Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Phải chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới ” Xuất khẩu là “1 trong 3 chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong Chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Chiến lược công nghiệp hoá hướng mạnh về xuất khẩu đã được triển khai thành công tại nhiều nước, những kinh nghiệm quý báu của quốc gia này đã tùng bước được áp dụng tại Việt Nam. Như vậy, không chỉ riêng Việt Nam mà bất cứ nước nào cũng phải đặt xuất khẩu vào vị trí xứng đáng và có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tăng trưởng kinh tế. Hoạt động xuất khẩu của một quốc gia phải gắn chặt với thị trường quốc tế, Chiến lược xuất khẩu phải dựa trên sự lựa chọn khoa học phù hợp với đặc điểm và khả năng của nền kinh tế. Trong những năm thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới xuất khẩu, Việt Nam đã có những bước tiến khá dài với kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn mang tính manh mún, tỷ trọng nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp, có gì xuất nấy và chưa có chiến lược đúng đắn đẻ có thể khai thác lợi thế so sánh và thế mạnh của quốc gia.

doc101 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Phải chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới…” Xuất khẩu là “1 trong 3 chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong Chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Chiến lược công nghiệp hoá hướng mạnh về xuất khẩu đã được triển khai thành công tại nhiều nước, những kinh nghiệm quý báu của quốc gia này đã tùng bước được áp dụng tại Việt Nam. Như vậy, không chỉ riêng Việt Nam mà bất cứ nước nào cũng phải đặt xuất khẩu vào vị trí xứng đáng và có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tăng trưởng kinh tế. Hoạt động xuất khẩu của một quốc gia phải gắn chặt với thị trường quốc tế, Chiến lược xuất khẩu phải dựa trên sự lựa chọn khoa học phù hợp với đặc điểm và khả năng của nền kinh tế. Trong những năm thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới xuất khẩu, Việt Nam đã có những bước tiến khá dài với kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn mang tính manh mún, tỷ trọng nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp, có gì xuất nấy và chưa có chiến lược đúng đắn đẻ có thể khai thác lợi thế so sánh và thế mạnh của quốc gia. Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 29/12/1997 nhấn mạnh: “Tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu”. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ: “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc. Mục tiêu hoạt động thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu…đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước”. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải có những biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu phù hợp với hoàn cảnh mới và điều kiện trong nước. Với những lí do trên, người viết chọ đề tài: “Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về xuất khẩu. - Đối chiếu, so sánh và phân tích thuận lợi, khó khăn của chính sách trên trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. - Những tồn tại của chính sách xuất khẩu. - Phương hướng hoàn thiện chính sách. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận chung về chính sach xuất khẩu, tìm hiểu nội dung và đánh giá thực trạng chính sách; từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới chính sách xuất khẩu. 4. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận khoa học - Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh đối chiếu 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể: Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương II: Thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu ở Việt Nam CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. Tổng quan về xuất khẩu 1. Khái niệm Xuất khẩu là hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước được đem đi tiêu thụ ở nước ngoài. Trong phạm vi chuyên đề, chỉ đề cập đến xuất khẩu hàng hoá nói chung. 2. Vai trò của xuất khẩu 2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục công nghiệp hoá đất nước Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn cghủ yếu để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hoá; đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện trợ…Trong đó, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, vì nó đem lại ngoại tệ cho quốc gia một cách trực tiếp mà không phải trả vốn như do vay nợ hay viện trợ. Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau. Do đó, vai trò của xuất khẩu trong việc tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục công nghiệp hoá đất nước ngày càng được khẳng định vị trí củav mình trong phát triển kinh tế nói chung. 2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là, khi xuất phát từ nhu cầu của thị trường coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, sẽ có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện ở việc: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm...Phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản sẽ kéo théo gia tăng của ngành đánh bắt và nuôi trồng sản phẩm cùng loại để đáp đầu vào cho hoạt động sản xuất này... - Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Vì hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải không ngừng tìm kiếmcác thị trường tiêu thụ hàng hoá mới cũng như giữ vững các thị trường buôn bán truyền thống. Nó không những là yêu cầu cho hoạt động xuất khẩu tồn tại mà còn là giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Chính vì quá trình này đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Khi các thị trường xuất khẩu của Việt Nam được xác định rõ ràng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển và ổn định. - Xuất khẩu tạo ra tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Tức là, xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và công nghệ, kĩ thuật từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước. - Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất theo hướng sử dụng lợi thế tương đối của đất nước về nhân công, tài nguyên thiên nhiên. Như thế giá thành sản phẩm sẽ được hạ tạo ra khả năng cạnh tranh về mặt giá cả. Mặt khác, cần không ngừng nâng cao chất lượng của hàng hoá phù hợp với đòi hỏi ngày một khắt khe của thế giới. 2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đòi sống của nhân dân Sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng hoá đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ngoài ra, xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành ngề mới ra đời. Sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn và đời sống nhân dân được cải thiện. 