Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10

Chất lượng dạy học là vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài, luôn luôn đặt ra đối với nhà trường phổthông. Để đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Ở nước ta, vấn đề dạy học nói chung và vấn đề dạy học Văn trong nhà trường nói riêng ngày càng được quan tâm sâu sắc.

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH -------- Nguyeãn Höõu Aùi PHAÙÙT HUY TÍNH TÍCH CÖÏÏC CUÛÛA HOÏÏC SINH QUA HEÄÄ THOÁÁNG CAÂÂU HOÛÛI, BAØØI TAÄÄP TRONG PHAÀÀN VAÊÊN HOÏÏC DAÂÂN GIAN SAÙÙCH GIAÙÙO KHOA LÔÙÙP 10 Chuyeâân ngaøønh: Lí luaään vaøø Phöông phaùùp daïïy hoïïc moâân Vaêên Maõõ soáá: 60 14 10 LUAÄÄN VAÊÊN THAÏÏC SÓ GIAÙÙO DUÏÏC HOÏÏC Ngöôøøi höôùùng daããn khoa hoïïc: PGS. TSKH. BUØØI MAÏÏNH NHÒ Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này, chúng tôi đã được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PSG. TSKH Bùi Mạnh Nhị, cùng quý Thầy Cô của khoa Văn, quý thầy cô ở phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như sự giúp đỡ của quý Thầy Cô ở tổ Văn trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực và quý Thầy Cô ở tổ Văn trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú An Giang. Nay luận văn đã hoàn thành, chúng tôi xin gửi đến quý Thầy Cô tấm lòng tri ân sâu sắc nhất. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh An Giang đã tạo điều kiện về thời gian, tinh thần cũng như vật chất cho chúng tôi được theo học lớp sau đại học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cao học đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong quý Thầy Cô cùng các bạn xem xét, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Tác giả luận văn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chất lượng dạy học là vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài, luôn luôn đặt ra đối với nhà trường phổ thông. Để đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Ở nước ta, vấn đề dạy học nói chung và vấn đề dạy học Văn trong nhà trường nói riêng ngày càng được quan tâm sâu sắc. Môn Văn trong sự nghiệp cải cách giáo dục ở nhà trường phổ thông đã đạt được những bước tiến đáng kể, chất văn chương, tính nhân văn được nâng lên. Tuy nhiên, vấn đề phương pháp dạy học Văn thì chưa được quan tâm đúng mức, vẫn đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, bức xúc ở nhà trường phổ thông. Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, trong quá trình hội nhập quốc tế, nền giáo dục nước ta đã tiếp thu, thực nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực từ các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tư tưởng chiến lược của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh; đặt học sinh ở vị trí trung tâm của giờ học; học sinh là chủ thể sáng tạo, chủ thể của nhận thức. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 1960. Cũng ở thời điểm đó, trong các trường sư phạm đã đề ra khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần hai, năm 1986, phát huy tính tích cực của học sinh đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Thế nhưng, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông chưa được là bao, phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ những kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở làm học sinh chán học Văn. Tuy rằng, trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của những giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng thầy đọc trò chép hoặc giảng giải xen kẻ vấn đáp, giải thích minh hoạ vẫn còn khá phổ biến. Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu khi tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định rõ trong Nghị quyết trung ương 4 khoá VII (01 – 1993), Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (12 - 1996), được thể chế hoá trong luật giáo dục (12 – 1998), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 5 (4 – 1999). Điều 24.2 Luật giáo dục đã xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Với mục tiêu đó, các phương pháp dạy học tích cực hiện nay tìm mọi cách để khơi gợi, phát huy ý thức tự giác, chủ động tích cực của học sinh trong học tập. Hệ thống câu hỏi và bài tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Hầu hết các phương pháp dạy học tích cực đều thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập để nêu ra vấn đề cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ, tiến tới chiếm lĩnh tri thức. Bộ phận văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa dân gian và văn học dân tộc. Thời lượng bố trí giảng dạy cho phần văn học dân gian không nhiều, nhưng để hướng dẫn cho học sinh khai thác hết giá trị của những tác phẩm văn học dân gian là việc làm khó khăn. Để nâng cao chất lượng trong dạy học tác phẩm văn học dân gian, giáo viên cần sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập vừa phù hợp với đặc trưng của từng thể loại văn học dân gian vừa phát huy được tính năng động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh đang trở thành đòi hỏi bức thiết ở nhà trường phổ thông. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập kích thích được tính tích cực của học sinh trong học tập sẽ góp phần thực thi đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay. Chính những lí do đó, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi chọn đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học là mục tiêu quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực. Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều hướng đến việc lấy học sinh làm trung tâm của giờ học, học sinh là chủ thể của nhận thức. Để đạt được mục tiêu ấy hệ thống câu hỏi và bài tập được vận dụng vào quá trình dạy học chiếm một vị trí khá quan trọng. Chúng tôi xem xét và nghiên cứu lịch sử vấn đề của luận văn theo ba hướng chính sau: Thứ nhất: Tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học bộ môn Văn nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. Những tài liệu này nhìn chung khá phong phú. Thứ hai: Tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Thứ ba: Tìm hiểu các tài liệu trực tiếp bàn đến vấn đề phương pháp dạy văn học dân gian ở nhà trường phổ thông. 2.1. Phương pháp dạy - học Văn với tính chất là một khoa học, đã có hơn hai trăm năm lịch sử trên thế giới. Bộ môn khoa học này nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn dạy - học Văn trong nhà trường và đã trở thành môn học có vai trò đặc biệt quan trọng đối việc bồi dưỡng nhận thức lý luận và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho Giáo sinh Văn ở các trường sư phạm. Những công trình nghiên cứu, những chuyên luận về phương pháp dạy - học Văn từ các nước trên thế giới đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển môn khoa học về phương pháp dạy - học Văn ở nước ta. Tên tuổi những tác giả của các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng to lớn đến nền khoa học về phương pháp dạy - học Văn ở Việt Nam phải kể đến như: Viện sĩ Gơlucôp, Cudriasép, Belenki, Nhikiaphorova (Nga), đặc biệt công trình xuất sắc của Viện sĩ Secbina về vấn đề dạy Văn ở nhà trường phổ thông được một số nhà nghiên cứu phương pháp Việt Nam học hỏi. Một số tác giả của Cộng hoà dân chủ Đức quen thuộc trên lĩnh vực nghiên cứu phương pháp như: Giáo sư tiến sĩ Butop, Vitik, Son,...Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu điển hình về phương pháp giảng dạy Văn sau đây: Giáo trình "Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông” của Nhicônxki (Nga), giáo trình này đã được dịch và giới thiệu rộng rãi với bạn đọc Việt Nam từ năm 1978. Giáo trình đề cập đầy đủ và tỉ mỉ nhiều vấn đề dạy học Văn cho cấp II và cấp III. Tác giả đã phân biệt nét riêng trong bản chất giờ Văn chủ yếu dựa vào việc hình thành kỹ năng Văn học cho học sinh mỗi cấp. