Ngôn ngữ học - Những khó khăn khi học phần thơ văn nguyễn trãi đối với học sinh phổ thông Sơn La

Tóm tắt. Bài báo chỉ ra được những khó khăn khi học phần thơ văn Nguyễn Trãi đối với học sinh phổ thông Sơn La, nêu ra được một số nguyên nhân của những khó khăn và giải pháp khắc phục. Thơ văn Nguyễn Trãi là một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là những tác phẩm ưu tú của tác giả, của dân tộc đã vượt qua những biến cố của lịch sử, qua thử thách khắc nghiệt của thời gian đến với chúng ta và hôm nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Với ngòi bút tài ba, với nội dung yêu nước và nhân đạo sâu sắc, thơ văn Nguyễn Trãi giúp cho học sinh hình dung được đất nước, xã hội, con người những thời đại đã qua. Thơ văn Nguyễn Trãi thực sự là nguồn cảm hứng vô tận mà người giáo viên văn có thể khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Tuy vậy, học phần văn học này đối với học sinh mièn núi nói chung và Sơn La nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn. 1. Những khó khăn cơ bản Điều kiện thông tin văn hoá, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn thiếu thốn. Những trường vùng sâu, vùng xa, dạy học văn chủ yếu dựa vào sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh. Vốn kiến thức văn học của học sinh miền núi Sơn La còn hạn chế so với học sinh miền xuôi. Do đời sống tinh thần nghèo nàn, ít có điều kiện đọc sách báo, học sinh không nắm bắt được các thông tin, hiểu biết về văn hoá - xã hội còn ít ỏi,. trong khi đó tác phẩm văn học có biết bao nét đẹp truyền thống có thể làm rung động lòng người nhưng học sinh lại lãnh đạm thờ ơ, không cảm nhận được. Vì vậy, khi dạy văn, nhất là các tác phẩm văn học cổ trong đó có thơ văn Nguyễn Trãi, giáo viên phải diễn đạt nôm na nhiều hơn, sau đó mới hướng dẫn học sinh tìm hiểu dụng ý nghệ thuật của tác giả

pdf6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Những khó khăn khi học phần thơ văn nguyễn trãi đối với học sinh phổ thông Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC PHẦN THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG SƠN LA ThS. Trần Thị Thanh Hồng Khoa Tiểu học - Mầm non Absstract. In conclusion, the article indicates some difficulties while studying Nguyen Trai’s works at secondary school in Son La province. It raises some reasons of these difficulties when studying the part and managements to solve the problems. Tóm tắt. Bài báo chỉ ra được những khó khăn khi học phần thơ văn Nguyễn Trãi đối với học sinh phổ thông Sơn La, nêu ra được một số nguyên nhân của những khó khăn và giải pháp khắc phục. Thơ văn Nguyễn Trãi là một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là những tác phẩm ưu tú của tác giả, của dân tộc đã vượt qua những biến cố của lịch sử, qua thử thách khắc nghiệt của thời gian đến với chúng ta và hôm nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Với ngòi bút tài ba, với nội dung yêu nước và nhân đạo sâu sắc, thơ văn Nguyễn Trãi giúp cho học sinh hình dung được đất nước, xã hội, con người những thời đại đã qua. Thơ văn Nguyễn Trãi thực sự là nguồn cảm hứng vô tận mà người giáo viên văn có thể khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Tuy vậy, học phần văn học này đối với học sinh mièn núi nói chung và Sơn La nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn. 1. Những khó khăn cơ bản Điều kiện thông tin văn hoá, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn thiếu thốn. Những trường vùng sâu, vùng xa, dạy học văn chủ yếu dựa vào sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh. Vốn kiến thức văn học của học sinh miền núi Sơn La còn hạn chế so với học sinh miền xuôi. Do đời sống tinh thần nghèo nàn, ít có điều kiện đọc sách báo, học sinh không nắm bắt được các thông tin, hiểu biết về văn hoá - xã hội còn ít ỏi,... trong khi đó tác phẩm văn học có biết bao nét đẹp truyền thống có thể làm rung động lòng người nhưng học sinh lại lãnh đạm thờ ơ, không cảm nhận được. Vì vậy, khi dạy văn, nhất là các tác phẩm văn học cổ trong đó có thơ văn Nguyễn Trãi, giáo viên phải diễn đạt nôm na nhiều hơn, sau đó mới hướng dẫn học sinh tìm hiểu dụng ý nghệ thuật của tác giả. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rõ đặc điểm tiếp nhận văn chương của HS miền núi có những đặc thù riêng. Các em là HS dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa thường đi học muộn hơn, vốn tiếng Việt cũng hạn chế hơn so với HS ở thị trấn, thị xã. Cho nên, dẫn tới hiện tượng cùng một lớp học nhưng lực học lại chênh lệch rất lớn, có em học tốt hơn, lại có em học quá kém. Cùng một bài giảng, cách tổ chức cho HS chiếm lĩnh tác phẩm phù hợp với em này nhưng lại không phù hợp với em khác. Khác với HS miền xuôi, các em chưa có thói quen tiếp nhận tri thức văn học ngoài giờ lên lớp, ngoài nhà trường như việc đọc các sách báo bổ sung, tìm hiểu các nguồn thông tin khác phục vụ cho môn học. Nhu cầu đọc tác phẩm của các em chưa tự giác chủ động, các em chỉ đọc khi giáo viên yêu cầu. Mặt khác, nét tâm lý rất phổ biến ở học sinh dân tộc thiểu số là các em rất ngại phát biểu, khi phải giao tiếp các em thường tỏ ra “bí”, lúng túng trong cách dùng từ và diễn đạt. Bản chất rụt rè khiến các em mất tự tin, không tin mình có thể học giỏi môn văn, từ đó xa rời nó, ít chịu suy nghĩ, tìm tòi. Do đó, việc tiếp cận, cảm thụ tác phẩm của các em càng trở nên khó khăn hơn. Học sinh miền núi Sơn La (qua các trường khảo sát) thường có thói quen thụ động trong quá trình học tập. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá tác phẩm mà luôn trông chờ vào giáo viên đọc để ghi chép. Điều đó tạo nên sự tẻ nhạt trong giờ học, không gây được hứng thú học văn cho học sinh, trái lại gây nên tâm lý không thích học văn. Qua khảo sát về tâm lý tiếp nhận tác phẩm thơ văn Nguyễn Trãi (học sinh thích hay không thích) phần đông các em trả lời không thích. Ở bảng 1, số liệu điều tra ban đầu cho thấy có tới 50% số học sinh THCS và 45% số học sinh THPT trả lời không thích học phần văn học trung đại vì nó khó tiếp nhận. Một số ít học sinh nói rằng không thích học vì giáo viên dạy chưa thật hấp dẫn. Phiếu thứ hai chúng tôi điều tra những khó khăn của học sinh khi học phần thơ văn Nguyễn Trãi các em trả lời với nhiều khó khăn khác nhau nhưng có những khó khăn chung là từ phía văn bản với khoảng cách quá xa về những phong cách nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, về không gian, thời gian lịch sử, về từ ngữ, điển tích Khó khăn không nhỏ mà các em cũng đã mạnh dạn nói ra là “do vốn tiếng Việt của chúng em còn rất nhiều hạn chế, những hiểu biết, những kiến thức văn học của chúng em còn quá ít ỏi, việc học văn rất khó, chúng em rất ngại học văn, vì thế lớp em ít có bạn học giỏi văn”. Một số em khác lại nói “do việc học của chúng em chưa được gia đình quan tâm đúng mức, bố mẹ chỉ nhắc chúng em đi làm còn việc học như thế nào thì do chúng em tự quyết. Học văn nhưng chúng em lại rất ngại đọc tác phẩm và vì vậy chúng em học văn rất kém ». Có em đã viết trong phiếu điều tra của mình : “Học những tác phẩm văn học cổ em thấy tiếp thu rất khó, khó hiểu, khó nắm bắt. Nếu cô giáo không giảng giải phân tích kỹ, chỉ ra nội dung ý nghĩa của tác phẩm thì em cũng không hiểu được. Vì vậy khi về nhà em phải học thuộc nhưng vì không hiểu nên học thuộc cũng rất khó khăn, nhanh quên khó nhớ”. Phiếu số 3 yêu cầu các em nói về sự cảm hiểu về thơ văn Nguyễn Trãi cho thấy các em cũng gặp phải rất nhiều hạn chế. Có em đã