Luận văn Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang

Đất nước ngày càng phát triển khoa học công nghệ ngày càng cải tiến và đổi mới với nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, song bên cạnh đó nhu cầu nắm bắt thông tin, liên lạc của mọi người ngày càng được nhiều, chính vì nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm hàng loạt ra đời và các sản phẩm thông tin, liên lạc này nhanh chóng xuất hiện và cải tiến liên tục để có thể đáp ứng được nhu cầu của con người, các sản phẩm từ thông tin, liên lạc như điện thoại bàn cho đến điện thoại không dây và điện thoại di động có thể lên mạng lướt web cập nhật thông tin giống máy vi tính có kết nối ADSl tại nhà, các sản phẩm công nghệ này ra đời tiếp theo nó là hàng loạt các dịch vụ xuất hiện để hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ này, chính vì sự đa dạng của dịch vụ từ điện thoại cố định cho đến điện thoại di động. Khi khách hàng có một chiếc điện thoại di động thì khách hàng sẽ suy nghĩ mình nên lựa chọn mạng di động nào có dịch vụ phục vụ một cách tốt nhất

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Cơ sở hình thành đề tài: Đất nước ngày càng phát triển khoa học công nghệ ngày càng cải tiến và đổi mới với nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, song bên cạnh đó nhu cầu nắm bắt thông tin, liên lạc của mọi người ngày càng được nhiều, chính vì nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm hàng loạt ra đời và các sản phẩm thông tin, liên lạc này nhanh chóng xuất hiện và cải tiến liên tục để có thể đáp ứng được nhu cầu của con người, các sản phẩm từ thông tin, liên lạc như điện thoại bàn cho đến điện thoại không dây và điện thoại di động có thể lên mạng lướt web cập nhật thông tin giống máy vi tính có kết nối ADSl tại nhà, các sản phẩm công nghệ này ra đời tiếp theo nó là hàng loạt các dịch vụ xuất hiện để hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ này, chính vì sự đa dạng của dịch vụ từ điện thoại cố định cho đến điện thoại di động. Khi khách hàng có một chiếc điện thoại di động thì khách hàng sẽ suy nghĩ mình nên lựa chọn mạng di động nào có dịch vụ phục vụ một cách tốt nhất . Mạng di động ngày càng xuất hiện nhiều tính đến năm 2010 Việt Nam đã có 8 mạng điện thoại di động như: Viettel, Vinaphone, Mobifone, S-phone, HT-mobile, EVN-Telecom, Vietnammobile, Beeline. Với tốc độ phát triển của xã hội thì đến năm 2015 có thể sẽ xuất hiện thêm một vài mạng di động nữa, mỗi một mạng di động có các gói cước và chương trình khuyến mãi khác nhau chính vì điều này các nhà cung cấp dịch vụ mạng liên tục thực hiện các kế hoạch như quảng cáo, quảng bá thương hiệu của chính mình với nhiều hình thức để thu hút khách hàng. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang” với hành vi là sinh viên sẽ chọn một mạng di động cố định sử dụng trong tương lai từ hành vi này nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ có những chương trình khuyến mãi, gói cước, sóng mạng và quyền lợi khi hòa mạng sử dụng dịch vụ do nhà cung cấp mạng đưa ra. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải hết sức nổ lực để khách hàng chọn và sử dụng mạng của chính mình, chính vì điều này việc phân tích các yếu tố tác động việc lựa chọn mạng của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD sử dụng mạng di động trong tương lai là rất thiết thực và hữu ích cho nhà cung cấp mạng. 1.2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Để biết rõ hơn về xu hướng của sinh viên chọn mạng di động trong tương lai cần phải thực hiện 2 mục tiêu như sau: Một là, mô tả hành vi của sinh viên chọn mạng di động trong tương lai. Hai là, đo lường mức nhận biết thông tin của sinh viên về các dịch vụ mạng di động hiện có như là cước phí, sóng, khuyến mãi, giới tính. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trong khoảng thời gian là 8 tuần. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh có sử dụng mạng di động. