Luận văn Vài nét về văn học so sánh và ứng dụng vào tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cây khế của Việt Nam và truyện xúc ca tố và xúc ca tá của Lào

Trên thế giới hiện nay thuật ngữ văn học so sánh đã trở nên rất quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học.Tuy nhiên ở nước ta hiện nay bộ môn văn học so sánh vẫn chưa trở thành 1 môn chính thức ở khoa văn các trường đại học. Có thể nói việc tìm hiểu và xây dựng bộ môn văn học so sánh vẫn còn là một vấn dề thời sự.Tôi hi vọng dù chỉ trong phạm vi một bài tiểu luận nhưng cũng đưa ra được cái nhìn đứng đắn chính xác về văn học so sánh qua liên hệ với một tác phẩm cụ thể. Hơn nữa như chúng ta đã biết văn học dân gian co một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và trong nền văn học của mỗi dân tộc trên thế giới.Văn học dân gian tồn tại song song và cung cấp chất liệu cho văn học viết.Văn học dân gian nảy sinh từ cuộc sống lao động và đấu tranh của mỗi dân tộc. Nó thể hiện những tình cảm cao quí và đẹp đẽ của người dân, đó là tình cảm của con người với thiên nhiên đát nước, tình cảm của con người với con người trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Tình cảm đó được thể hiện qua rát nhiều thể loại: Tiểu thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, sử thi Nếu như trong sáng tác văn học người ta tối kị sự lặp lại sự bắt chước những lối mòn thì trong văn học dân gian đó lại là hiện tượng phổ biến làm nên một đặc trưng độc đáo, một phương thức sáng tác đặc thù mang tính loại hình. Sự lặp lại, tương đồng hay bắt chước không phải chỉ ở một dân tộc,một quốc gia riêng mà nhiều khi còn có tính toàn cầu,đối với cả các dân tộc rất xa nhau khó có sự giao lưu về các yếu tố: Nhân vật, cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm, số phận nhân vật, tư tưởng chủ đề Chẳng hạn Ông Ngâu Bà Ngâu (Việt Nam)-Ngưu Lang Chức nữ ( Trung Quốc )-Kyonu Chiknio (Triều Tiên), Tấm Cám (Việt Nam)-Cô bé lọ lem (Pháp). Nét đặc trưng này được thể hiện rõ nhất ở thể loại truyện cổ tích. Như chúng ta đẵ biết truyện cổ tích được phân chia làm ba loại:Truyện cổ tích về loài vật ( thường giới thiệu đặc điểm các loài vật và mối quan hệ của các con vật với nhau);Truyện cổ tích về những người thấp cổ bé họng trong xã hội: Người đi ở, mồ côi, con riêng ;Truyện kể về các dũng sĩ, các nhân vật thông minh tài giỏi hay những nhân vật ngốc nghếch. Truyện cố tích Cây khế của Việt Nam và “ Xúc Ca Tố và Xúc Ca Tá” của Lào thuộc thể truyện thứ hai, viết về cuộc đời của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về môtíp người mồ côi trong truyện cổ tích như : “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám” của Đinh Gia Khánh ( Hà Nội NXBVH- 1968) ; “ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” ( Nguyễn Đổng Chi, NXBKHXH,1987,1957 ). Đề cập đến vấn đề này các nhà nghiên cứu đã ít nhiều sử dụng phương pháp so sánh nhưng mới chỉ tìm hiểu truyện cổ tích nói chung và một số tác phẩm nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức được học bộ môn văn học so sánh cũng như nhận thức được tầm quan trong của mảng kiến thức văn học dân gian trong văn học lớp 10 liên quan dến việc giảng dạy văn học cấp ba của tôi nên tôi chọn dề tài này cho bài tiểu luận của mình.