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những biện pháp, thủ thuật cụ thể trong quá trình giảng dạy Văn học. Công trình của tập thể các nhà khoa học về phương pháp do nữ Giáo sư tiến sĩ Z.Ia Rez chủ biên mang tên “Phương pháp luận dạy Văn học”, được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ năm 1983, đã phản ánh sự trưởng thành về trình độ khoa học của bộ môn phương pháp giảng dạy Văn học. Các tác giả đã đề xuất một cách sáng tạo và có hệ thống những phương pháp giảng dạy Văn học. Ngoài ra, giáo trình cũng đã vận dụng thích hợp lý thuyết tiếp nhận văn chương vào chuyên ngành phương pháp dạy Văn. Cả hai công trình nêu trên đều xem trọng việc tiếp xúc, làm việc với tác phẩm văn chương và bàn nhiều đến phương pháp giảng dạy cụ thể. Hai công trình trên đã có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển bộ môn khoa học về phương pháp dạy - học Văn ở nước ta ở những năm đầu thập niên 80. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra cho nhà trường và Giáo dục những tiền đề cơ bản về phát triển lý luận và phương pháp dạy học Văn. Song việc hình thành phương pháp dạy - học Văn với tư cách là một môn khoa học gắn liền với sự trưởng thành của khoa sư phạm và nhà trường mới rõ nhất là từ sau những năm 60. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, phương pháp dạy học Văn với tư cách là một môn khoa học, gắn liền với sự trưởng thành của khoa học sư phạm và nhà trường phổ thông đã được hình thành và phát triển với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu tâm lí học sư phạm, nhà giáo trong và ngoài nước. Cuối thập kỷ 60 trở lại đây, những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy - học Văn mới được nâng lên một bước về chất lượng. Có nhiều chuyên luận lần lượt ra đời: "Rèn luyện tư duy học sinh qua giảng dạy Văn học" của Phan Trọng Luận (1969), "Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn" của Phan Trọng Luận (1978), "Dạy Văn dạy cái hay cái đẹp" của Nguyễn Duy Bình (1983),... Những năm gần đây một số nhà nghiên cứu, giáo sư không chuyên về phương pháp cũng đã viết những công trình trực tiếp liên quan đến dạy học Văn trong nhà trường. Đái Xuân Ninh từ góc độ ngôn ngữ viết: "Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại" (1979). Từ việc nghiên cứu và giảng dạy Văn học dân gian ở Đại học, Hoàng Tiến Tựu đã viết quyển "Mấy vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Văn học dân gian" (1983), Ngoài ra còn có một số tác giả như: Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Sĩ Cẩn, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên,... Trên các tạp chí Văn học, ngôn ngữ, Văn nghệ, Tập san Giáo dục cũng có đăng một số bài viết của Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đức Nam,...và một số giáo viên cũng đã góp tiếng nói chung vào việc giảng dạy Văn trong nhà trường. Nhìn chung từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay bước phát triển của ngành phương pháp dạy Văn còn chậm, công trình khoa học chưa nhiều, tiếng nói riêng còn ít. Tuy nhiên nghiên cứu về lịch sử tình hình nghiên cứu phương pháp giảng dạy Văn, không thể không đề cập đến những công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn trong những năm gần đây. Tác giả Nguyễn Huy Quát và Hoàng Hữu Bội đã chọn và giới thiệu những bài viết từ những năm 70 đến cuối năm 2000 về phương pháp dạy - học Văn hình thành nên quyển "Một số vấn đề về phương pháp dạy - học Văn học trong nhà trường”, NXB Giáo dục, 2001. Chúng tôi xin giới thiệu lại một số công trình tiêu biểu có ảnh