Luận văn Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình

Hiện nay, nghiên cứu văn hoá tâm linh đang đi vào chiều sâu và ngày càng được quan tâm như một trong những nhiệm vụchủyếu của khoa nghiên cứu văn học. Sựkết dính giữa tôn giáo với văn học, đặc biệt là văn học dân gian đang nổi lên nhưmột trong những vấn đềtrung tâm trong nỗlực nghiên cứu văn hoá đểcon người hiểu biết vềchính mình nhằm hướng đến một tương lai phát triển bền vững trong thời đại đầy biến động và thửthách. So với nhiều vùng trên thếgiới, Đông Nam Á là mảnh đất lý tưởng đểnuôi dưỡng và phát triển Phật giáo. Bén rễtừtrước công nguyên, Phật giáo đã góp phần tạo thành nền tảng văn hoá Đông Nam Á cổ đại. Việt Nam nằm trong cơtầng văn hoá Đông Nam Á cổ đại từsớm, trước khi bị ảnh hưởng văn hoá Hán. Phật giáo đã cấy lên cơtầng văn hoá bản địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng những dấu ấn vật chất và tinh thần đậm tính nhân văn, góp phần tạo nên những thời kỳphát triển thịnh vượng và huy hoàng trong lịch sửcác dân tộc. Đạo Phật trong hành trình phát tích truyền thừa của mình đã tạo nên một vùng quang phổvăn hoá rộng lớn. Là một tôn giáo mang tính quốc tế, đặc biệt và độc đáo hơn bất kỳmột tôn giáo nào,tư tưởng Phật giáo có một khảnăng hoà phối ởmức cao nhất với quan điểm sống, tình cảm và nguyện vọng của quảng đại quần chúng lao động các dân tộc. Nghiên cứu nguồn truyện cổdân gian mang màu sắc Phật giáo, ởmột phạm vi nhất định, nhằm phác thảo lại con đường, cơchếmà Phật giáo thâm nhập vào đời sống các cưdân bản địa Đông Nam Á đểphát huy vai trò của nó trong đời sống văn hoá các dân tộc, qua đó, đưa lại những khám phá vềcách thức mà nhân dân các dân tộc tiếp biến tôn giáo này trởthành một thành tốvăn hoá ưu việt thúc đẩy sựphát triển cộng đồng. Đó là một sựquay lại, chiêm nghiệm, tổng kết quá khứ đồng thời mởra những cánh cửa mới đểbước vào tương lai, phục vụyêu cầu đổi mới nghiên cứu, đổi mới sáng tác văn học, đổi mới tưduy văn hoá tôn giáo cũng như đổi mới chiến lược phát triển kinh tếxã hội.

pdf112 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH __________________ Nguyeãn Höõu Nghóa PHUÏ LUÏC Chuyeân ngaønh : Vaên hoïc Vieät Nam Maõ soá : 60 22 34 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ VAÊN HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS. HOÀ QUOÁC HUØNG Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Học viên Nguyễn Hữu Nghĩa kính lời tri ơn sâu sắc đến thầy Hồ Quốc Hùng - người đã hết lòng dẫn dắt trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường và bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06/4/2009 Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nghiên cứu văn hoá tâm linh đang đi vào chiều sâu và ngày càng được quan tâm như một trong những nhiệm vụ chủ yếu của khoa nghiên cứu văn học. Sự kết dính giữa tôn giáo với văn học, đặc biệt là văn học dân gian đang nổi lên như một trong những vấn đề trung tâm trong nỗ lực nghiên cứu văn hoá để con người hiểu biết về chính mình nhằm hướng đến một tương lai phát triển bền vững trong thời đại đầy biến động và thử thách. So với nhiều vùng trên thế giới, Đông Nam Á là mảnh đất lý tưởng để nuôi dưỡng và phát triển Phật giáo. Bén rễ từ trước công nguyên, Phật giáo đã góp phần tạo thành nền tảng văn hoá Đông Nam Á cổ đại. Việt Nam nằm trong cơ tầng văn hoá Đông Nam Á cổ đại từ sớm, trước khi bị ảnh hưởng văn hoá Hán. Phật giáo đã cấy lên cơ tầng văn hoá bản địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng những dấu ấn vật chất và tinh thần đậm tính nhân văn, góp phần tạo nên những thời kỳ phát triển thịnh vượng và huy hoàng trong lịch sử các dân tộc. Đạo Phật trong hành trình phát tích truyền thừa của mình đã