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính là dùng bảng câu hỏi đi phỏng vấn trực tiếp 15 sinh viên bằng cách đặt câu hỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài mà đang nghiên cứu, xong được kết quả thu thập trong quá trình nghiên cứu sơ bộ rồi sau đó tiến hành thực hiện nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng là thực hiện dựa trên bảng câu hỏi của nghiên cứu sơ bộ và tổng thể dự tính là 5 lớp khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh: DH8NH, DH8KT, DH8QT, DH8TC, DH8KD mỗi lớp 10 nam và 10 nữ cỡ mẫu là 100, sử dụng thang đo Likert, thang đo số hóa, thang đo định danh mức độ. Các dữ liệu sau khi thu thập được xữ lý bằng phần mềm SPSS 15.0 và Excel rồi tiến hành phân tích các số liệu đã xử lý. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu trên sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động, từ đó có thể giúp cho các nhà cung cấp mạng điện thoại di động thực hiện các kế hoạch và chính sách để có thể đáp ứng được hành vi của sinh viên trong tương lai và đồng thời giúp sinh viên có thể chọn mạng di động thật tốt cho mình trong quá trình sử dụng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1 cho ta thấy tổng quan về đề tài mà ta cần nghiên cứu. Trong chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu bao gồm các khái niệm: khái niệm hành vi người tiêu dùng, khái niệm dịch vụ, các ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng, quá trình thông qua quyết định mua hàng, ác yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quyết định chọn mạng di động của sinh viên. 2.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng Hành vi là cách ứng xử/phản ứng của con người đối với con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiêu dùng tiến hành mua và sử dụng sản phẩm bao gồm các quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. Hành vi tiêu dùng là một tiến trính cho phép cá nhân hay một nhóm người chọn lựa,mua, sử dụng hay loại bỏ đi một sản phẩm hay một dịch vụ, những suy nghĩ đã có hay kinh nghiệm tích lũy, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ.(Solomon, Micheal R. (1992). Consummer Behaviour. NXB Allyn and Bacon) 2.2. Dịch vụ Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Dịch vụ là sản phẩm vô hình do dịch vụ là những hoạt động được tiêu dùng khi chúng được sản xuất khác với những hàng hóa kinh tế mang tính hữu hình khác. 2.3. Các ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Gồm có 3 phần các ảnh hưởng này có quan hệ với nhau: Nhận thức: là thông tin và kiến thức mà sinh viên có được về một đối tượng hay khái niệm. Ảnh hưởng: là cảm tình và các phản ứng xúc động của một người. Hành vi: là cách một sinh viên có khuynh hướng hành động hay cư xử Thái độ của sinh viên được khái quát qua sơ đồ sau: Các tác Nhân Marketing Các tác nhân Kích thích khác “Hộp đen” ý thức người Mua Phản ứng đáp lại của người mua -Sản phẩm -Giá -Phân phối -Khuyến mãi -Kinh tế -Công nghệ -Chính trị -Văn hóa Các đặc tính của người mua hàng Quá trình quyết định mua hàng -Lựa chọn sản phẩm -Lựa chọn nhãn hiệu -Lựa chọn địa lý -Định thời gian mua -Định khối lượng mua Mô hình chi tiết hành vi mua hàng sinh viên (philip Kotler, 1990) 2.4. Quá trình thông qua quyết định mua hàng Đây là một quá trình bao gồm 5 giai đoạn mà người tiêu dùng phải trải qua: nhận thức nhu cầu, thu thập thông tin, đánh giá các lựa chọn, ra quyết định, mua hàng và hành vi sau khi mua. Mua và hàh vi sau mua Ra quyết định Nhận thức nhu cầu Thu thập thông tin Đánh giá các lựa chọn Quá trình ra quyết định mua (philip Kotler, 1990) 2.4.1. Nhận thức nhu cầu Từ chỗ sinh viên ý thức được nhu cầu, tức là một đòi hỏi chưa được thỏa mãn gợi lên lúc này sinh viên sẽ có sự khác biệt về tình trạng mong muốn, nếu mà tình trạng mong muốn lớn hơn tình trạng thực tế sẽ thúc đẩy sinh viên thỏa mãn nhu cầu. 2.4.2. Thu thập thông tin Là quá trình sinh viên tìm kiếm thông tin và sinh viên có thể sử dụng những nguồn thông tin như sau: Phương tiện thông tin đại chúng Thông tin từ gia đình, bạn bè, hàng xóm Qua quảng cáo, người bán hàng, từ các nhà kinh doanh 2.4.3 Đánh giá các lựa chọn Để đánh giá các lựa chọn sinh viên phải lập ra các tiêu chuẩn các tiêu chuẩn này không thể bằng nhau Thứ nhất, thuộc tính hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, xu hướng mà sinh viên cho rằng quan trọng với mình. Thứ ba, sinh viên đặt niềm tin vào thương hiệu của hàng hóa dịch vụ. Thứ tư, sinh viên cho thuộc tính đó một công dụng hữu ích và xem giá cả đó trên thị trường. Thứ năm, thái độ sinh viên đối với thương hiệu đó được đánh giá chung. 