Môn công pháp - Đề số 5

Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguyên tắc Pacta sunt servanda – Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (điều 26), được ghi nhận trong Công ước viên 1969 quy định rằng: Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý và một bên không thể viện dẫn những quy định khác biệt của pháp luật quốc gia mình làm lý do để không thực hiện điều ước quốc tế. Như vậy, khi điều ước quốc tế song phương được ký kết giữa Sova và Leta tháng 1/2010 Sova cho phép Leta khai thác 10 triệu tấn cá mỗi năm trong vùng đặc quyền kinh tế. Khi ký kết điều ước quốc tế này được ký kết thì giữa hai nước đã có sự ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ. Sova phải tạo điều kiện cho Leta khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế và Leta cũng có nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản đã ký khi khai thác cá trong vùng biển dặc quyền kinh tế của Sova. Tuy nhiên, tháng 2/2012 Sova đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký với Leta. Về phía Sova thì đây là hành vi đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, theo điều 59 Công ước viên năm 1969 nếu tuyên bố đó đưa ra phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, nghĩa là điều ước đó cho phép các thành viên có quyền đơn phương tuyên bố từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế thì hành vi của Sova là phù hợp. Nếu trong điều ước ký giữa Sova và Leta không có bất kỳ quy định nào ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt hiệu lực thì tuyên bố này của Sova là không phù hợp.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn công pháp - Đề số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Điều ước quốc tế là thỏa thuận được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào văn bẳn ấy được ghi nhận trong một hoặc hai văn kiện khác nhau cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của điều ước quốc tế. Với điều ước quốc tể các chủ thể quốc tế có thể tự do thỏa thuân xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế vẫn có thể xảy ra những mâu thuẫn nhất định và tình huống trên đây là một ví dụ. NỘI DUNG Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguyên tắc Pacta sunt servanda – Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (điều 26), được ghi nhận trong Công ước viên 1969 quy định rằng: Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý và một bên không thể viện dẫn những quy định khác biệt của pháp luật quốc gia mình làm lý do để không thực hiện điều ước quốc tế. Như vậy, khi điều ước quốc tế song phương được ký kết giữa Sova và Leta tháng 1/2010 Sova cho phép Leta khai thác 10 triệu tấn cá mỗi năm trong vùng đặc quyền kinh tế. Khi ký kết điều ước quốc tế này được ký kết thì giữa hai nước đã có sự ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ. Sova phải tạo điều kiện cho Leta khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế và Leta cũng có nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản đã ký khi khai thác cá trong vùng biển dặc quyền kinh tế của Sova. Tuy nhiên, tháng 2/2012 Sova đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký với Leta. Về phía Sova thì đây là hành vi đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, theo điều 59 Công ước viên năm 1969 nếu tuyên bố đó đưa ra phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, nghĩa là điều ước đó cho phép các thành viên có quyền đơn phương tuyên bố từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế thì hành vi của Sova là phù hợp. Nếu trong điều ước ký giữa Sova và Leta không có bất kỳ quy định nào ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt hiệu lực thì tuyên bố này của Sova là không phù hợp. Hơn nữa, Sova cũng không thể viện dẫn sự thay đổi của những tác động của điều kiện tự nhiên khiến số lượng cá trong vùng đặc quyền kinh tế bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sản lượng đánh bát của Sova để tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký với Leta được. Bởi vì, đây không phải là sự thay đổi căn bản của hoản cảnh (điều 62 công ước quốc tế 1969). Và cũng không thể viện dẫn pháp luật trong nước để không thực hiện nghĩa vụ. Về phía Leta, việc Leta phản đối tuyên bố của Sova là có căn cứ hai lý do mà Sova đưa ra không phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Bởi vì, Leta thấy rằng việc viên dẫn pháp luật trong nước là trái với nguyên tắc Pacta sunt vervenda của luật quốc tế và lý do sản lượng cá suy giảm do tác động của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hệ sịnh thái và sản lượng đánh bắt của Sova là không phù hợp. Không thể lấy lý do này để chấm dứt hiệu lực của điều ước được. Trường hợp này cả hai nước đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Bởi vì, luật quốc tế cho phép các chủ thể tự do thỏa thuận đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Bằng con đường này có thể tránh được những xung đột đáng tiếc đồng thời cả hai nước có thể thỏa thuận tiếp tục hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký. KẾT LUẬN Các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia ký kết các điều ước quốc tế phải tuân thủ các quy định của luật quốc tế, tận tâm thực hiện điều ước đã ký không viện dẫn pháp luật quốc gia để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu mâu thuẫn xảy ra thì con đường ngoại giao luôn là con đường tốt nhất để gìn giữ hòa bình của các bên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997. Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001. Công ước viên về luật điều ước quốc tế 1969 Luật biển quốc tế 1982
Tài liệu liên quan