Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-TPHCM

Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống Ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệkinh tế và tài chính. Với vai trò chủ lực thì hệ thống Ngân hàng đã đóng góp một phần đáng kể cho công cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì huy động vốn và cho vay là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Ngân hàng. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Trong các sản phẩm tín dụngcung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là một mảng tín dụng quan trọng c ủa ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay. Thành công của Ngân hàng Công Thương Việt Nam có sự đóng góp một phần không nhỏ từ tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy sôi động, với sự tham gia của hầu như tất cả các ngân hàng. Trong đó, mảng cho vay đang có mức tăng trưởng cao đó là cho vay tiêu dùng. Ngoài ra các mảng cho vaykhác của tín dụng cá nhân như cho vay mua nhà, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay cáthể sản xuất kinh doanh cũng đã có bước tăng trưởng tốt. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 đã ngày càng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thay đổi của thị trường, cho ra đời các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn giúp cho hoạt động tín dụng cá nhân khởi sắc, hiệu quả nâng cao theo đúng định hướng cho vay phân tán theo mô hình bán lẻ. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng sẽ giúp ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Với những lý do trên nên em đã chọn đề tài “Thực trạng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 3SVTH: Nguyễn Thị Hải hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-TPHCM” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình.

pdf64 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 1 SVTH: Nguyễn Thị Hải TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3-TPHCM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s Trần Ái Kết Nguyễn Thị Hải MSSV: 4053732 Lớp: Tài chính 2-K31 Cần Thơ, tháng 5/ 2009 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 2 SVTH: Nguyễn Thị Hải CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống Ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế và tài chính. Với vai trò chủ lực thì hệ thống Ngân hàng đã đóng góp một phần đáng kể cho công cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì huy động vốn và cho vay là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Ngân hàng. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Trong các sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là một mảng tín dụng quan trọng c ủa ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay. Thành công của Ngân hàng Công Thương Việt Nam có sự đóng góp một phần không nhỏ từ tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy sôi động, với sự tham gia của hầu như tất cả các ngân hàng. Trong đó, mảng cho vay đang có mức tăng trưởng cao đó là cho vay tiêu dùng. Ngoài ra các mảng cho vay khác của tín dụng cá nhân như cho vay mua nhà, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay cá thể sản xuất kinh doanh…cũng đã có bước tăng trưởng tốt. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 đã ngày càng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thay đổi của thị trường, cho ra đời các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn giúp cho hoạt động tín dụng cá nhân khởi sắc, hiệu quả nâng cao theo đúng định hướng cho vay phân tán theo mô hình bán lẻ. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng sẽ giúp ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Với những lý do trên nên em đã chọn đề tài “Thực trạng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 3 SVTH: Nguyễn Thị Hải hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-TPHCM” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 3-TPHCM. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 3-TPHCM qua 3 năm (2006-2008). - Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 3-TPHCM qua 3 năm (2006-2008). - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 3-TPHCM. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương Việt nam Chi nhánh 3- TPHCM. 1.4.2. Thời gian Đề tài được thực hiện từ 02/02/2008 đến 25/04/2008 thông qua việc thu thập, phân tích số liệu của Ngân hàng trong ba năm (2006 - 2008). 