Luận văn Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá

Đề tài “Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá” nhằm khảo sát hoạt tính của các enzyme trong nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus) và nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme thô. Các số liệu thực nghiệm về việc so sánh giữa mẫu nội tạng có mật và bỏ mật cho thấy ở mẫu có mật hoạt tính riêng của enzyme amylase thấp hơn; hoạt tính riêng enzyme protease cao hơn; và hoạt tính riêng của enzyme lipase thì cao hơn mẫu bỏ mật.

doc106 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Ngày tháng năm Giáo viên phản biện ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT HOÁ HỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU THU NHẬN ENZYME TỪ PHẾ LIỆU CÁ SVTH : PHẠM THỊ HỒNG NGA MSSV : 60301761 CBHD : TS. TRẦN BÍCH LAM BỘ MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM TP Hồ Chí Minh, 01/2008 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước hết, tôi xin cảm ơn Bộ môn Kỹ thuật Thực phẩm, Khoa Kỹ thuật Hoá học, trường Đại học Bách khoa Tp HCM đã tạo môi trường cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quí thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm làm việc quý báu trong gần năm năm ngồi ghế giảng đường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Trần Bích Lam đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong thời gian làm luận văn vừa qua. Con xin cảm ơn ba mẹ đã hết lòng yêu thương, chăm sóc và cổ vũ tinh thần cho con. Cuối cùng tôi xin gửi lòng biết ơn đến tất cả các bạn trong khoa đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn này. Ngày 5 tháng 1 năm 2008 Phạm Thị Hồng Nga Tóm tắt luận văn Đề tài “Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá” nhằm khảo sát hoạt tính của các enzyme trong nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus) và nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme thô. Các số liệu thực nghiệm về việc so sánh giữa mẫu nội tạng có mật và bỏ mật cho thấy ở mẫu có mật hoạt tính riêng của enzyme amylase thấp hơn; hoạt tính riêng enzyme protease cao hơn; và hoạt tính riêng của enzyme lipase thì cao hơn mẫu bỏ mật. Đáng chú ý là hoạt tính riêng lipase cao nên việc thu nhận chế phẩm tập trung theo hướng tối ưu hóa điều kiện trích ly enzyme này. Quá trình trích ly tiến hành ở nhiệt độ 300C; thời gian trích ly là 2,5 h; pH dung môi trích ly (dung dịch Na2CO3) là 9; tỷ lệ nội tạng và dung môi trích ly là 1 : 2,5 (theo khối lượng) thu được dịch trích ly có hoạt tính riêng của lipase cao nhất 1,4257 µmol/h.mg. Sử dụng dung môi kết tủa là ethanol với tỷ lệ dịch trích ly và ethanol (theo thể tích) là 50 : 50 cho tủa có hoạt tính riêng của lipase cao nhất là 7,5187 µmol/h.mg. Trong quá trình bảo quản lạnh đông, hoạt tính riêng của enzyme lipase giảm theo hàm số mũ (với y là hoạt tính riêng lipase, x là ngày bảo quản). MỤC LỤC TRANG BÌA I NHIỆM VỤ LUẬN VĂN DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1. Cá tra 5 Hình 2.2. Một số enzyme trong hệ tiêu hóa của động vật 12 Hình 2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzyme amylase. 13 Hình 2.4. Ảnh hưởng của ketene lên hoạt tính của enzym amylase. 13 Hình 2.5. Hoạt tính amylase ở cá da trơn răng nhọn. 20 Hình 2.6. Hoạt tính protease ở cá da trơn răng nhọn. 20 Hình 2.7. Hoạt tính của enzyme hệ tiêu hóa của cá da trơn ở Brazin. 21 Hình 2.8. Sơ đồ thu nhận enzyme bằng phương pháp tách chiết với aceton. 26 Hình 2.9. Sơ đồ tách chiết enzyme bằng phương pháp kết tủa bằng muối (NH4)2SO4 27 Hình 3.1. Cấu tạo cá 46 Hình 4.1. Đường chuẩn protein. 58 Hình 4.2. Đường chuẩn tyrosin. 59 Hình 4.3. Sự tách lớp của mẫu sau trích ly thực hiện quá trình ly tâm (1-lớp bã, 2-lớp dịch trích ly, 3-lớp mỡ, 4-lớp dầu). 61 Hình 4.4. Nồng độ protein trong mẫu M và mẫu BM. 62 Hình 4.5. So sánh hoạt tính enzyme amylase của mẫu M, và mẫu BM. 63 Hình 4.6. So sánh hoạt tính enzyme protease của mẫu M, và mẫu BM. 64 Hình 4.7. So sánh hoạt tính enzyme lipase của mẫu M, và mẫu BM. 65 Hình 4.8. So sánh hoạt tính riêng enzyme của mẫu M, và mẫu BM. 67 Hình 4.9. Sự thay đổi hoạt tính protease kiềm ở một số loài cá 68 Hình 4.10. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hoạt tính riêng enzyme lipase. 70 Hình 4.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ nội tạng và dung môi trích ly đến hoạt tính riêng enzyme lipase. 74 Hình 4.12. Ảnh hưởng của pH dung môi trích ly đến hoạt tính riêng enzyme lipase. 77 Hình 4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hoạt tính riêng enzyme. 80 Hình 4.14. Ảnh hưởng của thời gian trích ly , tỷ lệ dung môi trích ly và nội tạng lên hoạt tính enzyme lipase. 84 Hình 4.15. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch trích ly và ethanol lên nồng độ protein tan. 85 Hình 4.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch trích ly và ethanol lên hoạt tính của enzyme lipase. 86 Hình 4.17. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch trích ly và ethanol lên hoạt tính riêng của enzyme lipase. 87 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên 7 Bảng 2.2. Khối lượng các phần khác nhau của cá tra. 7 Bảng 2.3. Lượng enzyme của tuyến tụy. 31 Bảng 4.1. Xây dựng đường chuẩn protein. 58 Bảng 4.2. Xây dựng đường chuẩn tyrosin. 59 Bảng 4.3. Nồng độ protein trong dịch trích ly của mẫu có mật (M) và mẫu bỏ mật (BM). 61 Bảng 4.4. Hoạt tính enzyme amylase trong nội tạng cá, so sánh giữa mẫu M và mẫu BM. 63 Bảng 4.5. Hoạt tính enzyme protease trong nội tạng cá, so sánh giữa mẫu M và mẫu BM. 64 Bảng 4.6. Hoạt tính enzyme lipase trong nội tạng cá, so sánh giữa mẫu M và mẫu BM. 65 Bảng 4.7. Hoạt tính riêng của các enzyme trong nội tạng cá, so sánh giữa mẫu M và mẫu BM. 66 Bảng 4.8. Sự thay đổi nồng độ protein theo thời gian trích ly (t). 69 Bảng 4.9. Sự thay đổi hoạt tính lipase (HTL) theo thời gian trích ly. 69 Bảng 4.10. Sự thay đổi hoạt tính riêng lipase (HTRL) theo thời gian trích ly. 70 Bảng 4.11. Sự thay đổi nồng độ protein theo tỷ lệ nội tạng và dung môi trích ly. 71 Bảng 4.12. Sự thay đổi hoạt tính lipase theo tỷ lệ nội tạng và dung môi trích ly. 72 Bảng 4.13. Sự thay đổi hoạt tính riêng lipase theo tỷ lệ nội tạng và dung môi trích ly. 73 Bảng 4.14. Sự thay đổi nồng độ protein theo pH dung môi trích ly. 75 Bảng 4.15. Sự thay đổi hoạt tính lipase theo pH dung môi trích ly. 76 Bảng 4.16. Sự thay đổi hoạt tính riêng lipase theo pH dung môi trích ly. 77 Bảng 4.17. Sự thay đổi nồng độ protein theo nhiệt độ trích ly (T). 78 Bảng 4.18. Sự thay đổi hoạt tính lipase theo nhiệt độ trích ly. 79 Bảng 4.19. Sự thay đổi hoạt tính riêng lipase theo nhiệt độ trích ly. 79 Bảng 4.20. Bố trí quy hoạch thực nghiệm. 81 Bảng 4.21. Nồng độ protein. 81 Bảng 4.22. Hoạt tính lipase. 82 Bảng 4.23. Hoạt tính riêng lipase. 82 Bảng 4.24. Ma trận quy hoạch thực nghiệm 82 Bảng 4.25. Ý nghĩa của các hệ số được kiểm định theo tiêu chuẩn t. 83 Bảng 4.26. Sự thay đổi nồng độ protein theo tỷ lệ dịch trích ly và ethanol. 85 Bảng 4.27. Sự thay đổi hoạt tính lipase theo tỷ lệ dịch trích ly và ethanol. 86 Bảng 4.28. Sự thay đổi hoạt tính riêng lipase theo tỷ lệ dịch trích ly và ethanol. 87 Lời mở đầu Hàng năm, sản lượng khai thác thủy hải sản trên thế giới đạt tới hàng trăm triệu tấn, 50% trong số đó được dùng để chế biến làm thức ăn cho con người. Nhưng chỉ khoảng 30% của sản lượng này thật sự được con người tiêu thụ, phần còn lại là phế phụ phẩm [23]. Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở nước ta tăng cao, đặc biệt là nuôi cá tra và cá basa đạt một doanh thu đáng kể, đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Trong năm 2006, sản lượng cá tra cả nước tăng, đạt hơn 1,5 triệu tấn . Sản lượng tăng cao thì mối quan tâm về nguồn phế liệu cũng tăng cao. Theo thống kê, mỗi ngày các nhà máy chế biến tung ra thị trường hơn 2000 tấn phế phụ phẩm gồm xương, đầu, mỡ, da cá...; trong đó nội tạng chiếm 12,04% về khối lượng, khoảng 240 tấn. Phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến cá bao gồm đầu, nội tạng, da, vây và xương cá. Chúng được tận dụng để chế biến bột cá, dầu cá và một