doc24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vài nét về văn học so sánh và ứng dụng vào tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cây khế của Việt Nam và truyện xúc ca tố và xúc ca tá của Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ---------------  BÀI TẬP TIỂU LUẬN LÝ LUẬN VĂN HỌC SO SÁNH VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ ỨNG DỤNG VÀO TÌM HIỂU NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRUYỆN CÂY KHẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUYỆN XÚC CA TỐ VÀ XÚC CA TÁ CỦA LÀO Học viên : Trần Thị Thanh Huyền Lớp : Cao học Văn học K50 Hà Nội -2006 PHẦN MỞ DẦU Trên thế giới hiện nay thuật ngữ văn học so sánh đã trở nên rất quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học.Tuy nhiên ở nước ta hiện nay bộ môn văn học so sánh vẫn chưa trở thành 1 môn chính thức ở khoa văn các trường đại học. Có thể nói việc tìm hiểu và xây dựng bộ môn văn học so sánh vẫn còn là một vấn dề thời sự.Tôi hi vọng dù chỉ trong phạm vi một bài tiểu luận nhưng cũng đưa ra được cái nhìn đứng đắn chính xác về văn học so sánh qua liên hệ với một tác phẩm cụ thể. Hơn nữa như chúng ta đã biết văn học dân gian co một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và trong nền văn học của mỗi dân tộc trên thế giới.Văn học dân gian tồn tại song song và cung cấp chất liệu cho văn học viết.Văn học dân gian nảy sinh từ cuộc sống lao động và đấu tranh của mỗi dân tộc. Nó thể hiện những tình cảm cao quí và đẹp đẽ của người dân, đó là tình cảm của con người với thiên nhiên đát nước, tình cảm của con người với con người trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Tình cảm đó được thể hiện qua rát nhiều thể loại: Tiểu thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, sử thi…Nếu như trong sáng tác văn học người ta tối kị sự lặp lại sự bắt chước những lối mòn… thì trong văn học dân gian đó lại là hiện tượng phổ biến làm nên một đặc trưng độc đáo, một phương thức sáng tác đặc thù mang tính loại hình. Sự lặp lại, tương đồng hay bắt chước không phải chỉ ở một dân tộc,một quốc gia riêng mà nhiều khi còn có tính toàn cầu,đối với cả các dân tộc rất xa nhau khó có sự giao lưu về các yếu tố: Nhân vật, cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm, số phận nhân vật, tư tưởng chủ đề…Chẳng hạn Ông Ngâu Bà Ngâu (Việt Nam)-Ngưu Lang Chức nữ ( Trung Quốc )-Kyonu Chiknio (Triều Tiên), Tấm Cám (Việt Nam)-Cô bé lọ lem (Pháp). Nét đặc trưng này được thể hiện rõ nhất ở thể loại truyện cổ tích. Như chúng ta đẵ biết truyện cổ tích được phân chia làm ba loại:Truyện cổ tích về loài vật ( thường giới thiệu đặc điểm các loài vật và mối quan hệ của các con vật với nhau);Truyện cổ tích về những người thấp cổ bé họng trong xã hội: Người đi ở, mồ côi, con riêng…;Truyện kể về các dũng sĩ, các nhân vật thông minh tài giỏi hay những nhân vật ngốc nghếch. Truyện cố tích Cây khế của Việt Nam và “ Xúc Ca Tố và Xúc Ca Tá” của Lào thuộc thể truyện thứ hai, viết về cuộc đời của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về môtíp người mồ côi trong truyện cổ tích như : “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám” của Đinh Gia Khánh ( Hà Nội NXBVH- 1968) ; “ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” ( Nguyễn Đổng Chi, NXBKHXH,1987,1957 ). Đề cập đến vấn đề này các nhà nghiên cứu đã ít nhiều sử dụng phương pháp so sánh nhưng mới chỉ tìm hiểu truyện cổ tích nói chung và một số tác phẩm nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức được học bộ môn văn học so sánh