Luận văn Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững

Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế nông nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, có diện tích đất nông – lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 82,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông - lâm nghiệp ở Bình Phước.

pdf69 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÍCH LIÊN NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VƯỜN NHÀ Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM VĂN NGỌT TP. HỒ CHÍ MINH - 2010 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế nông nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, có diện tích đất nông – lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 82,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông - lâm nghiệp ở Bình Phước. Thị xã Đồng Xoài được thành lập năm 1999, thuộc tỉnh Bình Phước, có 16.957 ha diện tích tự nhiên và 50.758 nhân khẩu. Thị xã Đồng Xoài gồm 8 đơn vị hành chính cơ sở. Đó là các phường Tân Đồng, Tân Xuân, Tân Bình, Tân Phú, Tân Thiện và các xã Tiến Thành, Tân Thành, Tiến Hưng. Thị xã đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa nhưng nhìn chung nông nghiệp vẫn là thế mạnh ở Đồng Xoài, trong đó các vườn nhà với diện tích nhỏ lẻ đã hình thành từ lâu đời cùng một số trang trại xuất hiện gần đây trồng các loài cây công nghiệp như Điều, Tiêu, Cà phê, Nhãn, Cam, Xoài,… là nguồn thu nhập chính của người lao động. Vườn nhà ở Đồng Xoài không những mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân bằng nguồn thu từ sản phẩm nông nghiệp, mà còn kéo theo các dịch vụ chế biến sản phẩm như bóc tách vỏ hạt, phơi sấy, đóng gói … tạo công việc làm cho nhiều người. Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông sản không ổn định, nhiều hộ dân vẫn còn nghèo khổ. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh không đồng đều đưa đến chất lượng nông sản chưa được qui chuẩn; thiếu sự liên kết tiểu vùng, liên kết vùng; chi phí sản xuất cao; đầu ra nông sản bấp bênh; điệp khúc trúng mùa - mất giá luôn là nỗi lo của bà con... Cây trồng ở Đồng Xoài chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm. Những năm gần đây vì chạy theo giá cả thị trường nên nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ những vườn cây hàng chục năm tuổi để thay bằng cây trồng khác có giá hơn cũng là cây lâu năm. Chi phí chuyển đổi rất tốn kém nhưng có thực sự hiệu quả và lâu dài không thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, do chưa có mô hình vườn nhà thích hợp nên các vườn nhà hiện nay tuy phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Đó cũng là ý kiến đánh giá chung cho mô hình vườn nhà ở tỉnh Bình Phước hiện nay. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững” hy vọng đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp của thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước. - Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững và tăng hiệu quả kinh tế trong việc canh tác các kiểu sinh thái vườn nhà. 3. Nội dung nghiên cứu Một số nội dung chính được đặt ra trong đề tài này là: - Tìm hiểu một số điều kiện tự nhiên ở thị xã Đồng Xoài có ảnh hưởng đến sự phân bố và hiệu quả sử dụng các kiểu sinh thái vườn: diện tích, địa hình, hệ thống tưới tiêu. - Nghiên cứu thành phần nông hóa thổ nhưỡng của một số loại đất trồng cây ở vườn nhà (đất đỏ bazan, đất xám bạc màu… ) - Phân tích hiện trạng các kiểu sinh thái vườn nhà: diện tích, cơ cấu cây trồng và cây dại, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế của các vườn. 4. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2009 đến tháng 2/2010. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vườn nhà (trừ các vườn Cao su) được thành lập từ 5 năm trở lên ở thị xã Đồng Xoài. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 8 xã, phường thuộc thị xã Đồng Xoài đó là: Tân Phú, Tân Bình, Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân Thành. Không nghiên cứu về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong rau quả… cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 6. Ý nghĩa của đề tài Những kết quả nghiên cứu được của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng và nhân rộng những mô hình sinh thái vườn nhà bền vững, hiệu quả kinh tế cao cho thị xã Đồng xoài nói riêng và toàn tỉnh Bình Phước nói chung. Từ đó, góp phần chuyển dịch và thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững các kiểu sinh thái vườn nhà ở tỉnh Bình Phước. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu, vì thế khái niệm này đã có từ thế kỷ XIX dưới các tên khác nhau như “Sinh vật quần lạc” (Dukachaev,1846; Mobius,1877). Sukachaev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc” (biogeocenose). Khái niệm “Hệ sinh thái” (ecosystem) được Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái HST nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ. Hệ sinh thái là một tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung quanh nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các loài sinh vật và các điều kiện tự nhiên (môi trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí…Điều quan trọng là tất cả các nhân tố hữu sinh (biotic component) và nhân tố vô sinh (abiotic component) tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin. Các hệ sinh thái có thể có những qui mô lớn nhỏ khác nhau. Tansley (1935) đã đưa ra các khái niệm về hệ sinh thái cực bé (microecosystem) như một bể nuôi cá chẳng hạn; đến các hệ sinh thái vừa (middleecosystem) như một hồ chứa nước; một cánh rừng trồng và một hệ sinh thái lớn (macroecosystem) như một đại dương, một châu lục. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái có độ lớn khác nhau trên Quả Đất làm thành một hệ sinh thái khổng lồ và được gọi là sinh thái quyển (ecosphere).[22] Hình 1.1. Sơ đồ một hệ sinh thái (Nguồn:Lê Văn Khoa, 2006) [22] 1.1.2. Vườn - Từ điển Bách khoa Nông nghiệp của Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1991) định nghĩa: “ Vườn - khu đất thường có rào giậu dùng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp hoặc các mục đích khác (văn hóa, phúc lợi v.v…) với những đặc điểm và chức năng như sau: [14] [32] - Tổng diện tích vườn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp (khoảng 10%). - Khác với đồng ruộng, trồng cây ngắn ngày theo thời vụ, sau khi thu hoạch để lại khoảng đất trống, vườn tạo nên một thảm thực vật che phủ quanh năm, cải thiện môi trường sống của nông dân, tạo nên cảnh quan vườn và đồng ruộng của nông thôn, đóng góp vào hệ sinh thái chung trên lãnh thổ. - Vườn là mô hình sản xuất bổ sung cho ruộng đồng. Đồng ruộng trồng cây hàng năm ngắn ngày, số loài cây trồng hạn chế: cây lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cây công nghiệp hàng năm, rau quả. Các loài cây vườn nhiều hơn gấp bội, rất phong phú, phần lớn là cây lâu năm…, rau và một số cây thực phẩm ngắn ngày chịu bóng có thể trồng xen trong vườn. Sản phẩm vườn là một hợp phần quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp nhiều mặt hàng cho thị trường. Ngoài chức năng kinh tế, một vài kiểu vườn phục vụ các mục tiêu văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, nghiên cứu tài nguyên, bảo vệ sinh thái và tài nguyên (công viên, vườn cây gỗ, vườn quốc gia). - Hệ thống canh tác vườn Việt Nam là một kiểu vườn nhiệt đới hỗn loài, tập hợp nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích, tận dụng ánh sáng với những tầng tán khác nhau, yêu cầu ánh sáng khác nhau, tận dụng diện