Luận văn Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Sau 9 năm đi vào hoạt động (kể từ tháng 07/2000), thị trường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua bao thăng trầm. Khởi đầu từ 100 điểm, VN -Index đã nhanh chóng vượt qua mốc 500 điểm rồi trở lại dần xuất phát điểm, gần mốc 150 điểm. Tiếp theo là thời kỳ trầm lắng gần bốn năm để lấy đà cho giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục, vượt mốc 1.000 điểm và đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào tháng 3/2007 để rồi sau đó là giai đoạn xuống dốc tệ hại, chạm “đáy” 234,66điểm vào ngày 24/2/2009 (giảm 80% trong vòng gần 2 năm), đây là mức sụt giảm kỷ lục trong 9 năm hoạt động của TTCK Việt Nam và cũng là mức sụt giảm mạnh nhất thế giới. Đến 08/06/2009, VNINDEX lại chạm mốc 501.48 điểm (tức tăng 130% trong vòng gần 4 tháng so với mức đáy ngày 24/02/2009). Điều này cho thấy biên độ dao động của VNINDEX làrất lớn và phản ứng có phần quá mức trước những thông tin tác động đến thị trường. Tác nhân tác động đến thị trường thì có nhiều. Ngoài những biến động không lường về tình hình kinh tế vĩ mô ở trong và ngoài nước, tình hình sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp niêm yết thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng là một nhân tố quyết định. Chính yếu tố tâm lý n ày đã đẩy cho thị trường lên cao và rất nhanh trong một giai đoạn ngắn và cũng chính nó là nguyên nhân làm cho thị trường sụt giảm sâu và mạnh mẽ. Do đó việc nắm bắt được tâm lý của nhà đầu tư và xu hướng của thị trường là một trong những yếu tố then chốt cho việc ra quyết định trong đầu t ư. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thì việc nghiên cứu và phân tích hành vi tài chính của nhà đầu tư là một công việc quan trọng không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán và ngày càng được xem xét nhiều hơn khi các phương phápphân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật hầu như đã không còn phát huy được vai trò của chính nó trong việc nhận định và dự đoán xu hướng của thị trường (như trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 vừa qua).

pdf64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... TRẦN NAM TRUNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... TRẦN NAM TRUNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. EFA (EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS): phân tích nhân tố khám phá 2. NĐT CN: nhà đầu tư cá nhân 3. TTCK : Thị trường chứng khoán 4. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 5. TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 : Hàm giá trị của Kahneman và Tversky Hình 3.1 : Biểu đồ thời gian tham gia TTCK của NĐT CN Tp.HCM Hình 3.2 : Biểu đồ vốn đầu tư vào TTCK của NĐT CN Tp.HCM Hình 3.3 : Biểu đồ thống kê chiến lược đầu tư của NĐT CN Tp.HCM Hình 3.4 : Biểu đồ thống kê sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quyết định đầu tư của NĐT CN Tp.HCM BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Tổng hợp các thang đo được mã hóa Bảng 3.2 : Thống kê mô tả thời gian tham gia TTCK của NĐT CN Tp.HCM Bảng 3.3 : Thống kê mô tả số vố đầu tư vào TTCK của NĐT CN Tp.HCM Bảng 3.4 : Thống kê mô tả chiến lược đầu tư của TTCK của NĐT CN Tp.HCM Bảng 3.5 : Thống kê mô tả sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quyết định đầu tư của TTCK của NĐT CN Tp.HCM Bảng 3.6 : Thống kê mô tả các nhân tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định của TTCK của NĐT CN Tp.HCM Bảng 3.7 : Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến quan sát Bảng 3.8 : Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo quyết định đầu tư Bảng 3.9 : Kết quả phân tích EFA các biến độc lập Bảng 3.10 : Phân tích phương sai tổng thể Bảng 3.11 : Kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộc Bảng 3.12 : Ma trận tương quan giữa các nhân tố Bảng 3.13 : Tóm tắt mô hình hồi quy Bảng 3.14 : Kết quả kiểm định Anova - 1 - MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------------------------------------3 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI ------------------------6 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi: ----------------------------------6 1.2 Lý thuyết Tài chính học hành vi: (Behavioral