cũng như nhận thức được tầm quan trong của mảng kiến thức văn học dân gian trong văn học lớp 10 liên quan dến việc giảng dạy văn học cấp ba của tôi nên tôi chọn dề tài này cho bài tiểu luận của mình. Sự so sánh, đối chiếu hai tác phẩm không nhằm mục đích xác định tác phẩm nào có giá trị hơn mà để tìm hiểu so sánh, phân tích về: Nhân vật, kết cấu, cốt truyện, chủ đề tư tưởng…để thấy được nét tương đồng, dị biệt cơ bản trong truyện cổ tích Việt & Lào cũng như nguyên nhân của những điểm dị biệt và tương đồng đó. PHẦN NỘI DUNG I. Vài nét về văn học so sánh. Trước hết ta phải hiểu văn học so sánh là gì? Nó là một bộ môn hay là một phương pháp? Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp. Trong cuộc sống hàng ngày so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ. Còn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tức là ban đầu nó chỉ là một phương pháp nghiên cứu văn học, được gọi là phương pháp so sánh. Đến thế kỉ XIX, nó được coi là một bộ môn văn học sử được tiến hành theo phương thức so sánh. Là một bộ môn văn học sử nghiên cứu sự phát triển của văn học nhân loại qua những mốc lịch sử từ đó vẽ ra bức tranh phát triển về mặt lịch đại, đồng đại và chỉ ra quy luật phát triển của văn học, nghiên cứu những đặc điểm chung nhất của văn học nhân loại. Khái niệm “văn học so sánh” gần gũi tuy nhiên không đồng nhất với “văn học thế giới”. Một nhà mĩ học người Rumani ( J.Vianu) đă quan niệm “ văn học thế giới” không phái là tổng số các nền văn học dân tộc. Lịch sử văn học thể giới lựa chọn trong khối lượng đồ sộ các sự kiện của các nền văn học dân tộc để chỉ giữ lại những sự kiện có tầm quan trọng quốc tế trong văn học thế giới và những sự kiện mà với tư cách là người phát, người truyền đạt hoặc người tiếp nhận sự ảnh hưởng, chúng đã đóng một vai trò trong việc hình thành các trào lưu của văn học thế giới. Như vậy là văn học thế giới chỉ quan tâm tới cái quốc tế ( tương ứng với cái chung trong phạm trù cái chung trong triết học). Giữa văn học thế giới với văn học so sánh có những chỗ giống nhau: phát huy những giá trị tiến bộ chung của các nước khác nhau nhưng văn học so sánh còn có thêm một mục đích cơ bản nữa là chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc. Nó là cầu nối văn học sử dân tộc và văn học thế giới. Với sự ra đời “ Tạp chí lịch sử văn học so sánh” ( 1886) đã khẳng định sự ra đời của bộ môn văn học so sánh. Ngày nay Văn học so sánh ngày càng được xác định là bộ môn khoa học cần thiết nhằm phục vụ trước hết cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới với hai mục đích cơ bản: xác định tính khái quát khách quan của văn học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc. Bộ môn văn học so sánh đã đề cập trọn vẹn đến một cặp phạm trù: cái chung – cái riêng. xét về mặt triết học thì cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù. Tuy nhiên điều phân biệt này chưa quan trọng, quan trọng là phải thấy được sự chuyển hoá lẫn nhau giữa cái đặc thù và cái chung, trong văn học so sánh cũng vậy, phải biết cái đặc thù dân tộc và cái quốc tế là một việc làm cần thiết nhưng tuyệt đối không được coi là mục đích tự thân. Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh trước hết là các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học . Mới đầu các nhà so sánh luận ở Châu Âu ( thế kỉ XIX) thường sử dụng phương pháp thực chứng. Họ tiến hành đối chiếu văn bản ,để tìm ra những điểm giống nhau về các mặt: tư tưởng, đề tài, phong cách ,kĩ thuật xây dựng tác phẩm…để xác định các hiện tượng giao lưu văn học một cách thuần tuý thực chứng, thuần tuý sự kiện. Họ không chú ý đến các sự kiện khách quan và chủ quan cụ thể của nhân tố tiếp nhận sự ảnh hưởng, cũng như không phân biệt hiện tượng bị ảnh hưởng thụ động với hiện tượng vay mượn chủ động. Đến cuối những năm 60, sự tiến bộ của văn học so sánh được đánh dấu bằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chuyên gia so sánh XHCN và phương Tây, chủ trương mở rộng phạm vi nghiên cứu văn học so sánh ra cả về mặt không gian, thời gian. Văn học so sánh không chỉ nghiên cứu các quan hệ văn học quốc tế trực tiếp mà còn đề cập đến cả những điểm giống nhau về loại hình giữa các nền văn học do đặc điểm lịch sử xã hội giống nhau đẻ ra, chứ không phải do ảnh hưởng giữa chúng với nhau. Các công trình nghiên cứu hiện tượng tương đồng đã cho chúng ta thấy rằng co hai loại hiện tượng tương đồng: tương đồng lịch sử bao gồm hiện tượng tương đồng cùng thời, tương đồng kế tiếp và tương đồng phi lịch sử. Loại tương đồng lịch sử là tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như các trào lưu thời Phục hưng, cổ điển… ở Châu Âu và phương Tây. Còn loại hình tương đồng phi lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về không gian và thời gian. Qua việc nghiên cứu sự giống nhau phi lịch sử này các nhà nghiên cứu so sánh sẽ cung cấp tư liệu cho các nhà lí luận văn học để họ rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng về qui luật phát triển chung của văn học. Đồng thời việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng phi lịch sử cũng làm sáng tỏ sự phát sinh, phát triển của một thể loại, một loại hình văn học cụ thể qua đó góp cho các nhà lí luận văn học rút ra những kết luận về thể loại hay loại hình học. Việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học cũng cung cấp tư liệu và gợi ý hướng dẫn cho các nhà viết sử văn học dân tộc, cho các nhà phê bình và lí luận để họ khái quát nên những nhận xét và luận điểm về các vấn đề văn học sử dân tộc hoặc lí luận văn học. Dựa vào kết quả nghiên cứu của văn học so sánh, các nhà phê bình và lí luận sẽ có những đánh giá chính xác hơn, tránh sa vào quan điểm phiến diện sôvanh. cũng như tránh sa vào lôí phê bình thuần tuý xa rời thực tế. Đối tượng nghiên cứu thứ ba của văn học so sánh là các điểm khác biệt độc lập. Việc so sánh các điểm khác biệt, độc lập không phải là mục đích tự thân, không phải chỉ để chứng minh đơn thuần cái này khác cái kia mà nó nhằm phục vụ những mục tiêu rất cụ thể của nhà nghiên cứu. đối tượng này là đối tượng bổ sung cho hai đối tượng đầu làm cho văn học so sánh trở thành bộ môn hoàn chỉnh và hữu hiệu. CHƯƠNG I: SƠ KHẢO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ). I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GỮA “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”. Trong văn xuôi Việt Nam thời Trung đại, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm có giá trị lớn. Tác phẩm đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà phê bình trên nhiều khía cạnh, phương diện. Đã có nhiều công trình khám phá các vấn đề chính các tác phẩm như: Số phận người phụ nữ về những motip dân gian,… Vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của lí luận văn học so sánh, các nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu “Truyền kì mạn lục” trong mối quan hệ với các tác phẩm khác, đặc biệt lưu tâm tới sự gần gũi giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu. Ngay từ khi tác phẩm mới ra đời, ác học giả thời trung đại đã ý thức được sự tương đồng ở một mức độ nào đó giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”. Trong lời tựa “Truyền kì mạn lục” viết năm Vĩnh Định sở niên (1547), Hà Thiện Hán khẳng định: “Xem văn từ của sách thấy không ra khỏi yêu giận của Tông Cát? Lê Quý Đôn trong “Văn nghệ chí” phần truyền kỳ ở “Đại Việt thông sử” cũng cho rằng: “Về đại thể phỏng theo tập Tiễn đăng của nhà nho đờiNguyễn”. Lời ghi của Phan Huy Chú trong “Văn tịch chí” cũng thống nhắt với các ý kiến trên phê rằng “Sách “Truyền kì mạn lục” đại lược bắt chước (hiệu) cuốn “Tiễn đăng tân thoại” của nhà Nho đời nhưng”. Mặc dù chỉ ra Nguyễn Dữ “phỏng theo” “bắt chước” “Tiễn đăng tân thoại” nhưng các học giả thời trung đại không có ý coi trm là tác phẩm sao chép, cảibiên, càng không phải là cái bóng của nguyên mẫu. Họ đánh giá cao sức sáng tạo của Nguyễn Dữ, coi tác phẩm là “trứ tác” đặc sắc (Lê Quý Đôn) và là ông “thiện cổ kì bút” (Vũ Phương Đề). Sau này, các nhà nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” ở nhiều khía cạnh, phương diện và họ đều khẳng định sự sáng tạo, phát triển trong thể loại của Nguyễn Dữ. Trong cuốn “truyện ngắn Trung Quốc thời trung cổ” chương CừHụ và truyền kì Việt Nam tác giả K.J.Gôn-lư-ghi-na. Sau khi tiến hành so sánh kỹ lưỡng “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” đã rút ra nhận xét:”Trong các truyện của Nguyễn Dữ, phần lớn là hoạt động phát triển trên cái nền của những sự kiện lịch sử có thật ở Việt Nam. Nhiều tình tiết không về lịch sử dân tộc đã được đưa vào truyện. Do vậy, tác phẩm mang đạm tính dân tộc, (Sđd, Nxb Khoa học Moskva, 1980). Trong bài biết “Về mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại”” và “Truyền kì mạn lục” (TCVH.S3-1987) tác giả Phạm Tú Châu khẳng định “truyền kì là một sáng tác văn học thực thụ chứ không phải chỉ mới có “tính chất văn học” càng không phải là một “công trình ghi chép” như tác giả khiêm tốn tự nhận”. Nghiên cứu, học tập các quan điểm, các cách tiếp cận từ những công trình nghiên cứu đã có và tiến hành trong khuôn khổ cho phép, người viết đề xuất hướng so sánh, chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt hai truyện trong “Tiễn đăng tân thoại” (mẫu đơn đăng ký) và “Truyền kì mạn lục” (Mộc miên thụ truyện), từ đó khẳng định những sáng tạo, phát triển cũng như bản sắc dân tộc trong ngòi bút Nguyễn Dữ. II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”. 1. Tác giả: Tác giả của “Tiễn đăng tân thoại” là Cù Hựu (1347 - 1433) tiên chữ là Tông Cát. Ông sinh ravà lớn lên tại Sơn Dương, huyện Hoài An, tỉnh Giang Tô. Ông là một tác gia viết truyền kì, sáng tác thơ nổi tiếng, ông đồng thời là một học giả Cù Hựu sống vào buổi giao thời giữa nhà No và Minh …, loạn lạc liên miên, xã hội đen tối . Tác giả của “Truyền kì mạn lục” là Nguyễn Dữ quê ở xã Đoàn Lâm, Hạ Gia Phúc, Hồng Châu, nay là Thanh Miện, Hải Dương. Ông là một dòng dõi khoa hoạn đẵtngf thi đỗ và làm quan, ôm ấp lý tưởng hành đạo. Nguyễn Dữ sống vào khoảng cuối thế kỉ 15, nửa đầu thế kỷ 16. Đây là thế kỉ loạn li, rối ren, đen tối trong lịch sử Việt Nam. Nội chiến kéo dài, đất nước chìm trong cảnh nồi da