tích với phương thức tăng vụ, trồng xen. Vườn gia đình hay công viên là một tổ hợp nhiều loài cây, khác với đồng ruộng, trên mỗi mảnh đất ở từng thời vụ chỉ trồng một thứ cây. Vườn là một phương thức canh tác đạt hiệu quả sử dụng tài nguyên môi trường ( đất, nước, ánh sáng), áp dụng một kỹ thuật thâm canh cao. - Vườn là trung tâm điều chỉnh và phối hợp giữa 2 thành phần vườn - ruộng đồng trong hệ thống sản xuất của nông dân. Những gì cần cho gia đình, thị trường yêu cầu mà đồng ruộng không sản xuất được thì phải sản xuất ở vườn. Vườn phải tạo công ăn việc làm để sử dụng nhân lực trong những thời vụ và thời gian nghỉ việc đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình… Nhiều vườn còn là nơi gây giống, giữ giống cây trồng. - Căn cứ vào chức năng và mục tiêu, vườn có thể phân loại: [14] + Vườn sản xuất nông lâm nghiệp (kể cả vườn giống). Vườn thường kết hợp với ao nuôi cá (hoặc mương nuôi tôm, cá đào trong vườn ở đồng bằng sông Cửu Long) và chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, tạo thành một hệ thống tương hỗ đạt hiệu quả kinh tế cao. + Vườn phúc lợi công cộng, vườn cảnh: tạo một hệ sinh thái hài hòa làm nơi nghỉ ngơi, giải trí cho dân đô thị. + Vườn nghiên cứu cây rừng. + Vườn bảo vệ, nghiên cứu hệ sinh thái nguyên thủy và tài nguyên. Ngoài ra còn có vườn đồi, vườn rừng v.v… 1.1.3. Vườn nhà Vườn nhà được tác giả Đường Hồng Dật (1999) gọi là vườn gia đình. Tác giả cho rằng vườn gia đình có nhiều quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Phần lớn các hộ nông dân ở nước ta có vườn gia đình là mảnh đất không lớn, thường ở kề bên nhà ở. Những sản phẩm thu được từ vườn chỉ là bổ sung cho bữa ăn và góp thêm thu nhập của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh các hộ nông dân coi vườn là sản xuất phụ, ở một số vùng, nhất là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều hộ gia đình coi sản xuất vườn là nguồn thu nhập chính. Những hộ này thường có diện tích vườn khá lớn. [14] Theo Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1995), vườn nhà “là nơi gần nhà ở nhất, được chăm sóc thường xuyên và là nơi thực hiện thâm canh cao độ”. [24] Theo Trần Thế Tục (2008), sở dĩ gọi là vườn nhà vì trên đất vườn tọa lạc ngôi nhà, nơi sinh sống của nhiều thế hệ. Tùy theo điều kiện của từng nơi mà vườn có thể bao quanh nhà, hoặc nhà đặt ở trước vườn sau như ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhà ở phía cuối vườn. Tùy theo diện tích, điều kiện vùng sinh thái, kỹ năng lao động của mỗi thành viên trong gia đình ở mỗi nơi mà cơ cấu cây trồng trong vườn rất khác nhau bao gồm: cây lương thực, các loại rau, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản, cây làm thuốc, cây rừng… Trong các loại hình vườn hiện nay của nước ta, vườn nhà là loại hình khá phổ biến trong các vùng kinh tế sinh thái, có vị trí quan trọng trong việc cải thiện dinh dưỡng trong gia đình và tăng thu nhập của từng hộ. [32] 1.1.4. Phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” (Sustainable development) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế- IUCN) với nội dung đơn giản là: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.[8] Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland còn gọi là Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) (1987). Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.[8] Hội nghị thượng đỉnh Quả Đất lần thứ II về phát triển bền vững đã họp tại Johannesberg (Cộng hòa Nam Phi) (từ ngày 26/8 – 04/09/2002) để thảo luận về những gì đã làm được và chưa làm được trong 10 năm, kể từ sau Hội nghị Rio de Janeiro đến năm 2002. Đồng thời, Hội nghị này đã nêu ra những vấn đề bức xúc hiện nay là: nước sinh hoạt và sản xuất, tình hình năng lượng, sản xuất nông nghiệp, đa dạng sinh học, quản lý hệ sinh thái và sức khỏe con người [8]. 