Luận văn Phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học chương “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (hay dạy học hướng vào người học) là quan điểm dạy học ngày càng phổbiến từvài thập niên trởlại đây ởtất cảcác nền giáo dục tiên tiến và là cơsở định hướng cho sự đổi mới không chỉphương pháp dạy học, mà đổi mới tất cảcác khâu khác của quá trình dạy học, từmục tiêu, chương trình, nội dung, đến cách thức tổchức quá trình dạy học, cách thức đánh giá, ỞViệt Namquan niệm dạy học này đã bắt đầu được quan tâm nhiều từ đầu thập niên 90 của thếkỷXX và nay đã trởthành khái niệm khá quen thuộc. Những cốgắng đểphát huy ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học trong những năm qua ởViệt Nam không chỉthểhiện ởcốgắng đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập mà cảviệc đổi mới chương trình, nội dung học và đa dạng hóa chương trình, nội dung học đểhọc sinh ngày càng có cơhội phát triển cá nhân trong quá trình học tập. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm này, thểhiện không chỉvềmặt thuật ngữnhư: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học hướng vào người học, mà còn cảcác quan niệm thếnào là học sinh là trung tâm? Ngay mức độtrung tâm của học sinh trong quá trình dạy học ởnhiều quan niệm khác nhau cũng khác nhau, từ đó dẫn đến tồn tại nhiều chiến lược, phương pháp dạy học hướng vào người học khác nhau. Làm thếnào đểviệc dạy học trong bối cảnh giáo dục hiện nay có thểphát huy tốt nhất vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học, làm thếnào để đa sốhọc sinh tìm thấy sựhứng thú và cơhội học tập, cơhội phát triển năng lực cá nhân trong một chương trình học còn nặng vềnội dung nhưchương trình các môn học ởphổthông của chúng ta hiện nay? Liệu có thểáp dụng thành công các lý thuyết dạy học hướng vào người học vào thực tiễn hiện nay? Đó là lý do tôi chọn đềtài nghiên cứu: Phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học chương “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổthông ban cơbản.

pdf174 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học chương “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH BÌNH PHÁT HUY VAI TRÒ TRUNG TÂM CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN CƠ BẢN Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật Lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ THANH THẢO TP. Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin thành thật cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thanh Thảo là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn. Lòng nhiệt tình, sự tận tâm chỉ dẫn cùng những lời động viên hết sức quý báu của cô là yếu tố góp phần đáng kể giúp tôi hoàn thành luận văn. Kế đến, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô giảng dạy đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gởi lòi cảm ơn đến khoa Vật lý Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, phòng KHCN- SĐH đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến BGH trường THPT Trung Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tại trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và trong thời gian tôi tiến hành thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Tất cả sự động viên, giúp đỡ của nhà trường, quý thầy cô , gia đình và bạn bè sẽ là động lực giúp tôi có thể tiếp bước trên con đường nghiên cứu khoa học. Tác giả Trần Thanh Bình Danh mục chữ viết tắt trong luận văn Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa WTO Tổ chức thương mại thế giới IQ Trí thông minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (hay dạy học hướng vào người học) là quan điểm dạy học ngày càng phổ biến từ vài thập niên trở lại đây ở tất cả các nền giáo dục tiên tiến và là cơ sở định hướng cho sự đổi mới không chỉ phương pháp dạy học, mà đổi mới tất cả các khâu khác của quá trình dạy học, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, đến cách thức tổ chức quá trình dạy học, cách thức đánh giá, … Ở Việt Nam quan niệm dạy học này đã bắt đầu được quan tâm nhiều từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và nay đã trở thành khái niệm khá quen thuộc. Những cố gắng để phát huy ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học trong những năm qua ở Việt Nam không chỉ thể hiện ở cố gắng đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập mà cả việc đổi mới chương trình, nội dung học và đa dạng hóa chương trình, nội dung học để học sinh ngày càng có cơ hội phát triển cá nhân trong quá trình học tập. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm này, thể hiện không chỉ về mặt thuật ngữ như: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học hướng vào người học, … mà còn cả các quan niệm thế nào là học sinh là trung tâm? Ngay mức độ trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học ở nhiều quan niệm khác nhau cũng khác nhau, từ đó dẫn đến tồn tại nhiều chiến lược, phương pháp dạy học hướng vào người học khác nhau. Làm thế nào để việc dạy học trong bối cảnh giáo dục hiện nay có thể phát huy tốt nhất vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học, làm thế nào để đa số học sinh tìm thấy sự hứng thú và cơ hội học tập, cơ hội phát triển năng lực cá nhân trong một chương trình học còn nặng về nội dung như chương trình các môn học ở phổ thông của chúng ta hiện nay? Liệu có thể áp dụng thành công các lý thuyết dạy học hướng vào người học vào thực tiễn hiện nay? Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: Phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học chương “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản. Đây là chương mở đầu của phần Cơ học chứa đựng nhiều khái niệm động học mới và khó, nội dung khá nặng, yêu cầu rất cao cả về kiến thức và kỹ năng, thời lượng phân phối không nhiều, nhất là thời lượng cho việc rèn kỹ năng giải quyết bài tập động học nên nhiều giáo viên chọn cách truyền đạt kiến thức đến học sinh và cố gắng cho học sinh hiểu lý thuyết khi tăng cường thời gian làm và chữa bài tập. Qua điều tra ban ñaàu cho thấy nhiều học sinh không hiểu nhiều khái niệm động học quan trọng với cách dạy này, dẫn đến khó khăn ở các phần học tiếp theo, hậu quả khi ngay bước đầu gặp khó khăn đã làm cho nhiều học sinh sợ môn vậy lý. 2. Mục đích nghiên cứu  Nghiên cứu các quan niệm khác nhau về dạy học hướng vào người học (dạy học lấy sinh làm trung tâm) để chọn một quan niệm, một chiến lược dạy học thích hợp có thể áp dụng vào dạy học chương Động học chất điểm, từ đó có thể mở rộng áp dụng cho những phần học khác.  Bước đầu áp dụng vào thực tiễn để chứng minh rằng có thể phát huy tốt vai trò trung tâm của học sinh ngay ở chương đầu tiên của phần kiến thức đầu tiên trong chương trình vật lý phổ thông bằng chiến lược dạy học sẽ lựa chọn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:  Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về dạy học học sinh làm trung tâm (hay dạy học hướng vào người học).  Lựa chọn một quan niệm mà theo phân tích có thể chỉ ra rằng quan niệm như vậy về vai trò trung tâm của học sinh là quan niệm vừa phù hợp với xu thế của dạy học hiện đại vừa có khả năng áp dụng trong thực tiễn hiện nay.  Xây dựng các thiết kế dạy học các bài học của chương “Động học chất điểm” theo hướng phát huy tốt nhất vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học thể hiện ở việc phát huy tốt nhất tính tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh.  Tiến hành thực hiện các thiết kế dạy học để bước đầu đánh giá mức độ khả thi của quan niệm dạy học này trong thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ trên, tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp nghiên cứu lý luận.  Phương pháp phỏng vấn.  Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.  Thống kê toán học. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu  Khách thể nghiên cứu:  Cơ sở lý luận dạy học học sinh làm trung tâm.  Một số chiến lược dạy học hướng vào người học.  Học sinh lớp 10 Ban cơ baûn trong quá trình dạy học chương “Động học chất điểm”.  Chương trình, nội dung môn học vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ baûn.  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong dạy học chương “Động học chất điểm” lớp 10 ban cơ baûn. 6. Giới hạn nghiên cứu Một số quan niệm dạy học hướng vào người học vừa tiên tiến, phù hợp với xu thế của dạy học hiện đại vừa có khả năng triển khai trong thực tiễn dạy học vật lý hiện nay ở Việt Nam. Thiết kế quá trình dạy học chương “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông (ban cơ baûn) nhằm phát huy tốt nhất vai trò trung tâm của học sinh trong những điều kiện có thể. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một lớp để bước đầu đánh giá tính khả thi của quan niệm dạy học này khi dạy chương “Động học chất điểm”. 7. Dự kiến mức độ và kết quả đạt được Đưa ra một số cơ sở lý luận cần thiết của quan niệm dạy học hướng vào người học. Có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn các quan niệm khác nhau về vai trò trung tâm của học sinh trong các chiến lược dạy học khác nhau để từ đó lựa chọn một quan niệm vừa phù hợp với xu thế của dạy học hiện đại và vừa có khả năng triển khai trong thực tiễn dạy học vật lý hiện nay ở Việt Nam. Thiết kế quá trình dạy học theo quan niệm được lựa chọn. Bước đầu đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc đổi mới cách thức tổ chức quá trình dạy học theo hướng phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học các bài học chủ yếu của chương “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản. Đưa ra một vài đề xuất về khả năng vận dụng quan niệm dạy học này rộng rãi hơn. 8. Giả thuyết nghiên cứu Có thể phát huy tốt vai trò trung tâm của học sinh ngay khi giảng dạy các chương đầu của một phần kiến thức nào đó thay cho cách dạy một chiều xưa nay, nghĩa là thay vì thụ động tiếp nhận các khái niệm mới thì học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực xây dựng hầu hết các khái niệm quan trọng. Ðiều này sẽ được tôi cố gắng chứng minh với việc thiết kế và thực hiện giảng dạy một số bài quan trọng của chương “Ðộng học chất điểm”. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Sự chuyển đổi từ giáo viên là trung tâm sang học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học trong lịch sử phát triển giáo dục và nguyên nhân của nó Như chúng ta đã biết, đất nước ta là một nước đang phát triển và đã trở thành thành viên của WTO. Trên con đường hội nhập và phát triển của đất nước, chúng ta đang rất cần những con người lao động có năng lực, năng động, tự chủ, sáng tạo. Nhưng những năng lực, phẩm chất ấy của con người không tự nhiên mà có mà đó là sản phẩm của giáo dục. Do đó, ngay khi còn trên ghế nhà trường học sinh cần phải được học tập với những phương pháp giáo dục, dạy học khơi dậy hứng thú, tính tích cực, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ và hành động tự chủ, năng động, sáng tạo. Ở các nước phát triển vấn đề này đã đặt ra từ lâu và những thành quả nghiên cứu giáo dục tiên tiến đã góp phần không nhỏ từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Trong một hai thập niên trở lại đây nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sinh lý học thần kinh và tâm lý học đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển các quan niệm dạy học trái ngược với quan niệm truyền thống trước đó, đó là các quan niện dạy học hướng vào người học mà trên cơ sở đó nhiều chiến lược dạy học tiên tiến được xây dựng và áp dụng theo hướng ngày càng phát huy cao hơn vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học. [20] Còn ở nước ta, ngay từ thập niên 90 của thế kỷ XX Ðảng và Nhà nước ta đã nhận định: “Ðổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, … áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.[10] “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.[2] Những yêu cầu mà Ðảng ta đề ra cho giáo dục là yêu cầu đổi mới tư duy, phương pháp giáo dục, phải chuyển từ quan niệm dạy học giáo viên là trung tâm truyền thống lâu đời và quen thuộc sang quan niệm dạy học tiên tiến: coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo dục. 1.1.1. Quan niệm giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học Có rất nhiều ý kiến, quan niệm giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học.  J. Dewey ( 1859-1952) (nhà giáo dục lỗi lạc mà nhiều người cho rằng ông là cha đẻ của quan niệm dạy học hướng vào người học), đã nói về dạy học hướng vào người dạy như sau [11]: Trong dạng thức hướng vào người dạy, các chuẩn, nội dung, phương pháp được quyết định bởi nhà giáo chứ không phải bởi người học. Mức độ tham gia của học sinh vào việc quyết định các quá trình và mục đích là tối thiểu. Mục đích bao trùm chỉ là đảm bảo cho họ điều ghi trong sách và những suy nghĩ của thầy mà chủ yếu là thông qua giao tiếp bằng lời.  