Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc

Báo Tiền phong từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Trên con đường phát triển và hội nhập, Báo Tiền Phong điện tử ra đời là sự phát triển tất yếu phù hợp với xu hướng hiện đại của báo chí trong và ngoài nước. Ngày 16 tháng 1 năm 2005 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên chặng đường lịch sử 55 năm của báo Tiền Phong: Báo tiền phong điện tử chính thức ra mắt bạn đọc trên toàn thế giới ở địa chỉ website:www.Tienphongonline.com.vn Sở dĩ tôi chọn đề tài “Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc”. Vì một số lý do sau đây

doc44 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Báo Tiền phong từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Trên con đường phát triển và hội nhập, Báo Tiền Phong điện tử ra đời là sự phát triển tất yếu phù hợp với xu hướng hiện đại của báo chí trong và ngoài nước. Ngày 16 tháng 1 năm 2005 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên chặng đường lịch sử 55 năm của báo Tiền Phong: Báo tiền phong điện tử chính thức ra mắt bạn đọc trên toàn thế giới ở địa chỉ website:www.Tienphongonline.com.vn Sở dĩ tôi chọn đề tài “Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc”. Vì một số lý do sau đây: 1.1.Nghiên cứu vì sự yêu thích tờ báo Từ khi là sinh viên năm thứ 3 khoa báo chí, tôi đã viết bài cộng tác với báo Tiền Phong. Khi báo Tiền phong điện tử ra đời, tôi đã có cơ hội làm việc như một phóng viên thực thụ của Ban điện tử đến nay đã được 5 tháng.  Môi trường làm việc và khoảng thời gian đó cho tôi cơ hội tìm hiểu ban đầu về cơ cấu hoạt động và những đặc điểm của Ban điện tử báo Tiền phong cũng như độc giả của báo Tiền Phong điện tử. Bằng những quan sát, nhập cuộc vào các hoạt động của toà soạn, khi thực hiện đề tài này, tôi có được những thuận lợi nhất định. Cùng với quá trình cộng tác viết bài cho báo giấy, quá trình thực tập và làm việc ở Tiền Phong điện tử đã cho tôi niềm đam mê làm báo, tôi thật sự thấy yêu thích trang báo điện tử Tienphongonline. Tôi làm đề tài nghiên cứu này chính là xuất phát từ tình cảm đặc biệt yêu thích tờ báo điện tử nơi mình đang làm việc. 1.2. Làm khoá luận là một cách để thể hiện ý tưởng và đóng góp vào sự phát triển chung của tờ báo. Với kiến thức cơ bản về lý luận báo chí được trang bị trong nhà trường, khi đi vào thực tế công tác, tôi có những nhận xét, đánh giá và những ý tưởng  mang tính chất cá nhân. Tôi muốn thể hiện những ý tưởng, nhận xét, đánh giá đó qua Khoá luận tốt nghiệp này với mong muốn góp một tiếng nói vào sự hoàn thiện trang báo điện tử Tienphongonline.com.vn 2. Mức độ nghiên cứu: Tìm hiểu được khá sâu sắc về đối tượng Khi thực hiện đề tài này, tôi đã qua quá trình làm việc và tìm hiểu về cơ chế hoạt động cũng như mọi công tác trong Ban điện tử báo Tiền Phong. Chính vì vậy, những tài liệu, con số thống kê (số lượng người truy cập, bài được đọc nhiều nhất) tôi đều có thể được truy xuất từ phần mềm quản lý thông tin cá nhân. Thêm vào đó, tôi đã có được những ý kiến nhận xét, đánh giá cũng như những giải thích về thắc mắc, những lý do khách quan, chủ quan từ người điều hành hoạt động toà soạn, đó là Phó tổng biên tập phụ trách Tiền Phong điện tử Nguyễn Ngọc Nam và thư ký toà soạn Nguyễn Việt Hùng cũng như những phóng viên trong vào ngòai Ban điện tử báo Tiền Phong. 3. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá, so sánh, điều tra xã hội học Để thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc”, tôi đã dành khá nhiều thời gian quan sát, nhập cuộc và tìm hiểu cơ chết hoạt động cũng như đối tượng độc giả của báo qua phản hồi, qua điều tra, phát bảng hỏi… Số liệu thống kê, phỏng vấn, phát phiếu thăm dò, bảng hỏi được thực hiện ở nhiều địa phương: Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nội với nhiều tầng lớp: Nông thôn, Thành thị, thị trấn, thị xã, miền núi… và nhiều thành phần: Trí thức, nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên… Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, bằng phương pháp quan sát, đúc rút kinh nghiệm từ chính những hoạt động của mình tại toà soạn, so sánh báo Tiền phong điện tử với các tờ báo khác, tham khảo các phương thức nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu, công trình nghiên cứu độc giả trong và ngòai nước, tôi tổng hợp và rút ra kết luận, nhận xét, đánh giá, đề xuất… 4.Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa và  nhiệm vụ của luận văn: Góp phần cải tiến, hoàn thiện website www.Tienphongonline.com.vn 4.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ lý do chọn đề tài, mục tiêu của luận văn mà tôi thực hiện với tên gọi “Phát triển website báo Tiền Phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc” chủ yếu hướng tới mục đích phân tích cho được đối tượng độc giả của báo Tiền Phong: Đối tượng chủ yếu là ai? Chỉ ra đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội, quy luật tăng giảm số lượng người truy cập qua thời gian, qua tiến trình sự kiện lớn… để phần nào cho thấy độc giả của trang báo có đặc điểm tâm lý gì, cần thay đổi gì để có được đông đảo bạn đọc nhất và đồng thời thực hiện tốt chức năng định hướng tư tưởng.  Cuối cùng, từ những nhận xét đánh giá, tôi đưa ra kết luận và đề xuất để Ban biên tập xem xét hoàn thiện nội dung và hình thức của trang báo. 4.2. ý nghĩa lý luận của luận văn Góp phần vào việc nghiên cứu đối tượng độc giả nói chung và nghiên cứu đối tượng độc giả của một trang báo điện tử dành cho tuổi trẻ nói riêng. Vấn đề nghiên cứu đối tượng độc giả là vấn đề mấu chốt trong việc phát triển báo chí theo xu hướng tự hạch toán kinh doanh. Nếu lượng báo bán ra thấp sẽ dẫn đến doanh thu giảm và đặc biệt là quảng cáo sa sút. Nếu giải quyết tốt vấn đền thị hiếu công chúng sẽ là cơ sở cho mọi cải tiến, thay đổi sao cho hợp lý hợn 4.2.ý nghĩa thực tiễn của luận văn  Báo Tiền Phong điện tử mới ra đời chắc chắn còn nhiều cải tổ, thay đổi cả về nội dung và hình thức. Trong hoàn cảnh đó, những đóng góp của đề tài sẽ là những gợi ý có giá trị góp phần vào việc hoàn thiện website:www tienphongonline.com.vn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Báo in và báo Tiền Phong điện tử Đối tượng chủ yếu tác giả tiến hành nghiên cứu trong khoá luận này là báo giấy Tiền Phong trong nửa đầu năm 2005 và báo Tiền Phong điện tử từ khi ra đời đến nay. Thêm vào đó, một số tran báo điện tử khác như  Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… 6. Kết cấu của Luận văn: Luận văn chia làm ba chương Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn chia làm ba chương vói cấu trúc đi từ cái chung đến cái riêng, mỗi chương giải quyết một vấn đề cụ thể. Mỗi vấn đề được chia thành các đề mục nhỏ.   Chương 1 Báo điện tử và độc giả của báo điện tử I.Báo chí- chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong đời sống xã hội 1.Chức năng của báo chí Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn- Đinh Văn Hường- Trần Quang thì báo chí có những chức năng chính sau đây 1.1. Chức năng giáo dục tư tưởng. Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị- tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan. Sự phản ánh kịp thời, phong  phú các sự kiện, kết hợp với minh chứng chặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong nhận thức của công chúng- sự nhận thức có lý trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của hiện thực. Trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ, chức năng giáo dục tư tưởng càng được đề cao và báo chí là lực lượng xung kích thực hiện chức năng này. Như C.Mác từng nói: “Điều đáng chú ý nhất của các tờ báo là ở chỗ nó cạn dự hàng ngày vào phong trào và có khả năng là người phát ngôn trực tiếp của phng trào. Nó phản ánh đầy đủ toàn bộ những sự kiện đang diễn ra hằng ngày, là mối tác động qua lai sinh động không những giữa nhân dân với báo chí cách hàng ngày của nhân dân”  Nền kinh tế thị trường như một làn gió tác động vào hầu khắp các làng bản, từ thôn quê