Luận văn Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải ) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai. Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường” là rất cần thiết.

docx81 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn HST : Hệ sinh thái KCN : Khu công nghiệp PTBV : Phát triển bền vững QCXD : Quy chuẩn xây dựng QH : Quy hoạch QLMT : Quản lý môi trường SDĐ : Sử dụng đất SXSH : Sản xuất sạch hơn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TTMT : Thân thiện môi trường XLNT : Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội Dung Trang 1.1 Tiến độ thực hiện dự án. 10 1.2 Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất. 13 1.3 Cơ cấu sử dụng đất. 17 1.4 Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án. 27 1.5 Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực dự án. 28 1.6 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án. 29 1.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (tt). 29 1.8 Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại khu vực dự án. 30 1.9 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. 31 1.10 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án (tt). 31 1.11 Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án. 32 1.12 Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án. 33 1.13 Vị trí lấy mẫu tại khu vực dự án. 33 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội Dung Trang 1.1 Vị trí của KCN trên bản đồ 7 2.1 Cơ cấu các bộ phận chức năng trong KCN sinh thái 39 2.2 Mô hình công nghệ sản xuất cổ điển. 49 2.3 Mô hình KCN sản xuất sạch trong nền kinh tế hiện đại. 50 2.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai cách tiếp cận môi trường 51 PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai. Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường” là rất cần thiết. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các hệ thống và kỹ thuật BVMT phục vụ PTBV đã được ứng dụng rất hữu hiệu trong việc thiết kế và quản lý KCN tại các nước phát triển trong vòng hơn một nửa thế kỉ vừa qua. Tại các quốc gia này đã hình thành nên các KCN ST tiêu biểu. Sau đây là một số ví dụ cụ thể: Khu công nghiệp sinh thái (KCN ST) Fairfield, Baltimore, Mariland, USA KCN Fairfield nằm ở phía Đông - Nam thành phố Baltimore. Các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển trên 880 ha của KCN Fairfield là dầu khí, hóa chất hữu cơ (ví dụ sản xuất và phân phối asphalt, các công ty dầu và hóa chất) và những cơ sở sản xuất nhỏ hơn hỗ trợ cho các công ty lớn (ví dụ lắp ráp lốp xe, sản xuất thùng chứa,…). Fairfield được xem là một hệ kinh tế “carbon” (Cornell University Work and Environment Initiative, 1995), nơi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái sinh, tái che các hợp chất hữu cơ. Đó là một trong những lý do khiến cho KCN này trở thành bằng chứng đáng tin cậy rằng Baltimore đang trở thành mô hình phát triển công nghiệp lý tưởng trong tương lai. KCN ST Fairfield được phát triển khong chỉ giúp các cơ sở sản xuất hiện hữu mở rộng hơn nữa, mà còn bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp theo những hướng chính như sau: Công nghệ sản xuất phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp hiện tại (ví dụ sản xuất hóa chất, film, photo,…). Phù hợp với công nghệ môi trường đang áp dụng. Đóng vai trò của cơ sở tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải. Bằng cách này, KCN ST Fairfield đạt được mục đích phát triển nhưng không gây ra các tác động tiêu cực mới đối với môi trường. Phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm công ăn việc làm cho người dân được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KCN này. Thành phố Tirupur – Ấn Độ Titupur là một trung tâm sản xuất vải sợi ở phía Nam Ấn Độ, một vùng