Luận văn Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương chi nhánh thành phố Cần Thơ

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Với vai trò là mạch máu cho quá trình vận hành nền kinh tế - Hệ thống các tổ chức tín dụng, đứng đầu là các Ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển đó. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn tín dụng. Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác trong những năm gần đây, GDP của nước ta luôn tăng trưởng ở mức cao. Theo số liệu thống kê, chỉ với số liệu các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 95% tỷ lệ doanh nghiệp ở nước ta. Với tỷ trọng lớn như vậy thì mức đóng góp cho GDP là rất đáng kể. Với đặc điểm của mình thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có những thế mạnh riêng, tuy nhiên thế mạnh này cũng là thách thức, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay. Chính vì vậy, loại hình doanh nghiệp này cần những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để tồn tại và phát triển, một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng từ các Ngân hàng. Để phát triển loại hình tín dụng này nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và hỗ trợ thật hiệu quả cho loại hình doanh nghiệp này, em xin được chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ” nhằm tìm hiểu và phát triển loại hình tín dụng này tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ.

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương chi nhánh thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD – & — LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THU TRANG NGUYỄN HỮU NHÂN MSSV: 4043448 Ngành: Tài chính ngân hàng Khóa: 30 Cần Thơ - 2008 MỤC LỤC Trang DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp tại Thành Phố Cần Thơ thống kê tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô lao động 7 Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp tại Thành Phố Cần Thơ thống kê tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô nguồn vốn 7 Bảng 3: Tình hình kinh doanh tại NHCT-CT 2005-2007 22 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 24 Bảng 5: Tỷ lệ hoạt động cho vay DN N&V trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng 29 Bảng 6: Tỷ trọng của DN N&V trong tổng dư nợ của Ngân hàng 30 Bảng 7: khái quát tình hình cho vay DN N&V 30 Bảng 8: doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay 32 Bảng 9: doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế 34 Bảng 10: doanh số thu nợ DN N&V theo thời gian vay 36 Bảng 11: doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế 38 Bảng 12: tổng dư nợ DN N&V theo thời gian vay 40 Bảng 13: tổng dư nợ DN N&V theo thành phần kinh tế 42 Bảng 14: tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay 44 Bảng 15: tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế 45 Bảng 16: tình hình nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V 48 Bảng 17: vòng quay vốn tín dụng DN N&V 50 Bảng 18: hệ số thu nợ DN N&V 51 Bảng 19: dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động 52 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHCT-CT qua 3 năm 24 Biểu đồ 2: Khái quát tình hình cho vay DN N&V 31 Biểu đồ 3: Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay 33 Biểu đồ 4: Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế 35 Biểu đồ 5: Doanh số thu nợ DN N&V theo thời gian vay 37 Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế 39 Biểu đồ 7: Dư nợ cho vay DN N&V theo thời gian vay 41 Biểu đồ 9: Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay 45 Biểu đồ 10: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế 46 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Qui trình cho vay tại Ngân hàng Công thương Cần Thơ 14 Sơ đồ 2: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 16 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Cần Thơ 20 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - DN N&V: Doanh nghiệp nhỏ và vừa - DN: Doanh nghiệp - KH-ĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - NH CT-CT: Ngân hàng Công thương Cần Thơ - NH: Ngân hàng - DSCV: Doanh số cho vay - TPTD: Trưởng phòng tín dụng - CBTD: Cán bộ tín dụng - BGĐ: Ban giám đốc - NQH: Nợ quá hạn - KHDN: Khách hàng doanh nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Với vai trò là mạch máu cho quá trình vận hành nền kinh tế - Hệ thống các tổ chức tín dụng, đứng đầu là các Ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển đó. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn tín dụng. Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác trong những năm gần đây, GDP của nước ta luôn tăng trưởng ở mức cao. Theo số liệu thống kê, chỉ với số liệu các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 95% tỷ lệ doanh nghiệp ở nước ta. Với tỷ trọng lớn như vậy thì mức đóng góp cho GDP là rất đáng kể. Với đặc điểm của mình thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có những thế mạnh riêng, tuy nhiên thế mạnh này cũng là thách thức, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay. Chính vì vậy, loại hình doanh nghiệp này cần những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để tồn tại và phát triển, một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng từ các Ngân hàng. Để phát triển loại hình tín dụng này nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và hỗ trợ thật hiệu quả cho loại hình doanh nghiệp này, em xin được chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ” nhằm tìm hiểu và phát triển loại hình tín dụng này tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích loại hình tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm định hướng phát triển loại hình tín dụng này. Để đi đến mục tiêu chung trên thì có các mục tiêu cụ thể như sau: Đánh giá một cách khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Cần Thơ qua các năm để thấy được thực trạng, tiềm năng và xu hướng hoạt động của Ngân hàng. Phân tích tình hình cho vay và thu hồi vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng nhằm đánh giá rủi ro, hiệu quả của loại hình tín dụng này. Hiệu quả của hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Ngân hàng cũng như đối với bản thân doanh nghiệp. Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng này. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2005, 2006, 2007. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, em chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích về mảng đề tài tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Công thương. Bao gồm: + Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. + Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. + Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. + Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. 1.4. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn của Ngân hàng? Khó khăn của Ngân hàng khi cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ? DN N&V trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có những thuận lợi và khó khăn nào? Chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng ? Tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng như thế nào? Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? Các giải pháp nào để phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ? 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trước khi bắt đầu bài nghiên cứu em đã tham khảo bài luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng” - Lâm Ngọc Châu- 2007. Qua bài viết này, em đã tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần đưa ra để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, các phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để áp dụng so sánh tình hình thực hiện tín dụng qua các năm. Tuy nhiên, bài viết trên đi tìm hiểu hoạt động tín dụng của tất cả các thành phần kinh tế dựa trên những điều kiện phát triển kinh tế tại Tỉnh Sóc Trăng. Còn bài viết của em về “ Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, em chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của riêng thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên sự phát triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế này, đồng thời tìm hiểu những khó khăn mà Ngân hàng đang gặp phải để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn này, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian sắp tới. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa). 2.1.1.2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Theo thống kê năm 2004 (sau 3 năm thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP) cả nước có 130.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%; xây dựng 14%; nông nghiệp 14%; dịch vụ chiếm 55%. Hàng năm, đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp 26% GDP, nộp ngân sách Nhà nước 14%, tạo ra giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 31%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 12%, tạo công ăn việc làm cho 25% lực lượng lao động trong cả nước,… Như vậy có thể thấy tầm quan trọng và những đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một nền kinh tế thị trường hiện đại bao gồm hàng nghìn thị trường với các sản phẩm khác nhau, các thị trường này yêu cầu hàng triệu doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng và hoạt động hiệu quả. Vậy là, một nền kinh tế hiện đại bao gồm nhiều hoạt động kinh tế đồng nghĩa với việc có càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức cạnh tranh mạnh càng tốt. Vấn đề quan trọng để phát triển nền kinh tế là làm thế nào để hỗ trợ họ phát triển, thuyết phục họ đầu tư, thuê thêm nhân công và hơn nữa là đóng thuế cho ngân sách Nhà nuớc. - Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được các doanh nghiệp lớn dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Có thể nói, một đất nước sản xuất công nghiệp có được xem là phát triển bền vững hay không thì phải xem xét đến ngành công nghiệp phụ trợ của quốc gia đó. - Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Điều này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng đặc biệt ở vùng gần biên giới. - Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ không chỉ là tính kinh tế mà cả tính chính trị. Nếu một quốc gia có ít các doanh nghiệp nhỏ thì các chính sách của các quốc gia này sẽ hướng vào lợi ích của các doanh nghiệp lớn và duy trì ít các doanh nghiệp nhỏ, điều này cản trở năng suất lao động của quốc gia đó. Trái lại tại các quốc gia có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ thì số lượng sẽ luôn duy trì ở mức cao. 2.1.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Cần Thơ Bảng 1: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỐNG KÊ TẠI THỜI ĐIỂM 31/12 PHÂN THEO QUY MÔ LAO ĐỘNG Đvt: Lao động Năm Tổng Dưới 5 lđ Từ 5 -9 lđ Từ 10 -49 lđ Từ 50 -199 lđ Từ 200 -299 lđ Từ 300 -499 lđ Từ 500 -999 lđ Từ 1000 -4999 lđ Trên 5000 lđ 2003 1.002 190 338 345 84 12 16 9 8 0 2004 1.297 297 421 418 102 18 13 11 7 0 2005 1.662 327 663 512 107 22 11 11 9 0 2006 1792 349 685 558 129 25 19 15 12 0 2007 1971 384 690 621 145 50 40 20 19 2 (Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ) Bảng 2: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỐNG KÊ TẠI THỜI ĐIỂM 31/12 PHÂN THEO QUY MÔ NGUỒN VỐN Đvt: Tỷ đồng Năm Tổng Dưới 0,5 tỷ Trên 0,5 -1 tỷ Trên 1 – 5 tỷ Trên 5 – 10 tỷ Trên 10 -50 tỷ Trên 50 -200 tỷ Trên 200 -500 tỷ Trên 500 tỷ 2003 1.002 301 214 305 62 80 31 9 0 2004 1.297 445 259 382 79 88 34 8 2 2005 1.662 523 353 506 113 103 46 15 3 2006 1792 540 361 532 140 136 58 20 5 2007 1971 560 452 554 162 146 65 25 7 (Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng DN N&V tại Thành phố Cần Thơ luôn tăng nhanh qua từng năm kể cả phân theo quy mô lao động hay quy mô nguồn vốn. Đây là một điều thuận lợi cho Ngân hàng trong việc trong việc phất triển tín dụng đối với loại hình kinh tế này. Hơn nữa nó còn thể hiện trực tiếp sự phát triển đi lên của Thành phố Cần Thơ trên con đường hội nhập. 