Nguồn tin khoa học và công nghệ trong các công trình nghiên cứu khoa học tại trường đại học ở Việt Nam

Phát triển Khoa học công nghệ cùng với phát triển Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của Đàng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được mục tiêu này, công tác triển khai các nguồn thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) sao cho hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề và các tổ chức trong xã hội. Tại các trường đại học, bên cạnh rất nhiều các nhiệm vụ phải thực hiện, có hai nhiệm vụ cốt yếu đó là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ cốt yếu trên, các trường đại học đã sản sinh và quản lý một lượng thông tin KH&CN lớn, đa dạng, phong phú tùy theo từng chuyên ngành đào tạo. Nếu nguồn tin KH&CN này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nguồn tin KH&CN Quốc gia nói riêng và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta nói chung. Tuy nghiên, việc quản lý và triển khai các nguồn tin này vẫn đang còn gặp phải nhiều vấn đề tồn tại. Hàng năm, tại các trường đại học, tùy thuộc vào quy mô đào tạo và chuyên ngành đào tạo của mỗi trường, có hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu khoa học lớn, nhỏ được thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. Vì thế, nguồn tin khoa học công nghệ trong chứa đựng trong các đề tài này là hết sức phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chất lượng. Ta có thể kể đến các nguồn thông tin KH&CN được sinh ra trong các trường đại học, các khoa hoặc các bộ môn đào tạo về/liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau: - Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Trong quá trình đào tạo, bên cạnh hoạt động học tập làm chủ đạo, nghiên cứu khoa học trong sinh viên được coi là một trong những nội dung hoạt động hết sức quan trọng của các trường đại học. Hoạt động này được thực thực hiện khá thường xuyên theo mỗi năm học. Nội dung thông tin khoa học và công nghệ được phản ánh ở đây khá đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo của mỗi trường đại học và mỗi khoa, bộ môn trong trường. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ thực hiện đề tài của mình qua các cấp tuần tự: khoa, trường, bộ (hoặc Đại học Quốc gia đối với một số trường nằm trong hệ thống Đại học Quốc gia). Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp cho sinh viên làm quen, hình thành, và rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm lẫn kiến thức khoa học của công tác nghiên cứu. Vì tính chất đó, mặc dù số lượng đề tài là khá nhiều nhưng chất lượng của các đề tài chưa cao

pdf5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn tin khoa học và công nghệ trong các công trình nghiên cứu khoa học tại trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUỒN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Phạm Tiến Toàn* Phát triển Khoa học công nghệ cùng với phát triển Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của Đàng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được mục tiêu này, công tác triển khai các nguồn thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) sao cho hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề và các tổ chức trong xã hội. Tại các trường đại học, bên cạnh rất nhiều các nhiệm vụ phải thực hiện, có hai nhiệm vụ cốt yếu đó là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ cốt yếu trên, các trường đại học đã sản sinh và quản lý một lượng thông tin KH&CN lớn, đa dạng, phong phú tùy theo từng chuyên ngành đào tạo. Nếu nguồn tin KH&CN này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nguồn tin KH&CN Quốc gia nói riêng và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta nói chung. Tuy nghiên, việc quản lý và triển khai các nguồn tin này vẫn đang còn gặp phải nhiều vấn đề tồn tại. Hàng năm, tại các trường đại học, tùy thuộc vào quy mô đào tạo và chuyên ngành đào tạo của mỗi trường, có hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu khoa học lớn, nhỏ được thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. Vì thế, nguồn tin khoa học công nghệ trong chứa đựng trong các đề tài này là hết sức phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chất lượng. Ta có thể kể đến các nguồn thông tin KH&CN được sinh ra trong các trường đại học, các khoa hoặc các bộ môn đào tạo về/liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau: - Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Trong quá trình đào tạo, bên cạnh hoạt động học tập làm chủ đạo, nghiên cứu khoa học trong sinh viên được coi là một trong những nội dung hoạt động hết sức quan trọng của các trường đại học. Hoạt động này được thực thực hiện khá thường xuyên theo mỗi năm học. Nội dung thông tin khoa học và công nghệ được phản ánh ở đây khá đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo của mỗi trường đại học và mỗi khoa, bộ môn trong trường. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ thực hiện đề tài của mình qua các cấp tuần tự: khoa, trường, bộ (hoặc Đại học Quốc gia đối với một số trường nằm trong hệ thống Đại học Quốc gia). Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp cho sinh viên làm quen, hình thành, và rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm lẫn kiến thức khoa học của công tác nghiên cứu. Vì tính chất đó, mặc dù số lượng đề tài là khá nhiều nhưng chất lượng của các đề tài chưa cao. Tuy nhiên, thực tế tại khá nhiều trường đại học với sự đầu tư bài bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đã * Giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. thu được không ít những công trình đề tài mới về khoa học và công nghệ, có tính ứng dụng và triển khai cao trong thực tế, đây thực sự là một trong số những nguồn tin KH&CN có giá trị, cần được quan tâm và đầu tư đúng mức của nhà trường. - Khóa luận, đồ án, luận văn tốt nghiệp, luận án: Đây là những công trình nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và được bảo vệ trước khi họ tốt nghiệp. Các công trình này thường được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản trên cơ sở kỹ năng và kiến thức nghiên cứu khoa học đã được rèn luyện và tích lũy trong quá trình học tập của tác giả (tùy thuộc vào từng cấp đào tạo: cử nhân, thạc sĩ hay tiên sĩ) cùng với sự hướng dẫn sát sao của những giảng viên có kinh nghiệm trong và ngoài trường đại học. Các công trình này được đánh giá có hàm lượng chất xám cao, nội dung đa dạng phong phú và có thể coi đây là một trong những nguồn tin KH&CN có chất lượng cao trong các trường đại học. - Đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên: Trong môi trường đại học, nếu như hai nhiệm vụ cơ bản của sinh viên là học tập và nghiên cứu khoa học thì hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên là giảng dạy và làm nghiên cứu. Thông thường, giảng viên trong các trường đại học cần phải thực hiện thứ tự các cấp công trình nghiên cứu khoa học như sau: cấp trường, cấp bộ (cấp Đại học Quốc gia đối với một số trường nằm trong hệ thống Đại học Quốc gia) và sau cùng là cấp đặc biệt/trọng điểm. Theo tuần tự, các cấp trên không chỉ thể hiện sự trưởng thành trong nghiên cứu khoa học của chủ trì đề tài và mức độ chuyên sâu về nội dung đề tài phản ánh, mà còn còn mở rộng về quy mô kinh phí đầu tư cũng như cấp quản lý của đề tài. Cơ bản, các đề tài trên đều được thực hiện khá bài bản và công phu, nội dung của đề tài đi sâu tìm hiểu những vấn đề mới và được tác giả đầu tư nhiêu thời gian và công sức trong quá trình thực hiện. Sau khi đề tài được hoàn thành, chủ trì đề tài phải bảo vệ trước Hội đồng đánh giá và nghiệm thu đề tài, trên cơ sở đó, đề tài sẽ được Hội đồng đánh giá với các mức: tốt, khá, đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Với những đề tài được đánh giá từ khá trở lên, thì có thể coi đó là những nguồn tin KH&CN cần được xem xét về ý nghĩa và khả năng ứng dụng thực tế của nó. Đồng thời đây cũng là một trong những nguồn tin KH&CN quý giá cần được quản lý và khai thác triệt để của các trường đại học. - Hội thảo khoa học: được tổ chức như một trong những hoạt động chuyên môn thường xuyên trong nhà trường. Hàng năm, có rất nhiều các hội thảo khoa học lớn, nhỏ với quy mô, phạm vi và nội dung khác nhau diễn ra trong hoạt động của trường đại học. Thông thường, sản phẩm của hội thảo là tập hợp các bài viết thành Kỷ yếu khoa học của những chuyên gia, bên cạnh đó, hội thảo còn tiếp nhận và tổng kết ý kiến của các chuyên gia, các thành viên tham dự hội thảo, những ý kiến này thể hiện tri thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của họ và thường chứa đựng hàm lượng chất xám khá cao. Chính vì thế, đây cũng được coi là một trong số những nguồn tin Khoa học và Công nghệ quý, có giá trị cần được quản lý bài bản và có tổ chức trong các trường đại học. Chưa có số liệu