Luận văn Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan (cananga odorata (lamk.) hook.f.& thomson) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Việt Nam đang trong quá trình “ công nghiệp hoá - hiện đại hoá “ với chủtrương là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Hằng năm chúng ta xuất khẩu tinh dầu đạt 15 triệu USD (nhưng nhập khẩu đến 25 triệu USD mà chủ yếu là hương liệu ). Điều này cho thấy nhu cầu về tinh dầu là rất lớn và là một thị trường có nhiều triển vọng

pdf105 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan (cananga odorata (lamk.) hook.f.& thomson) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Trần Công Danh NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG RA HOA CỦA CÂY HOÀNG LAN (CANANGA ODORATA (LAMK.) HOOK.F.& THOMSON) TRỒNG Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành : Sinh Thái Học Mã số : 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌT Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CAM ĐOAN “ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được tôi trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác” TRẦN CÔNG DANH LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình để gửi đến TS Phạm Văn Ngọt- một người Thầy đáng kính, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức về chuyên môn hết sức quý báu, những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Thầy đã luôn động viên, chia sẻ những khó khăn, luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn : • Quý Thầy Cô đã giảng dạy trong suốt 3 năm học, những người đã truyền đạt kiến thức và luôn giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như những tài liệu tham khảo • Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này • Quý Thầy Cô Phòng Khoa Học Công Nghệ - Sau Đại Học đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập • Quý Thầy Cô phòng thực hành phân tích Hóa – Lý đã tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và học tập. • Gia đình anh Phạm Nguyễn, ấp Phú Trị, xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn. • Thầy Quách Văn Toàn Em, cùng các em sinh viên Trần Thụy Kim Hà, Bùi Thanh Phong, Nguyễn Thị Như Ý đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, ghi nhận các số liệu thực tiễn • Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để luận văn được hoàn thành TRẦN CÔNG DANH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT h : chiều cao của cây hoàng lan ∆h : độ tăng trưởng chiều cao của cây d : đường kính thân ∆d : độ tăng trưởng đường kính thân l : chiều dài cành cấp 1 ∆l : độ tăng trưởng chiều dài cành c : đường kính cành ∆c : độ tăng trưởng của đường kính cành n : số cành bị tỉa ∆n : số cành bị tỉa trung bình hằng tháng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình “ công nghiệp hoá - hiện đại hoá “ với chủ trương là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Hằng năm chúng ta xuất khẩu tinh dầu đạt 15 triệu USD (nhưng nhập khẩu đến 25 triệu USD mà chủ yếu là hương liệu ). Điều này cho thấy nhu cầu về tinh dầu là rất lớn và là một thị trường có nhiều triển vọng Do đó, việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đưa cây tinh dầu vào cơ cấu cây trồng, xây dựng các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung, kết hợp với trồng xen hợp lý - hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu mở ra nhiều triển vọng mới đáp ứng được cả yêu cầu về kinh tế lẫn chính trị : giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế-văn hoá, cải tạo và phục hồi hệ sinh thái bảo vệ môi trường sống…. thông qua việc sử dụng lao động nhàn rỗi, tận dụng nguồn đất trống đồi trọc ở một số vùng nhất là nông thôn và đồi núi. Nước ta có khoảng 657 loài thực vật có chứa tinh dầu, thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi và 37% tổng số họ) [14]. Tuy nhiên mới chỉ khai thác trong tự nhiên hoặc đưa vào gây trồng khoảng 20 loài (chiếm 3% số cây tinh dầu đã biết). Những cây được trồng và khai thác chủ yếu hiện nay là sả (Cymbopogon sp.), bạc hà (Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum), húng quế (Osimum basilicum), hồi ( Illicium verum), quế (Cinnamomum cassia), màng tang (Litsea cubeba), tràm (Melaleuca cajuputi ), … [15]. Việc tìm kiếm những cây tinh dầu có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất nhằm đa dạng hoá tinh dầu xuất khẩu, xây dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu – hương liệu có ý nghĩa chiến lược về kinh tế , chính trị và xã hội . Bên cạnh đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện sinh thái, môi trường sống, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc để nâng cao sản lượng tinh dầu. Hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f.& Thomson) còn gọi là ngọc lan tây, ylang-ylang thuộc họ Na (Annonaceae) đã được trồng tập trung quy mô sản xuất hàng hóa ở nhiều nước như Philippines, quần đảo Camoros, Réunion, Indonesia, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, đảo Madagascar... Indonesia là nước trồng nhiều hoàng lan, diện tích lên đến 160.000 ha với sản lượng tinh dầu hàng năm khoảng 120 tấn. Hoàng lan là loài cây ưa sáng , thích hợp vùng nhiệt đới . Hoa hoàng lan chứa tinh dầu (ylang -ylang oil) có mùi thơm hấp dẫn, được ưa chuộng trong công nghiệp hương liệu và tinh dầu này từ lâu đã được điều chế nước hoa nổi tiếng Chanel No5 và là nguyên liệu chính để sản xuất ra hầu hết các loại nước hoa đắt tiền. Tinh dầu có hương vị đặc biệt nên còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. Tinh dầu hoàng lan cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp, chữa chứng nhịp tim nhanh, sốt rét, bệnh đường ruột, viêm gan…Cây hoàng lan là cây trồng có tiềm năng sinh lợi rất lớn , cây trồng 2 năm tuổi có thể ra hoa với số lượng nhỏ, đến 4 – 5 năm tuổi ra hoa rất nhiều và khai thác đến 50 năm. Mỗi cây cho khoảng 20kg hoa /năm. Hàm lượng tinh dầu trong hoa có từ 1 – 2%. Một kg tinh dầu hoàng lan có giá từ 81 – 97 đô la Mỹ. Ở Việt Nam , cây hoàng lan chưa được trồng đại trà để lấy tinh dầu cũng như chưa được quan tâm nghiên cứu , chúng chỉ được trồng rãi rác ở các công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng mát, làm cảnh. Điều này rất đáng tiếc vì cây hoàng lan là loại cây tinh dầu có triển vọng ở nước ta. Việc nghiên cứu các điều kiện sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây hoàng lan ở các vùng khác nhau của nước ta nhằm cung cấp những thông tin khi đưa loài cây này vào trồng với quy mô sản xuất hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f.& Thomson ) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”. 