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tín dụng cá nhân của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 3-TPHCM như: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 4 SVTH: Nguyễn Thị Hải CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng - Khái niệm 1: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán( TS. Hồ Diệu, 2004). - Khái niệm 2: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn (TS. Nguyễn Minh Kiều, 1998). Như vậy, “tín dụng” có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất. Chúng đều phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại Ta có thể hiểu rõ tín dụng hơn qua sơ đồ sau: Thanh toán Hình 1: QUAN HỆ TÍN DỤNG (Nguồn: Robert Cole, Lon Mishler, Credit management, 1998) Người bán hoặc người cho vay Người mua hoặc người đi vay Hàng hóa, tiền Phương tiện trao đổi Tiền mặt Mua chịu Chủ nợ Con nợ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 5 SVTH: Nguyễn Thị Hải 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng - Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn được duy trì quá trình sản suất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển: hoạt động của trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà nguồn vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của các cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nề kinh tế phát triển. - Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các đơn vị, do đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả, vì khi sử dụng vốn vay các đơn vị phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, nếu sai phạm sẽ bị phạt về lãi suất và các chế tài khác. - Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới. Vì vậy tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau. 2.1.1.3 Phân loại tín dụng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn : Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn : Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn : Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. * Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động : là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 6 SVTH: Nguyễn Thị Hải nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. - Tín dụng vốn cố định : Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa : Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng : Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như : mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày. * Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: + Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. + Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình. - Tín dụng ngân hàng: + Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. + Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. - Tín dụng Nhà Nước: + Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài. + Mục đích đi vay của tín dụng Nhà Nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 7 SVTH: Nguyễn Thị Hải RỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO GIAO DỊCH RỦI RO DANH MỤC RỦI RO NỘI TẠI RỦI RO TẬP TRUNG RỦI RO LỰA CHỌN RỦI RO ĐẢM BẢO RỦI RO NGHIỆP VỤ 2.1.1.4 Rủi ro tín dụng 2.1.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng. Rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: Hình 2: RỦI RO TÍN DỤNG - Rủi ro giao dich. + Rủi ro lựa chon: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng. + Rủi ro bảo đảm: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo và mức an toàn của nó. + Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro lien quan đến quản trị hoạt động cho vay như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay, tái xét và giám sát danh mục cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục: + Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. + Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được dồn một số khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý. Ví dụ: Trong Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 8 SVTH: Nguyễn Thị Hải những năm 90 Ngân hàng Công Thương đã tập trung cho vay quá mức đối với công ty Minh Phụng, kết quả khi công ty Minh Phụng phá sản đã gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. 2.1.1.4.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng a) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn - Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,… - Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là do: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước,… b) Nguyên nhân khách quan. - Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh. - Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng. - Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành. - Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau: chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn,… 2.1.1.4.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng Chi tiết hoá quy trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm nhiều giai đoạn ta có sơ đồ sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 9 SVTH: Nguyễn Thị Hải Hình 3: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro) 2.1.