Luận văn Quản lý hoạt động đào tạo của trường tưthục ngoại ngữviệt anh tại thành phố Hồ Chí Minh

Toàn cầu hóa là xu thếtất yếu của thời đại, là đặc điểm kinh tế- xã hội của nhân loại trong thếkỉXXI. Nước ta đang tiến hành CNH và HĐH, trong xu thếhội nhập với khu vực và thếgiới ; nên hiện nay hơn lúc nào hết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh có vai trò rất quan trọng không thểthiếu đối với sựphát triển của đất nước. Nó không chỉlà một công cụgiao tiếp, một phương tiện thông tin nhạy bén, giúp cho người sửdụng nó tiếp thu các tưtưởng tiên tiến và những thành tựu khoa học, mà còn được nâng lên nhưvai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có đủnăng lực cạnh tranh, đểtạo lập những mối quan hệcần thiết có tính quyết định cho sựthành công. Hay nói cách khác, thì ngoại ngữlà phương tiện đặc biệt có giá trị, không thểthiếu được đối với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy giáo dục phát triển theo định hướng hội nhập và cạnh tranh, chính vì thếtình hình dạy và học ngoại ngữngày càng đa dạng hơn và ngoại ngữchiếm ưu thếhiện nay là tiếng Anh. Thập niên 90 chứng kiến sựphát triển tột bậc của tiếng Anh tại Việt Nam. Các trung tâm đào tạo lần lượt ra đời cùng với nhiều chương trình, loại hình giảng dạy phong phú phục vụcho nhiều đối tượng người học khác nhau. Mởcửa đã góp phần đưa tiếng Anh lên một tầm cao mới, và ngược lại, tiếng Anh đã giúp hội nhập và giao lưu quốc tếvới một tốc độnhanh chưa từng có, nhất là qua mạng Internet trên khắp thếgiới. TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất toàn quốc, lại là một TP có mối quan hệgiao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với nhiều nước trên thếgiới, và là nơi có đội ngũgiảng dạy và sốHV đông nhất nước, mà năng lực ngoại ngữcủa người sửdụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước nhưphản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng .Theo sốliệu của Phòng Giáo dục thường xuyên, SGD-ĐT TPHCM, hiện có khoảng 380 trường ngoại ngữtrực thuộc sựQL của SGD - ĐT TPHCM. Sốlượng HV thì nhiều, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều vấn đềphải suy nghĩ; mỗi trường QL hoạt động này theo một cách riêng, còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hậu quảlà đại đa sốHV sau khi đạt được chứng chỉ ởcác cấp độA, B, C vẫn không đủnăng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, học tập và công tác chuyên môn. Vì vậy việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các đơn vịtrường ngoài công lập trong sự cạnh tranh gay gắt đểtồn tại, và nhất là đối với các trường tưthục ngoại ngữtại TPHCM. Trường tưthục ngoại ngữViệt Anh được thành lập theo chủtrương XHH và đa dạng hoá sựnghiệp giáo dục của Nhà nước, trực thuộc sựquản lý của SGD-ĐT TPHCM, đã được đánh giá là một trong những trường tốt, có sựtổchức dạy và học nghiêm túc, quan tâm đến việc đổi mới PP giảng dạy, có đội ngũGV tốt, và thường xuyên có HV giỏi, đạt kết quảcao trong các kỳthi CCQG do SGD&ĐT TPHCM tổ chức hàng tháng. Đặc biệt nhân kỉniệm 30 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2005), SGD&ĐT TPHCM kết hợp cùng Viện Chiến lược & Chương Trình Giáo Dục và Công ty Văn Hóa Thông Tin Đông Nam Á đểxuất bản lần đầu tiên tập sách chuyên đề ”Giáo Dục Và Đào Tạo TPHCM - 30 Năm Xây Dựng Và Phát Triển”, Và trường ngoại ngữViệt Anh đã vinh dự được Ban biên soạn viết bài giới thiệu vềtrường - đơn vịcó nhiều thành tích trong việc đào tạo ngoại ngữcho HV. Xuất phát từnhững lý do trên, tác giảnghiên cứu đềtài : “Quản lý hoạt động đào tạo của trường tưthục ngoại ngữViệt Anh tại TPHCM”nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động QL, và tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường, đểnhanh chóng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho TP theo xu hướng hội nhập và phát triển với khu vực và thếgiớ