Finance) ----------------------------------------7 1.2.1 Thuyết kỳ vọng: (The Prospect Theory) ----------------------------------------------------8 1.2.1.1 Sự ghét lỗ: (Loss Aversion) --------------------------------------------------------------9 1.2.1.2 Sự tiếc nuối: (Regret) ---------------------------------------------------------------------9 1.2.2 Tâm lý dựa vào kinh nghiệm: (Heuristics) ----------------------------------------------- 10 1.2.2.1 Tình huống điển hình: (Representativeness) ----------------------------------------- 10 1.2.2.2 Sự quá tự tin: (Overconfidence and Over & Underreaction) ---------------------- 11 1.2.2.3 Bám vào những giá trị đã thiết lập: (Anchoring) ------------------------------------ 11 1.2.2.4 Hành vi bầy đàn: (Herb Behavior)----------------------------------------------------- 12 Kết luận chương 1 -------------------------------------------------------------------------------------- 13 CHƯƠNG 2 – SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ------------------------------------------------------ 14 2.1 Giai đoạn 2000 – 2005: --------------------------------------------------------------------------- 14 2.2 Giai đoạn 2006 – 2007: --------------------------------------------------------------------------- 18 2.3 Giai đoạn 2008 đến nay: -------------------------------------------------------------------------- 21 Kết luận chương 2 ------------------------------------------------------------------------------------- 25 CHƯƠNG 3 – KHẢO SÁT SỰ TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK TP.HỒ CHÍ MINH -- 26 3.1 Mô hình khảo sát ----------------------------------------------------------------------------------- 26 3.2 Quy trình khảo sát --------------------------------------------------------------------------------- 26 3.3 Kết quả khảo sát------------------------------------------------------------------------------------ 30 3.3.1 Phân tích mô tả ------------------------------------------------------------------------------- 30 3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ---------------------------------------------------------- 35 3.3.3 Phân tích nhân tố ----------------------------------------------------------------------------- 37 - 2 - 3.3.4 Hồi quy tuyết tính ---------------------------------------------------------------------------- 42 3.3.5 Kiểm định mô hình -------------------------------------------------------------------------- 45 Kết luận chương 3 -------------------------------------------------------------------------------------- 46 CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ---------------------------------------------- 47 4.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 47 4.2 Đóng góp của nghiên cứu------------------------------------------------------------------------- 48 4.3 Kết luận---------------------------------------------------------------------------------------------- 49 4.4 Những khuyến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 49 4.5 Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo ------------------------------------------------------- 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------------------- 52 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Phụ lục 2: Bảng câu hỏi thô Phụ lục 3: Biểu đồ VNINDEX từ năm 2000 đến nay - 3 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Sau 9 năm đi vào hoạt động (kể từ tháng 07/2000), thị trường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua bao thăng trầm. Khởi đầu từ 100 điểm, VN-Index đã nhanh chóng vượt qua mốc 500 điểm rồi trở lại dần xuất phát điểm, gần mốc 150 điểm. Tiếp theo là thời kỳ trầm lắng gần bốn năm để lấy đà cho giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục, vượt mốc 1.000 điểm và đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào tháng 3/2007 để rồi sau đó là giai đoạn xuống dốc tệ hại, chạm “đáy” 234,66 điểm vào ngày 24/2/2009 (giảm 80% trong vòng gần 2 năm), đây là mức sụt giảm kỷ lục trong 9 năm hoạt động của TTCK Việt Nam và cũng là mức sụt giảm mạnh nhất thế giới. Đến 08/06/2009, VNINDEX lại chạm mốc 501.48 điểm (tức tăng 130% trong vòng gần 4 tháng so với mức đáy ngày 24/02/2009). Điều này cho thấy biên