tạo nên một vùng quang phổ văn hoá rộng lớn. Là một tôn giáo mang tính quốc tế, đặc biệt và độc đáo hơn bất kỳ một tôn giáo nào, tư tưởng Phật giáo có một khả năng hoà phối ở mức cao nhất với quan điểm sống, tình cảm và nguyện vọng của quảng đại quần chúng lao động các dân tộc. Nghiên cứu nguồn truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo, ở một phạm vi nhất định, nhằm phác thảo lại con đường, cơ chế mà Phật giáo thâm nhập vào đời sống các cư dân bản địa Đông Nam Á để phát huy vai trò của nó trong đời sống văn hoá các dân tộc, qua đó, đưa lại những khám phá về cách thức mà nhân dân các dân tộc tiếp biến tôn giáo này trở thành một thành tố văn hoá ưu việt thúc đẩy sự phát triển cộng đồng. Đó là một sự quay lại, chiêm nghiệm, tổng kết quá khứ đồng thời mở ra những cánh cửa mới để bước vào tương lai, phục vụ yêu cầu đổi mới nghiên cứu, đổi mới sáng tác văn học, đổi mới tư duy văn hoá tôn giáo cũng như đổi mới chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Việc nghiên cứu văn học dân gian của ta hiện nay đang xích dần hơn với khoa nghiên cứu văn học dân gian quốc tế và đạt được những thành tựu khá to lớn, đã đặt ra được những vấn đề quan trọng có tính chất lí luận về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng thể loại, quá trình lịch sử của tác phẩm văn học dân gian, phương pháp nghiên cứu tác phẩm phônclo. Tuy nhiên, cấp độ nghiên cứu trung gian giữa nghiên cứu khái quát văn học dân gian với nghiên cứu sáng tác dân gian cụ thể còn khá nhiều khoảng trống. Bên cạnh việc áp dụng những thành tựu của cấu trúc luận vào lĩnh vực nghiên cứu thể loại, việc khoanh vùng nghiên cứu những nhóm đối tượng mang những nét đặc thù loại hình, đặc biệt là trên cơ sở nghiên cứu so sánh, đang là hướng đi chuyên sâu, thiết thực không chỉ góp phần thu hẹp những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu phônclo mà còn mang ý nghĩa liên nghành, đóng góp vào những thành quả nghiên cứu văn bản học, nghiên cứu văn hoá tộc người, gợi mở những đường hướng nghiên cứu có liên quan cũng như có thể giúp cho các nhà văn đương đại tìm hướng sáng tác mới trên con đường tìm về với nguồn cội văn học dân tộc. Giải mã truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo theo phương pháp tiếp cận loại hình lịch sử và văn hoá học là đi tìm cách ứng xử của các dân tộc trong quá trình cọ xát văn hoá cũng như trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội theo lí tưởng thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa phổ quát chung cho toàn nhân loại vừa đậm dấu ấn văn hoá dân tộc. Việc nghiên cứu đối tượng này giúp nhận ra những đặc điểm nằm ở bề sâu của lịch sử, văn hoá hình thành nên dân tộc tính, giúp cho sự hiểu biết những tương đồng trong chiều sâu và dị biệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nghiên cứu nguồn truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của các quốc gia Đông Nam Á góp phần đưa lại những minh chứng văn hoá cụ thể, xác thực, bác bỏ những cách gọi tên máy móc và gán ghép của người châu Âu xem văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn là Viễn Ấn (Father India), Đại Ấn (Great India), coi văn minh Đông Nam Á là văn minh ánh sáng trăng (moonlight civilization), văn minh vệ tinh (satellite civilization) hoàn toàn do bên ngoài mang đến. Đề tài này, nếu được quan tâm đúng mức, có thể tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu trên một diện rộng cũng như phân tích sâu những giá trị lịch sử, văn hoá của chúng làm tài liệu tham khảo rất bổ ích cho công việc nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian nói riêng, đặc biệt cho sinh viên các chuyên khoa Đông Phương học, Đông Nam Á học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hoá - văn học Đông Nam Á nói chung và văn hoá - văn học Việt Nam nói riêng, đặc biệt là ở phạm vi truyện cổ dân gian, tiến hành nghiên cứu đề tài “Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình”, chúng tôi xác định một số mục đích khoa học sau đây: Thứ nhất, khảo sát đối tượng nghiên cứu, rút ra những đặc điểm mang tính loại hình của truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của các nước Đông Nam Á. Từ đấy, tiến hành so sánh sự giống, khác nhau giữa truyện của Việt Nam và các nước trong khu vực để từ đó có thể hiểu được những quy luật vận động của một nhóm loại truyện cổ dân gian trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở khu vực Đông Nam Á mà trước đây ít nhiều đã được tiến hành trên một vài kiểu truyện. Thứ hai, trên cơ sở những đặc điểm mang tính loại hình của nhóm đối tượng khảo sát, bước đầu đi vào những đối sánh cụ thể ở các cấp độ cốt truyện, nhân vật và mô típ để chỉ ra những khác biệt giữa truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam so với truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của các nước bạn cùng khu vực. Thứ ba, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cũng hướng đến mục đích bổ sung những mảng nghiên cứu còn khá trống trải trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian Đông Nam Á đồng thời đem lại những kết quả thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian. Thứ tư, xác lập một hệ thống các đơn vị tác phẩm không chỉ làm tư liệu khảo sát phục vụ đề tài mà còn làm nguồn tư tiệu tham khảo về lâu dài, nếu có điều kiện thuận lợi, có thể tiến hành nhuận sắc, bổ sung để cho ra đời một tuyển tập truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo trong khu vực tương tự như công trình mà tác giả Lệ Như Thích Trung Hậu đã thực hiện đối với truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Nhóm tư liệu nghiên cứu liên quan đến truyện cổ dân gian Việt Nam mang màu sắc Phật giáo Từ những thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu văn hoá-văn học dân gian như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên… đã đề cập khá nhiều về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo trong truyện cổ dân gian nước nhà thông qua các công trình: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1957-1982), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm Cám”(1963), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964), Văn học dân gian Việt Nam (1972-1973), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974),… Đinh Gia Khánh nhiều lần nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tôn giáo nói chung và tư tưởng Phật giáo ở nhiều truyện như Thần trùng, Thần hổ, Quỷ nhập tràng, Ma cà rồng, Giếng Việt, Từ Đạo Hạnh, Mục Liên, Từ Thức, Duyên lạ nước Hoa, Con trâu Vạn Địch .v.v.. Tác giả khẳng định vẻ đẹp tinh thần lành mạnh của dân tộc qua việc nhân dân cải biến hình ảnh đức Phật - nhân vật tối cao của Phật giáo thành một hình tượng hiền từ, độ lượng, căm ghét kẻ ác, thương yêu người thiện [75, tr. 332-333]. Nhìn chung tác giả chỉ nêu ra những nhận định sơ bộ về mối quan hệ giữa Phật giáo với truyện cổ Việt Nam. Có thể nói, Đinh Gia Khánh là một trong những người dành nhiều công sức nhất cho việc nghiên cứu kiểu truyện Tấm Cám. Ở công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm Cám”, xoay quanh hiện tượng chết đi sống lại nhiều lần của Tấm, tác giả khẳng định: “nhà chùa đã thất bại khi muốn đem nhồi nhét giáo lý bi quan của đạo Phật cho nhân dân ta” [74, tr. 107] và kết luận: “Tấm Cám thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt dẻo dai để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ chính nghĩa” [74, tr. 119]. Tác