pdf76 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động đào tạo của trường tưthục ngoại ngữviệt anh tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TƯ THỤC NGOẠI NGỮ VIỆT ANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành Phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN  Với những tình cảm chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn:  Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.  Các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.  Các giáo viên, nhân viên, và học viên của ba Trường Ngoại Ngữ Việt Anh, Dương Minh và Nguyễn Du tại TPHCM, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.  Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Do điều kiện thời gian và năng lực, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các Thầy, Cô, các đồng nghiệp và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2007 Nguyễn Thị Cẩm DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CC : Chứng chỉ - CCQG : Chứng chỉ quốc gia - CNH : Công nghiệp hoá - CNXH : Chủ nghĩa xã hội - CSVC : Cơ sở vật chất - ĐHKHXH-NV : Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn - ĐT : Đào tạo - ĐG : Đánh giá - HĐH : Hiện đại hoá - GD : Giáo dục - GD-ĐT : Gíáo dục- đào tạo - GV : Giáo viên - HV : Học viên - KT-ĐG : Kiểm tra – đánh giá - NNVA : Ngoại ngữ Việt Anh - PP : Phương pháp - QL : Quản lý - QLTH : Quản lý trường học -SGD-ĐT TPHCM : Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh - & : và - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - XHH : Xã hội hoá DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: ĐG nhận thức về mục tiêu ĐT của GV ở trường NNVA --------40 Bảng 2.2: ĐG nhận thức về mục tiêu ĐT của GV ở các trường bạn------- 41 Bảng 2.3: ĐG chung về nội dung chương trình ĐT ở trường NNVA--------43 Bảng 2.4: ĐG chung về nội dung chương trình ĐT ở các trường bạn------44 Bảng 2.5: ĐG kết quả QL kế hoạch ĐT của trường NNVA------------------45 Bảng 2.6: ĐG kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp ở trường NNVA---47 Bảng 2.7: ĐG kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp ở các trường bạn--48 Bảng 2.8: ĐG kết quả QL việc thực hiện chương trình giảng dạy ở trường NNVA-----------------------------------------------------------49 Bảng 2.9: ĐG kết quả QL việc thực hiện chương trình giảng dạy ở các trường bạn---------------------------------------------------------50 Bảng 2.10: ĐG về PP giảng dạy của GV ở trường NNVA------------------- 52 Bảng 2.11: ĐG về QL nề nếp giảng dạy ở trường NNVA--------------------54 Bảng 2.12: ĐG về QL nề nếp giảng dạy ở các trường bạn------------------ 55 Bảng 2.13: ĐG về việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối khoá của trường NNVA-------------------------------------------------------- 58 Bảng 2.14: ĐG việc QL đánh giá kết quả học tập cuối khoá, cuối cấp độ, và cấp phát CC cho HV ở trường NNVA-------------- 62 Bảng 2.15: ĐG quản lý về CSVC của trường NNVA ------------------------ 64 Bảng 2.16: Những phẩm chất cần có của một GV dạy tiếng Anh---------- 67 Bảng 2.17: ĐG mức độ những phẩm chất mà GV trường NNVA đạt được 69 Bảng 2.18: ĐG chung về môi trường làm việc ở trường NNVA------------ 71 Bảng 2.19: ĐG chung về môi trường học ở trường NNVA-------------------73 Bảng 2.20: Bảng thống kê số lượng HV của trường NNVA trong 03 năm- 75 Bảng 2.21: Bảng thống kê số lượng HV tham dự các kỳ thi CCQG do SGD & ĐT TPHCM tổ chức trong 03 năm (2004, 2005,2006)-77 Bảng 2.22: ĐG tính đạt hiệu quả của việc ĐT tiếng Anh tại trường NNVA qua kết quả các kỳ thi CCQG----------------------------- 79 Bảng 3.1: Ý kiến của GV về một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường-----------------------------------------84 Bảng 3.2: Ý kiến của HV về một số biện pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường ---------------------------------------- 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, là đặc điểm kinh tế - xã hội của nhân loại trong thế kỉ XXI. Nước ta đang tiến hành CNH và HĐH, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới ; nên hiện nay hơn lúc nào hết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh có vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của đất nước. Nó không chỉ là một công cụ giao tiếp, một phương tiện thông tin nhạy bén, giúp cho người sử dụng nó tiếp thu các tư tưởng tiên tiến và những thành tựu khoa học, mà còn được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh, để tạo lập những mối quan hệ cần thiết có tính quyết định cho sự thành công. Hay nói cách khác, thì ngoại ngữ là phương tiện đặc biệt có giá trị, không thể thiếu được đối với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy giáo dục phát triển theo định hướng hội nhập và cạnh tranh, chính vì thế tình hình dạy và học ngoại ngữ ngày càng đa dạng hơn và ngoại ngữ chiếm ưu thế hiện nay là tiếng Anh. Thập niên 90 chứng kiến