Phan Trọng Ngọ [15]: Dạy học hướng vào người dạy hay còn gọi là dạy học truyền thống là dạy học xuất phát từ lợi ích của người dạy, dựa trên hiểu biết của người dạy về nội dung dạy học. Người dạy quyết định sự tồn tại của quá trình dạy học. Các hoạt động của người dạy chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ nội dung dạy học theo kênh truyền giảng của người dạy. Còn các yếu tố thuộc về người học (động cơ, nhu cầu của người học, đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết của người học, tính tích cực tương tác của người học vào quá trình dạy học, sự phát triển của người học, …) thường ít được tôn trọng trong dạy học. Vì vậy, các phương pháp dạy học thường có tính thông báo một chiều, áp đặt từ phía người dạy đến người học .  Nguyễn Cảnh Toàn [25]: Dạy học lấy người thầy làm trung tâm nhấn mạnh và đề cao vai trò quyết định của người thầy và của việc dạy.  Thầy: Chủ thể, trung tâm, đem kiến thức sẵn có truyền đạt giảng dạy cho học sinh, thầy có đặc quyền về tri thức, đánh giá, thể chế người lớn.  Trò: Thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt, nghe, ghi nhớ và làm lại là người nhận.  Tri thức: Nhớ lại, lặp lại, học thuộc lòng .  Nguyễn Hữu Châu [7]: Dạy học giáo viên làm trung tâm có thể hiểu là cách dạy học trong đó giáo viên kiểm soát tất cả những nội dung và tiến trình dạy và học. Một lớp học với các phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thường có những đặc điểm sau:  Trong quá trình dạy học, giáo viên nói nhiều hơn học sinh.  Giảng dạy chủ yếu bằng cách thuyết trình cho cả lớp.  Sách giáo khoa là tài liệu chính hướng dẫn nội dung những điều được dạy ở lớp.  Giáo viên quyết định từng phần trong bài học.  Bàn ghế thường được sắp xếp thành các dãy đối diện với bảng và giáo viên.  Học sinh không được tự do di chuyển chỗ ngồi .  Ngô Doãn Ðãi [9]: Dạy học lấy người thầy làm trung tâm: Là dạy học mà kiến thức được người thầy truyền thụ cho trò.  Nguyễn Ðức Thâm [22]: Chiến lược giáo viên điều khiển, người giáo viên quyết định tất cả, điều khiển toàn bộ các hoạt động của quá trình dạy học từ đặt vấn đề mở đầu, giải quyết vấn đề, đánh giá và kết luận, còn học sinh thì thụ động ghi nhớ, nhắc lại .  Phạm Hữu Tòng [24]: Theo kiểu dạy học truyền thống cũ, điều quan tâm chủ yếu của giáo viên là sự trình bày, giảng giải của mình về các kiến thức cần dạy cho học sinh, sao cho đảm bảo được nội dung chính xác, sâu sắc, đầy đủ, nghĩa là theo kiểu dạy học này trung tâm chú ý là nội dung các kiến thức cần dạy mà không quan tâm đến học sinh đạt được những gì trong và sau khi học. Qua các ý kiến trên của một số tác giả, ta có thể rút ra được những điểm chung như sau:  Mục tiêu dạy học chủ yếu là kiến thức và một số các kỹ năng.  Giáo viên là người quyết định toàn bộ các hoạt động của quá trình dạy học, từ nội dung đến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và cách thức đánh giá học sinh.  Học sinh đóng vai trò thụ động tiếp thu kiến thức.  Sự khác nhau về đặc điểm tâm lý, nhận thức cá nhân của học sinh rất ít được quan tâm.  Cơ sở lý luận chủ yếu của quan niệm dạy học này là lý thuyết về nhận thức và phát triển của Piaget (ông quan niệm rằng có 4 thời kỳ nhận thức: Thời kỳ giác động ( từ khi sinh ra đến 2 tuổi), thời kỳ tiền thao tác (từ 2 đến 7 tuổi), thời kỳ thao tác cụ thể (từ 7 đến 11 tuổi), thời kỳ thao tác hình thức (từ 11 tuổi trở đi)) [19] và lý thuyết vùng phát triển gần của L. Vưgôtxki (ông quan niệm rằng quá trình phát triển của trẻ em có hai mức độ là hiện tại và vùng phát triển gần) [16]…. Mà trong các lý thuyết này chỉ có sự khác biệt về tâm lý nhận thức lứa tuổi được coi trọng (học sinh trong một lớp học được cho rằng có đặc điểm tâm lý nhận thức và lứa tuổi giống nhau). Ðem so sánh quan điểm dạy học này với các phương pháp dạy học được sử dụng lâu nay trong thực tiễn giáo dục phổ thông cho thấy rõ quan niệm giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học vẫn là quan niệm phổ biến… Trong thời gian gần đây, nhất là từ thập niên 90, sau những thành tựu mới đạt được quan trong trong nghiên cứu giáo dục và các khoa học liên quan thì quan niệm về dạy học đã dần thay đổi. Các phong trào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ngày càng triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, trong