đất khan hiếm nước và nước nguồn lại không sử dụng được do ô nhiễm từ ngành dệt nhuộm. Để khắc phục tình trạng khan hiếm nước và giảm tiêu hao nhiên liệu, các nhà máy dệt nhuộm phát triển hệ thống tái sử dụng. Thứ nhất, tái sinh nước từ công đọan nhuộm, do đó giảm được lượng nước cần sử dụng. Thứ hai, tái sử dụng lại phế liệu từ nguyên liệu (bông, đay, gai,… ) và giấy thải để đốt thay vì phải đốt 500.000 tấn củi vốn đã khan hiếm. Bằng cách này cách doanh nghiệp đã giảm bớt rất nhiều chi phí mua nước và củi đốt. Tình hình nghiên cứu trong nước Trước tình hình xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững các KCN (nhất là các khu vực mới), trong những năm vừa qua đã có hàng loạt các đề tài dự án khoa học công nghệ các cấp (Nhà nước, Bộ ngành, địa phương,…) triển khai xung quanh từ chủ đề này. Chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Bộ và lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai đã có hàng chục đề tài dự án với chủ đề tập trung xung quanh vấn đề này. Các công trình này nhìn chung đã đóng góp đáng kể cho việc đưa ra một bức tranh hiện trạng khá đa dạng về tình trạng môi trường và tài nguyên trong khu vực nghiên cứu, và cũng phần nào đề xuất được một số các giải pháp mang tính định hướng cho công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững của khu vực nghiên cứu. Tuy vậy có thể nói rằng hạn chế chung của các công trình này là do địa bàn nghiên cứu khá rộng nên không tập trung đưa ra được các giải pháp đặc thù về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thích hợp cho từng địa phương cụ thể, hơn nữa do hạn chế của thời gian và kinh phí nghiên cứu nên các đề tài, dự án này chưa cập nhật được số liệu cụ thể, đa dạng và đầy đủ. các số liệu trình bày đôi khi cũng chưa thích hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên cứu. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững các KCN, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có nhiều nghiên cứu hướng KCN truyền thống đến một hình thức mới hơn đó là KCN thân thiện môi trường, cụ thể như sau: “Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển các KCN ở Bình Dương theo hướng thân thiện môi trường qua nghiên cứu điển hình KCN Việt Hương II” đề xuất giải pháp phát triển KCN Việt Hương II và các KCN trên địa bàn Bình Dương theo hướng thân thiện môi trường “Ngiên cứu, đề xuất mô hình KCN thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững KCN Mỹ Phước Bình Dương đến năm 2020” của Phạm Thị Thu Thủy dựa trên cơ sở những nghiên cứu về mô hình KCN thân thiện môi trường đã được thực hiện trong và ngòai nước từ đó phát triển định hướng áp dụng hiệu quả KCN Mỹ Phước Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu tổng thể quy hoạch và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: Nghiên cứu tổng thể quy hoạch của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh. Đánh giá, so sánh các chỉ tiêu trong quy hoạch của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh với các tiêu chí cơ bản xây dựng Khu công nghiệp thân thiện môi trường. Đề xuất giải pháp phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường. Phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau: Phương pháp phân tích hệ thống, đặc biệt là phân tích hệ thống quản lý môi trường Phương pháp nghiên cứu thiết kế sinh thái (Ecodesign) và phương pháp nghiên cứu về sinh thái công nghiệp (Industrial ecology). Phương pháp cụ thể Thu thập tài liệu. Khảo sát thực địa. Phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu. Tham khảo ý kiến chuyên gia. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học của đồ án Làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận để hình thành KCN TTMT, tạo điều kiện cho việc qui hoạch hợp lý các KCN nhằm góp phần BVMT KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh nói riêng và BVMT các KCN nói chung. Ý nghĩa mới của đồ án Đồ án nghiên cứu ứng dụng mô hình KCN TTMT để xây dựng các nguyên tắc cơ bản và đề xuất kế hoạch quản lý môi trường cho KCN mới hoạt động cũng như tăng cường hiệu quả quản lý cho KCN đã hoạt động lâu năm. Khả năng áp dụng của đề tài Nghiên cứu điển hình của đồ án được thực hiện dựa trên việc khảo sát KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục pháp lý và thu hút vốn đầu tư. Do vậy, việc thực hiện đồ án ngay trong giai đoạn này là một điều kiện thuận lợi để áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc xây dựng một mô hình KCN TTMT phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Giới hạn của đề tài Giới hạn không gian Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh Giới hạn thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 01/04/2011 – 30/06/2011. CHƯƠNG I: QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU CÔNG NGHIỆP BOURBON AN HÒA TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 1.1 Giới thiệu về KCN Bourbon An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 1.1.1 Thông tin cơ bản. KCN Bourbon An Hòa do công ty ổ phần Bourbon An Hòa làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Bourbon An Hòa được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế Công ty Cổ phần số 3900471864 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 10/09/2008. Chủ dự án : Công ty Cổ phần Bourbon An Hòa. Đại diện : ĐOÀN HỒNG DŨNG. Chức vụ : Tổng Giám đốc. Địa chỉ liên hệ: ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Điện thoại : 066.3886688 Fax: 066.3886868 Ngành nghề đăng ký kinh doanh. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Bourbon An Hòa tại Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế Công ty Cổ phần số 3900471864: Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiẹp và khu dân cư. tư vấn đầu tư, xây dựng (trừ kinh doanh, thiết kế công trình). Mua bán nhà ở, chung cư, nhà xưởng, kho, bến bãi, bãi đỗ xe. Mua bán vật liệu xây dựng. Trang trí nội ngoại thất. Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. San lấp mặt bằng. Dịch vụ khai thuế hải quan, dịch vụ viễn thông, thể dục thể thao. Trồng hoa cây cảnh. Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tư tấn, đào tạo nguồn nhân lực. Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp (trừ kế toán). Tư vấn và cung cấp phần mềm. Đầu tư xây dựng trạm y tế. 1.1.2 Vị trí địa lý của dự án. Vị trí Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bourbon An Hòa diện tích 760 ha đặt tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. KCN Bourbon An Hòa Khu đất dự án thuộc huyện Trảng Bảng giáp thành phố Hồ Chí Minh, cách khu công nghiệp Trảng Bàng và KCN Linh Trung khoảng 6 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 50km. Hình 1.1: Vị trí của KCN trên bản đồ Tọa độ địa lý của khu đất. Góc Tây Bắc khu đất dự án : 11002’24,27” N - 106016’45,97” E Góc Đông Bắc khu đất dự án : 11001’40,84” N - 106019’26,35” E Góc Đông Nam khu đất dự án : 11001’00,04” N - 106019’02,32” E Góc Tây Nam khu đất dự án : 11001’08,26” N - 106016’22,79” E Phạm vi ranh giới của KCN Phía Bắc: Cách rạch Trảng Bàng 50m . Cách khu dân cư tập trung gần nhất 230m. Phía Nam: Cách rạch Bà Mảnh 53m (ranh giới tỉnh Long An). Cách khu dân cư tập trung gần nhất 320m. Phía Tây: Giáp khu kho cảng của KCN-DV Bourbon An Hòa. Cách sông Vàm Cỏ Đông 245m. Cách khu dân cư tập trung gần nhất 1.190m. Phía Đông: Giáp đường 787. Giáp khu tái định cư và nhà ở cho công nhân 260ha. Cách khu dân cư tập trung gần nhất 400m. 1.1.3 Kinh phí đầu tư 1.1.3.1 Tổng kinh phí đầu tư: Dự kiến tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là 2.572.056 tỉ đồng và thực hiện đầu tư làm 02 giai đoạn với tổng