Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau

Quản trị là một công việc khó khăn, người làm công tác quản trị không những phải hiểu biết nhiều về tính chất của công việc mà còn phải ra quyết định một cách hữu hiệu. Các nhà khoa học tự nhiên, các kỹ thuật gia khi tìm hiểu bản chất của một sự việc hay một chất có thể loại bỏ ảnh hưởng của những yếu tố ngoài tầm nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của các phương tiện. Quản trị kinh doanh không thể làm như vậy được. Thật vậy, người ta chưa có cách nào để đem một doanh nghiệp, một công ty vào phòng để phân tích, lý giải về chúng. Trong hoạt động kinh tế, quản trị là cần thiết vì nó giúp gia tăng hiệu quả. Trong cùng những hoàn cảnh như nhau, người nào biết quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn và hiệu quả cao hơn. Quản trị ngân hàng là một yếu tố khách quan do mục tiêu hoạt động của ngân hàng cũng giống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường là kinh doanh với hiệu quả cao nhất. Thước đo hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng thương mại chính là lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao thì quản trị kinh doanh ngân hàng phải giỏi, phải tìm những biện pháp quản trị mới để đạt hiệu quả thu hút vốn trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đạt hiệu quả trong kinh doanh tín dụng, nghiệp vụ trung gian Nhà quản trị không chỉ để mắt tới “những mảnh đất màu mỡ” mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong trước mắt mà còn phải biết nhìn tới các khoản lợi tương lai cho ngân hàng. Nhà quản trị phải hoạch định chung về phương hướng, xây dựng chiến lược tạo vốn, chiến lược kinh doanh, phát triển nghiệp vụ, đổi mới công nghệ ngân hàng, phải đưa ra sản phẩm hữu ích, thõa mãn cao nhất sự mong đợi của khách hàng. Muốn vậy, công việc trước tiên và tất yếu của nhà quản trị là phải phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là khâu quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng mà thiếu khâu kiểm tra, phân tích coi như ngân hàng đó không có quản trị. Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo ngân hàng không những phải biết tổ chức quá trình hoạt động, nghiên cứu thị trường, hạch toán kế toán v.v mà còn phải thường xuyên phân tích hoạt động của ngân hàng. Việc thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng kinh doanh của ngân hàng để phát hiện kịp thời điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, nhận biết và dự đoán các loại rủi ro, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trên cơ sở đó tìm những giải pháp hữu hiệu nhằm giữ vững và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác ngân hàng nhưng nó là một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu sâu sắc. Không chỉ để vận dụng lý thuyết chuyên ngành đã học vào thực tiễn mà còn nhằm tìm hiểu rõ hơn và rèn luyện kĩ năng rất quan trọng nhưng phức tạp này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau” để thực hiện luận văn tốt nghiệp

doc78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện VƯƠNG QUỐC DUY NGUYỄN TRUNG NHI Mã số SV: 4043449 Lớp: Tài chính 2 khóa 30 Cần Thơ – 2008 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1 Không gian nghiên cứu 3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4 2.1.1 Tổng quan về một số nghiệp vụ kinh doanh chính và rủi ro của Ngân hàng thương mại 4 2.1.2 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 11 2.1.3 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu và thông tin 19 2.2.3 Phương pháp phân tích 19 Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 20 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 20 3.2 CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 20 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 21 3.3.1 Sơ đồ tổ chức 21 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 22 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 24 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 24 4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn 24 4.1.2 Phân tích nghiệp vụ tín dụng 30 4.1.3 Phân tích các nghiệp vụ trung gian 38 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 43 4.2.1 Phân tích thu nhập và chi phí 43 4.2.2 Phân tích lợi nhuận 50 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 53 4.3.1 Phân tích rủi ro vốn chủ sở hữu 53 4.3.2 Phân tích rủi ro tín dụng 53 4.3.3 Phân tích rủi ro lãi suất 54 4.3.4 Phân tích rủi ro ngoại hối 55 4.3.5 Phân tích rủi ro thanh khoản 56 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 5.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 58 5.2 Một số biện pháp tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng 62 5.