hưởng trực tiếp đến môn khoa học về phương pháp dạy - học Văn. Đặng Hiển với bài viết "Dạy học Văn theo hướng phát triển tư duy" đã thể hiện kinh nghiệm của một Giáo viên trực tiếp giảng dạy Văn ở trường trung học phổ thông. Tác giả cho rằng dạy Văn theo hướng phát triển tư duy cho học sinh không phải là việc đơn giản. Tác giả đã rút ra những kết luận về cách phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học Văn. Cuối cùng, bài viết nêu rõ hướng phát triển tư duy đối với giảng dạy văn học sử, giảng văn và làm văn. Tác giả kết luận: Việc dạy - học Văn theo hướng phát triển tư duy của học sinh là con đường ngắn nhất để đến với chất lượng giáo dục thật sự. Chỉ có nắm chắc nội dung bộ môn, nắm chắc yêu cầu của việc cung cấp kiến thức và phát triển tư duy, hướng tới phát triển nhân cách và toàn bộ năng lực của học sinh thì chắc chắn người giáo viên sẽ hoàn thành tốt công việc khó khăn của mình.[52, tr. 189]. Nguyễn Đăng Mạnh với "Vài suy nghĩ về đổi mới tư duy trong giảng dạy văn học” đã nêu rõ thực trạng dạy và học Văn trong nhà trường phổ thông ở cuối thập kỷ 80: học sinh chán học Văn, mặc dù các em vẫn thích đọc Văn. Một trong các nguyên nhân của hiện tượng này là nhiều trường chưa thực sự dạy Văn, vì giáo viên chưa dạy được những tác phẩm có chất Văn đích thực và người giáo viên thiếu năng lực thẩm Văn. Từ thực trạng đó tác giả đã nêu ra và giải quyết vấn đề đổi mới tư duy trong giảng dạy Văn học. Cuối cùng tác giả nhấn mạnh: "Viết Văn cũng như dạy Văn đó là công việc đòi hỏi phải có tình cảm, cảm xúc, phải có cảm hứng. Muốn thế người cầm bút cũng như giáo viên Văn học phải được chân thực và tự do" [57, tr. 252]. Trần Đình Sử trong bài viết "Môn Văn thực trạng và giải pháp”, phần về phương pháp giảng dạy Văn, đề nghị: "Cần phải đổi thay cách dạy hiện hành bằng cách dạy chậm và kỹ. không nhất thiết phải dạy dàn đều mọi bài trong sách giáo khoa... Cách dạy hiện thời chưa đào tạo năng lực sáng tạo và kích thích việc sáng tạo" [52, tr. 104]. Xem xét về tình hình nghiên cứu về phương pháp dạy - học Văn, đặc biệt nổi bật là công trình mang tên: "Phương pháp dạy - học Văn” của tập thể tác giả do Phan Trọng Luận chủ biên, đến nay công trình này đã tái bản nhiều lần. Trong quyển "Phương pháp dạy - học Văn” in lần thứ V do Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 1998, được chia làm hai phần: phần đầu, các tác giả nêu ra những vấn đề lý luận chung về bộ môn Văn; phần hai, đề cập đến phương pháp dạy học bộ môn. Trong đó có phương pháp dạy học Văn ở trường phổ thông, phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường, phương pháp dạy học văn học sử, dạy môn làm văn, dạy lý luận văn học trong trường Trung học phổ thông. Công trình nghiên cứu này cũng đề cập đến hoạt động ngoại khoá Văn học ở Trung học phổ thông và vai trò của người giáo viên Văn học. Nhìn chung, giáo trình này là công trình nghiên cứu khá chi tiết, tỉ mỉ, đưa ra nhiều vấn đề mới về phương pháp dạy - học Văn. Cụ thể hơn, với việc nghiên cứu phương pháp dạy - học Văn, tập thể tác giả Phan Trọng Luận, Trần Diệu Nữ, Ngọc Mai, Phạm Thị Xuyến, Hoàng Hữu Bội, Trần Thanh Xuân, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Huy Quát đã đi vào cụ thể đổi mới thiết kế bài dạy tác phẩm văn chương. Trong bộ sách "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông” gồm hai tập do Phan Trọng Luận chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông. Tiếp đó là mô hình thiết kế thể nghiệm một số bài dạy theo chương trình sách giáo khoa. Bộ sách này đã một bước cụ thể hoá những lý thuyết về phương pháp dạy - học Văn bằng việc thiết kế các giáo án giảng dạy cụ thể. Trong mỗi giáo án thiết kế, các tác giả đã thiết kế cặn kẻ từ mục đích yêu cầu bài dạy, nội dung lên lớp, phần vào bài, các bước tiến