1.1.5. Nông nghiệp bền vững Định nghĩa “Nông nghiệp bền vững” được nhiều tác giả thừa nhận là “việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người; đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả”. (Mollison và Slay, 1994).[24] Nông nghiệp bền vững có cơ sở nền tảng là Sinh thái học, mục tiêu là nhất thể hóa xã hội loài người vào các hệ sinh thái bền vững, do đó có tác giả còn gọi là Nông nghiệp sinh thái. Trong vườn và trang trại theo nông nghiệp bền vững, mục tiêu là sử dụng cho hết chất dinh dưỡng để không trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm. Thực hiện việc đó bằng trồng nhiều loại cây, mỗi loại sử dụng những loại chất dinh dưỡng khác nhau, bón phân vào lúc mà cây có thể sử dụng được hết (thí dụ, bón vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây: bón lót, bón thúc…). Trồng cây và cỏ dọc đường ranh giới khu đất, phủ mặt đất và ít cày xới bằng cách trồng cây phân xanh. [24] Những nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững: - Tính đa dạng: trồng những loài, giống cây khác nhau; lai tạo giống; luân canh; trồng cây lưu niên và cỏ ở khu vực ráp gianh; bảo tồn và phát triển gia súc, gia cầm, ong, cá, thủy sản.[24] - Đất là một vật thể sống: bón phân cho đất thường xuyên bằng chất hữu cơ; phủ cho đất thường xuyên để chống xói mòn; khử những yếu tố gây hại như các hóa chất dùng trong nông nghiệp.[24] - Tái chu chuyển: tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành phần nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây rừng…) để có lợi cho từng thành phần và cho toàn thể. Tái chu chuyển là điểm mấu chốt trong việc sử dụng tài nguyên ngoài đồng, trong vườn và giảm bớt lệ thuộc vào bên ngoài.[24] - Cấu trúc nhiều tầng: Thảm thực vật nhiều tầng có thể sử dụng tối đa ánh sáng mặt trời và nước mưa. Có nhiều tầng sẽ giảm hạn hán, lũ lụt và xói mòn cho đất.[24] 1.1.6. Hệ sinh thái vườn nhà Theo Đường Hồng Dật (1999) thì hệ sinh thái vườn nhà bao gồm các thành phần cấu tạo như sau: - Sinh vật trung tâm: loài cây trồng, vật nuôi được gieo trồng hoặc nuôi dưỡng. - Các thành tố sinh vật: các loài sinh vật cùng tồn tại trong hệ sinh thái. Trong đó có các loài gây hại cho sinh vật trung tâm, có các loài có ích, các loài cộng sinh, các loài bổ sung. - Các thành tố không phải sinh vật: đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí v.v… Các thành tố sinh vật Sinh vật có ích Sinh vật gây hại Sinh vật trung tính Sinh vật cộng sinh Sinh vật bổ sung Cỏ và cây dại Không khí Ánh sáng Đất Nước Nhiệt độ Ẩm độ Các thành tố không phải sinh vật Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái vườn nhà Sinh vật trung tâm (Nguồn: Đường Hồng Dật, 1999) [14] 1.2. Tổng quan tài liệu 1.2.1. Tài liệu nước ngoài Các công trình về hệ sinh thái vườn nhà không phong phú như các tài liệu khoa học khác. Năm 1990, Karyono, khảo sát cấu trúc vườn nhà trong diện tích đất nông thôn của lưu vực Citarum, Indonexia. Tác giả mô tả sự phân bố các loài thực vật, sự phân tầng trong không gian, hệ thống canh tác… Long Chun Lin, 1990, với “Diversification of homegardens as a subtainable agroecosystem in Xishuangbana, China” đã khảo sát về hệ sinh thái nông nghiệp và các dạng vườn nhà ở Xishuangbana của Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu, mô tả vườn nhà dựa trên thành phần, cấu trúc của vườn nhà. Năm 1997, bài viết “A study on the home garden ecosystem in the Mekong river delta and the Ho Chi Minh city” của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới các yếu tố của vườn nhà ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc phân tầng trong vườn, các loại đất, động vật và thực vật trong vườn và chỉ ra vai trò của vườn về văn hóa, xã hội, kinh tế.