đến thành thị, từ nông thôn đến miền núi, và trong đông đảo quần chúng nhân dân, không phải ai cũng có được nhận thức tư tưởng vững vàng, không phải không có những phần tử cơ hội xúi giục nhân dân chống lại Đảng và Nhà nước. Hơn bất cứ phương tiện nào, bằng sự cụ thể hoá những chính sách, pháp luật, đưa chính sách, pháp luật vào đời sống…báo chí đã trở thành người tuyên truyền cho hàng triệu quần chúng nhân dân hiểu và tin theo đường lối chính sách của Đảng. Như trong thời kỳ đất nước vừa mới giành độc lập, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Các báo và các ban tuyên truyền nên hướng dẫn lòng yêu nước và chí cương quyết cố giành độc lập hòan toàn của đồng bào một cách ôn hòa, bình tĩnh, có lợi cho ngoại giao. Hơn nữa cần phải giải thích cho tòan dân hiểu rõ con đường đi của Chính phủ khi ký với Pháp Hiệp định sơ bộ”1 Sau khi chiến thắng thực dân Pháp, Miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, một lần nữa, Bác nhấn mạnh: “Tờ báo Đảng là như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biến về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâgn cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu cứ cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc”2. Ngày nay, báo chí càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thời gian vừa qua, hàng loạt những chính sách về y tế, giáo dục, đất đai - là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân đã được báo chí đưa tin nhiều chiều, với những phân tích lý giải hết sức cặn kẽ để nhân dân hiểu và ủng hộ chính sách của nhà nước. Ví dụ như với đề tài về khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, báo Tiền Phong đã đăng một loạt bài như: Không lo thiếu kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi (báo Tiền Phong ngày 5.4.2005), bài Thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi: ít nhất phải một quý nữa (báo Tiền Phong ngày 14.4) nói về những tiện ích cũng như vấn đề khó khăn đặt ra cho ngành y tế, cho người dân khi đưa chủ trương này vào cuộc sống. Với những tác phẩm báo chí đi vào những vấn đề cấp thiết của đời sống, báo chí đã góp phần cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào đời sống nhân dân, để nhân dân thấy pháp luật hay chính sách của nhà nước thật sự gần gũi và vì nhân dân. Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang cũng đã đề cập trực tiếp đến vấn đề này: “Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị- tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có sức thuyết phục bằng việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan. Sự phản ánh kịp thời phong phú các sự kiện, kết hợp với minh chứng chặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong nhận thức của công chúng- sự nhận thức có lý trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của hiện thực”. (trang 77, sdd) Báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục tư tưởng ở các vùng “điểm nóng” như Tây Nguyên, Tây Bắc… 1.2. Chức năng quản lý và giám sát xã hội Báo chí thực hiện quá trình quản lý xã hội bằng các nội dung chủ yếu sau: Đăng tải phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn. Đảng ta trong nhiều văn kiện đã chỉ rõ: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đi sát thực thực tế. Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp các ngành trong xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng của bá chí. Điều này cho thấy, báo chí không chỉ tuyên truyền, động viên và tổ chức quần chúng thực hiện mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng mới, sử đổi, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật. Ví dụ: Trong kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa XI, Báo tuổi trẻ đề cập một loạt vấn đề qua các tít báo như: Có thể làm luật nhanh mà tốt, Luật phải khả thi…hay như về vấn đề giáo dục: Cần một bộ sách giáo khoa và chính sách cử tuyển, Hộ khẩu trở thành cản trở trong thực hiện quyền bình đẳng học tập…hay Sài Gòn giải phóng có bài: Kiểm toán nhà nước phải có vai trò đặc biệt, dự thảo luật Thương mại thiếu chính sách cụ thể… Báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế, hiện trạng công việc của các địa phương, cơ sở sản xuất hoặc một vấn đề  nào đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến, đưa ra kiến nghị, giải pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện và khoa học các số liệu, dữ liệu cần thiết. 