thống kê chính thức về chất lượng của các công trình trên, tuy nhiên, hầu hết các công trình đều có sự hướng dẫn, giám sát hoặc thực hiện bởi các giảng viên – vốn có kiến thức chuyên môn sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Vì thế, xét một cách tổng quan, các đề tài đều có chất lượng nhất định. Song, một thực tế khá đáng buồn đang diễn ra ở trên hai phương diện. Thứ nhất, đối với một số cá nhân hay nhóm người chủ trì đề tài, động cơ thực hiện đề tài nghiên cứu không xuất phát từ tâm huyết khoa học mà đơn giản chỉ vì đối phó với nhiệm vụ đề ra, điều này dẫn tới các đề tài được thực hiện một cách thiếu trách nhiệm và thường không gắn liền với thực tế. Hệ quả của sự ra đời những đề tài như thế là sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín chất lượng công trình nghiên cứu, mặt khác, nó tiêu tốn một khoản kinh phí không nhỏ cho suốt quá trình thực hiện. Điều này dẫn đến các công trình dư thừa về mặt số lượng, nhưng không đảm bảo về chất lượng. Thứ hai, do công tác quản lý đề tài không được tốt, nên nhiều đề tài bị cất vào kho lưu trữ ngay sau khi hoàn thành và được nghiệm thu, mặc dù đó có thể là những đề tài có chất lượng và mang tính thực tiễn cao. Vấn đề lớn tiếp theo là việc triển khai các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm một cách đúng mức. Có rất nhiều đề tài, công trình mang hàm lượng chất xám cao, có khả năng ứng dụng tốt trong thực tế. Tuy nhiên, các đề tài này lại không được lưu trữ một cách có tổ chức, có hệ thống sao cho có thể phục vụ cho việc tìm kiếm và khai thác một cách tốt nhất. Thực trạng này khiến cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đề tài gặp khó khăn hoặc không thể tìm được công trình, đề tài khoa học mà mình cần. Mặt khác, công tác tuyên truyền quảng bá thông tin về các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học còn chưa được chú trọng, thậm chí, đối với nhiều trường, công tác này chưa bao giờ được triển khai! Điều này dẫn đến một thực tế, đó là các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng và những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng không tìm đến được với nhau. Một trong những vấn đề tồn tại khác không kém phần quan trọng, đó là kinh phí được cấp cho mỗi đề tài, công trình nghiên cứu khoa học. Hàng năm, tuy các trường đại học có dành một lượng kinh phí khá lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học của trường nhưng dường như số kinh phí đó vẫn chưa thể đáp ứng được một cách đầy đủ các yêu cầu cần thiết đối với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc. Bởi vậy, với khá nhiều đề tài, kinh phí còn bị coi là rào cản đáng kể trong quá trình thực hiện. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý và triển khai nguồn tin KH&CN tại các trường đại học: 1. Khuyến khích các đề tài có nội dung mới, có tính thực tế cao Hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học đã nhận được quan tâm của lãnh đạo nhà trường, và đang triển khai khá đều đặn . Tuy nhiên để chất lượng của các đề tài khoa học được nâng cao và thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các trường đại học cần có sự hướng dẫn, định hướng, và giám sát trong trong suốt quá trình thực hiện đề tài để đảm bảo đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về các vấn đề mới mẻ và mang tính thực tiễn cao. Nội dung của các đề tài cần phải dựa trên thực tế nhu cầu xã hội, của ngành hay của lĩnh vực mà đề tài hướng tới. Sao cho mỗi đề tài sau khi nghiệm thu, sẽ được ứng dụng và triển khai tương xứng với các nội dung mà nó đề cập đến. Bên cạnh đó, cần có chính sách và các chế độ thích hợp đối với chủ trì của các đề tài này, đây sẽ là động lực cho đề tài được phát triển và hoàn thiện hơn, mặt khác, đây cũng là sự cổ vũ động viên cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường. 2. Công tác phân loại và lựa chọn đề tài cần phải được thực hiện nghiêm túc nhằm phát hiện ra các đề tài có chất lượng để đưa vào ứng dụng triển khai. Đối với mỗi đề tài, dù ở cấp độ nào (trường, bộ, đặc biệt), được thực hiện bởi ai (sinh viên, học viên hoặc giáo viên) đều cần phải được Hội đồng đánh giá và nghiệm thu xem xét một cách nghiêm túc trước khi nghiệm thu. Trong quá trình này, nội dung và chất lượng của đề tài cần được đánh giá dựa trên hai tiêu chí cơ bản, đó là nội dung hay lĩnh vực đề tài phản ánh và chất lượng ứng dụng triển khai trong thực tế. Nếu như xét