Luận văn Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - Dịch vụ và xuất nhập khẩu

Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định như: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Nên tự làm hay mua các bộ phận, các linh kiện phụ tùng? Định giá sản phẩm ra sao? Sử dụng các kênh phân phối như thế nào? Có nên chấp nhân các kênh đặt hàng đặc biệt hay không? . Để thành công trong việc ra quyết định, các nhà quản lý phải dựa vào các thông tin thích hợp cho từng tình hình huống ra quyết định. Hệ thống thông tin mà các nhà quản lý thu thập được trong hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các thông tin bên ngoài và thông tin bên trong nội bộ quản lý (thông tin từ các bộ phan của doanh nghiệp, thông tin cung cấp từ các bộ phận quản lý, từ các nhà quản trị.) Trong đó có một loại thông tin giữ vai trò khá quan trọng cho các nhà quản lý về chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là gi? Nó giữ vai trò như thế nào trong công tác quản lý nói chung và ra quyết định nói riêng? Chi phí bao gồm những loại nào? Quá trình phân tích chi phí diễn ra như thế nào? Với những điều kiện gì? Các nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định lấy từ đâu và lấy như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được làm rõ. Mặt khác, để giúp các nhà quản lý có đầy đủ chứng cứ hợp lý và hợp pháp nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về thông tin nhất là về thông tin trong nội bộ doanh nghiệp một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu quản lý ngày 16/01/2006 Bộ Tài Chính đã ra thông tư 2581/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đây là Thông tư đầu tiên có tính pháp quy về áp dụng kế toán quản trị. Vì vậy nó là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý tổ chức thu thập, sử dụng thông tin một cách tốt nhất hiệu quả nhất. Đây là những nội dung mới, việc vận dụng nó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài việc phải am hiểu về kiến thức còn đòi hỏi phải có phương pháp. Những vấn đề trên đối với các doanh nghiệp, các nhà quản lý nói chung cũng như công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu nói riêng còn rất nhiều lúng túng, hạn chế. Nhằm làm rõ hơn việc vận dụng một số thông tin trong kế toán quản trị mà trực tiếp là phân tích chi phí để làm cơ sở cho các nhà quản lý ra các quyết định ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”.

doc120 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - Dịch vụ và xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định như: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Nên tự làm hay mua các bộ phận, các linh kiện phụ tùng? Định giá sản phẩm ra sao? Sử dụng các kênh phân phối như thế nào? Có nên chấp nhân các kênh đặt hàng đặc biệt hay không? ... Để thành công trong việc ra quyết định, các nhà quản lý phải dựa vào các thông tin thích hợp cho từng tình hình huống ra quyết định. Hệ thống thông tin mà các nhà quản lý thu thập được trong hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các thông tin bên ngoài và thông tin bên trong nội bộ quản lý (thông tin từ các bộ phan của doanh nghiệp, thông tin cung cấp từ các bộ phận quản lý, từ các nhà quản trị...) Trong đó có một loại thông tin giữ vai trò khá quan trọng cho các nhà quản lý về chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là gi? Nó giữ vai trò như thế nào trong công tác quản lý nói chung và ra quyết định nói riêng? Chi phí bao gồm những loại nào? Quá trình phân tích chi phí diễn ra như thế nào? Với những điều kiện gì? Các nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định lấy từ đâu và lấy như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được làm rõ. Mặt khác, để giúp các nhà quản lý có đầy đủ chứng cứ hợp lý và hợp pháp nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về thông tin nhất là về thông tin trong nội bộ doanh nghiệp một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu quản lý ngày 16/01/2006 Bộ Tài Chính đã ra thông tư 2581/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đây là