2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác có mối quan hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác, chính sách quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. nhu cầu của nền kinh tế rất đa dạng như phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm. Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường nhập khẩu; phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phươnh hướng và nguồn hàng thích hợp. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như: vốn, đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên … - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu. - Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao. II. Tổng quan về chính sách xuất khẩu 1. Khái niệm chính sách xuất khẩu Chính sách xuất khẩu là một bộ phận của chính sách xuất nhập khẩu (chính sách ngoại thương) là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Chính phủ sử dụng để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu phù hợp với định hướng đã định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quan điểm của chính sách xuất khẩu là hệ thống các tư tưởng, đường lối chỉ đạo cơ bản định hướng cho việc ban hành và thực thi chính sách xuất khẩu. Hệ thống quan điểm này là nền tảng, kim chỉ nam xuyên suốt quá trình ban hành, thực thi chính sách. Dựa vào đó chính sách xuất khẩu được đề ra đi theo một định hướng thống nhất phù hợp với mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu của chính sách là đích đến mà chính sách hướng tới. Một chính sách được đề ra luôn nhằm vào mục tiêu nhất định. Mục tiêu của chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là nhằm khuyến khích xuất khẩu. Điều đó thể hiện mong muốn của Nhà nước trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu sao cho phát triển nhanh về kim ngạch, tỉ trọng và cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu. Mục tiêu của chính sách xuất khẩu không nằm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế. Do đó, mục tiêu khuyến khích xuất khẩu của chính sách xuất khẩu sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội là: tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Nguyên tắc trong ban hành và thực thi chính sách là quy định chung nhất có tính bắt buộc của Nhà nước trong việc ban hành và thực thi chính sách xuất khẩu. Công cụ trong chính sách xuất khẩu được hiểu là những phương tiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của chính sách xuất khẩu đề ra. Ví dụ, thuế, hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu… là một trong những công cụ của chính sách quản lí xuất khẩu. Biện pháp là tổng thể những việc mà nhà hoạch định chính sách chủ định làm hay không làm; cho phép hay không cho phép. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá được tiến hành nhằm đạt được mục đích của chủ thể ban hành chính sách. Ví dụ, Nhà nước muốn bảo vệ tài nguyên rừng sẽ đề ra biện pháp hạn chế hoặc cấm khai thác và xuất khẩu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ… 2. Vai trò của chính sách xuất khẩu - Chính sách xuất khẩu định hướng cho hoạt động xuất khẩu phù hợp với mong muốn mà Nhà nước theo đuổi. Vai trò định hướng của chính sách xuất khẩu thể hiện trong việc Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động xuất khẩu sao cho đạt được mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Mục tiêu đó là khuyến khích hoạt động xuất khẩu phát triển. Cũng có nghĩa là hoạt động xuất khẩu sẽ nhận được những ưu đãi của Nhà nước như việc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ hoạt động xuất khẩu phát triển. Cùng với mục tiêu, các biện pháp của chính sách cũng có vai trò định hướng cho hoạt động xuất khẩu. Vì biện pháp của chính sách xuất khẩu có tác động thúc đẩy, cân bằng hay kìm hãm rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Muốn vậy, các biện pháp của chính sách cần góp phần nhanh chóng đạt được mục tiêu của chính sách xuất khẩu đồng thời cần tạo ra được tính đồng bộ trong hệ thống quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu. - Tạo lập môi trường thích hợp cho hoạt động xuất khẩu. Môi trường ở đây chính là môi trường pháp lý mà ở đó diễn ra các hoạt động xuất khẩu. Nếu môi trường này khắt khe sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu khó có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Do đó, chính sách xuất khẩu cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi thể hiện trong sự thống nhất cao độ giữa mục tiêu thực hiện và sự phong phú đa dạng của các biện pháp thực thi chính sách. - Chính sách xuất khẩu góp phần phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Mặt tốt kinh tế thị trường là sự cho phép tham gia rộng rãi các mặt hàng nên vào thị trường tiêu thụ đáp ứng với nhu cầu của từng đối tượng. Điều đó, tạo cơ hội cho việc khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền và từng mặt hành sản xuất. Nhưng ngược lại, trong nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những tiêu cực của nó. Cạnh tranh là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường để đạt được mục đích cạnh tranh giữa các ngành, nghề và từng ngành, sản phẩm, nhà sản xuất hay chính chủ thể ban hành chính sách của