Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Chăn nuôi lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng, được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới. Sở dĩ lợn có thể phát triển một cách dễ dàng là do nó có nhiều đặc tính ưu việt: ăn tạp, chi phí/1kg tăng khối lượng thấp, sức chịu đựng tốt với các điều kiện vệ sinh chăm sóc khác nhau, chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh, nên khả năng cho sản phẩm rất lớn.

pdf101 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MÔNG THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MÔNG THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60.62.40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HIỀN LƢƠNG THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Mông Thị Xuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa chăn nuôi thú y, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Hiền Lương, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Khoa Chăn nuôi Thú y, đã giúp đỡ hoàn thiện đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Mông Thị Xuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn ......... 4 1.1.2. Tập tính của lợn ............................................................................ 6 1.1.3. Đặc điểm về sự thích nghi của lợn ................................................ 8 1.1.4. Đặc điểm ngoại hình, thể chất của lợn .......................................... 8 1.1.5. Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn .. 9 1.1.6. Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái ................... 16 1.1.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở lợn........ 27 1.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 29 1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới .......................................... 29 1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước ............................................ 32 1.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng .......................................................................................................... 37 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 39 2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 39 2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 39 2.5.5. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thịt nạc .............. 45 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 46 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 47 3.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc ............. 47 3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008) của huyện Bảo Lạc ................................................................................ 47 3.1.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc ....................... 49 3.1.3. Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc .................. 51 3.2. Một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc .................................................... 55 3.2.1. Đặc điểm ngoại hình các nhóm lợn theo màu sắc lông ................ 55 3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc ............................. 58 3.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Bảo lạc ............................................. 60 3.4. Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc .......... 67 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 83 1. Kết luận ................................................................................................................. 83 2. Đề nghị .................................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC .................................................................................................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu giống của đàn lợn huyện Bảo Lạc qua 3 năm (2006-2008) ... 47 Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Bảo Lạc năm 2008 ..................... 49 Bảng 3.3. Phân loại lợn Bảo Lạc theo màu sắc lông tại 3 xã của huyện Bảo Lạc ........................................................................................ 55 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc ................................ 58 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ................................. 60 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất của lợn nái Bảo Lạc .................... 64 Bảng 3.7. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi (kg/con) ................ 68 Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn con giai đoạn ss - 8 tuần tuổi ....................................................................................... 70 Bảng 3.9. Khối lượng lợn nuôi thịt Bảo Lạc qua các tháng tuổi (kg/con) ..... 72 Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc ..... 74 Bảng 3.11. Khối lượng lợn cái hậu bị qua các tháng tuổi (kg/con)............... 76 Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nái hậu bị Bảo Lạc ....... 77 Bảng 3.13. Khối lượng và một số chiều đo chính của lợn nái sinh sản Bảo Lạc ........................................................................................ 