Thông tư đầu tiên có tính pháp quy về áp dụng kế toán quản trị. Vì vậy nó là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý tổ chức thu thập, sử dụng thông tin một cách tốt nhất hiệu quả nhất. Đây là những nội dung mới, việc vận dụng nó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài việc phải am hiểu về kiến thức còn đòi hỏi phải có phương pháp... Những vấn đề trên đối với các doanh nghiệp, các nhà quản lý nói chung cũng như công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu nói riêng còn rất nhiều lúng túng, hạn chế. Nhằm làm rõ hơn việc vận dụng một số thông tin trong kế toán quản trị mà trực tiếp là phân tích chi phí để làm cơ sở cho các nhà quản lý ra các quyết định ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, phân tích các chi phí theo mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận trong doanh nghiệp để vận dụng cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận về chi phí và các nội dung cơ bản khi ra quyết định ngắn hạn. - Phân tích một số nội dung cơ bản theo mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của chi phí có liên quan đến việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của công ty. - Vận dụng việc phân tích chi phí trên để ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn, đúng hướng có hiệu quả cao cho “Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại chi phí của công ty. - Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp kế toán quản trị để phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và vận dụng kết quả phân tích đó để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí 2.1.1. Khái niệm Chi phí là giá trị một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục tiêu nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả đó có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng... hoặc không có dạng vật chất như: kiến thức, dịch vụ... 2.1.2. Đặc điểm của chi phí Chi phí có đặc điểm sau: - Chi phí là thước đo để đo lường mức tiêu hao của các nguồn lực. - Chi phí được Bảng hiện bằng tiền. - Chi phí có quan hệ đến mục đích. 2.2. Phân loại chi phí 2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu Theo tiêu thức này, chi phí của doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau: a. Chi phí nhân công Bao gồm: - Các khoản tiền lương phải trả cho người lao động. - Các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. b. Chi phí nguyên vật liệu Bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Chi phí công cụ dụng cụ Bao gồm giá mua và chi phí mua tất cả các công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. d. Chi phí khấu hao tài sản cố định Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. e. Chi phí dịch vụ mua ngoài Bao gồm giá phí gắn liền với các dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như dịch vụ điện nước, bảo hiểm tài sản, thuê nhà xưởng .... f. Chi phí bằng tiền Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền mà doanh nghiệp thường hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí trong kỳ. 2.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí a. Khái niệm: - Ứng xử chi phí: ứng xử của chi phí là chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mức độ hoạt động. - Mức độ hoạt động: mức độ hoạt động là số lượng hàng hoá bán ra, số lượng sản phẩm sản xuất ra, doanh thu tiêu thụ. b. Căn cứ để phân loại: Căn cứ vào mối quan hệ của sự biến đổi chi phí và sự biến đổi của mức độ hoạt động. Dựa vào cách ứng xử của chi phí theo sự biến đổi của mức độ hoạt động, chi phí của tổ chức được phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. c. Chi phí biến đổi (gọi tắt là biến phí) Biến phí là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi. Quan hệ giữa biến phí và mức độ hoạt động thường là quan hệ tỷ lệ thuận, quan hệ tuyến tính. Biến phí được trình bày bằng phương trình sau: yb = ax yb: Biến phí a: Biến phí đơn vị x: mức độ hoạt động Có hai loại biến phí: + Biến phí thực thụ: biến phí thực thụ là chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động. + Biến phí cấp