2- Mục tiêu đề tài - Đánh giá về sự sinh trưởng cây hòang lan trồng tại huyện Giồng Trôm , tỉnh Bến Tre với một số mật độ trồng cây khác nhau. - Cung cấp những dẫn liệu bước đầu về khả năng ra hoa và hàm lượng tinh dầu của hoa hoàng lan. 3- Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu những cây hoàng lan ở giai đoạn từ 1 đến 2 năm sau khi trồng, tỉa thưa và cắt ngọn ở độ cao 2m với các mật độ 2m x 2m, 2m x 4m và 4m x 4m. • Về sinh trưởng: nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, đường kính thân cây, cành sơ cấp, sự tỉa cành, đường kính tán và sinh khối . • Veà khaû naêng ra hoa: nghiên cứu quá trình ra hoa và sự phát triển của hoa hoàng lan. • Bước đầu tìm hiểu về hàm lượng tinh dầu và năng suất hoa hoàng lan. 4- Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện hạn hẹp về thời gian đề tài chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan trong giai đoạn 2 năm sau khi trồng . 5- Ý nghĩa của đề tài 5.1- Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những dẫn liệu về sinh trưởng và khả năng ra hoa của hoàng lan làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về khả năng thích ứng, về năng suất của cây hoàng lan trồng ở huyện giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 5.2- Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc đẩy mạnh trồng đại trà caây hoaøng lan, goùp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1-Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của thực vật 1.1.1- Ảnh hưởng của ánh sáng Ánh sáng là nhân tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Những cây được chiếu sáng đều thì mọc thẳng, chiếu sáng không đều thì mọc lệch về hướng có ánh sáng. Nguyên nhân do phía chiếu sáng sẽ tích điện dương, phía còn lại tích điện âm và các chất di chuyển đến nơi tích điện tích âm làm cho nơi đó sinh trưởng mạnh hơn dẫn đến cây bị uốn cong. Những cây mọc trong tối thường dài, thân mảnh và có màu nhạt do trong tối protein được tổng hợp ít còn glucid được tổng hợp nhiều. Mặt khác, chu kỳ phân chia của tế bào giảm trong khi sự tăng trưởng của tế bào cao nên cây cao nhưng mảnh khảnh . Hiện tượng tỉa cành tự nhiên của cây liên quan đến điều kiện chiếu sáng.Khi cây bắt đầu khép tán thì những cành phía dưới bị các cành ở phía trên che mất ánh sáng do vậy quang hợp của nó giảm nhưng nó vẫn hô hấp tiêu hao dưỡng chất. Kết quả là khi lượng chất tích luỹ không đủ bù năng lượng tiêu hao thì cành khô héo dần và rũ xuống. Nghiên cứu của Ngô Trí Lực (1967) về vai trò của ánh sáng đối với sự tỉa cành của tre nứa. Ông kết luận ánh sáng đã kích thích sự ra cành của các mắt thân cây nứa lá nhỏ.[10] Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến cấu tạo giải phẫu của lá. Giải phẫu của lá phản ánh chính xác nhu cầu ánh sáng của cây và hiện trạng mà nó chịu đựng. Cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau thì có hình thái, giải phẫu khác nhau.Trên cùng một cây, lá ở phần ngọn (ngoài sáng ) thường nhỏ, dày, cứng, có tầng cutin dầy nhiều mô giậu nhiều gân, lá có màu nhạt. Lá ở phía trong chỗ bị che bóng phiến thường to, mỏng, mềm, biểu bì mỏng, tầng cutin mỏng có khi không có, lá có màu lục thẫm, gân ít, lỗ khí to và ít .