thấy đề tài nghiên cứu khoa học đáp ứng được hai tiêu chí trên, nhà trường cần có sự đầu tư xứng đáng để đề tài được triển khai trong thời gian sớm nhất. 3. Phối hợp gắn kết chặt chẽ trong việc quản lý và triển khai các công trình, đề tài giữa trường đại học và các cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường đại học và các cơ quan, đơn vị bên ngoài trường trong việc hợp tác quản lý và triển khai các công trình đề tài nghiên cứu khoa học. Đây vừa là sự phối hợp mang tính tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, đồng thời cũng vừa là tính tất yếu cho sự gặp nhau của cung và cầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các công trình nghiên cứu khoa học. Sự phối hợp giữa nhà trường và các đối tác được thực hiện dựa trên các trách nhiệm cơ bản sau: Về phía các trường đại học, trên cơ sở các đề tài, công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu, xử lý, phân loại và tổ chức có hệ thống, sẽ có trách nhiệm tìm kiếm và giới thiệu đến các cá nhân, cơ quan hay tổ chức có nhu cầu sử dụng và triển khai đề tài. Công việc này cần phải được thực hiện một cách khá bài bản qua các công việc quảng bá, tuyên truyền, marketing, Hiểu một cách đơn giản hơn, trong trường hợp này, trường đại học đóng vai trò như một doanh nghiệp với sản phẩm hàng hóa của mình là các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu. Để cho các sản phẩm hàng hóa của họ có thể sinh ra lợi nhuận và khẳng định giá trị đích thực của nó trong thực tế, họ cần phải làm các công đoạn cần thiết để đưa thông tin về hàng hóa, sản phẩm của mình đến với những đối tượng khách hàng có nhu cầu. Về phía các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng kết quả của các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học thực sự có giá trị, họ cần phải chủ động liên hệ, tìm kiếm và có thể “đặt hàng” trước đối với các trường đại học. Đây là một trong những kênh cần thiết giúp cho họ có thể nhanh chóng nắm bắt và sở hữu thông tin khoa học và công nghệ, điều này sẽ giúp cho họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường hay lĩnh vựa mà họ mong muốn trên cơ sở sử dụng, triển khai các công trình khoa học công nghệ từ các đề tài, công trình khoa học mà họ đã “đặt hàng”. 4. Xây dựng dịch vụ cung cấp thông tin khoa học và công nghệ. Với nguồn tin khoa học công nghệ phản ánh chuyên môn đặc thù của mỗi trường, được sản sinh ra qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các trường đại học có thể xây dựng một hệ thống dịch vụ cung cấp thông tin KH&CN cho các đối tượng cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Công việc này sẽ thích hợp hơn cả nếu nó được thực hiện với sự kết hợp giữa Phòng nghiên cứu khoa học và Trung tâm Thông tin – Thư viện của trường. Các dịch vụ này cần được triển khai một cách đa dạng với nhiều hình thức cung cấp thông tin khoa học và công nghệ khác nhau, cung cấp cho những đối tượng có nhu cầu nhiều sự lựa chọn dựa trên việc khảo sát và tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng này. Ngoài khoản lợi nhuận thu không nhỏ được hàng năm thông qua việc cung cấp, bán các thông tin khoa học công nghệ mà nhà trường có được, đây còn được coi là cơ hội cần thiết đối với các đề tài, công trình nghiên cứu để được triển khai trong thực tế đời sống xã hội. Các giải pháp được đề xuất ở đây cần phải có được sự nhìn nhận nghiêm túc, kịp thời và đúng đắn của ban giám hiệu các trường đại học, sau đó, ban giám hiệu cần đưa ra phương hướng, chiến lược và kế hoạch cụ thể cho việc triển khai. Những nội dung này sẽ được chỉ đạo sâu sát tới từng phòng ban liên quan đến việc thực hiện công việc này, tiêu biểu như Trung tâm Thông tin – Thư viện, Phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Các phòng tư liệu của các Khoa và các đơn vị khác trực thuộc trường./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Minh Kiểm. Nguồn tin của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia phục vụ nghiên cứu và đào tạo/Báo cáo trình bày tại Hội nghị Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) lần thứ IV, tổ chức tại Hà Nội, tháng 3/2009. 2. Tạ Bá Hưng, Cao Minh Kiểm và Nguyễn Tiến Đức. Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam: hiện trạng và định hướng phát triển. H.:Thông tin tư liệu, 2005, Số 4. 3. Trần Thị Quý. Thông tin học nâng cao/Tập bài giảng. H.: ĐHKHXH & NV, 2007.- 106 tr. 4. Website: i. ii. iii. iv. v.