2.4.4. Ra quyết định Là sinh viên quyết định mua hàng hay là có sự thay đổi không mua hàng do có sự phản đối của người khác, đó chính là sự thay đổi đột ngột của sinh viên khi ra quyết định mua hàng. 2.4.5. Mua hàng và hành vi sau mua hàng Sau khi mua hàng có 2 trường hợp là sinh viên hài lòng hay không hài lòng về một hàng hóa hay dịch vụ. Hài lòng với hàng đã mua nếu sản phẩm thỏa mãn được sự mong đợi của sinh viên Không hài lòng với hàng đã mua nếu sản phẩm không thỏa mãn được sự mong đợi của sinh viên 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quyết định chọn mạng di động của sinh viên Có thể có nhiều nguồn thông tin như: nguồn thông tin xã hội, hoặc cũng có thể thông tin thương mại và cũng có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý trước khi ra quyết định chọn mua. Văn hóa Văn hóa Nhánh văn hóa Giai tầng xã hội Xã hội Nhóm tiêu biểu Gia đình Vai trò địa lý Cá nhân Tuổi và gia đoạn của chu trình đời sống gia đình Nghề nghiệp Tình trạng kinh tế Lối sống Kiểu nhân cách Tâm lý Động cơ Tri giác Lĩnh hội Niềm tin Thái độ Người mua 2.5.1. Các nhân tố văn hóa Các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng Văn hóa theo định nghĩa của Edward B. Tylor đưa ra năm 1871-văn hóa “toàn bộ những tri thức những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả ngững năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được” ( Theo Thạc sĩ Cao Minh Toàn, 2004, văn hóa là một trong những giá trị, đức tính, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, và được tiến triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, có thể nói văn hóa là nhân tố có ảnh hưởng rộng và sâu nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Văn hóa tác động đến việc hình thành ước muốn và hành vi của con người. Nhánh văn hóa là một phần của nền văn hóa. Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc,sắc tộc, tín ngưỡng, môi trường tự nhiên, cách kiếm sống của con người gắn bó với nhánh văn hóa. Một bộ phận nhỏ của văn hóa luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị của hàng hóa và sở thích. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa và dịch vụ của những người thuộc nhánh hàng hóa, dịch vụ khác nhau là khác nhau. Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. Tuy nhiên, trong giai tầng xã hội, điều quan trọng nhất mà các nhà Marketing cần quan tâm là những người cùng chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua để thỏa mãn nhu cầu.Chính vì lý do này mà nó trở thành một trong những tiêu thức để phân khúc thị trường. 2.5.2.Các nhân tố xã hội Ngoài các nhân tố văn hóa, hành vi người tiêu dùng còn có thêm các nhân tố xã hội, trong đó có các nhân tố sau: Nhóm tiêu biểu: là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Nhóm tiêu biểu gồm: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và nó có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các cá nhân thành viên. Nói chung, gia đình là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hàh vi của người mua bởi hai trường hợp: Thứ nhất, sự thay đổi của nhu cầu hàng hóa, dịch vụ luôn gắn liền với sự hình thành và biến động của gia đình. Thứ hai, những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu sự ảnh hưởng của các cá nhân khác trong gia đình. Vai trò địa vị của người mua. Vị trí của người mua trong mỗi nhóm có thể được xác định theo vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai trò có một địa vị nhất định phản ánh mức độ đánh giá tốt về nó của xã hội. Do vậy, người tiêu dùng thường lựa chọn những thứ sản phẩm nói lên địa vị của mình trong xã hội. 2.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cá nhân Ngoài những nét đặc trưng của con người, đặc biệt là tuổi tác giai đoạn của chu trìh đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, nhân cách cũng ảnh hưởng đến những quyết định của người tiêu dùng Những hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng mua sắm có thể sẽ biến động theo tuối tác của họ. Do đó tính chất tiêu dùng của họ phụ thuộc vào giai đoạn chu trình đời sống gia đình. Nghề nghệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất hàng hóa và dịch vụ được chọn mua. Tình trạng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của họ. Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của những con người trong thế giới, được thể hiện trong hoạt động, sự quan tam và niềm tin của nó. Lối sống của một con người được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan điểm của người đó về những gì thuộc về môi trường xung quanh. Do đó, sự lựa chọn sản phẩm cũng thể hiện được lối sống của họ. Mỗi một người tiêu dùng đều có một kiểu nhân cách rất đặc biệt từ đó sẽ dẫn đến hành vi mua hàng của người đó. Kiểu nhân cách căn cứ vào tính tự tin, tính tự chủ, tính hiếu thắng,tính năng động, tính kiên nhẫn. 2.5.4 Các nhân tố tâm lý Hành vi lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi năm yếu tố Thứ nhất động cơ là nhu cầu thôi thúc con người phải hành động để thỏa mãn chúng, một khi nhu cầu này được thỏa mãn sẽ nảy sinh ra một nhu cầu khác cao hơn nhu cầu hiện có tạo thành động cơ và buộc con người tìm cách thỏa mãn nhu cầu mong muốn đó. Thứ hai tri giác là một quá trình mà thông qua đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn, tổ chức và giải thích thông tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Con người có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kinh kích thích do sự tri giác có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc Thứ ba lĩnh hội là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của mỗi người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ ích lũy được. Lĩnh hội giúp người mua có khả năng khái quát hóa và phân biệt trong quá trình tiếp xúc với các hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự nhau. Thứ tư niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì mà được xây dựng trên cơ sở những tri thức thực tế, những ý kiến và lòng tin tưởng. Thứ năm thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của con người, được hình thành trên những tri thức hiện có, thái độ làm cho con người thích hay không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách nó. Tóm lại phần trình bày trong chương 2 bao gồm: các khái niệm cơ bản về người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng và dịch vụ và các nhân tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý cũng được đề cập đến trong chương này. Các nhân tố đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải trải qua trải qua năm giai đoạn trong suốt quá trình ra quyết định chọn mua, đó là nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá được các lựa chọn, ra quyết định, mua và hành vi sau mua hàng. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày về cơ sở hình thành lý thuyết và mô hình nghiên cứu và đưa ra các khái niệm và chương 3 sẽ tiếp tục trình bày về phương pháp nghiên cứu được đưa ra sử dụng trong đề tài, đầu tiên là trình bày thiết kế nghiên cứu, sau đó trình bày thang đo và cách lấy mẫu. 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1 Tiến độ và các bước nghiên cứu Được tiến hành theo 2 bước sau: Bước 1: sử dụng phương pháp định tính để tiến hành nghiên cứu sơ bộ, bằng cách phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên và đặt câu hỏi có liên quan đến vấn đề xung quanh đề tài cần nghiên cứu, các câu hỏi đặt ra dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu sơ bộ là lập bảng câu hỏi về phân tích các yếu tác động đến việc lựa chọn mạng di động của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang, rồi sau đó thực hiện nghiên cứu chính thức. Bước 2: nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, việc nghiên cứu chính thức được thực qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: sử dụng bản câu hỏi chính thức thực hiện phỏng vấn trực tiếp 15 sinh viên và để loại những biến không cần thiết cho việc nghiên cứu, để đề tài có thể phân tích được sâu và rõ hơn. Giai đoạn 2: điều chỉnh lại bản câu hỏi, tiến hành triển khai phỏng vấn sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Giai đoạn 3: từ kết quả thu thập xử lý và mã hóa số liệu sạch bằng các phần mềm SPSS 15.0 và Excel. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Là toàn bộ quy trình nghiên cứu được sử dụng Dàn bài thảo luận trực tiếp ( bản câu hỏi ) Phỏng vấn trực tiếp ( n=10 ) Bản câu hỏi ( 2 ) ( chính thức ) Điều tra trực tiếp ( bằng bản câu hỏi, n=100 ) Làm sạch/mã hóa Phân tích dữ liệu Mô tả Khác biệt Soạn thảo báo cáo 3.2. Thang đo Trong bản câu hỏi sẽ sử dụng thang đo Likert, thang đo số hóa, thang đo định danh mức độ để phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mạng di động của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang, từ đó có thể đo được mức độ hài lòng của sinh viên và hành vi chọn mạng di động của sinh viên. 3.3 Mẫu Khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường DHAG cở mẫu là 100, thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. 3.4. Nghiên cứu sơ bộ Sau khi phát câu hỏi có liên quan đến các vấn đề xung quanh đến đề tài cần nghiên cứu, thì ta tiến hành lấy mẫu 15 sinh viên có sử dụng điện thoại di động, mẫu này thực hiện trên sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Nội dung thảo luận được xoay quanh các vấn đề sau: Lý do sử dụng mạng di động Các tiêu chí đặt ra khi quyết định chọn sử dụng mạng điện thoại di động Người tiêu dùng có thể nhận biết được gói cước và các dịch vụ gia tăng khác. Người tiêu dùng mong muốn điều gì từ các nhà cung cấp dịch vụ. Những bất lợi của người tiêu dùng gặp phải sau khi sử dụng. Qua lần phỏng vấn này ta có thể loại những biến không liên quan đến đề tài cần nghiên cứu, từ việc phỏng vấn này có thể thêm một số biến cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, sau đó tiến hành lập bản câu hỏi chính thức. 3.5. Nghiên cứu chính thức Là nghiên cứu định lượng. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, từ bản câu chính thức này, lấy mẫu trước 10 sinh viên để xác định các biến để xem biến nào không liên quan để loại trừ biến đó ra, sau khi xác định xong các biến, điều chỉnh lại bản câu hỏi, tiến hành phỏng vấn sinh viên. Các bản câu hỏi thu thập được mã hóa làm sạch bằng phần mềm SPPS 15.0 và Excel tiến hành thực hiện phân tích ác số liệu sau ki đã xử lý. Tiếp dó dùng Microsoft Excel vẽ các biểu đồ từ dó giúp chúng ta nhận biết yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng chọn mạng di động vớ độ tin cậy có thể chấp nhận được. 3.6. Tiến độ Đây là bước thể hiện việc trình bày về tiến độ thực hiện và tiến độ nghiên cứu: 3.6.1 Tiến độ thực hiện Công việc Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Viết và nộp đề cương sơ bộ 2 Viết và nộp đề cương chi tiết 3 Nghiên cứu sơ bộ 4 Lập bản câu hỏi 5 Nghiên cứu chính thức 6 Soạn thảo báo cáo(bản nháp) 7 Viết báo cáo (bản chính) 3.6.2. Tiến độ nghiên cứu Công việc Tuần thứ I Nghiên cứu sơ bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Phỏng vấn trực tiếp-bản câu hỏi (1) 2 Điều chỉnh thang do-bản câu hỏi (2) II Nghiên cứu chính thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Phát hành bản câu hỏi (2) lần 1 (n=10) 2 Điều chỉnh bản câu hỏi 3 Phát hành bản câu hỏi (2) lần 2 (n=100) 4 Kết quả thu thập 5 Xử lý và phân tích dữ liệu III Soạn thảo báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Đến kết quả phần I 2 Đến kết quả phần II 3 Kết luận 4 Điều chỉnh lần cuối Trong tiến độ nghiên cứu được chia ra làm ba giai đoạn và được tiến hành thực hiện từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 10 ( 8 tuần ). Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ trong tuần thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Trong ba tuần này, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi (1) đây là dàn bài thảo luận trực tiếp, sau đó lập bản câu hỏi (2) hay còn gọi là bản câu hỏi chính thức về hành vi của người tiêu dùng chọn mạng di động, và điều chỉnh lại thang đo. Giai đoạn 2: thực hiện nghiên cứu chính thức trong 3 tuần, bắt đầu từ tuần 6 cho đến tuần 8. Tuần 6: Phát hành bản câu hỏi (2) lần 1 cho 15 sinh viên, sau đó điều chỉnh lại bản câu hỏi và loại bỏ ra những biến không cần thiết. Tuần 7 và 8: Phát bản câu hỏi (2) lần 2 cho 150 sinh viên, sau khi thu thập đượ
Tài liệu liên quan