rất nhiều cố gắng đổi mới vẫn cho thấy chúng ta vẫn chưa thực sự bước ra khỏi quan niệm dạy học mà ở đó giáo viên vẫn giữ vai trò trung tâm, điều này thể hiện rất rõ nét ngay cả trong những giờ học mà bối cảnh cho thấy học sinh hình như được hoạt động nhiều (phát biểu ý kiến, làm thí nghiệm…). Giáo viên giữ vai trò trung tâm của quá trình dạy học thể hiện ở các đặc điểm sau:  Giáo viên vẫn là người quyết định gần như toàn bộ quá trình dạy học, từ nội dung đến hình thức tổ chức, đến phương pháp dạy học và cách thức đánh giá, còn học sinh chủ yếu vẫn là thụ động lắng nghe, ghi chép, phát biểu khi giáo viên hỏi, làm thí nghiệm khi giáo viên yêu cầu…  Học sinh chưa được quyền quyết định việc học tập của cá nhân, kể cả học tập ở nhà.  Cách thức tổ chức quá trình dạy học chủ yếu là theo lớp, nếu có tổ chức nhóm học tập thì thể hiện chủ yếu là học sinh cùng làm một việc, chưa thể hiện rõ sự hợp tác trong công việc.  Chưa phổ biến các hình thức đánh giá quá trình và tự đánh giá, kết quả học tập chủ yếu được đánh giá theo hình thức đồng loạt.  …… 1.1.2. Quan niệm học sinh là trung tâm của quá trình dạy học Tương tự như quan niệm dạy học giáo viên làm trung tâm của quá trình dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau ngay cả giữa các nhà nghiên cứu. Thực ra quan niệm dạy học hướng vào người học đã có từ rất lâu, tuy nhiên khi đó chúng chưa được đặt trên nền móng khoa học vững chắc do thiếu những thành tựu nghiên cứu có tính chất quyết định. Thử diểm lại lịch sử một chút:  Joharn Heinrich Pestalozzi (1746 - 1827): (nhà giáo dục người Thụy Sỹ) [17]: Giáo dục là sự phát triển trí tuệ tâm hồn và thể chất. Giáo dục về phương diện thể chất là đào tạo con người có khả năng và thành công trong các hoạt động tay chân; về phương diện đạo đức là đào tạo con người hành động theo công bằng, lẽ phải, phù hợp với hướng tâm; về phương diện kiến thức là phải đào tạo con người biết sử dụng các giác quan một cách thích đáng khi quan sát sự vật, từ đó biết suy tính, biết lý luận để đi đến kết luận một cách sáng suốt và chính xác. Kiến thức, tư tưởng, hành động, đạo đức chỉ có liên quan đến sự việc có thực. Ðiều này đòi hỏi những bài học phải liên quan đến các sự việc thực tế để học sinh có thể liên tưởng đến cuộc sống chung quanh. Ta chỉ có thể hành động khi biết hành động như thế nào. Ðiều này có nghĩa là các bài học đều hướng về học sinh, lấy “học sinh làm trung tâm”. Ðể thực hiện việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm thì vai trò của người thầy là giảng giải, hướng dẫn, thúc đẩy các sinh hoạt, các bài thực hành, kiểm soát bài vở, theo dõi tiến bộ để từ đó tìm hiểu khả năng học tập, tìm hiểu những khó khăn, tìm hiểu bản chất của mỗi học sinh và cuối cùng là quyết định về cách thức giảng dạy và thay đổi cấu trúc chương trình giảng dạy cho phù hợp với học sinh.  Friedrich Froebel (1782 - 1852) [17] : Học đường không phải chỉ là một cơ sở để học sinh tiếp nhận ít nhiều kiến thức, cũng không phải là nơi học sinh học hỏi những gì không liên hệ đến các em mà chính là nơi học sinh đến để được giáo dục về sự liên quan giữa con người với cộng đồng và thiên nhiên. Mỗi bài học phải đáp ứng được sở thích, thu hút được sự chú ý của học sinh. Như vậy, điều này chứng tỏ rõ ràng rằng theo quan điểm sư phạm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm của Froebel, học đường không những có mối quan tâm lớn nhất là truyền bá kiến thức thực dụng đến học sinh mà còn tạo điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi, khuyến khích, thúc đẩy các phương pháp học tập thích đáng, thực tế để học sinh có thể tiếp nhận kiến thức một cách có hiệu quả.  J.Dewey, cha đẻ của quan niệm dạy học hướng vào người học [11]: Các quá trình hướng vào người học đảm bảo cho họ phân tích kinh nghiệm của mình, khuyến khích người học trở nên biết tự chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn. Việc học tập là quá trình xử lý kinh nghiệm trực tiếp của mình. Các kỹ năng được tích lũy không phải bằng luyện tập và ghi nhớ vẹt mà bằng những hoạt động mà người học tự tiến hành với sự giúp đỡ của người thầy để đáp ứng những lợi ích và nhu cầu của học sinh. Những tình thế và nhiệm vụ hiện tại được tiếp nhận và được giải quyết chứ không phải chỉ thụ động chờ đợi những
Tài liệu liên quan