Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO, xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại quan trọng trong việc đem lại thu nhập cho đất nước, mở ra hướng phát triển đa dạng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì hoạt động kinh doanh thương mại trong nước cũng như hoạt động ngoại thương hiện nay cũng được mở rộng và phát triển một cách mạnh mẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất trong nước cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Đối với hoạt động ngoại thương thì thông qua mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Xuất nhập khẩu có vai trò tạo vốn cho Nhập khẩu,mở rộng thị trường trong nước, tạo tiền đề vật chất để giải quyết nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của Nhà nước. Nhập khẩu giữ vai trò mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện cân đối kinh tế, kích thích sản xuất trong nước. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc hạch toán kế toán hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu ủy thác nói riêng có vai trò quan trọng và phương pháp hạch toán có đảm bảo tính khoa học thống nhất thì sẽ đảm bảo cho việc cung cấp và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ được thông suốt. Thấy được tầm quan trọng của hạch toán kế toán hàng hóa,dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác em đã lựa chọn đề tài: “Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam” Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài này của em gồm có những phần sau đây: PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU ỦY THÁC VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Do thời gian và trình độ có hạn, nên đề án không tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, hình thức. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi tới thầy giỏo Trương Anh Dũng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO, xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại quan trọng trong việc đem lại thu nhập cho đất nước, mở ra hướng phát triển đa dạng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì hoạt động kinh doanh thương mại trong nước cũng như hoạt động ngoại thương hiện nay cũng được mở rộng và phát triển một cách mạnh mẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất trong nước cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Đối với hoạt động ngoại thương thì thông qua mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Xuất nhập khẩu có vai trò tạo vốn cho Nhập khẩu,mở rộng thị trường trong nước, tạo tiền đề vật chất để giải quyết nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của Nhà nước. Nhập khẩu giữ vai trò mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện cân đối kinh tế, kích thích sản xuất trong nước. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc hạch toán kế toán hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu ủy thác nói riêng có vai trò quan trọng và phương pháp hạch toán có đảm bảo tính khoa học thống nhất thì sẽ đảm bảo cho việc cung cấp và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ được thông suốt. Thấy được tầm quan trọng của hạch toán kế toán hàng hóa,dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác em đã lựa chọn đề tài: “Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam” Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài này của em gồm có những phần sau đây: PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU ỦY THÁC VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Do thời gian và trình độ có hạn, nên đề án không tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, hình thức. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi tới thầy giỏo Trương Anh Dũng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó ! PHẦN NỘI DUNG PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU 1.1.1. Khái niệm, điều kiện và vai trò của Kinh doanh xuất - nhập khẩu 1.1.1.1. Khái niệm: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa 1.1.1.2. Điều kiện kinh doanh xuất - nhập khẩu * Quyền kinh doanh Xuất nhập khẩu: Thương nhân là Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo qui định của pháp luật, được quyền Xuất nhập khẩu theo ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sau khi đã đăng kí mã số tại cục hải quan tỉnh, thành phố theo qui định. * Quyền được uỷ thác Xuất Nhập khẩu hàng hoá: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh Xuất Nhập khẩu được quyền uỷ thác Xuất Nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ Thương mại, thương nhân chỉ được uỷ thác Xuất nhập khẩu trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ Thương mại. * Quyền được nhận uỷ thác Xuất nhập khẩu hàng hoá: Thương nhân đã đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu có quyền được nhận uỷ thác Xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ thương mại, thương nhân chỉ được uỷ thác Xuất nhập khẩu trong phạm vi số lượng hoặc giá trị ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ Thương mại, thương nhân nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ Thương mại cấp cho mình để uỷ thác Xuất nhập khẩu 1.1.1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu: Thông qua mua bán trao đổi hàng hoá Xuất nhập khẩu mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể được thể hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu có vai trò tạo vốn cho Nhập khẩu, mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, tạo tiền đề vật chất để giải quyết nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của Nhà nước. Nhập khẩu giữ vai trò mua hàng, dịch vụ để thực hiện cân đối kinh tế, kích thích sản xuất trong nước. * Thời gian lưu chuyển hàng hóa Xuất nhập khẩu. - Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện 2 giai đoạn mua hàng và 2 giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động Xuất khẩu là mua hàng hoá ở thị trường trong nước bán cho thị trường nước ngoài, còn đối với hoạt động Nhập khẩu thì mua hàng hoá ở thị trường nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Vì vậy, để xác định kết quả hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện song một thương vụ ngoại thương, có thể bao gồm cả hoạt động Nhập khẩu và hoạt động Xuất khẩu. * Đối tượng Xuất nhập khẩu. - Đối tượng Xuất nhập khẩu: là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh trừ những mặt hàng tạm ngừng Xuất nhập khẩu. Hàng hoá Xuất khẩu là những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước; còn hàng hoá Nhập khẩu là những hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các trang thiết bị, máy móc, vật tư kĩ thuật, công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, còn có các mặt hàng có điều kiện và các mặt hàng cấm Xuất nhập khẩu. Hàng hoá Xuất nhập khẩu có điều kiện là hàng hóa Xuất nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý theo chuyên ngành. Đối với các mặt hàng thuộc danh mục cấm Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ được Xuất nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng chính phủ. * Thời điểm giao, nhận hàng hoá Xuất nhập khẩu thường không trùng và cách xa thời điểm thanh toán tiền hàng. * Phương thức thanh toán. - Về phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu có các phương thức thanh toán sau: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản, phương thức thanh toán nhờ thu và phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Tuy nhiên, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định để nhập khẩu trong thư tín dụng. Bởi vì trong kinh doanh Xuất nhập khẩu, hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. 1.1.2. Các phương thức xuất - nhập khẩu: 1.1.2.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp. Xuất nhập khẩu trực tiếp là hình thức mà trong đó đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức quá trình mua, bán hàng hóa và tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết. Các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu có thể tiến hành Xuất nhập khẩu theo phương thức trực tiếp (trực tiếp quan hệ, giao dịch, ký kết hợp đồng, thanh toán…) hay phương thức uỷ thác (uỷ thác cho đơn vị khác) hoặc kết hợp cả trực tiếp và uỷ thác. Thông thường, phương thức trực tiếp được áp dụng khi Doanh nghiệp có đủ khả năng tổ chức đàm phán, kí kết hợp đồng, am hiểu đối tác và am hiểu thị trường cũng như mặt hàng Xuất nhập khẩu. 1.1.2.2. Xuất nhập khẩu ủy thác. Xuất nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập và xuất hộ hàng hóa cho đơn vị chủ hàng. Nếu doanh nghiệp chưa thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng mới với những mặt hàng mới hoặc doanh nghiệp chưa đủ khả năng tổ chức đàm phán, kí kết hợp đồng Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiến hành Xuất nhập khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác Như vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị Xuất nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động Xuất hoặc Nhập khẩu cho mình. Từ đó ta thấy, trong hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác có 2 bên tham gia đó là: Bên giao uỷ thác Xuất nhập khẩu (bên uỷ thác) và bên nhận uỷ thác Xuất nhập khẩu (bên nhận uỷ thác). Bên uỷ thác là bên chưa đủ điều kiện mua hoặc bán hàng Xuất nhập khẩu. Bên nhận uỷ thác là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài và họ sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua, bán ngoại thương và điều kiện này có nghĩa là bên giao uỷ thác giữ vài trò là người sử dụng dịch vụ, còn đơn vị nhận uỷ thác giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên kí trong hợp đồng uỷ thác dựa trên giá trị lô hàng Nhập khẩu và mức độ uỷ thác. 1.1.3. Các phương thức tính giá hàng xuất - nhập khẩu Hàng hoá trong kinh doanh Xuất nhập khẩu được tính theo giá thực tế tương tự như hàng hoá kinh doanh trong nước và được xác định theo các công thức sau: + Tính giá thực tế hàng hoá Xuất khẩu: Giá thực tế hàng hóa thu mua trong nước = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí sơ chế, hoàn thiện + Chi phí thu mua hàng hóa _ Giảm giá hàng mua được hưởng + Tính giá thực tế hàng hoá Nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá thực tế hàng hóa nhập khẩu = Giá mua hàng hóa nhập khẩu (CIF) + Thuế nhập khẩu + Chi phí thu mua hàng nhập khẩu _ Giảm giá hàng mua được hưởng Trong đó: Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên tờ hải quan x Giá tính thuế của từng mặt hàng x Thuế suất Ở đây, thuế nhập khẩu được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và có biều thức thuế suất qui định cho từng mặt hàng hoặc từng ngành hàng; trị giá tính thuế được qui đổi ra Việt Nam đồng (VND) theo tỉ giá thực tế trên cơ sở giá CIF (giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua – nước Nhập khẩu), nhưng trong từng khung thuế qui định. Nếu trị giá hàng hoá tính theo giá CIF nhỏ hơn trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế được xác định theo trị giá trong biểu thức, nếu trị giá hàng hoá theo giá CIF lớn hơn trị giá ghi trong biểu thức thì giá tính thuế là giá CIF. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng tính thuế GTGT hay hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, văn hoá, phúc lợi…được trang trải bằng kinh phí thì: Giá thực tế hàng hóa nhập khẩu = Giá mua hàng hóa nhập khẩu(CIF) + Thuế nhập khẩu + Thuế GTGT của hàng nhập khẩu _ Giảm giá hàng mua được hưởng + Chi phí thu mua hàng nhập khẩu Trong đó: Thuế GTGT của hàng NK = Trị giá hàng hoá NK (CIF) + Thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế TTĐB Và lưu ý rằng, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế TTĐB thì trong giá thực tế hàng nhập khẩu còn bao gồm cả thuế TTĐB trong đó: Thuế TTĐB của hàng NK = Trị giá hàng hoá NK (CIF) + Thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế TTĐB Từ công thức tính giá thực tế hàng hoá trên đây ta thấy: Giá thực tế hàng hoá bao gồm hai bộ phận là trị giá mua(bao gồm cả thuế phải nộp) và chi phí thu mua. Khi xuất kho, để tính giá thực tế của hàng hoá thì kế toán phải tách riêng hai bộ phận này. Đối với trị giá mua, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá xuất kho giống như đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Đối với chi phí thu mua, nó được xác định dựa trên sự phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ và hàng hoá còn tồn kho bởi vì chi phí thu mua liên quan đến cả lượng hàng hoá tiêu thụ trong kì và tồn kho cuối kì. 1.