bậc: biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều. d. Chi phí cố định (gọi tắt là định phí) Định phí là chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong 1 phạm vi (hoặc thay đổi nhưng không tỷ lệ với mức độ hoạt động thay đổi). Không nên quan niệm là định phí sẽ luôn cố định, mà nó có thể tăng giảm trong tương lai, tuy không ảnh hưởng bởi tăng giảm mức hoạt động. Có hai loại định phí: Định phí bắt buộc: Định phí bắt buộc là chi phí liên quan đến máy móc thiết bị, cấu trúc tổ chức. Đặc điểm của định phí bắt buộc: Có bản chất lâu dài. Không thể giảm đến không (0). Yêu cầu quản lý: Phải thận trọng khi quyết định đầu tư. Tăng cường sử dụng những phương tiện hiện có. Định phí không bắt buộc: Định phí không bắt buộc là chi phí liên quan đến nhu cầu từng kỳ kế toán. Đặc điểm của định phí không bắt buộc: kế hoạch cho định phí không bắt buộc là kế hoạch ngắn hạn. Có thể cắt giảm khi cần thiết. Yêu cầu quản lý: Phải xem xét lại mức chi tiêu cho mỗi kỳ kế hoạch. Định phí được trình bày bằng phương trình yđ = b yđ: định phí b: hằng số e. Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí gồm có hai yếu tố định phí và biến phí Chi phí hỗn hợp được trình bày bằng phương trình: y = ax + b y: chi phí hỗn hợp a: biến phí đơn vị hoạt động x: số lượng đơn vị hoạt động b: tổng biến phí Phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí (phương pháp cực đại - cực tiểu) Thống kê chi phí ở từng mức hoạt động. Xác định biến phí 1 đơn vị hoạt động: a = Chênh lệch chi phí của mức hoạt động cao nhất và thấp nhất Chênh lệch số lượng hoạt động cao nhất và thấp nhất b = chi phí của mức hoạt động cao nhất - (a * số lượng hoạt động cao nhất) hoặc b = chi phí của mức hoạt động thấp nhất - (a * số lượng hoạt động thấp nhất) g. Công dụng: - Cung cấp thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí. - Nghiên cứu quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích điểm hoà vốn đề ra các quyết định kinh doanh. - Cung cấp thông tin để kiểm soát hiệu quả kinh doanh - lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng hiệu số gộp. Chi phí CP hỗn hợp Biếnphí Định phí BP thực thụ BP cấp bậc ĐP bắt buộc ĐP không bắt buộc Biếnphí Địnhphí Sơ đồ 2.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - Trong hệ thống kiểm tra quản lý ở các cấp chủ yếu tập trung vào những chi phí có thể kiểm soát ở cấp quản lý thấp và trung gian. - Công dụng: cung cấp thông tin để đánh giá thành quả người quản lý. 2.2.3. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. 2.2.3.1. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được phân loại thành ba khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 2.2.3.2. Chi phí ngoài sản xuất Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí ở ngoài khâu sản xuất. Các chi phí này gọi là chi phí ngoài sản xuất, bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bán hàng, hoa hồng bán hàng. - Chi phí quản lý: Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định (văn phòng và thiết bị làm việc trong văn phòng), chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài, v.v... Tất cả mọi tổ chức (tổ chức kinh doanh hay không kinh doanh) đều có chi phí quản lý. 2.2.4. Chi phí trên các báo cáo tài chính 2.2.4.1. Trên báo cáo kết quả kinh doanh Đối với doanh nghiệp sản xuất: Giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất được tạo thành từ các chi phí sản xuất (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung) kết tinh vào sản phẩm hoàn thành nhập kho. Tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, các chi phí sản phẩm này được ghi nhận là giá vốn hàng bán, là một chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại: Giá vốn hàng bán là chi phí mua hàng hoá (bao gồm giá mua và chi phí thu mua). Hàng hoá mua vào được ghi nhận là hàng tồn kho (là chi phí sản phẩm). Khi hàng hoá được tiêu thụ, chi phí này được ghi nhận là giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp dịch vụ: Tất cả các chi phí của doanh nghiệp dịch vụ đều là chi phí thời kỳ và được ghi nhận là các chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. 