thời gian là 08 năm. Nhu cầu nguồn vốn Giai đoạn 1 Nhu cầu vốn cho giai đoạn này là 1.607,07 tỉ đồng, gồm: Vốn chủ sở hữu: 500 tỷ đồng. Vốn vay: 500 tỷ đồng. Vốn ứng trước khách hàng 4 năm đầu tiên: từ 300 đến 600 tỉ đồng. Giai đoạn 2 Nhu cầu vốn cho giai đoạn này là 964,98 tỉ đồng, gồm: Vốn chủ sở hữu: 500 tỷ đồng. Vốn vay: 200 tỷ đồng. Nguồn thu từ kinh doanh của giai đoạn 1 và hiệu quả hoạt động cho phần còn lại theo yêu cầu của dự án. 1.1.4 Tiến độ thực hiện của dự án Căn cứ quy mô và vị trí địa lý của khu công nghiệp, dự án KCN Bourbon – An Hòa dự kiến phân thành 2 giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 1: triển khai trong 04 năm: 2009 – 2012 Giai đoạn 2: sẽ triển khai trong 04 năm: 2013 – 2016. Tiến độ thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Tiến độ thực hiện dự án Hạng mục Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Diện tích đầu tư xây dựng KCN (m2) 2.504.679 746.005 178.280 1.319.680,5 854.722 760.184 641.579 594.871 Diện tích KCN đã đầu tư xây dựng (m2) 2.504.679 3.250.684 3.428.964 4.748.645 5.603.366 6.363.550 7.005.129 7.600.000 Hạng mục XLNT đầu tư (m3) - 4.500 4.500 5.000 4.000 4.000 4.000 4.000 Công suất HTXLNT đã đầu tư (m3) - 4.500 9.000 14.000 18.000 22.000 26.000 30.000 Chi phí đầu tư (tr. đ) 847.654 252.469 60.335 446.617 289.262 257.268 217.128 201.321 Cộng dồn chi phí (tr. đ) 847.654 1.100.124 1.160.459 1.607.076 1.896.338 2.153.606 2.370.734 2.572.056 Nguồn: báo cáo ĐTM KCN Bourbon An Hòa tháng 08/2008 1.1.5 Các ngành công nghiệp dự kiến đầu tư vào KCN Theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2008 về việc Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bourbon – An Hòa thuộc xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, các ngành sản xuất dự kiến thu hút vào Khu công nghiệp Bourbon - An Hòa sẽ gồm các ngành nghề thuộc công nghiệp sạch hoặc ít ô nhiễm như sau: Đối với các ngành công nghiệp tương đối ít ô nhiễm: Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kễ mẫu mã, in ấn. Công nghiệp dược phẩm, dụng cụ y tế, trường học. Công nghiệp kim khí, dụng cụ gia đình. Sản xuất máy vi tính, chế tạo lắp ráp điện tử, điện gia dụng, công nghệ thông tin, viễn thông. Dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em. Công nghiệp chế tạo xe máy, xe đạp và các phụ tùng, linh kiện. Các ngành nghề này sẽ được bố trí ở các khu gần trung tâm hành chính của khu công nghiệp và gần khu tái định cư. Đối với các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia. Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Công nghiệp hóa chất (không xi mạ), hạt nhựa, bột màu công nghiệp, ngành dệt (không nhuộm). Các ngành nghề này sẽ bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải. 1.1.5.3 Đối với các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su. Công nghiệp ô tô, phương tiện vận tải và các phụ tùng, linh kiện. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cáp điện, vật tư phục vụ ngành điện. Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy. Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Công nghiệp da giày, dệt may. Các ngành nghề này sẽ được phân bổ trong các khu còn lại. 1.1.5.4 Các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm khác Đối với ngành công nghiệp ô tô, chủ đầu tư KCN sẽ bố trí ở vị trí thuận lợi về cho việc giao thông và vận hành thử sản phẩm. Đối với công nghệ sinh học. sản xuất giống và con giống... sẽ được bố trí xa nguồn xả thải và dân cư nhằm bảo đảm nguồn cung ứng phù hợp tiêu chuẩn ngành. 