viết : “Học thơ văn Nguyễn Trãi em thấy thấm thía nhất là khi ông cáo quan về ở ẩn vì ông có quan niệm là khi lập công danh rồi thì phải vui vẻ về ở ẩn”, “Học thơ văn Nguyễn Trãi em thấy thấm thía nhất là ở bài Bình Ngô đại cáo tác giả đã phản ánh được cuộc chiến bại của ta và địch và phản ánh được cuộc sống an nhàn của Nguyễn Trãi”, “Học thơ văn Nguyễn Trãi em thấy thấm thía và đọng lại trong lòng em một điều gì đó: rất đau. Bởi vì thơ văn Nguyễn Trãi chuyên nghiên cứu về đất nước”Đọc những câu trả lời đó ta thấy các em hình như không hiểu điều mình nói hoặc diễn đạt không thoát ý, các em học nhưng lại không nắm bắt điều mình học. Đó cũng là hiện tượng rất phổ biến đối với học sinh miền núi. Phiếu số 7, yêu cầu học sinh nhận định về thơ văn Nguyễn Trãi, có em đã viết : “Bình Ngô đại cáo là một bài thơ mà em rất thích, vì trong bài thơ được miêu tả rất ngộ nghĩnh như đại tướng giặc là đồ nhút nhát. Nguyễn Trãi là một tác giả rất nổi tiếng và tốt bụng”. Các phiếu khác, đa phần các em cũng mới chỉ trả lời chung chung, sơ sài hoặc tán lòng vòng. Có em liên hệ rất ngây ngô: “Thơ văn Nguyễn Trãi có tác dụng rất lớn với bản thân em, bởi Nguyễn Trãi là con người có phẩm chất thanh tao, một cốt cách lớn, một tâm hồn trong sáng, giản dị. Điều đó gợi cho em suy nghĩ có thể mình trở thành con người như vậy”. Có thể nói các em chưa thật sự hiểu được giá trị đích thực, giá trị giáo dục tư tưởng, giá trị nhân văn to lớn của thơ văn Nguyễn Trãi. Các em chỉ hiểu lờ mờ nội dung của các tác phẩm này mà không có sự cảm nhận “bên trong” do đó tác dụng giáo dục học sinh qua học thơ văn Nguyễn Trãi chưa thật sự có hiệu quả cao như ý muốn. Trên thực tế, muốn cho học sinh hiểu và cảm thụ văn thơ một cách có hiệu quả thì trước hết nên tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận tác phẩm. Nhưng đứng trước bài văn mà HS không hiểu nghĩa từ, câu thì làm sao tiếp nhận được. Khoảng cách giữa học sinh với tác phẩm văn học cổ là rất lớn. Khó khăn đó càng lớn đối với HS dân tộc thiểu số, mà trước hết là khó khăn về khoảng cách giữa các thế hệ. Với thơ văn Nguyễn Trãi dù có là những áng thơ văn xuất sắc, nhưng một số tác phẩm đối với HS phổ thông nhất là học sinh THCS vẫn là những tiếng nói và cách nói rất xa lạ. Đó là những tiếng nói, cách nói của những người từng sống cách ta nhiều thế kỷ, do đó họ có cách cảm, cách nghĩ, quan điểm thẩm mỹ, cách trình bày, diễn đạt khác với chúng ta ngày nay. Khi tiếp cận với tác phẩm thơ văn cổ nói chung, thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng, học sinh gặp vật cản rất lớn là “hàng rào” ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Trãi cũng mang những đặc điểm của ngôn ngữ văn học cổ nói chung với nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, cách dùng điển cố, từ Hán Việt, thuật ngữ xưa, từ cổ như Bình Ngô đại cáo, Cây chuối, Báo kính cảnh giới số 43,...Đi vào từng tác phẩm cụ thể thì ngôn ngữ của thơ, văn chính luận lại có những đặc điểm riêng mà học sinh ngày nay, nếu không được hướng dẫn, giải thích kỹ càng thì khó mà hiểu, cảm nổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Nguyên nhân thứ nhất là do học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm. Các em luôn thụ động trong quá trình học văn, chỉ quen giáo viên đọc cho chép, đọc thuộc và tái hiện lại khi giáo viên kiểm tra. Việc tái hiện ấy lại không được đầy đủ, thiếu chính xác về những lời giảng của giáo viên. Thứ hai, học sinh dân tộc thiểu số ở Sơn La vốn tiếng Việt còn nghèo, các em không thể hiểu được đầy đủ ngôn ngữ văn học (vốn hàm xúc đa nghĩa) cho nên, các em thường cảm thụ tác phẩm sơ sài, đơn giản, hoặc lúng túng mỗi khi diễn đạt. Thứ ba, khác với học sinh miền xuôi, khi học thơ văn