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC Ở VIỆT NAM 1.2.1. Kế toán xuất khẩu ủy thác 1.2.1.1. Các quy định chung về xuất khẩu ủy thác Theo chế độ hiện hành, bên ủy thác Xuất khẩu khi giao hàng cho bên nhận ủy thác phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ, khi hàng hóa đã thực Xuất khẩu có xác nhận của hải quan (khi người xuất mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền hàng hoá Nhập khẩu), bên uỷ thác căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, trị giá hàng hoá thực tế Xuất khẩu của đơn vị nhận uỷ thác để lập hoá đơn GTGT với thuế suất 0 % giao cho bên nhận uỷ thác, Bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác Xuất khẩu với thuế xuất 10%. Bên uỷ thác được ghi nhận số thuế tính trên hoa hồng uỷ thác vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, còn bên nhận uỷ thác sẽ ghi số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Giá tính thuế GTGT của dịch vụ uỷ thác là toàn bộ tiền hoa hồng uỷ thác và khoản chi hộ (nếu có- trừ khoản nộp thuế hộ) chưa có thuế GTGT. Các chứng từ chi hộ nếu có thuế GTGT thì bên nhận uỷ thác được khấu trừ đầu vào. Trường hợp các chứng từ có ghi rõ họ tên, địa chỉ, mã số thuế của bên uỷ thác thì bên nhận uỷ thác không tính vào doanh thu của mình. Trong trường hợp hợp đồng qui định theo giá dịch vụ có thuế GTGT thì phải qui ngược lại để xác định giá chưa có thuế GTGT: Giá chưa có thuế GTGT = Tổng số hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ (nếu có) 1+10% Khi thực hiện xong dịch vụ Xuất khẩu, bên nhận uỷ thác phải chuyển cho bên uỷ thác các chứng từ sau: + Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác Xuất khẩu (1 bản chính) + Hoá đơn thương mại xuất cho nước ngoài (1 bản sao) +Tờ khai hàng hoá Xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan Hải quan của khẩu (1 bản sao) +Hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác Các bản sao kể trên phải được bên nhận uỷ thác sao và đóng dấu.Trong trường hợp bên nhận uỷ thác cùng lúc Xuất khẩu hàng hoá uỷ thác cho nhiều đơn vị, không có hoá đơn xuất hàng và tờ khai hải quan riêng cho từng đơn vị thì vẫn gửi bản sao cho các đơn vị uỷ thác nhưng phải kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lượng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất cho từng đơn vị. Bên cạnh đó, theo qui định bên nhận uỷ thác phải chịu trách nhiệm thanh toán số thuế Xuất khẩu cho Ngân sách. Và lưu ý rằng, thời điểm tính thuế xuất khẩu là ngay mà bên nhận uỷ thác đã nộp tờ khai hàng hoá Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan do đó: Tỷ giá thực tế được sử dụng để qui đổi trị giá tính thuế ra VND là tỷ giá tại ngày bên nhận uỷ thác nộp tờ khai hàng hoá Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan. Trường hợp phải làm lại thủ tục kê khai và nộp tờ khai hàng Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan thì thời điểm tính thuế là ngày nộp tờ khai lần sau 1.2.1.2. Hạch toán tại đơn vị ủy thác xuất khẩu: 1. Khi giao hàng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 156 - Hàng hóa Có TK 155 - Thành phẩm. 2. Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã xuất khẩu hàng cho người mua, căn cứ chứng từ liên quan, ghi: 2.1. Giá vốn hàng xuất khẩu, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi đi bán. 2.2. Doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng. 2.3. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, bên nhận uỷ thác xuất khẩu nộp hộ vào NSNN, ghi: - Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 3332, 3333. Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 3332, 3333 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Trả tiền nộp hộ các loại thuế cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Có TK 111, 112. 2.4. Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu). 3. Phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388). (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) 4. Bù trừ khoản tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu). 5. Khi nhận số tiền bán hàng uỷ thác xuất khẩu còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản do đơn vị nhận uỷ thác chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu). 1.2.1.3. Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu: 1. Khi nhận hàng của đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi. 2. Khi đã xuất khẩu hàng, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: 2.1. Số tiền hàng uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước ngoài) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu). Đồng thời ghi trị giá hàng đã xuất khẩu: Có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi. 2.2. Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN). 2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN). 3. Đối với phí uỷ thác xuất khẩu, và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. 4. Đối với các khoản chi hộ cho bên uỷ thác xuất khẩu (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi vận chuyển bốc xếp hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 chi tiết từng đơn vị uỷ thác xuất khẩu) Có TK 111, 112. 5. Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước ngoài). 6. Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị ủy thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN) Có TK 111, 112. 7. Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí uỷ thác xuất khẩu, và các khoản chi hộ, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 138 - Phải thu khác (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu). 8. Khi chuyển trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ,
Tài liệu liên quan