[10] Ánh sáng ảnh hưởng đến lượng diệp lục trong lá: cây mọc thiếu ánh sáng có màu nhạt, lá bị vàng dần, vì thiếu ánh sáng lá không tạo được diệp lục mà chỉ có sắc tố vàng xanthophin và carotin. Khi cây đủ ánh sang thì lá có màu lục. Cây sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng yếu thì lượng diệp lục trong lá cao hơn ngoài ánh sáng mạnh do ánh sáng làm oxi hóa chất sắt của diệp lục (Phan Nguyên Hồng 1978). Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thước và cộng sự (1965 ) trên hai cây lim và xà cừ đã cho thấy điều đó .[10] - Ánh sáng còn ảnh hưỏng đến cường độ của quang hợp. M.Ia. Ôsretcôp đã nghiên cứu cường độ quang hợp của lá thông trong điều kiện chiếu sáng trong bóng và ngoài sáng đã thu được kết quả như sau: ở cường độ chiếu sáng thấp (khoảng 1000-2000 lux ) thì cường độ quang hợp lá trong bóng bằng 2- 4 lần lá ngoài sáng. Nhưng ở độ chiếu sáng cao (20.000 – 40.000 lux) thì cường độ quang hợp của lá trong bóng trên 1dm2 chỉ là 0,6 - 1,0 mg CO2, trong khi đó lá ở ngoài sáng tăng lên nhiều: 0,9 - 2,0mg CO2. 1.1.2-. Ảnh hưởng của thực vật khác lên sự sinh trưởng của cây Các loài thực vật trong điều kiện được trồng chung với nhau sẽ có tác động qua lại với nhau. Rễ sẽ cạnh tranh về nguồn chất dinh dưỡng và nước dẫn đến hiện tượng loài này sẽ bóp nghẹt rễ của loài kia làm loài kia sinh trưởng chậm . Tán lá các loài cũng sẽ cạnh tranh về điều ki ện ánh sáng, loài nào sinh trưởng mạnh thì loài đó sẽ chiếm ưu thế về nhu cầu ánh sáng.[10] 1.1.3. Hiện tượng ưu thế ngọn Ưu thế ngọn là hiện tượng phổ biến đối với thực vật. Đó là sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên, rễ chính lên rễ phụ. Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái ức chế tương quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng mạnh. Có nhiều trường hợp cần loại bỏ ưu thế ngọn để tăng phân cành, phân nhánh như với cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp.Nguyên nhân là do sự cạnh tranh dinh dưỡng của chồi ngọn lên chồi bên: mô phân sinh chồi ngọn là trung tâm lôi cuốn dòng chất dinh dưỡng ưu tiên nên chồi bên nghèo dinh dưỡng, không sinh trưởng được. Auxin có vai trò quan trọng trong hiện tượng ưu thế ngọn. Tuy nhiên các phytohoocmon khác cũng có vai trò qu an trọng trong điều chỉnh hiện tượng này, đặc biệt là xytokinin. Xytokinin được rễ cây tổng hợp rồi vận chuyển lên ngọn làm yếu ưu thế ngọn. Tỉ lệ auxin/xytokinin càng cao thì ưu thế ngọn càng mạnh mẽ, còn tỉ càng thấp thì sự phân cành càng chiếm ưu thế. [24] 1.2- Những nghiên cứu trên thế giới về cây hoàng lan Hoàng lan còn được gọi là ylang-ylang. Một số nhà khoa học giải thích rằng tên gọi ylang-ylang là xuất phát từ tiếng Tagalog đọc từ chữ ilang -ilang có nghĩa là hoa của các loài hoa bởi vì hoa hoàng lan có mùi thơm đặc biệt gồm mùi của rất nhiều loài hoa khác hợp lại mà thành, nó vừa có mùi của hoa lài và tinh dầu cam đắng (Citrus aurantium); vừa có mùi của hoa hồng, vừa có mùi dịu dàng của hoa thủy tiên và dạ lan hương. Đây là loài cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và được nhập trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc , các đảo Thái Bình Dương, các nước châu Phi và châu Mỹ. [2][11] Philippines là nước đầu tiên đã đưa cây hoàng lan vào trồng để lấy tinh dầu ở quy mô sản xuất hàng hóa, tiếp theo đó là Indonesia. Vào năm 1770, cây hoàng lan được đưa từ Philippines vào trồng ở đảo Réunion. Và sau đó gần một thế kỷ, hoàng lan trở thành cây kinh tế