số dưỡng chất có giá trị khác. Bột cá là thường dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm, trong khi dầu cá và các dưỡng chất khác có những ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và y học. Vì vậy, việc tận thu phụ phẩm cá là một việc làm đúng đắn và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu cũng như góp phần giảm thiểu nguồn chất thải từ ngành công nghiệp chế biến cá. Một sản phẩm thương phẩm có giá trị cao trong nội tạng cá chưa được quan tâm đó là enzyme tiêu hóa của cá gồm có enzyme protease như pepsin, trypsin …, enzyme amylase, và enzyme lipase … , Nếu tận thu được nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ tiền này sẽ mang lại một giá trị kinh tế lớn đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường vốn là vấn đề bức xúc tại các khu vực chế biến cá. Xuất phát từ thực tế này chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá”. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: Khảo sát hoạt tính của các enzyme trong nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus). Khảo sát các thông số của quá trình trích ly enzyme. Tối ưu hóa quá trình trích ly. Thu nhận chế phẩm enzyme thô. Tổng quan Nguyên liệu Cá da trơn Phân loại khoa học Giới (regnum) : Animalia Ngành (phylum) : Chordata Lớp (class) : Actinopterygii Siêu bộ (superordo) : Ostariophysi Bộ (ordo) : Siluriformes Bộ Cá da trơn hay bộ Cá nheo (danh pháp khoa học: Siluriformes) là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá xương. Các loài cá trong bộ này đa dạng về kích thước và cách thức sinh sống, gồm loài nặng nhất như cá tra dầu (Pangasius gigas) ở Đông Nam Á, loài dài nhất như cá nheo châu Âu (Silurus glanis), những loài chỉ ăn xác các sinh vật chết ở lớp nước đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa. Về cấu tạo nói chung, chúng không có vảy, có hoặc không có tấm xương bảo vệ, và chỉ có một số loài cá da trơn có râu. Các đặc trưng để xác định bộ cá da trơn trên thực tế là các đặc điểm chung của hộp sọ và bong bóng. [38] Bộ cá này có tầm quan trọng kinh tế đáng kể; nhiều loài được nuôi ở quy mô lớn để cung cấp cá thực phẩm, một vài loài được nuôi thả như là cá câu thể thao. Nhiều loài cá nhỏ, cụ thể là các loài trong chi Corydoras, được nuôi làm cá cảnh trong các bể cá. [38] Cá da trơn thuộc về siêu bộ gọi là Ostariophysi. Tại thời điểm năm 2007, người ta công nhận khoảng 36 họ cá da trơn còn tồn tại với khoảng 3.023 loài. Điều này làm cho bộ cá da trơn trở thành bộ động vật có xương sống đứng hàng thứ hai, thứ ba về sự đa dạng; trên thực tế, khoảng 1 trên 20 loài động vật có xương sống là cá da trơn. Cá tra Phân loại khoa học [41] Bộ cá da trơn : Siluriformes Họ cá tra : Pangasiidae Giống cá tra dầu : Pangasius Loài cá tra : Pangasius hypophthalmus (Sauvage 1878) Hình 2.1. Cá tra Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở sông Cửu long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất ít ở Thái lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần được bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá tra của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae. Phân bố Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê kông và Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Hình thái, sinh lý Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH>5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39 oC. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.[2] Cá tra có ngưỡng oxi thấp hơn cá basa (do cá basa không có cơ quan hô hấp phụ), nên chịu đựng tốt hơn cá basa ở môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Nhìn chung cá tra chịu đựng được với môi trường khắc nghiệt hơn cá basa. Cá tra ở ĐBSCL, chúng sống ở sông rạch, mương, ao, hồ vùng nước ngọt, sống ở thuỷ vực nước tĩnh và nước chảy. Cá cũng sống được ở nước lợ với nồng độ muối thấp. pH thích hợp cho cá tra từ 6,5 – 8, cá có thể sống được pH 4,5. Cá tra sống được ở môi trường chật hẹp, nước giàu các chất hữu cơ, cá sống được ở nơi có oxi hoà tan rất thấp (có khi bằng 0), cá tra có cơ quan hô hấp là bóng khí, thở được khí trời. Nhiệt độ thích hợp cho cá tra 26 – 300C. Cơ quan tiêu hoá của cá tra gồm miệng, răng hàm, gai mang, dạ dày to hình chữ U, cơ rất phát triển. Túi mật lớn, ruột ngắn. Cá tra là loài cá ăn tạp, song có nhiều đặc điểm của loài cá ăn thịt, nhưng cá tra là loài cá hiền, chúng không đuổi bắt mồi, mồi ăn chủ yếu là những loài động vật yếu vận động. Đặc điểm dinh dưỡng: Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngoài ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá loài cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy. Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật.  Bảng 2.1. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên  Cá tra  (Theo D.Menon và P.I.Cheko (1955)) Nhuyễn thể 35,4% Cá nhỏ 31,8% Côn trùng 18,2% Thực vật dương đẳng 10,7% Thực vật đa bào 1,6% Giáp xác 2,3% Bảng 2.2. Khối lượng các phần khác nhau của cá tra. Trọng lượng cá (g) Thành phần (%) Fillet không da Da Thịt bụng Mỡ lá Nội tạng Đầu, xương, vây, đuôi 550-700 755-845 850-950 980-1060 1105-1310 1356-1647 1695-1925 1985-2450 2570-2980 3050-3650 39.5 39.3 39.0 38.9 38.7 38.6 37.1 38.0 38.0 38.1 4.4 4.8 4.9 4.9 4.9 5.0 5.1 5.1 5.2 5.5 9.8 9.9 10.1 10.1 10.2 10.4 10.5 10.5 10.9 11.0 1.2 1.3 1.5 2.0 3.1 4.1 4.4 4.9 5.1 5.2 5.1 5.2 5.4 6.0 6.1 6.2 6.2 6.6 6.7 6.7 39.3 38.8 38.3 37.4 36.8 35.3 35.1 34.6 33.6 32.5 Trung bình 38.52 4.98 10.34 3.28 6.02 36.17 Tình hình sản xuất tại Việt Nam Với tiềm năng to lớn, ĐBSCL có diện tích nuôi thủy sản chiếm 71,4%, sản lượng thủy sản chiếm 69,86% và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm đến 61,4% so với cả nước. Nổi bật nhất là con cá tra đang phát triển nhanh trong những năm gần đây. [40] Tính từ năm 2006, sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL đạt 800.000 tấn, xuất khẩu được 292.800 tấn, thu về kim ngạch xuất khẩu 773,64 triệu USD, chiếm 23,4% so với xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2007, diện tích nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đã lên đến 3.642 ha, tăng 1.256 ha so với năm trước. Từ đó, sản lượng cá tra đạt 380.489 tấn, khối lượng cá tra xuất khẩu được 173.100 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 462,4 triệu USD, tăng 32% về lượng và 38,9% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006. Cá tra, ba sa của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 6 thị trường so cùng kỳ. Đã có 209 doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động xuất khẩu cá tra, ba sa. Riêng ĐBSCL năm 2006 có 136 nhà máy chế biến thủy sản, thì trong đó có 70 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, công suất 1,5 triệu tấn/năm. Chỉ tại TP Cần Thơ cũng đã có 15 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, công suất chế biến khoảng 400.000 tấn cá tra nguyên liệu. Lượng phế liệu và tận dụng phế liệu Lượng phế liệu [43] Hiện nay, ĐBSCL đang có 70 nhà máy chế biến mặt hàng phi-lê cá tra với khả năng tiêu thụ khoảng 4000 tấn nguyên liệu/ngày. Với sản lượng này, mỗi ngày các nhà máy chế biến tung ra thị trường hơn 2000 tấn xương, đầu, mỡ, da cá... Năm 2006, với 800.000 tấn cá nguyên liệu được đưa vào chế biến, các nhà máy chỉ thu được chưa đầy 300.000 tấn phi-lê và loại ra hơn 500.000 tấn phế phẩm. Năm 2007, nếu sản lượng cá nguyên liệu đạt 1 triệu tấn như dự báo của VASEP thì các nhà máy chế biến phải thải ra thị trường hơn 600.000 tấn phế phẩm cá tra. Theo giới chuyên môn, hiện nay một kg phi-lê cá xuất khẩu có giá hơn 3 USD thì giá cá tra mất phi-lê chỉ dao động ở mức từ 2.000 - 4.000 đồng/kg. Đây sẽ là một nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp tận dụng. Tận dụng phế liệu [44, 37] Cá tra sau khi lấy phi lê xuất khẩu thì phần còn lại gồm có da cá, mỡ cá, đầu, xương, nội tạng … Hiện nay chúng đã và đang được nghiên cứu tận dụng gần như toàn bộ. Da cá đang được nghiên cứu chế biến gelatin để sử dụng trong ngành công nghiệp dược (làm vỏ thuốc con nhộng thay thế nguyên liệu da heo) và mỹ phẩm. Mỡ cá - chiếm từ 15 - 20% trọng lượng – ban đầu được cá