1.2 Quy hoạch tổng thể và phân khu chức năng của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 1.2.1 Quy hoạch tổng thể của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 1.2.1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Dân số Căn cứ tính chất khu quy hoạch, chỉ tiêu lao động trong khu quy hoạch là 50 người/ha. Khu kho cảng KCN Bourbon An Hòa được hình thành trên cơ sở phát triển công nghiệp mới. Quy mô phát triển khu kho cảng có tính chất quyết định dân số. Tiêu chuẩn bình quân: 50 lao động/ha đất công nghiệp. Với tổng số diện tích 760 ha đất kho cảng, tính toán được số lượng lao động dự kiến là: 38.000 lao động. Số lao động này cư trú tại chổ khoảng 50%, số còn lại có thể ở vùng lân cận. Với tổng lượng dao động trên, quy mô lao động cư trú thại chổ sẽ là 21.000 người. Chỉ tiêu sử dụng đất Bảng 1.2: Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất STT Loại đất Chỉ tiêu(%) Theo QCXD Việt Nam Chỉ tiêu (%) Theo QH chung được duyệt 1 Đất xây dựng kho tàng – bến bãi ≥ 55 50 - 70 2 Đất khu hành chính dịch vụ ≥ 1 2 – 3 3 Đất cây xanh mặt nước ≥ 8 10 – 15 4 Đât giao thông ≥ 10 20 – 25 Dự án triển khai 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là:358,9 ha. Giai đoạn 2 là: 401,10 ha. Diện tích toàn khu: 760 ha. Các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số xây dựng, chỉ giới xây dựng, tầng cao các khu chức năng Mật độ xây dựng trong lô: + Khu kho bãi: 65% - 70% + Khu trung tâm dịch vụ KCN: ≤40% + Khu các công trình kỹ thuật đầu mối: ≤ 40% Hệ số sử dụng đất toàn khu: + Khu xí nghiệp, công nghiệp: ≤ 2,1 + Khu trung tâm dịch vụ KCN: ≤ 1,2 + Khu các công trình kỹ thuật đầu mối: ≤ 0,8 Chỉ giới xây dựng: các lô đất có chỉ giới xây dựng lùi vào 6m so với ranh đất tiếp xúc với mặt đường giao thông. Khoảng lùi so với tường rào các bên: 4m Tầng cao xây dựng: + Khu xí nghiệp, công nghiệp: ≤ 3 tầng + Khu trung tâm dịch vụ KCN: ≤ 3 tầng + Khu các công trình kỹ thuật đầu mối: ≤ 2 tầng Chỉ tiêu thiết kế hạ tầng xã hội: Căn cứ theo tính chất khu quy hoạch, chỉ tiêu lao động trong khu quy hoạch là 20 người/ha Căn cứ tính chất khu quy hoạch, chỉ tiêu lao động trong khu quy hoạch là 50 người/ha Dự án triển khai 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 358,9 ha, giai đoạn 2 là 401,10 ha. Công tác đền bù giải tỏa tiến hành theo quy định Dự kiến dân số lao động trong giai đoạn 1 là : 18.061 người (dân cư tại chổ và dân cư các vùng lân cận được chuyển đổi thành nghề) Dự kiến dân số lao động giai đoạn 2: 19.939 người. Chỉ tiêu thiết kế hạ tầng kỹ thuật: San nền: Cao độ thiết kế ≥ +2.0m (cao độ quốc gia – cao độ Hòn Dấu) Thoát nước nưa và vệ sinh môi trường: tuyến thoát nước mưa thoát riêng ra các rạch và sông Vàm Cỏ Đông Giao thông đối nội: Tiêu chuẩn đường công nghiệp. chiều rộng 3,75m/làn xe Chỉ tiêu cấp nước khu công nghiệp lấy theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam 45m3/ngày đêm. Nguồn nước được lấy từ nhà máy Kênh Đông Củ Chi Chỉ tiêu thoát nước: 80% nước cấp Chỉ tiêu cấp điện: + Đất xí nghiệp công nghiệp : 250kW/ha + Đất công trình dịch vụ, điều hành : 400kW/ha + Đất công trình đầu mối kỹ thuật : 100kW/ha + Đất cây xanh : 10 kW/ha + Đất giao thông : 50kW/ha Chỉ tiêu thông tin liên lạc : 05 thuê bao/ha + Đất xí nghiệp công nghiệp : 10 thuê bao/ha + Đất công trình dịch vụ, điều hành : 20 thuê bao/ha + Đất công trình đầu mối kỹ thuật : 3 thuê bao/ha 1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức không gian Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc Khu kho cảng Bourbon - An Hòa là một đơn vị cấu thành tổ hợp không gian kiến trúc của KCN và dịch vụ Bourbon - An Hòa có liên hệ với Thị trấn Trảng Bàng, nên việc nghiên cứu quy hoạch phát triển không gian của khu quy hoạch phải gắn liền với sự phát triển chung của huyện Trảng Bàng Khu vự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan van tn.docx
  • docxbang nhan xet.docx
  • docxbia.docx
  • docCD.doc
  • dwgDCQHC KCNDV5000.dwg
  • docxLỜI CAM ĐOAN.docx
  • docxLời cảm ơn.docx
  • docxnhiem vu.docx
  • docxphieu cham diem.docx