quan trọng đối với đảo này. Vào những năm đầu thế kỷ 20, hoàng lan được du nhập vào trồng nhiều ở đảo Comoro s (mệnh danh là đảo dầu thơm) và trở thành cây công nghiệp quan trọng. Hiện nay, việc trồng hoàng lan để lấy tinh dầu đem lại nguồn lợi đáng kể ở nhiều quốc gia như Madagascar, Indonesia, Trung Quốc, Réunion… [2][6] Theo Oyen và cộng sự (1999) thì cây hoàng lan ưa điều kiện nóng ẩm ở các khu vực thấp trong vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình năm 21 - 270C, lượng mưa hàng năm 1500 – 2000m. Tại đảo Java (Indonesia), hoàng lan tái sinh tốt trong rừng ẩm thường xanh và rừng Tếch (Tectona grandis). Ở New Guinea gặp hoàng lan sinh trưởng trên các khu vực có độ cao đến 850m so với mực nước biển. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất màu mỡ, đất nham thạch, quang đãng, hiều ánh sáng, đất hơi chua đến hơi kiềm (pH: 4,5 - 8). Ở Samoan (quần đảo ở Nam Thái Bình Dư ơng) người ta trồng hoàng lan xen với chuối, dừa, cây ăn quả [2][27][30] Hình 1.1- Hoàng lan l được trồng xen trong chuối, dừa ở Samoan Hình 1.2. Hoàng lan được trồng ở Madagascar Trong tài liệu “Species Profiles for Pacific Island Agroforestry”, Harley I. Manner and Craig R. Elevitch (2006) đã mô tả về đặc điểm hình thái, phấn bố của hoàng lan và công dụng của hoàng lan. Về sinh trưởng thì cây sinh trưởng nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi, có thể đạt 2m chỉ trong 1năm. Cây thường phân bố ở những vùng đất thấp hoặc những rừng tái sinh có độ cao 800 – 1200m so với mực nước biển, những vùng này thường là những vùng có lượng mưa lớn bình quân 700 – 5000mm/năm và có nhiều ánh sáng. Độ pH thích hợp cho cây là thường trung tính Trồng hoàng lan ở Madagascar hơi ngã sang acid yếu, không được trồng cây những nơi nhiễm mặn với nồng độ muối cao. Đây là loài cây được dùng để phục hồi rừng, để phủ xanh các vùng đất trống ở Guam. Cây có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp nhất từ 10 – 180C, nhiệt độ cao nhất là 28 – 350C, nhiệt độ thích hợp trung bình là 18 – 280C sẽ giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Đất trồng cây thường thích hợp nhất với đất cát, sét chứa nhiều mùn hoặc đất sét, ngoài ra còn thấy rằng cây thích hợp với đất đỏ bazan có nguồn gốc từ nham thạch núi lửa, đất cát màu mỡ có nhiều mùn. Cây 1,5 – 2 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa , mỗi cây trưởng thành có thể cho 20 – 100kg hoa trong 1 năm. [29] Về sản lượng thu hoạch, ở Madagasca, vùng Nosy Bé người ta trồng 500ha thu được 800.000kg hoa và sau khi chưng cất thì thu được 20.000kg tinh dầu ylang - ylang. Còn ở quần đảo Comoro s, mỗi 1 ha người ta thu hái 900 – 1500kg hoa và chưng cất được 18 – 30kg tinh dầu ylang –ylang loại thượng hạng (MweziNet 2000) [32] Việc nhân giống hoàng lan chủ yếu từ hạt. Hạt được gieo trong các túi bầu đất đến khi có 6 – 10 lá đem trồng trên diện tích đại trà. Trên các diện tích trồng Hoàng lan để lấy hoa cất tinh dầu trong sản xuất hàng hóa, khoảng cách thường được trồng 6 x 6m. Tuy nhiên ở đảo Pohnpei thuộc liên bang Micronesia (đảo quốc ở Thái bình Dương) người ta trồng hoàng lan mật độ 4 x 4m. [2][6] [33] Ở một số vùng như Samoa- nằm ở trung tâm Nam Thái Bình Dương, người ta trồng xen hoàng lan với chuối, dừa, cây ăn quả khác.