2.2.4.2. Trên bảng cân đối kế toán Đối với doanh nghiệp sản xuất: Hàng tồn kho của một doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Chúng được gọi chung là chi phí tồn kho, được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán khi kết thúc kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp thương mại: Hàng tồn kho của một doanh nghiệp thương mại chủ yếu là hàng hoá vào lưu kho để bán. Nó được xem là chi phí sản phẩm, được ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán khi hàng hoá chưa được tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp dịch vụ: Doanh nghiệp dịch vụ khác doanh nghiệp sản xuất và thương mại ở chổ doanh nghiệp dịch vụ cung cấp các dịch vụ, là loại sản phẩm “vô hình” cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp thường không có chi phí tồn kho vào cuối kỳ kế toán. Tất cả các chi phí của doanh nghiệp dịch vụ phát sinh trong kỳ đều được ghi nhận là chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. 2.2.5. Chi phí chênh lệch Trong quá trình ra quyết định, nhà quản lý thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau. Tất nhiên, sẽ phát sinh các chi phí gắn liền với phương án đó. Các nhà quản lý thường so sánh các chi phí phát sinh trong các phương án khác nhau để đi đến quyết định là chọn hay không chọn một phương án. Có những khoản chi phí hiện diện trong phương án này nhưng lại không hiện diện hoặc chỉ hiện diện một phần trong phương án khác. Những chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch có hai loại là: Chi phí chênh lệch tăng, trường hợp chi phí trong phương án này lớn hơn chi phí trong phương án kia, trong trường hợp ngược lại là chi phí chênh lệch giảm. 2.2.6. Chi phí chìm Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh do quyết định trong quá khứ. Doanh nghiệp phải chịu chi phí này cho dù bất kỳ phương án nào được chọn. Vì vậy, trong việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc ra quyết định. - Công dụng: Cung cấp thông tin để người quản lý ra quyết định. 2.3. Ý nghĩa của chi phí đối với quản lý Đối với nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí. Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Vấn đề quan trọng ở đây là các cách phân loại và khái niệm chi phí khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. Hiểu được các khái niệm và các cách phân loại này giúp nhân viên kế toán quản trị có thể cung cấp số liệu chi phí thích hợp cho đúng những nhà quản trị cần chúng. 2.4. Quyết định ngắn hạn 2.4.1. Khái niệm và quyết định ngắn hạn Quá trình ra quyết định ngắn hạn của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí nhằm đạt được các lợi ích kinh tế. Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án. Đặc điểm của quyết định là gắn liền với các hành động tương lai và không thể làm cho có hiệu lực ngược trở lại. Xét về mặt thời gian, một quyết định được xem xét là ngắn hạn nếu nó chỉ liên quan đến một thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kế toán. Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và mục tiêu của quyết định ngắn hạn là nhằm phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn. 2.4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn Tiêu chuẩn về mặt kinh tế của việc chọn quyết định ngắn hạn đơn giản là: chọn hành động được dự tính là sẽ mang lại thu nhập cao nhất (hoặc chi phí thấp nhất) cho doanh nghiệp. Để có quyết định đúng đắn ngoài nguyên tắc cơ bản trên các nhà quản lý khi ra quyết định còn phải tính đến hai nguyên tắc hỗ trợ sau: - Các khoản thu và chi phí duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các khoản thu và chi phí ước tính khác với các khoản thu và chi phí có trong các phương án sẵn có khác. Những khoản này được gọi là khoản chênh lệch thu, chi phí. - Các khoản thu đã kiếm được hoặc các khoản chi phí đã chi không thích hợp cho việc xem xét quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản này là căn cứ trên đó để dự toán các khoản thu và chi trong tương lai. 2.4.3. Quá trình ra quyết định Quá trình ra