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của loại hình doanh nghiệp này 2.1.2.1. Thuận lợi Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, không ít doanh nghiệp nhỏ băn khoăn: nếu mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, làm sao mình có thể cạnh tranh được với những đối thủ lớn. Nhưng sự thật là doanh nghiệp nhỏ có rất nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp lớn như sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường và khả năng cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân - Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động giúp doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội nhanh chóng để gia tăng lợi nhuận khi thị trường chuyển biến tích cực. Ngược lại, khi thị trường chuyển biến tiêu cực thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng thu hẹp quy mô hoạt động, giúp nhanh chóng cắt giảm chi phí, giảm bớt rủi ro thua lỗ. Hơn nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng hiện nay thì với vốn đầu tư ban đầu không cao nên doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hơn là các doanh nghiệp cồng kềnh, hoạt động lâu năm. Điều này giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có được sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường hơn là các doanh nghiệp lớn. - Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực nhất định để thoả mãn ngách thị trường nhỏ bé đó. Đây thường là lỗ hỗng thị trường của các doanh nghiệp lớn, vì là doanh nghiệp lớn nên họ chỉ tập trung vào phân khúc thị trường với số đông người tiêu dùng. Hơn nữa, tập trung tất cả những gì mình có vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó, sự tập trung vào một ngách thị trường hẹp giúp bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn. Thực tế trên thế giới đã chứng minh, không ít các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nhưng đã biết tập trung phát triển những sản phẩm riêng biệt mang tính cá nhân thì vẫn tồn tại và phát triển rất thành công. 2.1.2.2.Khó khăn - Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nước ta có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất lạc hậu. Trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp còn yếu. Việc phân tích, đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh còn mang tính thời vụ, bóc ngắn cắn dài, thiếu một chiến lược "dài hơi". - Trình độ tay nghề người lao động thấp dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự chú trọng đến việc nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin về thị trường vốn, lao động thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu. - Mặt khác có thể nói sự thiếu nhanh nhạy, yếu kém về tiếp cận thị trường, cải tiến mẫu mã sản phẩm... đang bộc lộ ở hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển sản xuất những gì thị trường cần mà chủ yếu sản xuất, kinh doanh và bán những gì mình có. Đặc biệt, mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng việc liên kết, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phần lớn không có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ cao. - Một hạn chế nữa đang là điểm yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta là trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao... Điều này rất nguy hiểm khi Nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, hàng loạt công ước quốc tế được ký kết, nếu không nắm vững luật pháp nước ta nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung, thì các doanh nghiệp rất dễ bị thua thiệt. - Ngoài những hạn chế trên, có một hạn chế mà nguyên nhân không phải từ bản thân doanh nghiệp, đó là hạn chế về tiếp cận các nguồn tín dụng. Có một thực tế là nhiều nguồn vốn Ngân hàng hiện nay đang trong tình trạng vốn chờ dự án, trong khi đó các doanh nghiệp luôn kêu thiếu vốn. Vậy vì sao lại có tình trạng đó ? Thực tế hiện nay đang tồn tại tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp Nhà nước trong tâm lý mỗi người dẫn đến việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước có thể vay vốn Ngân hàng mà không phải thế chấp nhưng ngược lại doanh nghiệp ngoài quốc doanh, muốn vay vốn Ngân hàng thì buộc phải có tài sản thế chấp. Hoặc tình trạng "buông rơi doanh nghiệp ngoài quốc doanh" như trong khi về khung pháp lý, các cơ chế, chính sách quy định khá chi tiết về chính sách tín dụng dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã... nhưng riêng đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì vẫn bị bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất khó có thể được Nhà nước bảo lãnh vay vốn, rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng dài hạn của các Ngân hàng nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa... đều thực hiện chính sách vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Mà đây là một trong những điều tối kỵ, vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn trong kinh doanh. Nếu đầu tư theo quy trình ngược này thì tất yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ khó có thể tối ưu hoá lợi nhuận; thậm chí có không ít doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến thâm hụt đầu tư, phá sản doanh nghiệp... 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Sau khi huy động vốn, các Ngân hàng tìm biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng bởi vì tín dụng là hoạt động chủ yếu trong kinh doanh Ngân hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng làm phát sinh các chỉ tiêu sau: Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà Ngân hàng đã cho vay trong một khoản thời gian nào đó, không kể là món nợ đó đã thu hồi về hay chưa, doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. Doanh số thu nợ: Đây là chỉ tiêu
Tài liệu liên quan