độ dao động của VNINDEX là rất lớn và phản ứng có phần quá mức trước những thông tin tác động đến thị trường. Tác nhân tác động đến thị trường thì có nhiều. Ngoài những biến động không lường về tình hình kinh tế vĩ mô ở trong và ngoài nước, tình hình sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp niêm yết thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng là một nhân tố quyết định. Chính yếu tố tâm lý này đã đẩy cho thị trường lên cao và rất nhanh trong một giai đoạn ngắn và cũng chính nó là nguyên nhân làm cho thị trường sụt giảm sâu và mạnh mẽ. Do đó việc nắm bắt được tâm lý của nhà đầu tư và xu hướng của thị trường là một trong những yếu tố then chốt cho việc ra quyết định trong đầu tư. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thì việc nghiên cứu và phân tích hành vi tài chính của nhà đầu tư là một công việc quan trọng không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán và ngày càng được xem xét nhiều hơn khi các phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật hầu như đã không còn phát huy được vai trò của chính nó trong việc nhận định và dự đoán xu hướng của thị trường (như trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 vừa qua). - 4 - Đề tài “Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh” được thực hiện không ngoài mục đích trên và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức tài chính và Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu của công trình này. Cơ sở lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Trên 70% tổng số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán là tài khoản cá nhân. Chính họ là nhân tố tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động cho thị trường. Ở một số thời điểm, đặc biệt như trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, hầu như các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài nằm im, không giao dịch hoặc giao dịch cầm chừng thì chính họ lại là nhân tố mang đến tính thanh khoản và quyết định cho sự tăng giảm giá trên thị trường mặc dù lượng vốn của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn họ rất nhiều. Các quyết định của họ nếu xét trong từng thời kỳ thì thường tỏ ra nhạy bén và bám sát xu hướng của thị trường hơn so với các quyết định của các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài. Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư cá nhân là đầu tư theo phong trào và phương thức đầu tư của phần đông trong số này là khi giá chứng khoán tăng thì ào ào mua vào đẩy giá càng lên cao và lên nhanh nhưng khi giá chứng khoán xuống thì lại “giẫm đạp lên nhau, ùa nhau bán tháo" để cắt lỗ đẩy giá chứng khoán giảm sâu hơn. Vì vậy, luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào nhóm các nhà đầu tư cá nhân, để tìm hiểu về các hành vi tài chính của họ trên thị trường trong từng thời kỳ mà trọng tâm là giai đoạn 2007 – 2009, giai đoạn bùng nổ tăng trưởng, suy sụp và dần hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. - 5 - Phạm vi nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về hành vi của các nhà đầu cá nhân đã và đang mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt và các Công ty Chứng khoán khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với trọng tâm là giai đoạn 2007 – 2009, giai đoạn ghi nhận nhiều kịch tính và đầy biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát thực tế: qua quá trình gần 10 năm công tác trong ngành tài chính - chứng khoán, tác giả đã có nhiều cơ hội tiếp xúc và tư vấn đầu tư cho nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhóm các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Từ đó, tác giả đã phần nào nắm bắt được thực trạng về nhu cầu và khả năng đầu tư của khách hàng trong từng thời kỳ để đi sâu nghiên cứu về hành vi tài chính của họ trên thị trường. Phương pháp điều tra: luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ phân tích dữ liệu với SPSS. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến hành vi tài chính của nhà đầu tư cá nhân, đánh giá một cách khách quan hành vi đầu tư của họ. Từ đó, đưa ra những nhận định và khuyến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong tiến trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và giúp cho họ tránh được những suy nghĩ sai lầm khi đưa ra các quyết định đầu tư tài chính. Kết cấu luận văn: Luận văn được chia thành 4 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế học hành vi. Chương 2: Sơ lược về sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Chương 3: Khảo sát sự tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Kết luận và khuyến nghị - 6 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi: Trong thời kỳ cổ điển, kinh tế học đã có mối liên kết gần gũi với tâm lý học. Chẳng hạn như Adam Smith viết cuốn “Lý thuyết về tình cảm luân lý” (The Theory of Moral Sentiments), văn bản quan trọng mô tả những nguyên lý tâm lý học của các hành vi cá nhân, xuất bản vào năm 1759, được viết ra với thể văn hào nhoáng, chải chuốt, chứa đựng nhiều giai thoại, mang tính chất phân tích. Trong tác phẩm này Adam Smith đã mô tả các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả các phán xét hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn. Adam Smith cho rằng trong mỗi người chúng ta có một "con người bên trong" (an inner man) đóng vai trò như một người khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính ta và của người khác. Qua tác phẩm này, Adam Smith đã đưa ra nhận xét quan trọng mà sau này ông đã lặp lại trong tác phẩm “Tài sản của các quốc gia”: (The Wealth of Nations): "con người tự tìm kiếm mình thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình ... mà không hay biết, không do chủ đích để làm gia tăng các lợi ích của xã hội…” Trong thời kỳ kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học bắt đầu đặt mình bên ngoài tâm lý học nhằm hướng tới những nghiên cứu kinh tế như một khoa học tự nhiên, bắt đầu với những giải thích về hành vi kinh tế được suy ra từ các giả định về tính tự nhiên của các thực thể (tác nhân) kinh tế. Khái niệm con người kinh tế đã được đề xuất, tâm lý của con người được xem xét cơ bản dựa trên lý trí. Những đại diện tiêu biểu trong thời kỳ này là: Francis Edgeworth, Vilfredo Pareto, Irving Fisher và John Maynard Keynes. Năm 1979, Daniel Kahneman, giáo sư khoa Tâm lý học tại ĐH Princeton, và Amos Tversky đã trình bày “Lý thuyết kỳ vọng”, mô tả sự lựa chọn của con người - 7 - như thế nào khi rơi vào tình huống buộc phải quyết định giữa sự lựa chọn bao hàm cả sự rủi ro, chẳng hạn như trong các quyết định tài chính. Năm 2002, giáo sư Vernon Smith (75 tuổi) của Đại học George Mason và giáo sư Daniel Kahneman (68 tuổi) của Đại học Princeton đã nhận chung giải Nobel kinh tế. Hai ông có chung công trình nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tâm lý tới quyết định chi tiêu của người dân và những bằng chứng thực nghiệm từ thập kỷ 60 đến nay”. Nghiên cứu này đã vạch ra một hướng mới đối với quan hệ giữa hai ngành khoa học vốn rất ít liên quan là tâm lý học và kinh tế học. Kết quả nghiên cứu chính của hai ông liên quan tới quá trình ra quyết định trong những trường hợp không chắc chắn và cho rằng quyết định của con người có thể trệch khỏi các quyết định được dự đoán bởi lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn một cách có hệ thống. Ngày nay, Tài chính học hành vi được áp dụng nhiều trong phân tích về các quyết định thị trường cũng như trong phân tích về sự lựa chọn công. 1.2 Lý thuyết tài chính học hành vi: (Behavioral Finance) Tài chính học hành vi, là một phân ngành kinh tế học nghiên cứu những hành vi (hành động có nhận thức) của các chủ thể kinh tế (người tiêu dùng, người phân phối hay người sản xuất) có ảnh hưởng như thế nào đến việc ra các quyết định kinh tế cũng như giá cả thị trường ra sao. Tài chính học hành vi có vai trò quan trọng trong việc dự đoán và lý giải cho xu hướng của thị trường tài chính đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, khi các phương pháp khác như phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật đang cho thấy những mặt hạn chế của nó. Thuyết kỳ vọng và Tâm lý dựa vào kinh nghiệm là hai mảng chính của học thuyết hành vi tài chính, học thuyết lấy cảm xúc của con người làm trọng tâm nghiên cứu. - 8 - 1.2.1 Thuyết kỳ vọng: (The Prospect Theory) Nền tảng của thuyết kỳ vọng là hàm giá trị được Kahneman và Tversky xây dựng năm 1979 khi mô tả độ hữu dụng của một nhà đầu tư tài chính bằng một hàm hữu dụng