quyết định bao gồm sáu bước công việc, có thể được minh họa qua sơ đồ 2.6 như sau: 1. Xác định vấn đề ra quyết định 2. Lựa chọn tiêu chuẩn 3. Xác định các phương án 4. Xây dựng mô hình ra quyết định 5. Thu nhập dữ liệu 6. Ra quyết định Phân tích định tính Phân tích định lượng Sơ đồ 2.6. Quá trình ra quyết định Bước 1: Làm rõ vấn đề ra quyết định Có khi vấn đề ra quyết định đã rõ ràng, tuy nhiên, nhiều trường hợp vấn đề ra quyết định chưa rõ ràng và khá mơ hồ, chẳng hạn như: Vì vậy trước khi ra quyết định hành động, nhà quản lý cần làm rõ bài toán ra quyết định là gì? Từ đó mới có những giải pháp, hành động đúng đắn để giải quyết. Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn. Khi bài toán ra quyết định đã được xác định, nhà quản lý cần xác định, lựa chọn tiêu chuẩn ra quyết định. Điều cần lưu ý là có khi các tiêu chuẩn ra quyết định có thể xung đột nhau, chẳng hạn như chi phí sản xuất cần được cắt giảm trong khi chất lượng sản phẩm cần phải được duy trì. Trong những trường hợp này, một tiêu chuẩn sẽ được chọn làm mục tiêu và tiêu chuẩn kia sẽ là ràng buộc. Bước 3: Xác định các phương án ra quyết định. Ra quyết định là việc lựa chọn một trong nhiều phương án khác nhau. Đây là bước quan trọng trong quá trình ra quyết định. Bước 4: Xây dựng mô hình ra quyết định. Mô hình ra quyết định là một hình thức thể hiện đơn giản hoá bài toán ra quyết định, nó sẽ liên kết các yếu tố được liệt kê ở trên: tiêu chuẩn ra quyết định, các ràng buộc, và các phương án ra quyết định. Bước 5: Thu thập số liệu. Việc thu thập số liệu để phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định của nhà quản lý là một trong những vai trò quan trọng nhất của nhân viên kế toán quản trị. Bước 6: Ra quyết định. Mỗi khi bài toán ra quyết định đã được xác định, các tiêu chuẩn được lựa chọn, các phương án so sánh được nhận diện và các số liệu liên quan đến việc ra quyết định được thu thập, nhà quản lý sẽ tiến hành phân tích và lựa chọn một phương án khả thi nhất. Việc này gọi là ra quyết định. 2.5. Phân tích chi phí 2.5.1. Dòng vận động của chi phí trong doanh nghiệp a. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại Đối với những doanh nghiệp thương mại, sự chuyển hoá của chi phí sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ giá mua, chi phí mua hàng hoá thành giá trị hàng hoá chờ bán. Khi hàng hoá được tiêu thụ, giá vốn hàng chờ bán sẽ chuyển sang giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đồng thời, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận vào một khoản chi phí giảm lợi nhuận trong kỳ phát sinh. CHI PHÍ MUA HÀNG HOÁ GIÁ MUA HÀNG HOÁ DOANH THU BÁN HÀNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN LỢI NHUẬN GỘP = CHI PHÍ BÁN HÀNG CHI PHÍ QUẢN Lí DOANH NGHIỆP = LỢI NHUẬN THUẦN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHI PHÍ THỜI KỲ CHI PHÍ SẢN PHẨM Sơ đồ 2.3. Sơ đồ luân chuyển chi phí trong doanh nghiệp thương mại Cỏc khoản thanh toỏn tiền hàng Hàng hoỏ Chi phớ mua hàng và thu mua Hàng được chuyển đi khi quá trỡnh mua hàng hoỏ hoàn thành Giỏ vốn hàng bỏn Xác định kết quả Chi phí được kết chuyển vào Tài khoản xác định kết quả cuối kỳ kế toỏn Sơ đồ 2.4. Dòng vận động của chi phí qua các tài khoản sản xuất kinh doanh b. Đối với doanh nghiệp sản xuất Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Phương pháp tính chi phí sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất bao gồm một số tài khoản sản xuất. Khi tiến hành quá trình sản xuất, tất cả chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” bằng một bút toán ghi Nợ cho tài khoản này. Khi sản phẩm hoàn thành, chi phí sản xuất của chúng được chuyển từ tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” qua tài khoản “Thành phẩm” bằng một bút toán ghi Nợ cho tài khoản “Thành phẩm” và ghi Có cho tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Trong kỳ sản phẩm được bán, chi phí sản phẩm của thành phẩm tồn kho đem bán được chuyển từ tài khoản “Thành phẩm” qua tài khoản “Giá vốn hàng bán” trở thành chi phí của kỳ đó. Đến cuối kỳ, số dư trên
Tài liệu liên quan