[37] Pablo B. Eyzaguirre và các cộng sự L.N. Trinh, J.W. Watson, N.N.Hue, N.N. De, N.V.Minh, P.Chu, B.R. Sthapit (2002), đã nghiên cứu về sự phát triển ở vườn nhà ở Việt Nam, nêu tầm quan trọng về các mặt xã hội và văn hóa của vườn nhà, cấu trúc vườn nhà ở Việt Nam, sự phân bố các loài ở một số vùng, kích thước các vườn khảo sát… Các tác giả kết luận vườn nhà ở Việt Nam là nơi đóng góp thiết yếu cho các dịch vụ xã hội và phát triển bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguồn lương thực thực phẩm ổn định và còn là nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình nông thôn Việt Nam.[38] 1.2.2. Tài liệu trong nước: 1.2.2.1. Nghiên cứu về vườn và hệ sinh thái vườn Trần Văn Hòa (1994), nghiên cứu kỹ thuật thiết kế vườn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả trình bày cách lập vườn và trồng cây trên liếp đơn, liếp đôi. [20] Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1994), nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường vườn với một số biện pháp xử lý và hướng phát triển. Tác giả phân thành các biện pháp xử lý chất thải rắn bằng cách thu gom phân loại rác thải, chế tạo các loại xe chuyên dụng. Đối với nước thải công nghiệp thì dùng than hoạt tính, xử lý sinh học hoặc dùng vôi bột. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1996), nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phân tích đặc điểm kinh tế xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn thích hợp với từng vùng. Tác giả đã phân tích những đặc điểm có liên quan đến vườn như khí hậu thủy văn, đất đai, giống, kỹ thuật, các điều kiện thuận lợi và khó khăn của từng vùng để dự kiến biện pháp phát triển vườn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tác giả cũng lưu ý đến các giống cây trồng thích hợp, kháng được bệnh do sâu rầy. Đường Hồng Dật (1999), trong cuốn “Nghề làm vườn- cơ sở khoa học và hoạt động thực tiễn” đã lý giải một số vấn đề của hoạt động làm vườn, phân biệt vườn với ruộng, phân biệt vườn nhà với các loại vườn khác, phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái vườn, chủ yếu là vườn nhà và kết luận vườn là một hệ sinh thái nông nghiệp tạo ra năng suất kinh tế cao. Tác giả cũng nêu cách thiết kế các loại vườn, chia khu cho từng loại vườn (4 khu chính), mỗi khu có đặc điểm và cách thiết lập khác nhau.[14] Trần Thị Phú (2004), nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây trồng ở vườn nhà Huế. Tác giả đã xác dịnh được 520 loài thuộc 311 chi trong 122 họ của 4 ngành thực vật trồng ở các vườn nhà Huế. [28] Thanh Hương (2005), nêu lên tầm quan trọng của vườn (rau) trong cuộc sống, hiện trạng vườn hiện nay của các gia đình, phân loại một số loại cây thường trồng trong vườn và tập trung vào trồng rau để cải thiện bữa ăn gia đình. [17] Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2006), đã nêu lên khái niệm, cấu trúc hệ sinh thái vườn, tầm quan trọng và vai trò của vườn đối với đời sống con người. Tác giả cho biết có nhiều khái niệm khác nhau về vườn và có thể chia thành 3 loại: vườn hoa kiểng, vườn rau đậu và vườn cây ăn trái; một đặc điểm chính để phân biệt vườn nhà với vườn và vườn rừng là vườn nhà có thêm một căn nhà và công lao động thường do trong hộ gia đình thực hiện. [2] Trần Thế Tục (2008), nêu khái niệm và phân loại vườn tạp, những tiến bộ kỹ thuật có thể áp dụng để cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là kỹ thuật chọn tạo nhân giống, kỹ thuật tạo tán, tỉa cành, kỹ thuật bón phân, bao quả, điều khiển ra hoa quả trái vụ, ứng dụng các thành tựu bảo vệ thực vật đối với cây ăn quả. Ngoài ra tác giả còn đề ra hướng chọn lựa các giống tốt có thế cạnh tranh trên thị trường để cải tạo vườn tạp.[32] Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2008), nêu đặc điểm vườn nh
Tài liệu liên quan