xáo thịt, huynh tệ tương tàn. Mặc dù có sự khác nhau về thời đại lịch sử nhưng bối cảnh xã hội phong kiến mà Cù Hựu và Nguyễn Dữ phải sống có những nét tương đồng. Họ đều bất lực trên cuộc đời, bế tắc trong việc chọn lựa cho mình một chố đứng trong xã hội. 2. Tác phẩm: 2.1. Tên tác phẩm và vấn đề thể loại: “Tiễn đăng tân thoại” [ ] có nghĩa là: Khêu đén ghi lại những câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Trong đó chữ “thoại” (giai thoại) chỉ những câu chuyện hay, hấp dẫn do sáng tạo, hư cấu mà nên. “Truyền kì mạn lục” [ ] có những là: Ghi chép tân mạn những truyện hoang đường, kỳ ảo trong dân gian. Trong đó chữ “truyền kỳ” [ ] được dùng với những hoang đường. Cả hai tác phẩm đều được thể loại truyền kì. Truyền kì [ ] là một thể loại văn học bắt nguồn từ Trung Quốc, ở Trung Quốc hai từ này chỉ những chuyện hoang đường không có thật được hiểu với nghĩa mỉa mai châm biếm; Thời kì không nằm trong kho “văn” và bị xếp vào “ngoại thư”. Theo giáo sư Trân Xuân Đề, truyền kì có những là truyền thuyết đồng nghĩa với chữ chí (ghi chép). Kỳ là kỳ quái, kỳ dị. Thời kỳ là truyền bá những câu chuyện kỳ quái, sau này, nó trở thành mộtthể loại văn học. 2.2. Thời gian ra đời và kết cấu: “Tiễn đăng tân thoại” viết năm thứ 11 niên hiệu Hồng Vĩ đời Minh (1378), 3 năm sau (1381) mới được in. tác phẩm gần 4 quyền, mỗi quyển gồm 5 truyện. Ngoài ra còn có 2 truyện phụ lục. “Truyền kì mạn lục” ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 16. tác phẩm cũng gần 4 quyển, mỗi quyển có 5 truyện. Gần đây, GS Nguyễn Đình Na đã tìm thấy cho 2 truyện phụ lục bị thất lạc của tác phẩm. Đây là việc làm có ý nghĩa nhưng rất lớn đối với việc nghiên cứu “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”. Nhưvậy, 2 tác phẩm hoàn toàn giống nhau về mặt kết cấu. 2.3. Chủ đề: “Tiễn đăng tân thoại”: tập truyện hầu hết là các truyện tình đậm hương son phấn và truyện quái dị của quỷ thần. Qua đó, tác giả phần nào những hiện thực xã hội đương thời cũng hoặc nói lên nguyện vọng của kẻ sĩ của người dân. “Truyền kì mạn lục” bên trong cái vẻ hoang đường kì ảo, tác phẩm là cả một nội dung xã hội phong phú đa dạng, một khunh hướng sáng tạo đậm đà tư tưởng nhà văn. *Bước đầu tìm hiểu những nét chung, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng giữa 2 tác phẩm. Song với hai tác giả, hai thời đại, hai thời kỳ địa hướng khác nhau, hai tác phẩm có nhiều nét khu biệt đáng chú ý. Vậy mối quan hệ tương đồng và dị biệt này thể hiện như thế nào trong các truyện cụ thể của hai tác phẩm. CHƯƠNG II: NHỮNG KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ TRONG “ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” “Truyền kì mạn lục” qua so sánh “Mẫu đơn đăng ký” và “Mộc miên thụ truyện”. “Mẫu đơn đăng ký”: truyện về cây đèn mẫu đơn là truyện T9 thuộc quyển 2 của “Tiễn đăng tân thoại” “Mộc miên thụ truyện”: truyện cậy gạo là truyện T3 thuộc g1 của “Truyền kì mạn lục” . I. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN”: NHỮNG KẾ THỪA: Tìm hiểu những kế thừa của Nguyễn Dữ chính là việc so sánh, rút ra những điểm tương đồng giữa (a) và (B). Người viết tiến hành so sánh trên các phương diện: 1. Motipe người lấy vợ ma. Đây là môtype thườgn thấy trong truyện truyền kì. Motype này tạo ra không khí ma quái, rùng rợn trong tác phẩm. Motype này có ý nghĩa khác nhau với motype người lấy vật ở tct. 2. Cốt truyện, kết cấu. Cả hai tác phẩm đều cùng có một cốt truyện, một kiểu kết cấu. (A) và (B) đều viết về số phận bi thảm của người phụ nữ. Họ là những cô gái chết trẻ (oan hồn của họ không siêu thoát mà vẫn còn quyến luyến trần gian. Họ quyến rũ những chàng trai ham mê sắc dục, sau đó cùng nhau tác oai tác quái và bị đạo nhân trừ diệt. Viết về số phận bi thảm của người phụ nữ không phảichỉ lúc còn sống, hai tác phẩm dựng lại chút hạnh phúc trần gian mà họ cố níu kéo sau khi đã chết. Nhưng niềmhạnh phúc ấy chẳng kéo dài bao lâu, ho còn bị trừng phạt bi thảm hơn gấp nhiều lần. (A) và (B) đều có cùng một cách kết thúc, một cách mở đầu. (A) mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật Trình Trung Ngộ và cuộc gặp gỡ giữa chàng với nàng Nhị Khanh (B) cũng dành giới thiệu thân thếKiều Sinh và cuộc gặp gỡ với Lệ Khanh ở phầnđầu tác phẩm. Kết thúc của cả 2 tác phẩm là sự trừng phạt đối với những hồnma và sự bí ẩn ra đi không để lại tung tích của vị đạo sĩ. 3. Không gian - thời gian: Không gian trong cả hai tác phẩm đều vắng vẻ, hiu quạnh, có phần ma quái. Tính chất ma quái thể hiện rõ nhất khi các tác giả miêu tả “nhà” của các hồn ma. “nhà” của Lệ Khanh là “chùa giữa Hồ Tây, đến tận cùng hành lang thì thấy một gian buồng tối trong buồng đặtquan tài”. Hình ảnh ngôi chùa vắng vẻ, hiu quạnh giữa hồ được nhắc tới 3 lần trong “Chiếc đèn mẫu đơn”, “Nhà” của Nhị Khanh là một nơi thuộc “Đông Thôn “Chung quanh có bức tường rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn một vài khóm lau khô, trong có túp lêu gianh nhỏ lụp xụp”, “thấy ở gian bên phía tả kê một chiếc giườngmây nhỏ, trên giường có một cỗ áo quan…” Ở đây, người viết nhận thấy chi tiét Nhị Khanh “chét đã nửa năm, hận quàn ở ngoài đồng ngày bên cạnh làng”. Không phù hợp với phong tục vủa người Việt Nam. Phải chăng đây là chi tiết Nguyễn Dữ học tập nguyên mẫu từ tác phẩm của Cù Hựu?. Thời gian trong hai tác phẩm chủ yếu là nửa đêm, là những đêm tối trời. Điều này rất phù hợp với quan niệm của người phương đông. Nửa đêm là lúc ma quỷcó thể hiện hình phần của 2 câu chuyện mà mô tả hầu hết những dị biệt của 2 câu chuyện bị bao phủ bởi bóng đêm là dụng ý của các tác giả: để nhằm phát triển thệ tích chất kỳ ảo, ma quái trong tác phẩm. Từ nhận thức về không gian và thời gian nhưvậy, người viết có liên tưởng tới không khí thời đại mà các tác giả phải sống tăm tối tăm triền miên, nghe đâu đó tiếng kêu rên của chết chóc, loạn li, chiến tranh. 4. Tương quan hệ thống nhân vật. “Chiếc đèn mẫu đơn” gồm có những nhân vật chính: -Kiều sinh: “nhà ở dưới núi Trấn Minh, mới goá vợ”. -Lệ Khanh: chết khi mới k17 tuổi. -Kim Liên: Là a hoàn làm bằng đồ mã, tay xách đèn mẫu đơn. -Vị đạo nhân ở ẩn trên núi xuống giúp nhân dân trừ yêu ma rồi bí mật một cách bí ẩn. “Chuyện cây gạo” gồm có những mặt chính. -Tình Trung Ngộ: “là chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng Nam buôn bán” -Nhị Khanh: Người chết khi mới 20 tuổi. -Vị đạo nhân: từ nơi xa đến giúp nhân dân trừ yêu ma rồi biến mất một cách bí ẩn. Như vậy hệ thống mật ở 2 truyện tương tự nhau. Hơn nữa, ở từng cặp nhân vật cũng có nhiều nét tương đồng: -Kiều Sinh (người đến ở nhờ) và Tình Trung Ngộ (gặp gỡ giữa đường) không phải là những cái tên cụ thể. Tên ấy với nghĩa ây chỉ nói lên hoàn cảnh gặp gỡ của họ với những cô gái trong truyện Kiều Sinh và Tình Trung Ngộ đều là những người ít học, không a
Tài liệu liên quan