Ngôn ngữ báo chí

Sự thiếu tự tin của sinh viên Việt Nam còn thể hiện rõ ở khả năng giao tiếp ngoại ngữ của họ. Trong một đề tài nghiên cứu do Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cho thấy trình độ tiếng Anh của hầu hết sinh viên các trường đại học khi tốt nghiệp là rất thấp. Một phần là do chương trình học ngoại ngữ hiện nay tại các trường bố trí không hợp lý, một nguyên nhân khác quan trọng không kém là chính bản thân sinh viên cũng không chịu nỗ lực hết mình để vươn lên. Nhiều sinh viên học Anh văn đã nhiều năm nhưng khi đứng trước người nước ngoài cứ lúng túng như gà mắc tóc, không nói được những câu giao tiếp thông thường. Đó là vì thường ngày các bạn thiếu tự tin, lúc nào cũng sợ nói sai nên "ngại" nói. Sự thiếu tự tin sẽ là vật cản trở lớn cho chính bản thân sinh viên trong quá trình tìm việc sau khi ra trường. Thói quen tiếp nhận kiến thức thụ động, hài lòng với những gì thầy cô "dọn sẵn" đã khiến sinh viên dần mất đi khả năng phản biện và gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp ngoài xã hội, đặc biệt là quá trình xin việc sau này. Điều dễ thấy nhất là lúng túng, thiếu tự tin trong lúc phỏng vấn, thậm chí không biết cách giới thiệu bản thân mình với nhà tuyển dụng một cách thuyết phục. Dễ dàng nhận thấy nguyên nhân lý giải cho sự thiếu tự tin của sinh viên Việt Nam đó là ở ngay cách giáo dục trong nhà trường. Từ khi còn bé, các em học sinh được giáo dục theo kiểu “răm rắp nghe theo lời thầy cô giáo” và bởi vậy hình thành khoảng cách giữa thầy và trò; học sinh không dám cãi thầy, từ đó dẫn đến việc không dám tranh luận hoặc đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập giữa kỳ Môn: Ngôn ngữ báo chí Phương pháp giáo dục ảnh hưởng đến sự thiếu tự tin với bản thân của sinh viên. Không thể phủ nhận rằng sinh viên ngày nay năng động, tự tin trong nhiều hoạt động. Song số sinh viên năng động đó chỉ chiếm một phần khá "khiêm tốn", phần lớn còn lại vẫn thụ động, chưa đủ can đảm thoát khỏi chiếc "vỏ bọc" của chính mình. Thế nên có người đã ví "giới trẻ Việt đang đi bộ trong một cuộc thi chạy marathon"… “Sức ỳ” của sinh viên Việt Nam là quá lớn. Có thể thấy rõ ngay ở trên giảng đường của các trường đại học. Thầy đọc, trò chép là hình ảnh đã quen thuộc đến độ nhàm chán. Ngay cả khi giảng viên áp dụng những phương pháp giảng dạy mới cũng gặp khó khăn vì "sức ỳ" của sinh viên quá lớn. Khi đưa ra một câu hỏi để cả nhóm cùng thảo luận, các bạn sinh viên thảo luận rất sôi nổi, nhưng khi hỏi ý kiến cá nhân thì không có một cánh tay nào xung phong phát biểu hoặc có chăng chỉ là rất ít, thậm chí nếu bị gọi tên thì một số còn tỏ ra đùn đẩy hoặc thoái thác. Đó là do tâm lý sinh viên "thà im lặng" còn hơn lỡ phát biểu sai thì "ê mặt" trước “bàn dân thiên hạ”. Cũng tâm lý này nên ít có sinh viên nào chịu đưa ra những thắc mắc hay tranh luận với giảng viên về những vấn đề gút mắc trong quá trình tiếp nhận kiến thức dù đã được "mở đường" trước. Các bài thuyết trình hay làm tiểu luận cũng chỉ là hình thức sinh viên "trả bài" lại cho thầy cô mà thôi. Điều đáng buồn là tâm lý này ngày một phổ biến và trở thành thói quen khó sửa. Sự thiếu tự tin của sinh viên Việt Nam còn thể hiện rõ ở khả năng giao tiếp ngoại ngữ của họ. Trong một đề tài nghiên cứu do Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cho thấy trình độ tiếng Anh của hầu hết sinh viên các trường đại học khi tốt nghiệp là rất thấp. Một phần là do chương trình học ngoại ngữ hiện nay tại các trường bố trí không hợp lý, một nguyên nhân khác quan trọng không kém là chính bản thân sinh viên cũng không chịu nỗ lực hết mình để vươn lên. Nhiều sinh viên học Anh văn đã nhiều năm nhưng khi đứng trước người nước ngoài cứ lúng túng như gà mắc tóc, không nói được những câu giao tiếp thông thường. Đó là vì thường ngày các bạn thiếu tự tin, lúc nào cũng sợ nói sai nên "ngại" nói. Sự thiếu tự tin sẽ là vật cản trở lớn cho chính bản thân sinh viên trong quá trình tìm việc sau khi ra trường. Thói quen tiếp nhận kiến thức thụ động, hài lòng với những gì thầy cô "dọn sẵn" đã khiến sinh viên dần mất đi khả năng phản biện và gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp ngoài xã hội, đặc biệt là quá trình xin việc sau này. Điều dễ thấy nhất là lúng túng, thiếu tự tin trong lúc phỏng vấn, thậm chí không biết cách giới thiệu bản thân mình với nhà tuyển dụng một cách thuyết phục. Dễ dàng nhận thấy nguyên nhân lý giải cho sự thiếu tự tin của sinh viên Việt Nam đó là ở ngay cách giáo dục trong nhà trường. Từ khi còn bé, các em học sinh được giáo dục theo kiểu “răm rắp nghe theo lời thầy cô giáo” và bởi vậy hình thành khoảng cách giữa thầy và trò; học sinh không dám cãi thầy, từ đó dẫn đến việc không dám tranh luận hoặc đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Sinh viên ở đại học Việt Nam hiện nay, đặc biệt là sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn còn thụ động trong tư duy. Nhiều môi trường đại học Việt Nam giống với trường phổ thông cấp 4 hơn là đại học thật sự. Các trường cao đẳng, đại học có thể khắc phục được nguyên nhân quan trọng này. Việc khắc phục dựa trên nguyên tắc chống lại cách đào tạo ra những tư duy thụ động ở phổ thông nhưng bản thân giảng viên đại học phải xây dựng một cách dạy độc lập, khuyến khích phản biện, đào tạo những con người tư duy độc lập. Ngoài ra phải tạo cho người học biết cách tiếp cận kiến thức một cách chủ động thì dần dần mới hình thành tư duy chủ động. Nói tóm lại là dạy sinh viên khẳng định được “cái tôi” của mình. “Cái tôi” ở đây là ý kiến cá nhân, cách nhìn nhận và đánh giá một vấn đề theo tư duy cá nhân, nói lên suy nghĩ của mình và khả năng bảo vệ ý kiến cá nhân đó. Muốn như thế, việc đầu tiên mà sinh viên cần có là chủ động trong việc chọn lựa ngành học, mà yếu tố quan trọng là phải yêu thích ngành học. Bên cạnh đó, để giúp sinh viên trở nên tự tin thì một yếu tố quan trọng nữa, đó là kinh nghiệm tiếp xúc với xã hội. Đôi khi với sinh viên, tìm kiếm sự tự tin đơn giản là tham gia các khóa học về giao tiếp tại Nhà Văn hóa Thanh niên, hay tham gia vào các câu lạc bộ ngoại ngữ nhằm nâng cao bản lĩnh hơn, bớt đỏ mặt khi phát biểu trước đám đông. Bên cạnh đó, để xác lập sự tự tin cho bản thân, nhiều sinh viên cũng đã tìm đến các hoạt động, diễn đàn giao lưu quốc tế. Sự tiếp xúc, giao tiếp với xã hội càng nhiều giúp cho sinh viên dạn dĩ hơn trong giao tiếp, tự tin hơn khi nói lên suy nghĩ của mình, biết cách thể hiện bản thân hơn. Ngoài ra, giáo dục đại học không chỉ là việc truyền bá kiến thức mà cần tạo cho sinh viên xác định rõ mục đích sống, ý nghĩa sống và phương thức tạo nguồn năng lực sống cho chính bản thân mình. Nói ngắn gọn là giáo dục con người. Sự tự tin bản thân trở thành một yếu tố quan trọng đối với các bạn trẻ. Đặc biệt trong thời đại phát triển ngày nay luôn đòi hỏi những cá nhân không chỉ giỏi giang về mặt thành tích mà còn năng động, sáng tạo và tự tin. Nếu như tự tin là một phần nhỏ do tính cách hình thành nên thì sự tự tin cũng được hình thành và bồi đắp trong quá phát triển và học hỏi của mỗi người. Do đó, giáo dục đóng một vai trò quan trọng giúp cho những người trẻ có được hành trang tốt để bước vào đời.
Tài liệu liên quan