Nguyễn Trãi qua một hay hai tiết các em đã có thể dễ dàng nắm bắt được tác phẩm, nhưng đối với học sinh miền núi Sơn La nhất là học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa thì đòi hỏi giáo viên phải cắt nghĩa tỉ mỉ hơn, không đơn giản chỉ là yêu cầu các em đọc, hiểu phần chú thích trong sách giáo khoa mà phải có khâu trung gian định hướng từ giáo viên. Do đó, ảnh hưởng tới thời gian giờ dạy, tác phẩm không được khám phá một cách đầy đủ và có chiều sâu. Thứ tư, kiến thức về văn chương Nguyễn Trãi, năng lực cảm thụ của học sinh còn nhiều hạn chế, khả năng tư duy văn học chưa được phát huy, chưa được vận dụng để khám phá tác phẩm. Thông thường khi yêu cầu trả lời những vấn đề có tính chất suy luận, các em chỉ dựa vào cách hiểu, cách cảm của người khác mà không có sự suy nghĩ. Các em chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ sự hiểu biết, cảm nhận của riêng mình do đặc điểm tâm lý nhút nhát, ngại phát biểu và không dám tin vào sự hiểu biết của bản thân, quen ghi chép một cách thụ động, không phát huy được tính chủ động tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Thứ năm, khác với học sinh miền xuôi, học sinh miền núi dành thời gian cho việc học tập ít hơn các em không có sách đọc thêm, phần đông các em là học sinh dân tộc thiểu số, có em 18, 19 tuổi mới học lớp 9. Như một phụ huynh đã nói : “cái tuổi đã có thể tự lo được rồi, bố mẹ chỉ còn lo gả vợ, gả chồng cho con cái đã đến tuổi trưởng thành”. Với quan niệm: “Học cũng chẳng thi đỗ đại học, lại về nhà làm ruộng, chỉ cần học biết con chữ thôi”. Thực tế, các em ngoài buổi lên lớp học, còn ở nhà các em phải giúp bố mẹ rất nhiều việc, tối đến học qua loa, đại khái vì mệt mỏi. Các em chỉ cần biết chữ, biết con tính còn học văn thì đâu có quan trọng Sẵn tâm lý không thích học văn (nhất lại là các tác phẩm văn chương cổ vốn khó nắm bắt) nên các em cũng không có ý thức rèn luyện và học văn. Điều đó làm cản trở khả năng phát triển năng lực văn ở các em. Sau nữa Sơn La lại là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, những huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh còn rất lạc hậu, sách báo, điện, ti vi chưa có hoặc có nhưng còn rất ít, những thông tin mới khó cập nhật. Thực tế qua trao đổi với một số anh chị em đi kiểm tra chuyên môn ở những vùng xa này chúng tôi được biết về mặt phương pháp dạy học văn, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, trong đó dạy học văn cho học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó khăn gấp bội. Các em chưa sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, không hiểu hết nghĩa tiếng Việt. Do đó, các em không hiểu được ngôn ngữ văn chương nhất lại là văn chương cổ, nhiều khi giáo viên phải sử dụng bằng tiếng Thái hoặc tiếng H’Mông. Nếu giáo viên không biết tiếng dân tộc thiểu số nhiều khi cũng cảm thấy “bí” hoặc lúng túng khi dạy – truyền đạt kiến thức tới học sinh. 2. Những giải pháp Giáo viên cần phải làm chủ được một nội dung văn thơ khá đồ sộ, phong phú và phức tạp để có thể chọn lựa thích hợp với đối tượng. Đối tượng chung của dạy học thơ văn Nguyễn Trãi trong nhà trường phổ thông trước đây là lớp 9 và lớp 10, nay là lớp 7, lứa tuổi từ 12 cho đến 16, 17. Đó là giai đoạn khá đặc biệt của mỗi con người. Ở lứa tuổi này nhận thức của HS còn nghiêng về cảm tính (nhất là ở những lớp đầu cấp THCS), nhưng nó đang từng bước thay thế bởi nhận thức bằng lý tính (ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT). Do đặc điểm này mà sự tiếp nhận tác phẩm của HS cũng có những điểm khác nhau giữa các lớp. Lứa tuổi này ở HS có rất nhiều thế mạnh (đời sống tình cảm phong phú, nhạy cảm) mà người giáo viên có thể phát huy khả năng sáng tạo trong tiếp nhận văn chương của