sự phát triển tột bậc của tiếng Anh tại Việt Nam. Các trung tâm đào tạo lần lượt ra đời cùng với nhiều chương trình, loại hình giảng dạy phong phú phục vụ cho nhiều đối tượng người học khác nhau. Mở cửa đã góp phần đưa tiếng Anh lên một tầm cao mới, và ngược lại, tiếng Anh đã giúp hội nhập và giao lưu quốc tế với một tốc độ nhanh chưa từng có, nhất là qua mạng Internet trên khắp thế giới. TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất toàn quốc, lại là một TP có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với nhiều nước trên thế giới, và là nơi có đội ngũ giảng dạy và số HV đông nhất nước, mà năng lực ngoại ngữ của người sử dụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng….Theo số liệu của Phòng Giáo dục thường xuyên, SGD-ĐT TPHCM, hiện có khoảng 380 trường ngoại ngữ trực thuộc sự QL của SGD - ĐT TPHCM. Số lượng HV thì nhiều, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ; mỗi trường QL hoạt động này theo một cách riêng, còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hậu quả là đại đa số HV sau khi đạt được chứng chỉ ở các cấp độ A, B, C vẫn không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, học tập và công tác chuyên môn. Vì vậy việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các đơn vị trường ngoài công lập trong sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại, và nhất là đối với các trường tư thục ngoại ngữ tại TPHCM. Trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh được thành lập theo chủ trương XHH và đa dạng hoá sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, trực thuộc sự quản lý của SGD-ĐT TPHCM, đã được đánh giá là một trong những trường tốt, có sự tổ chức dạy và học nghiêm túc, quan tâm đến việc đổi mới PP giảng dạy, có đội ngũ GV tốt, và thường xuyên có HV giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi CCQG do SGD&ĐT TPHCM tổ chức hàng tháng. Đặc biệt nhân kỉ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2005), SGD&ĐT TPHCM kết hợp cùng Viện Chiến lược & Chương Trình Giáo Dục và Công ty Văn Hóa Thông Tin Đông Nam Á để xuất bản lần đầu tiên tập sách chuyên đề ”Giáo Dục Và Đào Tạo TPHCM - 30 Năm Xây Dựng Và Phát Triển”, Và trường ngoại ngữ Việt Anh đã vinh dự được Ban biên soạn viết bài giới thiệu về trường - đơn vị có nhiều thành tích trong việc đào tạo ngoại ngữ cho HV. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài : “Quản lý hoạt động đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM” nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động QL, và tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường, để nhanh chóng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho TP theo xu hướng hội nhập và phát triển với khu vực và thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động QL đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh, từ đó đề xuất một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu _ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý đào tạo ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. _ Khách thể nghiên cứu: Việc quản lý hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh, và hai trường tư thục ngoại ngữ Dương Minh và Nguyễn Du tại TPHCM. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu _ Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. _ Thực trạng về hoạt động QLĐT ở trường tư thục NNVA tại TPHCM. _ Những biện pháp để nâng cao hiệu quả ĐT tại trường tư thục NNVA 5. Giả thuyết khoa học Việc QL hoạt động ĐT tại trường tư thục NNVA đã có một số hiệu quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm ở khâu QL ĐT. Vì thế nếu xây dựng và thực hiện được những biện pháp QL hữu hiệu theo một quy trình, thì sẽ nâng cao được hiệu quả ĐT của nhà trường nhiều hơn nữa. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc QL hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá ở một số mặt QL đề tài có sử dụng số liệu của hai trường bạn có cùng loại hình và chức năng ĐT trên địa bàn để phân tích; còn các mặt QL mang tính chất riêng thì dữ liệu của hai trường bạn được xem là phần tham khảo. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng PP thu thập các tài liệu, đọc sách, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Sử dụng các mẫu phiếu tham khảo nhằm thu thập số liệu, thông tin của HV & GV ở ba trường tư thục dạy ngoại ngữ tại TPHCM. Số lượng tham gia gồm 04 cán bộ QL, 48 GV và 499 HV . 