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và phát hành thẻ 65 5.4 Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh 67 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 6.1 Kết luận 68 6.2 Kiến nghị 69 6.2.1 Đối với Nhà nước và các bộ, ngành chức năng có liên quan 69 6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 70 6.2.3 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Trung ương 71 6.2.4 Đối với chính quyền địa phương 72 6.2.5 Đối với khách hàng của chi nhánh 72 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Quản trị là một công việc khó khăn, người làm công tác quản trị không những phải hiểu biết nhiều về tính chất của công việc mà còn phải ra quyết định một cách hữu hiệu. Các nhà khoa học tự nhiên, các kỹ thuật gia khi tìm hiểu bản chất của một sự việc hay một chất có thể loại bỏ ảnh hưởng của những yếu tố ngoài tầm nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của các phương tiện. Quản trị kinh doanh không thể làm như vậy được. Thật vậy, người ta chưa có cách nào để đem một doanh nghiệp, một công ty vào phòng để phân tích, lý giải về chúng. Trong hoạt động kinh tế, quản trị là cần thiết vì nó giúp gia tăng hiệu quả. Trong cùng những hoàn cảnh như nhau, người nào biết quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn và hiệu quả cao hơn. Quản trị ngân hàng là một yếu tố khách quan do mục tiêu hoạt động của ngân hàng cũng giống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường là kinh doanh với hiệu quả cao nhất. Thước đo hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng thương mại chính là lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao thì quản trị kinh doanh ngân hàng phải giỏi, phải tìm những biện pháp quản trị mới để đạt hiệu quả thu hút vốn trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đạt hiệu quả trong kinh doanh tín dụng, nghiệp vụ trung gian… Nhà quản trị không chỉ để mắt tới “những mảnh đất màu mỡ” mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong trước mắt mà còn phải biết nhìn tới các khoản lợi tương lai cho ngân hàng. Nhà quản trị phải hoạch định chung về phương hướng, xây dựng chiến lược tạo vốn, chiến lược kinh doanh, phát triển nghiệp vụ, đổi mới công nghệ ngân hàng, phải đưa ra sản phẩm hữu ích, thõa mãn cao nhất sự mong đợi của khách hàng. Muốn vậy, công việc trước tiên và tất yếu của nhà quản trị là phải phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là khâu quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng mà thiếu khâu kiểm tra, phân tích coi như ngân hàng đó không có quản trị. Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo ngân hàng không những phải biết tổ chức quá trình hoạt động, nghiên cứu thị trường, hạch toán kế toán v.v… mà còn phải thường xuyên phân tích hoạt động của ngân hàng. Việc thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng kinh doanh của ngân hàng để phát hiện kịp thời điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, nhận biết và dự đoán các loại rủi ro, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trên cơ sở đó tìm những giải pháp hữu hiệu nhằm giữ vững và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác ngân hàng nhưng nó là một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu sâu sắc. Không chỉ để vận dụng lý thuyết chuyên ngành đã học vào thực tiễn mà còn nhằm tìm hiểu rõ hơn và rèn luyện kĩ năng rất quan trọng nhưng phức tạp này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài được xác định gồm 3 mục tiêu cụ thể như sau: Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau bao gồm phân tích hoạt động huy động vốn, tín dụng và các nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau gồm phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận Phân tích các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được thực hiện với số liệu thu thập tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau qua ba năm 2005, năm 2006 và năm 2007. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau. Các phương diện chủ yếu dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong đề tài gồm: các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh, sự chấp hành các quy định của pháp luật, các biện pháp đảm bảo an toàn kinh doanh, việc quản lý rủi ro... CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về một số nghiệp vụ kinh doanh chính và rủi ro của ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng thương mại góp phần phát triển nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ ngân hàng. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động bao gồm: - Vốn tiền gửi + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được họ gửi tại ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn và chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào thời điểm nhất định. + Tiền gửi dân cư: Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm, hưởng lãi theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. - Vốn huy động thông qua giấy tờ có giá: Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành chứng từ: kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào ngân hàng. 2.1.1.2 Nghiệp vụ tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn. Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Đây là nghiệp vụ kinh doanh chính, tạo lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Căn cứ vào thời hạn cho vay, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng gồm: - Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng. Ngân hàng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay để tiêu dùng. Các hình thức cho vay gồm: + Cho vay bổ sung vốn lưu động + Bảo lãnh: là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bão lãnh. + Chiết khấu giấy tờ có giá: là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. Hiện nay ngân hàng thường nhận chiết khấu hai loại chứng từ cơ bản: thương phiếu và chứng từ có giá khác như: trái phiếu, kỳ phiếu… -Tín dụng trung và dài hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở lên. + Cho vay dự án đầu tư: hỗ trợ các khách hàng có nguồn lực tài chính thực hiện các dự án đầu tư mà thời gian thu hồi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng. + Đồng tài trợ các dự án đầu tư: đối với các dự án đầu tư cỡ vừa và lớn, để phân tán rủi ro thì các ngân hàng thương mại có thể cùng cho vay một dự án. + Cho thuê tài chính: thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và động sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. 2.1.1.3 Nghiệp vụ trung gian và hoạt động kinh doanh khác Bên cạnh các nghiệp vụ sử dụng vốn, ngân hàng còn tạo thu nhập cho mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ trung gian, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và dịch vụ nhận ủy thác. Thông thường gồm những nghiệp vụ sau đây. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Trong quan hệ mua bán giao dịch giữa các nước với nhau do khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, do cách xa về khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp mà nhất thiết thông qua các tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương. Hoạt động này mang lại cho ngân hàng một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu gồm: - Phương thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C – ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) sẽ phát hành thư bảo lãnh dưới dạng một tín dụng thư theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam kết với người xuất khẩu là sẽ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu thực hiện đùng các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng, đồng thời xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo quy định của thư tín dụng. - Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán với sự chủ động khởi sự quá trình thanh toán của người bán, người xuất khẩu. Theo phương thức này, người bán, người xuất khẩu sau khi hoàn thành việc gửi hàng đi, hoặc đã hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua, người nhập khẩu, sẽ lập bộ chứng từ thanh toán rồi gửi đến ngân hàng mình để nhờ thu hộ tiền từ người mua, người nhập khẩu. - Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán do người mua chủ động thực hiện. Theo đó, sau khi người mua nhận được hàng hóa hoặc nhận được bộ chứng từ hàng hóa hoặc đã được cung ứng dịch vụ… người mua sẽ lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng của mình – căn cứ vào lệnh chuyển tiền này ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản của người mua để chuyển trả cho người thụ hưởng. - Phương thức trả tiền đối chứng từ: theo phương thức này, người nhập khẩu sẽ mở tài khoản ký thác tại ngân hàng của mình và ủy thác cho ngân hàng trả tiền khi nhận được chứng từ do người xuất khẩu nộp vào. Nếu người xuất khẩu thực hiện đúng điều kiện nêu trong thư ủy thác của người nhập khẩu, thì ngân hàng trả tiền ngay cho người xuất khẩu khi nhận được bộ chứng từ hoặc trả ngay cho người xuất khẩu khi có lệnh chi của người nhập khẩu. Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng cung cấp tiện ích cho khách hàng qua việc giúp thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt, chủ yếu qua việc phát hành thẻ. Thẻ ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị, cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ…hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay máy rút tiền tự động. Các loại thẻ ngân hàng: - Thẻ thanh toán: áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng với điều kiện là khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng- tức là phải ký quỹ tại ngân hàng một số tiền và được sử dụng thẻ có giá trị bằng số tiền ký quỹ đó để thanh toán. - Thẻ tín dụng: là loại thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ vay vốn để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Đối với những khách hàng này, sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng sẽ được cấp cho một thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng được ghi vào bộ nhớ của thẻ để thanh toán với người bán. Sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ gốc cho ngân hàng trong thời gian quy định. Nếu trễ hạn thì khách hàng phải trả lãi cho ngân hàng. Rủi ro môi trường Rủi ro luật pháp Rủi ro kinh tế Rủi ro cạnh tranh Rủi ro định chế Rủi ro quản trị Rủi ro tham ô Rủi ro tổ chức Rủi ro bù đắp, đền bù Rủi ro năng lực Rủi ro phân phối Rủi ro kỹ thuật Rủi ro chiến lược Rủi ro hoạt động Rủi ro sản phẩm mới Rủi ro tài chính Rủi ro tín dụng Rủi ro vốn chủ sở hữu Rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất Rủi ro ngoại hối 2.1.1.4 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Hình 1: Hệ thống rủi ro trong hoạt động ngân hàng Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro vừa đa dạng vừa phức tạp. Việc thường xuyên phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro để có những định hướng quản trị rủi ro là khía cạnh song hành với việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Hình 1 mô tả những rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, rủi ro tài chính là rủi ro thường xảy ra và gây áp lực cho ngân hàng nhiều nhất. Do đó trong giới hạn của đề tài, rủi ro tài chính sẽ được tập trung diễn giải và phân tích. Rủi ro vốn chủ sở hữu Rủi ro vốn chủ sở hữu của ngân hàng cho thấy bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người ký thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động. Vì vậy, một ngân hàng có hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản có rủi ro qui đổi tối thiểu là 8% thì mới được coi là an toàn. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn. Từ đó tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thị trường thay đổi sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị hay là rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định do diễn biến lãi suất về sau gây ra. Khi thời hạn cho vay với lãi suất cố định dài hơn thời hạn nguồn vốn huy động với lãi suất cố định, ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất tăng. Còn khi thời hạn cho vay với lãi suất cố định ngắn hơn thời hạn nguồn vốn huy động với lãi suất cố định, ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất giảm. Rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối là khả năng thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu do biến động giá cả trên thị trường thế giới. Các rủi ro trong giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một đất nước. Rủi ro ngoại hối là một hình thức của rủi ro thị trường. Rủi ro ngoại hối xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà ngân hàng giữ dưới dạng tài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai. Để giảm bớt và quản lý rủi ro ngoại hối, ngân hàng cần giữ trạng thái ngoại hối ở mức an toàn. Trạng thái của mỗi loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của ngoại tệ. - Khi ngoại tệ thừa tức tài sản một ngoại tệ lớn hơn nguồn vốn một ngoại tệ (trường thế), ngân hàng được lãi khi tỷ giá tăng và ngược lại. - Khi ngoại tệ thiếu tức tài sản một ngoại tệ nhỏ hơn nguồn vốn một ngoại tệ (đoản thế), ngân hàng lỗ khi tỷ giá tăng và ngược lại. - Khi tài sản một ngoại tệ bằng nguồn vốn một ngoại tệ, ngân hàng không gặp rủi ro về tỷ giá. Rủi ro thanh khoản Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là khả năng có thể đáp ứng những yêu cầu về quỹ (như rút tiền gửi và yêu cầu vay của khách hàng) vào đúng ngay lúc cần có tiền mặt. Để duy trì sự ổn định, sức mạnh tài chính và uy tín của mình thì việc đảm bảo khả năng thanh khoản được xem là mục tiêu di động của ngân hàng. Khi ngân hàng không đáp ứng nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng sẽ dẫn đến sự suy giảm niềm tin ở khách hàng và mất những cơ hội kinh doanh…Nghiêm trọng hơn rủi ro thanh khoản xảy ra có thể sẽ dẫn đến những khủng hoảng và sự sụp đổ của một ngân hàng và sự tổn thất tài chính của các đối tượng liên quan. 2.1.2 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 2.1.2.1 Khái niệm Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả. Phân tích chính xác, khoa học là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả kinh doanh
Tài liệu liên quan