các em. Những đặc điểm tâm lý tiếp nhận văn học nói trên đã được các nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa hiện nay lấy làm căn cứ trong quá trình lựa chọn, sắp xếp tác phẩm ở các lớp khá đúng mức. Người dạy văn phải thấu hiểu điều đó để có phương pháp dạy cho phù hợp. Tuy nhiên, những tính toán trong biên soạn chương trình, sách giáo khoa dựa trên tâm lý tiếp nhận của HS phổ thông cũng chỉ mới đề cập tới những vấn đề chung nhất. Nếu người giáo viên chỉ quan tâm đến đặc điểm tâm lý của HS theo lứa tuổi mà không lưu ý đúng mức đến thị hiếu, sở thích cá nhân, đến cá tính của chủ thể (người học) thì cũng chưa thể có được hiệu quả theo ý muốn. Do đặc điểm đối tượng khác nhau mà yêu cầu dạy cũng khác nhau. Đối với HS THCS yêu cầu các em không chỉ ở việc đọc, kể tóm tắt mà còn phải bước đầu nhận thức những giá trị, đặc trưng thể loại của thơ văn Nguyễn Trãi. Còn với HS THPT lại phải yêu cầu cao hơn, các emphải có khả năng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi, đặc trưng thể loại và vị trí của nó trong tiến trình văn học Việt Nam. Những yêu cầu đó phải được xuất phát trước hết từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Do đó cũng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình, phải có một tầm kiến thức hơn những gì sách giáo khoa có để có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Bởi vì dạy học suy cho cùng là người giáo viên hướng dẫn HS khám phá các đặc hiệu của văn chương là hình tượng văn học. Hình tượng văn học tác động một cách sâu sắc đến tâm lý tình cảm từng người đọc, để từ đó, người đọc tự liên hệ với số phận, cuộc đời của mình, tìm ra những lẽ sống, những niềm tin cho riêng mình. Giáo viên cần có một trình độ chuyên môn vững vàng và một khả năng sư phạm linh hoạt. Giáo viên phải hiểu đúng, cảm sâu đối với những tác phẩm mà mình sẽ dạy. Đó phải là sự cảm thụ xuất phát từ sự rung động của cá nhân chứ không phải là sự cảm nhận cóp nhặt từ sách hướng dẫn. Trên cơ sở hiểu đúng, cảm sâu để định hướng cho học sinh chiếm lĩnh những giá trị đích thực của tác phẩm khơi gợi ở các em sự nhận biết đúng đắn cái hay, cái đẹp của tác phẩm nhờ đó mà có được sự đồng cảm với nhà văn thông qua tác phẩm. Muốn vậy, giáo viên phải nắm được những đặc điểm nội dung, hình thức của văn học cổ nói chung và của thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng để làm cơ sở cho việc phân tích tác phẩm đúng hướng. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải có một tầm kiến thức cao hơn những gì SGK, SGV có để có thể hiểu sâu sắc tác phẩm mình sẽ hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh. Giáo viên phải phát hiện ra được khoảng cách tiếp nhận của HS với tác phẩm để có phương hướng dạy phù hợp với đối tượng. Do vậy, giáo viên nên quan tâm, tìm hiểu tâm lý tiếp nhận tác phẩm của học sinh. Từ đó tìm ra con đường rút ngắn khoảng cách tiếp nhận của HS với tác phẩm. Ở đây, khác với HS miền xuôi, việc hướng dẫn các em học trên lớp cũng như ở nhà phải tỉ mỉ, cụ thể, có sự căn dặn, động viên thì mới có hiệu quả. Giáo viên nên tìm biện pháp để rèn cho HS có nhu cầu và khả năng bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của mình về tác phẩm trong giờ học trên lớp. Để HS có được nhu cầu này đối với HS phổ thông Sơn La không phải là việc dễ bởi lẽ các em rất “ngại” phát biểu, rất “ngại” giao tiếp vì tính rụt rè, xấu hổ, vì sợ nhỡ nói sai hay diễn đạt không được. Do đó, người dạy phải biết tạo không khí cởi mở, gần gũi các em, khích lệ, động viên các em suy nghĩ, khám phá tác phẩm, mạnh dạn nói ra những điều mình nghĩ, mình hiểu, làm cho các em mất đi cảm giác bất lực trước tác phẩm, hoặc bất lực trước những câu hỏi khai thác tác phẩm của giáo viên. Giáo