giả cũng đã tiến hành so sánh truyện Tấm Cám của Việt Nam với những truyện cùng típ của các nước cùng khu vực. Công trình này gợi mở nhiều khía cạnh đáng quan tâm cho hướng khai thác vấn đề của luận văn. Cao Huy Đỉnh cũng thừa nhận tính chất mê tín của tư tưởng tôn giáo trong truyện cổ. Tuy nhiên, theo tác giả, chính sự mềm dẻo trong quan niệm dân gian đã chi phối, điều tiết được những mâu thuẫn của bản thân tôn giáo, bảo đảm sự hài hoà, thống nhất của hai xu hướng thiêng liêng và thế tục, từ bi và đấu tranh, mê tín và thực tiễn [40, tr. 227]. Ông cũng chỉ ra sự kết hợp và chuyển hoá giữa đạo Phật với tín ngưỡng bản địa qua biểu hiện những nữ thần thị tộc: bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn là biểu tượng đại diện cho những lực lượng thiên nhiên: mưa, gió, sấm sét ở trong thần thoại cổ của người Việt đã trở thành tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện) của đạo Phật dân gian [40, tr. 41]. Như vậy, Cao Huy Đỉnh chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá chung tinh thần Phật giáo trong truyện cổ dân gian nước nhà, chưa đi vào những khía cạnh cụ thể về mặt loại hình, cũng như chưa quan tâm đến đặc điểm của nhóm truyện này trên phạm vi khu vực. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, dành hai mươi lăm năm cho công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đã đúc kết nhiều thành quả chiêm nghiệm quý báu khi nghiên cứu mảng truyện cổ có dính líu đến đạo Phật. Thứ nhất, tác giả nhận định rằng: “Phần lớn truyện mang màu sắc Phật giáo là những truyện cổ tích thế sự. Rất hiếm có những truyện mà nhân vật trung tâm của nó còn giữ được tầm vóc của quá khứ như ông Khổng Lồ trong truyện Khổng Lồ đúc chuông” [8, tr. 80]. Đặc điểm thứ hai của nhóm truyện cổ dân gian có ảnh hưởng của Phật giáo là “hiện tượng khai thác đề tài tình duyên để chuyển tải ít nhiều tư tưởng có liên quan đến đạo Phật” [8, tr. 1650]. Đặc điểm thứ ba là “tuy loại truyện mang chủ đề tôn giáo chiếm số lượng ít, người Việt lại có khá nhiều truyện dường như là để cảnh giới người tu hành” [8, tr. 1673]. Đặc biệt, Nguyễn Đổng Chi đã khái quát từ những biểu hiện vận động cốt truyện của những truyện cổ tích mang màu sắc Phật giáo thành một đặc điểm hết sức độc đáo của truyện cổ tích Việt Nam, đó là vấn đề chính - tà được xây dựng theo quan hệ kép, quan hệ song tồn và chuyển hoá chứ không phải quan hệ một chiều, đối kháng tuyệt đối dẫn đến triệt tiêu một phía [8, tr. 1620, 1624]. Nhìn chung, Nguyễn Đổng Chi đã chỉ ra những đặc điểm khá quan trọng xoay quanh nhóm truyện mà đề tài nghiên cứu. Điểm chung ở các tác giả này thể hiện ở cái nhìn thống nhất xoay quanh hình tượng Bụt trong truyện cổ tích Việt Nam. Các tác giả xếp Bụt vào lớp nhân vật đảm nhiệm chức năng lực lượng phù trợ cho nhân vật chính đạt hạnh phúc như vật báu thần kỳ, con vật thần kỳ, các hình thức biến hoá thần kỳ của con người và thiên nhiên, là lực lượng ủng hộ cái thiện, ủng hộ lẽ phải, tiếp sức cho những kẻ có chính nghĩa mà không có thực lực. Bụt hiện thân cho vẻ đẹp hiền từ, nhân hậu gần gũi với mỗi người dân Việt. Như vậy, ở giai đoạn này, các chuyên gia đầu ngành văn học dân gian nói trên quan tâm nhiều nhất vấn đề nhìn nhận trên đại thể bản chất tư tưởng Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam cũng như quá trình nhân dân ta khẳng định bản sắc dân tộc qua sự tiếp biến, bản địa hoá tôn giáo ngoại lai. Đây đó cũng đã có một số phác thảo những đặc điểm của những truyện có liên quan đến Phật giáo. Tuy nhiên những công trình này cũng chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát sơ bộ hoặc chỉ đi vào phân tích một khối lượng đối tượng hạn hẹp, chưa nghiên cứu hệ thống truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, trên cơ sở kế thừa những thành quả quý báu của những nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với những lý thuyết khoa học tiên tiến, lực lượng nghiên cứu ngữ văn, văn hoá và tôn giáo khá hùng hậu như: Nguyễn Hữu Sơn, Lại Phi Hùng, Phạm Hải Triều, Nguyễn Duy Hinh, Hoàng Văn Trụ, Lê Phong, Nguyễn Thị Nhàn, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Xuân Đức, Đào Văn Tiến, Lê Mạnh Thát, Giác Dũng, Hồ Liên,… đã đi tiếp những bước sâu hơn, mới mẻ hơn trong việc tiếp cận đối tượng. Giai đoạn này có nhiều ý kiến bổ sung cho vấn đề nhìn nhận bản chất tinh thần Phật giáo trong truyện cổ dân gian. Lê Phong đã phân tích những chứng cứ văn học để đi đến khẳng định mối giao hoà tốt đẹp trên hành trình Phật giáo đi vào đời sống của quảng đại quần chúng: “[…] Trong cuộc đời phong phú, phức tạp có sự gặp gỡ giữa tư tưởng nhân dân và tôn giáo khi cả hai chủ trương cho điều thiện, điều nhân ái với con người” [105]. Nguyễn Duy Hinh cũng nhìn nhận những giá trị cốt lõi mà Phật giáo mang đến cho đời sống văn hoá dân tộc: “Phật giáo trở thành một thành tố tâm hồn của người Việt Nam. Nó không tồn tại độc tôn, không hình thành một dòng văn học riêng mà hoà vào nguồn chung của văn hoá, văn nghệ dân tộc.” [62]. Lê Mạnh Thát đã tiến hành những phân tích khoa học công phu Lục độ tập kinh, Lĩnh Nam chích quái, Cựu tạp thí dụ kinh để chỉ ra rằng Phật giáo từ thời Chử Đồng Tử đến thời Mâu Tử là “một nền Phật giáo có tính cách quyền năng” [122, tr. 20-22]. Giác Dũng đưa ra thêm nhiều dẫn chứng từ Cổ Châu Phật bản hạnh, Lĩnh Nam chích quái, Lý hoặc Luận, để khẳng định thêm tính chất thuyết phục ở nhận định của Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam về vấn đề đạo Phật thời kỳ Chử Đồng Tử là Phật giáo tín ngưỡng, tin tưởng vào quyền năng, thần thông linh dị [28, tr. 72-77]… Những nhận định trên giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát cũng như những định hướng sơ bộ về những khía cạnh của tư tưởng Phật giáo trong nhóm truyện mà đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, hàng loạt những bài nghiên cứu của nhiều tác giả đã góp phần soi rọi, lật xới vấn đề ảnh hưởng của đạo Phật đối với truyện Tấm Cám mà Đinh Gia Khánh đã khơi nguồn từ ba bốn mươi năm trước: Cảm quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Hữu Sơn, Lại Phi Hùng - 1994), Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám (Phạm Xuân Nguyên - 1994), Mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các nước Đông Nam Á qua truyện Tấm Cám (Nguyễn Tấn Đắc - 1996), Thử phân tích vài biểu hiện của đặc điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Nam (Phạm Hải Triều - 1996),... Mặc dù việc nhìn nhận ảnh hưởng của đạo Phật trong truyện Tấm Cám vẫn chưa ngã ngũ nhưng các tác giả đã đưa lại những tham chiếu từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện: văn học, văn hoá, lịch sử, tôn giáo.v.v..có tác dụng gợi mở nhiều cánh cửa để tham sát vấn đề. Đây là những tài liệu tham khảo liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn khi khảo sát các típ truyện tiêu biểu trong truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của khu vực Đông Nam Á. Dù vậy, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở một típ truyện mà chưa mở rộng phạm vi khảo sát trên diện rộng các típ truyện mang màu sắc đạo Phật của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cũng xuất phát từ những chiêm nghiệm cùng những phân tích khá lý thú và độc đáo của tác giả Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam khi bàn về quan hệ kép, quan hệ song tồn và chuyển hoá của hai trục chính-tà trong truyện cổ tích có liên quan đến Phật giáo, Lê Tiến Dũng mở