1.3. Chức năng phát triển văn hoá giải trí Phát triển văn hoá và giải trí là một trong những chức năng khách quan của báo chí. Bên cạnh chức năng giáo dục tư tưởng và giám sát xã hội. Với lợi thế của mình, trên từng số báo, chương trình phát thanh, truyền hình…hằng ngày hằng giờ truyền bá những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế như hiện này. Bên cạnh việc truyền bá, phổ biến các tác phẩm văn hoá- văn nghệ nói trên thì thông tin quảng cáo trên báo chí cũng có ý nghĩa xã hội to lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của nhân dân. Đó là quảng cáo, chỉ dẫn, dự báo thời tiết, giá cả thị trường…. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, vấn đề hội nhập văn hóa quốc tế và sự hội nhập văn hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức. Những vấn đề như sự quay trở lại của dòng nhạc phản động từ hải ngoại, mất bản sắc dân tộc cũng trở thành những đề tài nóng hổi trên báo chí. Vụ Paris by night gần đây là một ví dụ:  Bài báo này viết với mục đích phê phán ấn phẩm này, nhưng lại nêu quá nhiều thông tin về nó. Trên mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh chống tư tưởng phản động và các biểu hiện của suy thóai văn hóa đã diễn ra hết sức sôi nổi trên mặt báo. Và trong cuộc chiến này, vai trò định hướng dư luận của báo chí đã được khẳng định một cách rõ nét. 2.Báo chí Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hai cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc, báo chí đã góp phần không nhỏ động viên quần chúng nhân dân, huy động sức người, sức của cho tiền tuyến. Báo chí cũng góp phần không nhỏ khi đập tan mọi âm mưu tuyên truyền mị dân của địch, góp phần đưa đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Đặc biệt, trong những thời khắc quyết định, những đổi thay to lớn của đất nước như thời kỳ đổi mới, với nhiều chính sách mới, còn xa lạ với đời sống nhân dân, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu đường lối chính sách mới của Đảng. Không chỉ có vậy, báo chí còn góp phần to lớn vào việc điều chỉnh các dự luật, ban hành chính sách khi chỉ ra những bất cập, những hạn chế tồn tại giúp cơ quan chức năng sửa đổi áp dụng luật pháp phù hợp hơn với tình hình thực tế. Khi Liên Xô tan rã, một bộ phận người dân hoang mang thì báo chí là ngọn cò tiên phong nêu cao tinh thần đổi mới khiến cho người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và con đường đã chọn. Hiện nay, trong quá trình ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới), Báo chí cũng đá góp tiếng nói quan trọng vào việc nêu lên những cơ hội và thách thức khi VN ra nhập tổ chức này.  Gần đây, về chủ đề này có thể kể đến: WTO đích đã gần, Thủy sản việt nam muốn ra biển lớn cần thương hiệu mạnh, WTO thống nhất thuế quan cho nông phẩm…trên Tiền Phong hay Mỹ tăng cường đàm phán về việc gia nhập WTO với Việt Nam, Sửa luật để hội nhập…trên Tuổi trẻ… hàng trăm bài báo về tác động của việc gia nhập WTO đến mọi tầng lớp, mọi ngành nghề đã góp vào tiếng nói chung để nền kinh tế Việt Nam chuẩn bị cho hội nhập toàn cầu, vươn ra biển lớn. Như vậy, xã hội càng phát triển thì vai trò của báo chí càng được khẳng định, Đời sống báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ với sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. II.Báo điện tử và vị trí cả báo điện tử trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng 1.Tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của báo điện tử 1.1. Khái niệm báo điện tử Theo cuốn bài giảng lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến của tác