hành cũng như nội dung cơ bản của bài học. Nhìn chung bộ sách này có vị trí quan trọng góp phần vào tiếng nói chung, xu hướng chung là đổi mới phương pháp dạy - học Văn để nhằm đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. Như vậy, vấn đề phương pháp dạy học bộ môn Văn ở nhà trường phổ thông tuy còn mới mẻ, nhưng đã có những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục, nhà giáo trong và ngoài nước. 2.2. Từ vấn đề phương pháp dạy học Văn, một số nhà nguyên cứu đã đi sâu vào từng lĩnh vực, từng phương pháp dạy học cụ thể nhằm tìm ra hướng phát huy tính tích cực, chủ động, phát huy vai trò chủ thể học sinh trong dạy học Văn. Ở lĩnh vực này, chúng tôi nêu ra một số công trình nghiên cứu cụ thể về hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học. - V. ÔKôn có công trình nghiên cứu về Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề (1976). Theo tác giả, vấn đề được nảy sinh từ tình huống có vấn đề. Những khó khăn về lí luận hoặc thực tiễn là cơ sở tạo ra tình huống có vấn đề và cũng là điểm xuất phát để đặt vấn đề. Trong quá trình giải quyết tình huống có vấn đề, học sinh sẽ nắm bắt được kiến thức mới và phương pháp mới, đồng thời phát huy được tính tích cực của bản thân. Theo ông, “Dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hoạt động như tổ chức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho học sinh trong việc giải quyết vấn đề…” [51] - I. Ia. Lecne có công trình Dạy học nêu vấn đề. Trong công trình này, I. Ia. Lecne đã phân tích nguồn gốc của dạy học nêu vấn đề và cho thấy dạy học nêu vấn đề phát triển trên nền tảng của quy luật tư duy. Tác giả đặc biệt quan tâm việc giải bài toán có vấn đề hay tạo ra tình huống có vấn đề. Nếu không có tình huống có vấn đề thì sẽ không phát triển được tư duy sáng tạo. I. Ia. Lecne đưa ra định nghĩa: “Dạy học nêu vấn đề có nội dung là trong quá trình giải quyết sáng tạo các vấn đề và bài toán có vấn đề trong một hệ thống nhất định thì diễn ra một sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kĩ năng, sự nắm bắt kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà xã hội tích luỹ được, sự hình thành nhân cách có tính chất tích cực công dân, có trình độ phát triển cao và có ý thức xã hội – xã hội chủ nghĩa” [33, tr. 81] Như vậy, cốt lõi của dạy học nêu vấn đề là hệ thống câu hỏi, bài tập và tình huống có vần đề. Qua đó giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức và phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. Nhìn chung hai công trình nghiên cứu của V. ÔKôn và của I. Ia. Lecne có ý nghĩa nền tảng đối với những công trình nghiên cứu lí luận và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực ở Việt Nam. - Bàn về hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, V. A. Kôvalép viết: “Mỗi chương sách giáo khoa được kết thúc bằng một hệ thống câu hỏi và bài tập. Hệ thống câu hỏi và bài tập này sẽ giúp cho các bạn học sinh phân tích sâu hơn tác phẩm, hiểu thấu đáo những nội dung trong các phần của sách giáo khoa… Làm những câu hỏi và bài tập này bạn sẽ nắm được tri thức một cách hệ thống. Những câu hỏi và bài tập này được sắp xếp một cách có thứ tự. Mỗi câu hỏi mới lại phức tạp hơn, vì nó đều có lôgíc bắt nguồn từ các bài tập và câu hỏi trước đó” [4]. Qua ý kiến trên, V. A. Kôvalép chú ý tới hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa với mục đích, yêu cầu, tác dụng và đặc điểm của nó. - Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa văn học, tác giả A.C.Acbaseva viết: “Những câu hỏi, bài tập xếp đặt trong sách giáo khoa văn học có thể góp phần kích thích và phát triển tình cảm, đạo đức của học sinh; hình thành phương pháp lịch sử văn học đối với các tác phẩm nghệ thuật; giúp đỡ học sinh phát triển và làm phong phú lời
Tài liệu liên quan