sang cánh cửa tiếp cận trên bình diện nhân vật. Tác giả khái quát một đặc điểm của nhân vật trong truyện cổ mang màu sắc Phật giáo là “tính cách có thay đổi chứ không bất biến như đa số các trường hợp. Nhưng sự thay đổi này không diễn ra như một quá trình như tự sự hiện đại mà mang tính đột biến, do ý đồ chủ quan của người kể nhằm phục vụ “mưu toan” định sẵn ngay từ đầu.” [29]. Đây là gợi ý quan trọng cho việc khảo sát đặc điểm nhân vật của nhóm truyện cổ mang màu sắc Phật giáo. Không ít công trình nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam dưới góc độ nhân vật. Trong đó, đáng lưu ý là nhân vật Bụt. Về nhân vật này, nhìn chung lớp những người nghiên cứu về sau vẫn không có ý kiến biện chính lại những quan niệm trước đây mà vẫn cho Bụt là nhân vật đóng vai trò phân biệt đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, hay giúp đỡ người lành, là sự hoá thân, sự hiện thực hoá cái thiêng liêng của sự sống, cái đẹp và cái thiện1. Như vậy, các tác giả chỉ dừng lại ở việc xếp nhân vật Bụt vào nhóm nhân vật trợ thủ, chưa chỉ ra sự khác biệt xoay quanh nhân vật này trong truyện cổ Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Gần với hướng khai thác đề tài luận văn là công trình “Cảm quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Hữu Sơn - Lại Phi Hùng [116] và luận văn cao học “Truyện dân gian Việt Nam về Phật giáo nhìn từ góc độ loại hình” của Đỗ Văn Đăng [38]. Trong công trình của mình, Nguyễn Hữu Sơn và Lại Phi Hùng lấy Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 200 truyện làm cơ sở khảo sát và đã thống kê được 29/200 truyện có liên quan xa gần đến cảm quan Phật giáo. Trong đó, 18 truyện thể hiện ở cấp độ yếu tố, thành phần; 11 truyện hoàn chỉnh hơn về nội dung, cốt truyện và nhân vật. Hai tác giả đã chỉ ra được 6 biểu hiện của cảm quan Phật giáo trong các truyện cổ tích khảo sát có thể hiện trên các cấp độ yếu tố, chi tiết, nhân vật,… Đặc biệt, công trình đưa lại một nhận định thú vị về kiểu dạng cốt truyện của nhóm đối tượng khảo sát: “Các truyện mang cảm quan Phật giáo hoàn toàn chỉ xuất hiện đậm đặc ở truyện về nguồn gốc sự vật…”. Các tác giả khẳng định “màu sắc cảm quan Phật giáo thường gắn bó chặt chẽ với nguồn gốc nguyên mẫu, giải thích nguồn gốc sự vật và cuộc đời các danh nhân có uy vọng trong đời sống tâm linh quần chúng.” [116, tr. 54-55]. Tiếc rằng các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ nhận định khái quát, không phân tích cụ thể kiểu dạng đặc thù của hình thức kể chuyện sự tích để làm sáng tỏ tính chất vừa mâu thuẫn vừa thống nhất của xu hướng thiêng hoá và thế tục hoá của truyện cổ mang màu sắc đạo Phật. Luận văn thạc sĩ của học viên Đỗ Văn Đăng nghiên cứu khá tỉ mỉ về nhóm truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của nước ta. Sau khi phân chia đối tượng khảo sát thành ba loại: Phật thoại, những truyện ảnh hưởng của Phật giáo và những truyện có mối giao thoa với kinh điển, điển tích Phật giáo, tác giả đã phác hoạ kiểu dạng cấu tạo cốt kiểu truyện chính: kiểu Phật thoại dân gian thoát thai từ truyện tích nhà chùa và kiểu Phật thoại xây dựng từ típ truyện dân gian. Kế đến, tác giả khảo sát 17 mô típ đặc trưng của nhóm truyện này. Tác giả cũng tiến hành nghiên cứu khá kỹ loại hình nhân vật Phật giáo. Đặc biệt, người viết dành hẳn một chương để bước đầu so sánh khái quát kiểu truyện dân gian 1 Xem Hồ Liên [81], Lê Phong [105], Nguyễn Hữu Sơn, Lại Phi Hùng [116], Việt Nam mang màu sắc Phật giáo và kiểu truyện cùng loại của một số nước trong khu vực. Công trình này mang lại những đóng góp đáng trân trọng và là nguồn tư liệu tham khảo thực sự bổ ích cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài của luận văn. Tuy nhiên, cần