giả Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Sơn Minh, Đỗ Anh Đức: Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được chuyển tải và tiếp nhận qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như “onine Newspaper” (báo chí trên mạng, trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chi điện tử), “e- zine” (electronic magazine- tạp chí điện tử)… ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” được sự dụng phổ biến, như Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử, ngoài ra, nhiều người  còn gọi chúng bằng các tên khác như “Báo mạng”, “báo chí Internet”, “Báo trực tuyến”… Điều 3 luật báo chí  quy định: báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác vốn đã được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước ngoài đó là “online”. Từ điển tin học định nghĩa online dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ trạng thái hoạt động của một máy tính khi đã kết nối với mạng internet và sẵn sàng hoạt động. Online dịch sang tiếng Việt là “trên mạng” hoặc “trực tuyến”. Thuật ngữ này phù hợp với việc tiếp nhận thông tin trên mạng, vì muốn đọc được báo người đọc phải có một máy tính có khả năng kết nối vào mạng ở tình trạng trực tuyến. Trong khóa luận này, mặc dù khái niệm báo điện tử còn nhiều điều phải tranh cãi nhưng tôi giữ đúng tên gọi của Báo Tiền Phong “đặt tên” cho đứa con mới ra đời của mình là Tiền phong điện tử. Lịch sử hình thành và phát triển báo chí internet được đặt trên nền tảng là sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và sự ra đời, phát triển của máy tính nói riêng.     1.2.Đôi nét về quá trình phát triển của máy tính và mạng internet Từ năm 1936, nhà phát minh Konrad Zuse phát minh ra máy tính Z1. Máy tính đầu tiên có thể lập chương trình và cài đặt cho nó hoạt động, đến năm 1985 Microsoft bắt tay với Apple cho ra đời các model Microsoft Windows cho đến hiện nay với công nghệ nano (siêu siêu nhỏ) chiếc máy tính đã có những bước tiến dài trên lịch sử công nghệ. Khi sự phát triển của khoa học công nghệ đã đạt đến một trình độ nhất định, nhu cầu truyền các dữ liệu thông tin khoa học đó cũng ngày càng tăng lên. Các hoạt động xử lý, thống kê, phân tích tính toán của hệ thống máytính đã giúp đỡ rất nhiều cho các nhà khoa học trong công việc của họ. Nhưng có một thực tế là các máy tính này lại là các thực thể độc lập, không thể có sự chuyển giao, giao lưu với các máy tính khác. ý tưởng về một mạng của các nhà nghiên cứu xuất hiện, quốc gia đi đầu trong hoạt động liên kết máy tính là Hoa Kỳ. Dưới sự bảo trở của Cơ quan Dự án Nghiên cứu tiến bộ thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm ra công nghệ nhằm liên kết các máy tính có cấu trúc phần cứng khác nhau, sử dụng hệ điều hành khác nhau. Những ngày đầu của Internet, máy tính và đường liên lạc có tốc độ xử lý chậm, chỉ đạt tối đa 50 kilobits/giây. Số lượng máy tính nối vào mạng cũng rất ít, chỉ có 213 máy. Theo Google, từ giữa năm 2003 trên thế giới đã có khoảng 600 triệu người sử dụng Internet. Theo thứ tự, nhiều nhất là Mỹ, khoảng 176 triệu người, chiếm 60,4% dân số. Sau Mỹ là Trung Quốc, chiếm khoảng 59,1 triệu người, chiếm 4,6%. Việt Nam tuy nối kết vào Internet có muộn hơn nhưng vào cuối năm 2002 đã tạo được một sự bùng nổ thuê bao do hiện tượng Internet cà phê, một máy chủ chia ra nhiều máy nhỏ làm giảm giá thành, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng. Báo chí trực tuyến ngày nay là một trong những tiện ích quan trọng nhất và là bộ phận không thể tách rời của Internet. Đây là giai đoạn phát triển cao của loại hình báo chí mà thông tin được truyền đi và thu nhận thông qua các thiết bị thu phát được dặt trong tình trạng “trực tuyến”, kết nối. Khái niệm trực tuyến lần đầu tiên được nhắc tới trong những năm 70 của thế kỷ XX, để chỉ các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến điện là teletex và videotext. Videotext ra đời sau và là một bước phát triển của công nghệ teletext. Nó cho phép xem văn