7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những thành tựu nghiên cứu của các tác giả và hoạt động của các trường dạy ngoại ngữ về lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài 7.4. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới của đất nước, thì vấn đề ĐT và quản lý ĐT là vấn đề rất quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ để hội nhập khu vực và quốc tế. Vì thế có thể nói cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa chính là cạnh tranh về giáo dục. Và yêu cầu bức thiết của thực tế là phải ĐT nguồn nhân lực có đủ trình độ ngoại ngữ để hội nhập, nên việc triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ là khâu quan trọng không thể thiếu được trong chiến lược phát triển giáo dục để hội nhập. Do vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng việc dạy và học tiếng Anh, PP dạy và học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý ĐT tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, và các trung tâm ngoại ngữ như: _ Tìm hiểu thực trạng dạy và học tiếng Anh Tại các trung tâm ngoại ngữ khu vực TPHCM nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, do Đỗ Huy Thịnh làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003. _ ĐG hiệu quả ĐT tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TPHCM, do Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM, giao cho nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐHKHXH – NV thực hiện 2001 – 2004. _ Năng lực tiếng Anh của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TPHCM trước yêu cầu của một nền kinh tế tri thức: Thực trạng và những giải pháp, của Vũ Thị Phương Anh & Nguyễn Bích Hạnh, năm 2004. _ Đổi mới PP giảng dạy các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh: Từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm, của Hoàng Văn Vân, năm 2001. _ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành QLGD của Lê Văn Việt “ Thực trạng công tác quản lý ĐT tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM và một số giải pháp”, năm 2002. _ Phương pháp học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả, của nhà sư phạm Phạm Văn Vĩnh, năm 2003. _ Đánh giá thực trạng giao tiếp qua việc dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông. Đề xuất phương án giải quyết bằng việc biên soạn tập tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe nói cho học sinh, của Nguyễn Viết Ngoạn, năm 2003. _ Dạy và học tiếng Anh trong trường đại học, chủ nhiệm đề tài là Vũ Thị Phương Anh và nhóm thực hiện (ĐHKHXH-NV thuộc ĐHGQ TPHCM) năm 2004. Trên tạp chí nghiên cứu giáo dục, ngày càng xuất hiện nhiều bài viết về các vấn đề của giáo dục ngoại ngữ, như bài: “ Giáo dục ngoại ngữ trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập” của Bùi Hiền đăng tải trên tạp chí giáo dục số 44/ 2002. Hay tại các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị giáo dục, hoặc qua mạng Internet cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề của việc quản lý dạy và học ngoại ngữ, nhiều nhất là dạy và học tiếng Anh. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên vấn đề ĐT ngoại ngữ tại các trường tư thục ngoại ngữ trực thuộc sự QL của SGD-ĐT TPHCM còn bỏ ngỏ, chưa đánh giá hết được mức độ góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc nâng cao trình độ dân trí của người dân TPHCM nói riêng, và của cả nước nói chung nếu như có được những giải pháp hợp lý và đồng bộ để nâng cao hiệu quả ĐT cho loại hình giáo dục này. Nhìn chung vấn đề còn ít được quan tâm trong khi TPHCM là chiếc nôi dạy và học tiếng Anh lớn nhất nước và các trường dạy ngoại ngữ mở ra mỗi ngày một nhiều theo nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, luận văn này đi sâu nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động đào tạo, để tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM. 1.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 1.2.1. Quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GD- ĐT Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách phát triển GD-ĐT. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định GD- ĐT thực hiện sự đổi mới, giữ vững định hướng XHCN, thích ứng với động thái của kinh tế thị trường. Một trong những luận điểm quan trọng của đại hội lần thứ VII coi nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng đã khẳng định phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã có nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT. Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh phải lấy phát triển GD - ĐT và khoa học - công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi là khâu đột phá. Đảng ta khẳng định: Nguồn lực con người là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng, phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ ĐT nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học công nghệ. Nghị quyết Hội nghị lần 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra: “Nhanh chóng đưa GD-ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Tại kỳ họp này, định hướng chiến lược phát triển GD – ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH đã được nêu ra với bảy vấn đề cơ bản sau: - Xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH - Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp GD - ĐT, trong chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội, chống khuynh hướng” thương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa GD - ĐT không truyền bá tôn giáo trong trường học. - Thực sự coi GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD - ĐT. - Coi GD – ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng và Nhà nước và của toàn dân, kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi , trong từng cộng đồng, từng tập thể. - Xác định kế hoạch phát triển GD – ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. - Giữ vai trò nòng cốt của trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình GD - ĐT trên cơ sở nhà nước thống nhất QL từ nội dung chương trình, quy chế, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn GV, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định tiếp tục các luận điểm về GD – ĐT đã nêu ra trong các kỳ đại hội trước, nhấn mạnh sự phát triển GD – ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, là yếu tố quan trọng để phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ cương. Đại hội đã nêu ra những mục tiêu, biện pháp để thực hiện sự đổi mới về nội dung, PP dạy & học, hệ thống trường lớp, hệ thống QLGD theo hướng chuẩn hóa, HĐH, XHH, phục vụ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[4, tr.167-169] Như vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐT được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT; bởi vấn đề nhân lực ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Để có được một lực lượng lao động mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, vai trò của ngành Giáo dục được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Nó đòi hỏi ngành Giáo dục phải ĐT nên những con người thông minh, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học, am hiểu thực tiễn, có trình độ ngoại ngữ để tiếp cận với sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của xã hội theo xu hướng toàn cầu hóa. 1.2.2. Vai trò của ngoại ngữ trong sự nghiệp GD-ĐT và trong sự phát triển của đất nước Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao hàm hầu hết các lĩnh vực, trong đó có GD, vừa thúc đẩy hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh phức tạp để tăng sức ép cạnh tranh. Bởi vậy, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ GD Việt Nam trở nên bức bách hơn bao giờ hết để có thể hội nhập khu vực và thế giới. Điều kiện tiên quyết của hội nhập là ngôn ngữ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường ĐT ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân với chủ trương XHH giáo dục, đa dạng hóa các hình thức ĐT và hiện nay ngoại ngữ được coi là một trong những tiêu chí để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Bên cạnh đó tốc độ tăng của lao động xã hội ở nước ta tương đối nhanh, nhưng trình độ ngoại ngữ bị hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, cũng như việc hợp tác trong các ngành kinh tế có đầu tư nước ngoài và các công ty liên doanh. Do đó, việc ĐT ngoại ngữ cho người lao động, cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Vì thế ngoại ngữ có một vị trí & vai trò rất quan trọng, từ một công cụ giao lưu quốc tế, đã trở thành chiếc chìa khóa của sự tranh đua, tận dụng tối đa những tiến bộ nhanh chóng về khoa học & công nghệ, một công cụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc dạy và học ngoại ngữ từ nhiều năm
Tài liệu liên quan