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay 2.1.1.5.1 Nguyên tắc cho vay - Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động. -Chính sách tín dụng -Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động -Tiêu chí chấp nhận rủi ro -Xác định thị trường và thị trường mục tiêu Khởi xướng Nguồn gốc -Tự tìm kiếm/phát hiện -Khách hàng tự tìm đến -Người khác giới thiệu Đánh giá Đánh giá Đánh giá -Mục đích -Hoạt động kinh doanh -Ban lãnh đạo -Số liệu tài chính -Kỳ hạn -Thanh toán -Thế chấp -Các điều kiện -Cán bộ đề xuất -Cán bộ cấp cao Lập hồ sơ và giải ngân -Soạn thảo pháp chế -Kiểm tra thế chấp -Xem xét lại hồ sơ Lập hồ sơ Giải ngân -Giải ngân -Hồ sơ cần thiết Quản lý danh mục -Các con số -Các ràng buộc -Tài sản thế chấp -Các khoản thanh toán -Xem xét lại tín dụng Hành chính Trả theo lịch trả nợ Sự kiện không thể thấy trước Cần Thơ, tháng 5/ 2009 Xử lý -Gốc -Lãi Thanh toán -Gốc -Lãi Mất mát Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 10 SVTH: Nguyễn Thị Hải - Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. - Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn. - Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng. - Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn. 2.1.5.2 Điều kiện cho vay - Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.1.2 Nghiệp vụ Ngân hàng cho khách hàng cá nhân 2.1.2.1 Đặc điểm giao dịch của KHCN Khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý giao dịch như sau: - Mang nặng tâm lý ngại rủi ro, ngại phiền phức khi giao dịch với ngân hàng. - Ngại giao dịch với ngân hàng sợ sẽ lộ thông tin cá nhân đối với người có thu nhập cao. - Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập thấp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 11 SVTH: Nguyễn Thị Hải 2.1.2.2 Các sản phẩm và dich vụ dành cho khách hàng cá nhân - Sản phẩm tiền gởi thanh toán. - Sản phẩm tiền gởi tiết kiệm. - Dịch vụ chuyển tiền. - Dịch vụ thẻ ngân hàng. - Dịch vụ khác. - Cho vay sinh hoạt tiêu dùng. - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở. - Cho vay sản xuất kinh doanh. - Cho vay mua xe cơ giới. - Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà. - Cho vay hỗ trợ tiêu dùng. - Cho vay hỗ trợ du học. 2.1.2.3 Huy động vốn khách hàng cá nhân Trong nghiệp vụ huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tuỳ theo khách hàng tiềm năng của mình là ai và họ có nhu cầu tiền gửi như thế nào mà ngân hàng mới có chính sách thu hút và phát triển các sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong công tác huy động vốn hiện nay, khách hàng tiềm năng có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm có thu nhập cao và có tích luỹ và nhóm có thu nhập chưa cao và chưa có tích luỹ. - Nhóm có thu nhập cao và có nhu cầu tích luỹ tập trung vào các đối tượng như là cán bộ quản lý cấp cao làm việc cho các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn hiệu quả, các doanh nhân thành đạt, cán bộ công chức nghỉ hưu, các nghệ sĩ thành danh hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, các vận động viên thể thao thành danh được hưởng lương cao,.. Nhìn chung ngân hàng có thể dễ dàng tìm ra đối tượng này khi liên hệ với chi cục thuế nơi mà những người có thu nhập cao khai thuế (với điều kiện hệ thống thuế hoạt động hiệu quả, không có tình trạng trốn thuế tràn lan). Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có nhu cầu tiền gửi hoặc đầu tư lâu dài, thường xuyên, ổn định, có thể chấp nhận rủi ro để được hưởng lãi suất cao. Do đó sản phẩm tiền gửi phù hợp với đối tượng này có thể lá tiền gửi tiết kiệm dài hạn, kỳ phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu do ngân hàng phát hành. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 12 SVTH: Nguyễn Thị Hải Để thu hút nhóm khách hàng này ngoài việc có chính sách và thiết kế sản phẩm phù hợp, ngân hàng còn cần lưu ý đến các đối thủ cạnh tranh của mình cũng nhắm đến việc thu hút tiền nhàn rỗi của nhóm khách hàng này. Nhóm có thu nhập chưa cao và chưa có nhu cầu tích luỹ dài hạn tập trung chủ yếu vào các đối tượng công nhân, viên chức, người làm công có mức lương không cao nhưng ổn định. Nhìn chung ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng này thông qua bộ phận quản lý tiền lương ở các công ty, doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn hoặc ở các tổ chức hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện,… Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có thu nhập ổn định mặc dù không cao nhưng có nhu cầu gửi tiền vì mục đích giao dịch, an toàn và sử dụng các dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng. Sản phẩm huy động vốn thích hợp đối với khách hàng này là tài khoản tiền gửi cá nhân dùng để thanh toán tiền lương hoặc sử dụng tiện ích khác như ATM, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua ngân hàng. Ngoài ra các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc tiền gửi ngắn hạn khác cũng thích hợp với đối tượng khách hàng này. Để thu hút nhóm khách hàng này ngân hàng nên chủ động tiếp cận với các nhà sử dụng lao động lớn để tiến hành cung cấp dịch vụ chi trả lương qua ngân hàng. Khác với nhóm khách hàng có nhu cầu tích luỹ và gửi tiền dài hạn, ngân hàng thường không có đối thủ cạnh tranh ngoài ngành khi huy động tiền gửi từ nhóm khách hàng có thu nhập chưa cao nhưng ổn định. Đối thủ cạnh tranh ở đây chủ yếu là cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. 2.1.2.4 Cho vay khách hàng cá nhân Trong lĩnh vực tín dụng hiện nay các NHTMCP tỏ ra năng động trong việc tiếp cận cung cấp tín dụng cho KHCN. Một số sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân: - Cho vay sinh hoạt tiêu dùng - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như: mua sắm vận dụng gia đình, mua xe, cưới hỏi, du lịch, chữa bện
Tài liệu liên quan