lõm, hữu dụng biên của tài sản giảm, tức là mỗi đơn vị tăng thêm trong giá trị tài sản đầu tư sẽ mang lại một giá trị hữu dụng tăng thêm ít hơn so với sự tăng lên trước đó trong giá trị tài sản đầu tư nhưng sẽ mang đến sự đau khổ và dằn vặt nhiều hơn khi một giá trị tài sản bị sụt giảm do thua lỗ. Hình 1.1 : Hàm giá trị của Kahneman và Tversky Kahneman và Tversky cho rằng, hàm giá trị này có độ dốc hướng lên khi giá trị tài sản dưới điểm tham chiếu và độ dốc hướng xuống khi giá trị tài sản ở trên điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu được quyết định bởi mỗi cá nhân như một điểm so sánh, như để đo lường mức độ mục tiêu của giá trị tài sản. Khi giá trị tài sản nằm dưới điểm tham chiếu (nhà đầu tư đang thua lỗ) thì họ sẽ là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp tục tham gia cuộc chơi với hy vọng sẽ mau chóng lấy lại giá trị đầu tư ban đầu. Ngược lại, khi giá trị tài sản nằm trên điểm tham chiếu, hàm giá trị có chiều hướng lõm xuống, mô tả cho hành vi chống đỡ, ác cảm với những rủi ro trong đầu tư khi nhanh chóng ra quyết định bán cổ phiếu để kiếm lời mà không phân tích đến khả năng gia tăng thêm giá trị đầu tư để tăng thêm cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn. Reference Point Wealth U til ity - 9 - Tóm lại: hàm giá trị của Kahneman và Tversky là cơ sở quan trọng cho việc giải thích một số hành vi tài chính của nhà đầu tư như: sự ghét lỗ và sự tiếc nuối. 1.2.1.1 Sự ghét lỗ: (Loss Aversion) Qua thực nghiệm chỉ ra rằng những khoản lỗ thì nặng hơn gấp hai lần so với khoản lãi. Lỗ 1$ thì đau khổ gấp hai lần so với lãi được 1$ (Kahneman và Tversky, 1991). Sự ghét lỗ đề cập đến một sự thật là con người thường có xu hướng quá nhạy cảm đối với sự sụt giảm tài sản của họ hơn sự gia tăng. Điều này được phản ánh bởi hàm giá trị của của thuyết kỳ vọng rằng có một sự lệch lạc ở giá trị ban đầu. Sự ghét lỗ có thể giúp chúng ta giải thích vì sao con người luôn có khuynh hướng cảm thấy khổ sở, đau buồn khi phạm phải một sai lầm trong phán đoán. Lỗ 1$ th ì đau khổ gấp nhiều lần so với lãi được 1$ và do vậy, họ thường có xu hướng nắm giữ cổ phiếu bị lỗ trong khi có thể bán chúng hoặc có lợi nhuận từ sớm hơn vì nhà đầu tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ cản thấy tiếc nuối khi phải bán lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Lý thuyết này lý giải cho xu hướng “giữ cổ phiếu lỗ quá lâu” của các nhà đầu tư. 1.2.1.2 Sự tiếc nuối: (Regret) Con người thường có chiều hướng cảm thấy đau khổ và dằn vặt một khi mắc lỗi, thậm chí chỉ là những lỗi nho nhỏ. Họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận về một quyết định mang đến kết quả tệ bạc cho họ. Một khi họ mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất của họ là giá cả hồi phục lại giá cả ban đầu mà họ đã đầu tư, họ chỉ mong hòa vốn. Do đó, ngay khi cổ phiếu vừa tăng giá họ đã vội vàng bán đi thay vì giữ lại với hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu giá cổ phiếu lại xuống sâu thêm nữa, thay vì phải bán đi để cắt lỗ thì họ lại trì hoãn, chần chừ không dám bán vì nghĩ rằng bán giá này sẽ là bán giá đáy, bán xong sẽ không mua lại được giá thấp hơn hoặc nghĩ rằng thị trường chắc sẽ tốt hơn trong nay, mai - 10 - và giá cổ phiếu của mình sẽ mau chóng gia tăng trở lại, họ lo sợ và nuối tiếc khi phải bán lỗ cổ phiếu. Họ càng nuối tiếc thì càng thể hiện sự liều lĩnh của mình khi đối mặt với thua lỗ. 1.2.2 Tâm lý dựa vào kinh nghiệm: (Heuristics) Các nhà đầu tư thường hành động theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm và sự lệch lạc, càng kinh nghiệm, càng ít lệch lạc. Tâm lý dựa vào kinh nghiệm phản ánh tiến trình ra quyết định dựa trên những điều mà con người đúc kết từ sự khắc phục những lỗi lầm. Phương pháp kinh nghiệm rất hữu ích cho việc giải thích vì sao nhiều khi thị trường lại hành động theo kiểu vô lý trí, điều này đối lập với mô hình thị trường hiệu quả trong thông tin. Hành vi bầy đàn là một hình thức của tâm lý dựa vào kinh nghiệm ở đó hành động của cá nhân bị dẫn dắt theo hành vi của đa số và ra quyết định dựa trên tâm lý của đám đông. Tuy nhiên, hành vi bầy đàn cùng với tâm lý dựa vào kinh nghiệm sẽ dẫn dắt con người đến chỗ lạc lối khi đi theo xu hướn
Tài liệu liên quan