quốc gia có thể sử dụng nhiều biện pháp không lành mạnh thậm chí nhiều âm mưu, thủ đoạn để dành vị trí độc tôn và tiêu thụ được hàng hoá. Vì vậy, chính sách xuất khẩu cần thể hiện được vai trò của mình trong việc sử dụng các công cụ biện pháp để hạn chế những biểu hiện không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh như: chính sách thuế, chính sách ưu đãi đặc biệt… - Chính sách xuất khẩu có vai trò trong việc phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển nói chung. Điều đó thể hiện ở việc chính sách xuất khẩu tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động đồng thời phân bổ đội ngũ cán bộ công chức hợp lí trong việc thực thi các chính sách xuất khẩu. 3. Các lọai chính sách xuất khẩu Sơ đồ cấu trúc chính sách xuất khẩu và các công cụ của chính sách xuất khẩu 3.1. Chính sách khuyến khích xuất khẩu Khái niệm: Chính sách khuyến khích xuất khẩu là những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh về quy mô, tốc độ và cơ cấu mặt hàng. - Quy mô xuất khẩu là khối lượng và số lượng của các mối quan hệ tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Muốn quy mô xuất khẩu tăng nhanh và vượt trội cần có biện pháp làm phong phú, đa dạng về các mối quan hệ xuất khẩu, cần đảm bảo các mối quan hệ đó đáp ứng các yêu cầu cần thiết về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng gia tăng tính cạnh tranh cao. - Tốc độ phát triển là sự so sánh gia tăng của một ngành nghề hay mặt hàng nào đó giữa năm này với năm khác. Tốc độ gia tăng được tính theo đơn vị số lần hoặc phần trăm (%). Đó là tỉ lệ gia tăng nhiều lên gấp bao nhiêu của mặt hàng trong năm hay giai đoạn trước. Muốn tăng nhanh về tốc độ phát triển các mặt hàng xuất khẩu cần có biện pháp khai thác và sản xuất, tiêu thụ hàng hoá tối ưu. - Cơ cấu mặt hàng là sự có mặt của các mặt hàng sản xuất trong danh mục hàng xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn thể hiện tỷ trọng chiếm giữ nhiều hay ít của mặt hàng đó trong kim ngạch xuất khẩu ở một giai đoạn nhất định. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu có thể thay đổi qua các năm, thời kỳ nhưng phải đảm bảo mục tiêu phát triển của hoạt động xuất khẩu. Cơ cầu mặt hàng bao gồm các nhóm hàng sau: + Nhóm hàng nông – lâm – thuỷ sản. + Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản + Nhóm hàng công nghiệp và + Nhóm hàng khác: là những mặt hàng còn lại. 3.1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu Có thể hiểu đây là chính sách nhằm chuyển dịch các bộ phận cơ bản cấu thành xuất khẩu. Bao gồm: - Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là chính sách nhằm xây dựng và quy hoạch các vùng sản xuất theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa, tận dụng các lợi thế của từng vùng, nâng cao năng suất sản xuất. - Chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu. Bao gồm ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong phạm vi của chuyên đề, em xin phép chỉ đề cập đến 2 ngành chính là công nghiệp và nông nghiệp - Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu là tổng thể các mặt hàng sản xuất nằm trong danh mục hàng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là các biện pháp nhằm gia tăng tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này hoạc giảm bớt tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng kia, nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước và đáp ứng cho xuất khẩu. 3.1.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu Thị trường được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán các mặt hàng sản xuất. Như vậy thị trường xuất khẩu là trao đổi buôn bán các mặt hàng sản xuất diễn ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia. Phát triển thị trường xuất khẩu là hình thức mở rộng và giai tăng các thị trường tiêu thụ sản xuất mặt hàng trong nước đã được xuất khẩu. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu là tổng thể những biện pháp, quan điểm và mục tiêu của Nhà nước nhằm tạo ra thị trường xuất khẩu. Chính sách này cần đảm bảo 2 yêu cầu: + Giữ vững kim ngạch xuất khẩu sang từng thị trường. + Gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có tiền năng. Từng bước khai thác các thị trường mới, các thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thị trường các mặt hàng xuất khẩu. 3.1.3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu Hỗ trợ xuất khẩu là tổng thể các biện pháp của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. Bao gồm các nhóm chính sách sau: a) Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu - Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia . Như vậy, hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu. Vị trí của hàng chủ lực không phải là vĩnh viễn. Ví dụ: vào những năm 1960, than có thể coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đến thập niên 90, gạo và dầu thô là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện nay vị trí đó thuộc về các mặt hàng như gạo, tôm sú, hàng dệt may. Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa quan trọng: + Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa; + Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; + Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu; + Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật với nước ngoài. Để hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có được những mặt hàng nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Các biện pháp ưu tiên đó là thu hút vốn đầu tư trong nước và cac chính sách tài chính… cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Gia công xuất khẩu + Khái niệm: là một hoạt động mà một bên (gọi là bên đặt hàng) giao nguyên vật liệu,máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia (bên nhận gia công) sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa sản xuất xong bên đặt hàng trả tiền công cho bên làm. Khi hoạt động gia công vượt khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia t
Tài liệu liên quan