuyên sản xuất các mặt hàng nón, túi xách, chiếu từ bàng, buông, cói, uvu [11]. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Tiền Giang năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2001 là 778.112 USD, năm 2002 là 841.194 USD và năm 2003 là 1.135.206 USD [14]. - Yếu tố tự nhiên thuận lợi để tạo nguồn hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu. Tiền Giang có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi trong việc mở rộng sản xuất các loại hàng hoá nông sản không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng mà còn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp như cây ăn quả, khóm, lúa, 13 dừa, thủy hải sản ... Theo quy hoạch thì sản lượng hàng hóa nông sản sản xuất được đến năm 2010 như sau: Bảng 1: Sản lượng dự kiến một số nông sản của Tiền Giang đến năm 2010 DỰ KIẾN TH 2003 2005 2010 * Trồng trọt (tấn). - Lúa 1.261.622 1.155.968 900.000 - Trái cây ăn quả 574.231 660.000 850.000 - Dừa (1.000 quả) 66.587 66.000 20.000 - Khóm 98.250 100.000 100.000 * Thủy sản (tấn) - Cá 75.544 85.696 106.237 - Tôm 11.906 13.142 15.400 - Thủy sản khác (nghêu, mực...) 30.176 35.698 63.333 (Nguồn: Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2010) - Chính sách, pháp luật của nhà nước ổn định và ngày càng hoàn thiện. Trong các năm qua Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để khuyến khích xuất khẩu. Chính sách thuế đã có nhiều cải tiến theo hướng khuyến khích sản xuất xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có thuế suất bằng không. Đối với các nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu hoặc sản xuất hàng xuất khẩu thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Thuế giá trị gia tăng đối với phần nguyên phụ liệu mua trong nước để sản xuất hà