79 Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc ở 12 tháng tuổi (n = 4) .......................................................................... 80 Bảng 3.15. Thành phần hoá học của thịt lợn Bảo Lạc (%) ............................ 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của lợn con ................................................. 69 từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi.............................................................................. 69 Biểu đồ 3.1: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ............................................. 70 Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tương đối của lợn con ............................................. 71 Đồ thị 3.3: Sinh trưởng tích luỹ của lợn nuôi thịt ......................................... 73 Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc ............................ 75 Đồ thị 3.4: Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc ............................ 75 Đồ thị 3.5: Sinh trưởng tích luỹ của lợn cái hậu bị Bảo Lạc ......................... 77 Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn cái hậu bị ................................... 78 Đồ thị 3.6: Sinh trưởng tương đối của lợn cái hậu bị ................................... 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đƣợc viết tắt CS, ĐVT Cộng sự, Đơn vị tính KL Khối lượng g, g% Gam, Gam % Hb Hemoglobin HC Hồng cầu BC Bạch cầu NXBNN Nhà xuất bản nông nghiệp NXBGD Nhà xuất bản giáo dục STH Somato trophin Hormone VCN Viện chăn nuôi MC Móng cái SS Sơ sinh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn WTO Tổ chức thương mại thế giới FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean BCTT Bạch cầu trung tính VCK Vật chất khô TS Tổng số ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long TN Tây Nguyên BTB Bắc Trung Bộ DHNTB Duyên Hải Nam Trung Bộ ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng Y Yorkshire L Landrace Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng, được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới. Sở dĩ lợn có thể phát triển một cách dễ dàng là do nó có nhiều đặc tính ưu việt: ăn tạp, chi phí/1kg tăng khối lượng thấp, sức chịu đựng tốt với các điều kiện vệ sinh chăm sóc khác nhau, chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh, nên khả năng cho sản phẩm rất lớn. Mỗi năm, 1 nái có thể đẻ từ 2 đến 2,4 lứa và lượng thịt lợn được sản xuất từ một lợn nái cũng rất cao, có thể đạt tới 2 tấn/năm. Mặt khác, thịt lợn giàu dinh dưỡng, phẩm chất tốt, dễ chế biến, phù hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng, nên mức tiêu thụ rất cao. Lượng thịt lợn tiêu thụ trên thế giới tương đương với thịt bò, ở mức khoảng 40% tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam, thịt lợn là nguồn thực phẩm chính. Ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng, thì chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt, khí biogas phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thuộc da… Trước sức ép của thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, cũng như các ngành khác, ngành chăn nuôi lợn cũng có sự cạnh tranh xuất khẩu rất khắt khe, đòi hỏi về số lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Từ thực tế đó, Nhà nước đã và đang có những chính sách phát triển ngành chăn nuôi lợn, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, theo hướng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp, thực hiện nhập khẩu một số giống lợn ngoại cao sản trên thế giới như Landrace, Yorkshire, Doroc, Pietrain…, cải tiến giống lợn nội và nâng cao năng suất, tăng nhanh số lượng thịt lợn, đồng thời nâng cao chất lượng thịt, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 khoa học đã nghiên cứu lai tạo thành công giống lợn ngoại với một số lợn nội tạo ra tập đoàn các giống lợn ngoại và lợn lai tại Việt Nam đáp ứng với tình hình phát triển chăn nuôi lợn đa dạng, phù hợp với các vùng sinh thái của nước ta. Bên cạnh việc quan tâm phát triển các giống lợn ngoại, lợn cao sản, thì con lợn nội ít được đầu tư, chưa có những chính sách, định hướng cụ thể để phát triển. Lợn nội chỉ được phát triển trong kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp, không có sự đầu tư thoả đáng để có thể phát triển thành hàng hoá. Chúng được nuôi phổ biến ở nông thôn, vùng miền núi và thực sự đã trở thành loài vật nuôi lâu đời nhất, gần gũi đối với người dân Việt Nam. Nước ta có tới hơn 60 giống lợn nội, chúng phân bố rộng khắp ở các vùng sinh thái. Tại mỗi vùng đều có những giống lợn địa phương đặc trưng cho vùng và thị hiếu riêng của cộng đồng vùng đó. Các giống lợn này đều có chung đặc điểm là thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục sớm. Hiện nay, một số giống lợn nội đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như: lợn Ỉ, số lượng lợn nội ngày càng giảm, trong khi đó, nhu cầu về thịt lợn nội ngày càng tăng. Lợn Bảo Lạc là một nhóm giống địa phương, có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi vùng cao. Mặc dù còn một số hạn chế về tầm vóc và khả năng sinh sản, nhưng nhóm giống lợn này có nhiều ưu việt như khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tập quán và trình độ sản xuất của người dân, chất lượng thịt thơm ngon, được người dân ưa chuộng.. Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn không chỉ dừng lại ở no và đủ, mà hướng tới chất lượng, an toàn. Thịt lợn Bảo Lạc cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó. Trải qua quá trình lịch sử lâu đời, con lợn bản địa vẫn tồn tại và phát triển cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lợn Bảo Lạc còn bị hạn chế bởi tầm vóc nhỏ, khả năng sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 chậm, đó là hậu quả của phương thức chăn nuôi lạc hậu. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chúng còn ít và thiếu hệ thống. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tập quán chăn nuôi lợn của người dân địa phương. - Xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, để từ đó làm tiền đề cho việc hoạch định những định hướng, chính sách phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại địa phương, đồng thời góp phần làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen lợn Bảo Lạc. Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Viện nghiên cứu. Định hướng cho người dân chăn nuôi lợn nội chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Đặc điểm về di truyền của lợn Cũng như các loài gia súc khác, đặc điểm di truyền các tính trạng chất lượng và số lượng trên lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel. Màu sắc lông da như trắng, đen, vàng… là những tính trạng chất lượng do một đôi gen quy định, không thay đổi qua các thế hệ. Còn các tính trạng: Số con trên lứa, khả năng tăng trọng, phẩm chất thịt xẻ, chất lượng thân thịt… là những tính trạng số lượng, do nhiều đôi gen quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ khác nhau (Nguyễn Văn Thiện và CS, 1998) [49]. Các tính trạng số lượng và chất lượng đều chịu sự tác động giữa kiểu di truyền và môi trường. Kiểu di truyền hay kiểu gen là sự có mặt và hoạt động của từng gen riêng rẽ để ảnh hưởng đến sự hình thành của tính trạng hoặc là sự tổng hợp, sự tác động tương hỗ giữa các gen trong quá trình phát triển cá thể, thể hiện như một thể thống nhất, toàn vẹn, điều hoà toàn bộ đời sống của con vật. Kiểu di truyền là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài thông qua sự chọn lọc tự nhiên. Kiểu hình là toàn bộ tính trạng của cá thể, hình thành biểu hiện gắn với kiểu di truyền, nhưng có thể quan sát, phân tích được và chịu ảnh hưởng thay đổi của các yếu tố môi trường, (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện và CS, 1995) [36]. Cũng theo tác giả trên cho biết: Sự phân chia đầu tiên của giá trị kiểu hình là sự phân chia nó thành các phần có thể bị ảnh hưởng của kiểu gen và môi trường. Kiểu gen là một tập hợp đặc biệt của các gen có được của một cá thể và môi trường là tất cả các yếu tố không di truyền (non - genetic). Các giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 trị có liên hệ với kiểu di truyền và môi trường là giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường. Kiểu di truyền quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch từ giá trị này theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E. P là giá trị kiểu hình của 1 tính trạng (Phenotype); G là giá trị kiểu gen (Genotype) và E là giá trị ngoại cảnh hay gọi là sai lệch môi trường (Environment). Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen có hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygen). Các minorgene này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I Trong đó: G : Giá trị kiểu gen A : Giá trị cộng gộp D : Giá trị sai lệch trội I : Giá trị sai lệch tương tác A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con đường thực nghiệm. Theo J. F. Lasley, 1974 (dẫn theo Trần Văn Tường và Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [57], những tính trạng có hệ số di truyền (h2) từ 0,12 - 0,30 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng có hệ số di truyền trung bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,5 trở lên là những tính trạng có hệ số di truyền cao và cho hệ quả chọn lọc cao. Những tính trạng cho hệ số di truyền thấp sẽ cho ưu thế lai cao. Ngày nay, người ta thu được những bằng chứng cho thấy tác động bổ sung một mình của gen không liên quan chặt chẽ với sự di truyền các tính trạng số lượng, mà các kiểu tác động khác của gen như siêu trội, trội và át gen cũng rất quan trọng, hơn nữa điều kiện ngoại cảnh là một nguyên nhân quan trọng của sự biến thiên ở hầu hết các tính trạng. Việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh tới các tính trạng kinh tế ở gia súc sẽ rất có ích trong việc đưa ra những biện pháp lai giống và chọn lọc có hiệu quả nhất (J.F. Lasley, 1974) [20]. Trong chăn nuôi lợn, tính trạng số lượng quyết định đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các tính trạng về năng suất ở lợn cũng như các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều môi trường sống như: Khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn... Hai cá thể giống nhau về kiểu gen nhưng có thể khác nhau về kiểu hình nếu được nuôi trong ha
Tài liệu liên quan