[26]  Ding, J.K. và các cộng sự (1988) đã nghiên cứu thành phần hoá học trong tinh dầu (ylang-ylang oil) của hoa hoàng lan (sinh trưởng tại Vân Nam – Trung Quốc) qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng phương pháp sử dụng sắc ký kết hợp khối phổ (GC/MS) để phân tích các mẫu tinh dầu hoàng lan có xuất xứ khác nhau, Ding, J.K. và các cộng sự (1988) cho biết thành phần hóa học tinh dầu hoàng lan qua bảng 1.1. Bảng 1.1- Hàm lượng các chất (%) trong tinh dầu ở các giai đoạn phát triển của hoa hoàng lan. STT Hợp chất Hàm lượng (%) trong tinh dầu Nụ xanh Hoa xanh Hoa nửa xanh, nửa vàng Hoa vàng 1 p-cresyl methyl ether - 1,70 3,40 - 2 Linalool - - - 0,03 3 Methyl benzoate 0,01 0,22 1,19 - 4 Benzyl acetate - - 0,05 - 5 Methyl chavicol - 0,01 0,05 - 6 Geraniol 0,21 1,20 2,45 0,52 7 α-copaene - 0,04 0,06 0,04 8 Geranyl acetate 2,37 4,69 7,28 2,58 9 β-elemene 0,32 0,22 0,23 0,70 10 β-caryophyllen 47,95 37,06 26,46 31,33 11 α-humulene 11,68 9,28 6,64 8,35 12 γ-muurolene 13,96 13,94 20,94 13,28 13 α-farnesene 9,86 10,68 8,09 9,21 14 γ-cadinene 0,26 0,23 0,34 0,40 15 β-cadinene 2,70 2,05 2,26 1,90 16 δ-cadinene - - - 0,04 17 δ-cadinol 0,77 0,84 0,90 0,68 18 Farnesol 2,34 3,99 4,52 6,23 19 Benzyl benzoate 3,56 5,07 9,26 13,33 20 Farnesyl acetate 0,36 0,58 0,79 2,48 21 Benzyl salicylate 0,10 0,22 0,44 0,77 22 Dibutyl phthalate 0,34 0,26 0,65 1,77 Như vậy tinh dầu trong hoa hoàng lan ở Vân Nam (Trung Quốc) gồm khoảng 22 hợp chất, trong đó có các thành phần chín h là β -caryophyllen (25,44%), γ-muurolene (17,09%), Geranyl acetate (13,41%), p-cresyl methyl ether (11,55%), α-farnesene (6,39%). Ngoài ra các tác giả trên còn cho biết: + Tinh dầu hoàng lan có xuất xứ từ Lào chứa khoảng 25 hợp chất, chủ yếu là caryophyllen (25,68%), γ-muurolene (15,76%), linalool (10,64%), farnesyl acetate (9,48%), α-humulene (6,48%). + Thành phần hóa học trong tinh dầu hoa hoàng lan tại Thái Lan khá phức tạp, gồm tới 31 hợp chất, trong đó chủ yếu là α-farnesene (38,72%), β- caryophyllen (11,39%), γ-muurolene (11,38%), farnesol (8,39%) và linalool (6,62%). [18] 1.3- Những nghiên cứu ở Việt Nam - Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002) cho biết chi Cananga có khoảng 2 – 3 loài tại châu Á và châu Đại Dương. Tất cả các giống trồng khai thác hoa lấy tinh dầu hoặc trồng làm cảnh thuộc loài Cananga odorata được xếp vào 2 nhóm:  Nhóm Cananga (Cananga odorata forma macrophylla Steenis) có các cành mọc ngang gần như vuông góc với thân cây, lá có kích thước lớn (10 x 20 cm). Các giống thuộc nhóm này được trồng tại đảo Java, đảo Fiji và Samoa. Tinh dầu từ hoa có chất lượng thấp và được gọi là “cananga oil”.  Nhóm Ylang Ylang (Cananga odorata forma genuina Steenis) có các cành rủ xuống, lá nhỏ, có nguồn gốc từ Philippines. Hiện chúng được trồng rộng rãi tại khắp các khu vực thuộc vùng nhiệt đới. Tinh dầu từ hoa (ylang ylang oil) có chất lượng cao. [17][18] Các tác giả cũng cho biết ở khu vực thấp, hoàng lan bắt đầu ra hoa 2 năm tuổi, khi đó cây cao độ 2m. Nhưng khi trồng trên các khu vực đồi núi có độ cao khoảng 500 m so với mặt biển thì phải sau 7 năm tuổi cây mới bắt đầu ra hoa. Ở nước ta, cây ra hoa tháng 5 – 7, có quả tháng 8 – 10. Ở điều kiện khí hậu nhiệt đới cũng như trong trồng trọt, cây có thể ra hoa, kết quả hầu như quanh năm.[17][18] - Công trình của Trương Mai Hồn
Tài liệu liên quan