viên phải giúp HS nắm được ý nghĩa sâu xa, phong phú của mỗi tác phẩm qua mỗi tiết học trong từng bài cụ thể. Chẳng hạn, học bài “Bình Ngô đại cáo” HS phải nắm được một số điểm cơ bản nhất về Nguyễn Trãi và về “áng thiên cổ hùng văn” này trong nền văn học cổ Việt Nam. Qua phân tích nội dung và nghệ thuật, HS thấy được đây là bài văn hay, có giọng văn hùng hồn, biểu hiện được sâu sắc niềm tự hào dân tộc. Muốn làm được điều đó, người giáo viên miền núi cần phải biết chọn lọc kiến thức để dạy, vì trong quá trình dạy cho HS dân tộc thiểu số chắc chắn phải dừng lại cắt nghĩa từ nhiều hơn do đó mà ảnh hưởng tới thời gian tiết dạy. Trong quá trình dạy lại cần chú ý nâng cao trình độ sử dụng tiếng phổ thông cho HS, vì có hiểu được tiếng Việt thì các em mới có khả năng nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Dạy thơ văn Nguyễn Trãi cho HS phổ thông dân tộc thiểu số đang là vấn đề được nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm. Đã có nhiều kiến nghị tăng thêm thời gian cho một số tác phẩm dài, khó (có nhiều điển tích, từ Hán Việt, từ cổ, hình ảnh ước lệ tượng trưng) từ 45 phút lên 60 phút mới có thể đảm bảo triển khai nội dung giờ dạy tương đương với việc khai thác kiến thức giờ dạy ở miền xuôi. Thiết nghĩ đó cũng là một thực tế, một nguyện vọng thoả đáng cần được giải quyết. Ngoài ra cần đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học như: tivi, báo, đài...Đặc biệt cần xây dựng tủ sách cho các trường phổ thông Sơn La nhất là các trường vùng sâu, vùng xa để giáo viên và HS có điều kiện đọc thêm các loại sách, báo tham khảo phục vụ cho dạy – học văn, nhất là dạy – học văn thơ Nguyễn Trãi – một bộ phận lớn trong chương trình văn học ở phổ thông. Với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt với việc đưa công nghệ vào quá trình dạy học thì việc đầu tư trang thiết bị dạy học như máy đèn chiếu, băng ghi âm, ghi hình, tủ sách thư việnlà việc làm rất cần thiết để giáo viên và học sinh có một phương tiện dạy học đa dạng vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, vừa tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú học tập cho học sinh nhất là đối với những trường vùng sâu, vùng xa. Thiết nghĩ đó cũng là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học văn. Dạy thơ văn Nguyễn Trãi phải là một quá trình đi từ chữ nghĩa đến văn bản, không thể dạy tác phẩm chỉ dựa trên bản dịch, mà cần có sự mở rộng thêm của giáo viên. muốn vậy đòi hỏi người giáo viên phải có một ‘‘vốn sống cổ’’, một sự am hiểu về Hán Nôm, về cách dùng từ đặt câu, cách diễn đạt, trình bày...của văn học cổ. Đây sẽ là những điều kiện giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, rút ngắn khoảng cách giữa lớp người rất xưa với lớp người rất trẻ hôm nay. 3. Kết luận Những khó khăn khách quan và chủ quan nói trên là trở ngại rất lớn đối với học sinh trong quá trình học văn nói chung và thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng, cần có biện pháp hạn chế và khắc phục. Muốn cho việc dạy học thơ văn Nguyễn Trãi đáp ứng được khả năng và yêu cầu phát triển của học sinh miền núi Sơn La, giáo viên cần làm chủ nội dung thơ văn sẽ giảng dạy, cần gần gũi, cởi mở với các em để có những hiểu biết về tâm lý và khả năng cảm thụ văn chương của mỗi cá nhân học sinh theo từng lứa tuổi trình độ khác nhau. Từ đó phát hiện ra những khoảng cách tiếp nhận giữa học sinh với tác phẩm văn chương để có phương pháp dạy học phù hợp, tạo được những hứng thú say mê trong quá trình tiếp nhận văn học từ phía học sinh, khắc phục được những điểm yếu và nâng cao hiệu quả học thơ văn Nguyễn Trãi của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận. Cảm thụ văn học – Giảng dạy văn học. Nxb Giá
Tài liệu liên quan