QL chi phí NVL tại cty Khoáng sản và TM Hà Tĩnh

Phần I: Khái quát chung về công tác quản lý chi phí NVL của công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí NVL tại công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Phần III: Đánh giá trung về một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí NVL tại công ty khoáng chất sản và thương mại Hà Tĩnh.

doc49 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu QL chi phí NVL tại cty Khoáng sản và TM Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việc chuyển đổi nên kinh tế nước ta từ nên kinh tế hoạch toán tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước đã đang mang lại những đổi thay trong nên kinh tế, mang lại nhiều cơ hội những cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo ra uy tín và hình ảnh cho sản phẩm, thể hiện qua: chất lượng, mẫu mã, giá cả, trong đó chất lượng là vấn đề then chốt. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với đầu tư vào máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ, đầu tư vào nguồn nhân lực và cũng không kém phần quan trọng là chú trọng yếu tố cấu thành sản phẩm, đó là nguyên liệu. Là một trong những yếu tố đàu vào của quá trình sản xuất, vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Nó là bộ phận chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm sản xuất ra. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến công tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ vật liệu, tổ chức sử dụng vật liệu tiết kiệm và hợp lý, đồng thời tổ chức hoạch toán chi phí vật liệu chính xác, kịp thời, đầy đủ… Cũng như những doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí vật liệu ở công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh chiếm một tỷ trọng rất lớn( khoảng 60-70% tổng chi phí đầu vào) Cho nên Công ty rất coi trọng công tác hạch toán chi phí vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc tính giá thành chính xác, từ đó phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Vì vậy qua khảo sát thực tế em đã chọn để tài: "Quản lý chi phí NVL tại công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh'' để làm bài báo cáo quản lý này. Báo cáo quản lý của em gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về công tác quản lý chi phí NVL của công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí NVL tại công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Phần III: Đánh giá trung về một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí NVL tại công ty khoáng chất sản và thương mại Hà Tĩnh. Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn, bản báo cáo quản lý sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị phòng Tài chính quản lý để bái báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 6năm 2005 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hà PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ NVL CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU (NVL) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Khái niệm về đặc điểm của NVL * Khái niệm NVL: NVL là một bộ phận của đối tượng lao động mà con người sử dụng công cụ lao động tác động lên nó đê biến chúng thành sản phẩm theo mục đích đã định trước. * Đặc điểm: NVL là yếu tố cơ bản tham gia vào quá trinh sản xuấ, kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy NVL có các đặc điểm sau: - Là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. - Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất. - Dưới tốc độ của lao động NVL bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí SXKD trong kỳ. 2.Vai trò của NVL trong SXKD Hoạt động trong bất cứ nền kinh tế nào, một đơn vị SXKD muốn tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng thì việc quyết định cho yếu tố đầu vào và đầu ra là vô cùng quan trọng. Các yếu tố đầu ra trong cơ chế thị trường như hiện nay do quy luật cung cầu xác định, các yếu tố đầu vào dựa trên sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động ngày càng phong phú, đa dạng không chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên mà còn so con người tạo ra. NVL là đối tượng lao động, là nhân tố cơ bản cho quá trình sản xuất, nó quyết định chất lượng sản phẩm, là chìa khoá cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, giá thành nhờ đó có thể trụ vững và ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường như hiện nay. Cho nên, việc tăng cường công tác quản lý và công tác quản lý NVL, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá chi phí, giá thành sản phẩm được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NVL 1. Phân loại NVL Trong các doanh nghiệp, NVL bao gồm nhất nhiều loại, thứ khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng lý hoá khác nhau. NVL theo những tiêu thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý quản trị trong doanh nghiệp, NVL được chia hành các loại sau: - NVL chính: (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm, NVL chính dùng vào sản xuất hình thành nên chi phí vật liệu trực tiếp. - Vật liệu phụ: là loại NVL chỉ có tác dụng phụ ở trong quá trình sản xuất, không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, làm tăng chất lượng vật liệu chính, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho việc quản lý sản xuất theo gói sản phẩm. - Nguyên liệu: là NVL cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất như than củi, xăng dầu, khí đốt… - Phụ tùng thay thế: là các tri tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị phương tiện vận tải… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị( cần lắp, không cấn lắp, vật kết cấu, công cụ…)mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. - Phế liệu: là các loại vật tư loại ra và thanh lý trong quá trình sản xuất. - Vật liệu khác" là các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể như bao bì, vật gói và các loại vật tư đặc trưng. Căn cứ vào nguồn nhập NVL thì NVL được chia thành: - NVL mua ngoài. - NVL gia công chế biến. Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL thì NVL được chia thành: - NVL trực tiếp dùng vào sản xuất xây dựng. - NVL dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp , tiêu thụ sản phẩm . 2. Đánh giá NVL Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá thành của NVL theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, chính xác và thống nhất. Theo quy định chung của chuẩn mực quốc tế, quản lý nhập - xuất - tồn kho NVL phải phản ánh'' giá gốc'': đó chính là chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được vật liệu. 2.1. Đánh giá NVL nhập kho Việc tính giá nhập NVL được căn cứ vào nguồn nhập để xác định thực tế của chúng. * Đối với NVL mua ngoài: giá thực tế gồm giá mua trên hoá đơn của người bán+ thuế nhập khẩu( nếu có) và các khoản chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, xếp, bảo quản, bảo hiểm…chi phí nhân viên thu mua, chi phí thuế kho bãi)- các khoản giảm giá, hàng mua bị trả lại (nếu có). Tuỳ theo từng doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ mà giá trị thực tế có thuế GTGT( nếu tính theo phương pháp trực tiếp), không có thuế GTGT( nếu tính theo phương pháp khấu trừ) * Đối với NVL thuê ngoài ra công chế biến: giá thực tế NVL nhập kho gồm giá trị thực tế NVL xuất ra thuê ngoài chế biến + chi phí vận chuyển + tiền công phải trả người nhận chế biến. * Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh: giá thực tế NVL nhập kho giá thực tế được các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp nhận. * Đối với số vốn thu hồi: giá thực tế NVL nhập kho là giá thực tế có thể sửdụng, có thể bán tại thời điểm nhập. 2.2. Đánh giá NVL xuất kho Đối với NVl dùng trong kỳ: tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, tuỳ theo trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý có thể sử dụng phương pháp tính giá khác nhau. Tuy nhiên cần chú trọng nguyên tắc, nhất quán trong hoạch toán, nếu có thay đổi phải giải thích rõ. Trong điều kiện hạch toán hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các cách tính giá NVL xuất kho sau đây: * Phương pháp tồn đầu kỳ. =x  * Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất dùng trong kỳ được tính theo bình quân( bình quân cả kỳ dự trữ, hay bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập) = x   =  Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhiều điểm của hai phương pháp trên, lại vừa chính xác và cập nhập. Song phương pháp náy áp dụng hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập xuất không nhiều, thị trường giá cả vật tư biến đổi không ổn định. Phương pháp này đặc biệt được áp dụng với những doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý bằng vi tính. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này tồn nhiều công sức, tính toán nhiều lần. * Phương pháp trực tiếp (phương pháp đích danh) Theo phương pháp này NVL được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập kho cho đến lúc xuất dùng( trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất NVL nào đó sẽ tính theo giá thực tế của NVl đó. Do vậy, NVL phương pháp này còn có tên là phương pháp thực tế đích danh và thường sử dụng đối với các NVL có giá trị cao và có tính cách biệt. Phương pháp này có ưu điểm là chính xác song phải hạch toán tỉ mỉ, chi tiết. * Phương thức nhập trước, xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, giả thuyết rằng số NVL nào nhập trước sẽ xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Phương pháp này thích hợp với trường hợp giá cả ổn định hoặc xu hướng giảm và doanh nghiệp có ít doanh điểm NVL, số lần nhập không nhiều, việc sử dụng vật tư đòi hỏi cao về mặt chất lượng và thời gian dự trự. * Phương pháp này giả định những NVL mua sau cũng sẽ xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước ở trên. Phương pháp nhập sau xuất trước, thích hợp trong trường hợp lạm pháp. * Phương pháp giá hạch toán Theo phương pháp này, toàn bộ NVL biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ quản lý sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau: =  x Hệ số giá Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ NVl chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. Hệ số giá =  Phương pháp hạch toán thích hợp với những doanh nghiệp nhiều chủng loại vật tư, tồn - xuất - nhập lớn và giá trị của từng loại vật tư không cao. Phương pháp này có ưu điểm là phản sánh kịp thời tình hình biến động của NVL trong kỳ song độ chính xác không cao. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NVL TẠI CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Tháng 5/1993 hợp đồng liên doanh được kỳ kết giữa Công ty Meteco Hà Tĩnh và Cong ty Midico 4 - Bộ Công nghiệp (Bên Việt Nam) với công ty Westralian Sands L.T.D Austraylia (Bên nước ngoài) theo đó Công ty khoáng sản Titan Austraylia - Hà Tĩnh (gọi tắt là Austinh) được thành lập. Đầu năm 1996 thị trường tiêu thụ bị khủng hoảng, kéo theo đó là hàng loạt các mâu thuẫn phát sinh giữa các bên đối tác. Đến giữa năm 1996 phía Austraylia đơn phương từ bỏ hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho Công ty liên doanh. Do vậy ngày 1/6/1996 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định 147/BKH - QLDA chấm dứt hoạt động của Công ty liên doanh. Tiếp đó ngày 7/6/1996 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ra tiếp quyết định số 187/BKH - QLDA thành lập hội đồng thanh lý nhằm đánh giá xác định lại giá trị toàn bộ tài sản hiện có của Công ty Austinh, tiến hành thanh toán bù trừ các công nợ còn tồn đọng theo thủ tục giải thể Công ty. Bộ còn giao cho UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng Ban thanh lý sớm hoàn tất thủ tục pháp lý để thành lập một Công ty mới thuộc sở hữu nhà nước nhằm tiếp quản, đưa vào sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả tài sản và tiền vốn của Công ty Austinh để lại. Ngày 6/8/1996 UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định số 1150/QĐ/UB thành lập Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh (Tepec Hà Tĩnh). Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước theo luật doanh nghiệp Nhà nước, theo nguyên tắc của doanh nghiệp Nhà nước có giám đốc, bộ máy giúp việc và theo các quy định khác của pháp luật. Điều 1 điều lệ Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh có ghi rõ: "Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Tian Hà Tĩnh là một doanh nghiệp Nhà nước độc lập, do UBND tỉnh thành lập hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng sản Titan và các sản phẩm phụ đi kèm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, hạch toán độc lập, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm và toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý" "Công ty có nhiệm vụ tổ chức khai thác, chế biến kinh doanh và xuất khẩu Ilmenite, Zircon, Rutile, Monazit cùng các sản phẩm cộng sinh và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác theo nguyên tắc bảo toàn phát triển vốn và nguyên tắc hạch toán độc lập. Tự chủ giải quyết công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, cân đối lợi ích xã hội với lợi ích tập thể và lợi ích người lao động". Công ty khai thác chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở thừa hưởng cơ sở vật chất của công ty Austinh cũ để lại, hầu hết các máy móc đều đã cũ và hư hỏng nhiều, các thủ tục pháp lý về cấp đất, giấy phép cấp mỏ, giấy phép xuất khẩu đến tháng 7/1997 mới được hoàn chỉnh, vón lưu động tỉnh cấp ban đầu quá ít ỏi. Trước những khó khăn như vậy, Công ty đã chủ trương từng bước sắp xếp lại bộ máy, ổn định đi vào sản xuất, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận và tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động nhằm nâng cao và cải tiến đời sống cho họ. Quán triệt phương châm đó Công ty đã dần ổn định và ngày càng phát triển. Đến tháng 12/2000 UBND tỉnh chuyển giao nhiệm vụ khai thác chế biến Mangan và than đồng đỏ từ Công ty Meteco cho Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh và đổi tên thành công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (tên giao dịch Mitraco Hà Tĩnh) thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh. Quyết định thành lập số 2924/QĐ/UB/TCCQ ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, giấy phép đăng ký kinh doanh số 113036 ngày 29/12/2000 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp. Chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc phải lo đầu vào, đầu ra, công ty còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm khoáng sản bị ách tắc, việc giải phóng mặt bằng khai thác mỏ thực sự phức tạp, yêu cầu lợi ích của địa phương ngày càng cao, không phù hợp với pháp luật… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới và tìm hướng phát triển cho mình. Nhận thức được điều đó Công ty đến lãnh đạo xí nghiệp luôn luôn quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức sắp xếp lại sản xuất có hiệu quả, mở rộng thị trường mới, sản xuất các loại sản phẩm mới, đổi mới thiết bị, cải tiến công nghệ… Với sự cố gắng đó, Công ty đạt được kết quả sau: Biểu số 1: Một số chỉ tiêu của Công ty trong các năm 2002, 2003, 2004 STT  Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2002  Năm 2003  Năm 2004   1  Sản phẩm sản xuất  Tấn  86.693  95.156  151.212   2  Sản phẩm xuất khẩu  Tấn  84.839  95.842  147.602   3  Doanh thu  Trđ  140.091  175.452  204.698   4  Lợi nhuận  Trđ  6.498  10.304  82.072   5  Nộp ngân sách  Trđ  10.559  13.039  13.071   6  Kim ngạch xuất khẩu  USD  5.485.778  10.400.000  12.328.540   7  Thu nhập bình quân  đ/ng/t  680.000  1.000.000.  1.150.000   8  Vốn cố định  Trđ  19.435.876.325  38.829.654.931  87.287.331.452   9  Vốn lưu động  Trđ  39.657.986.432  45.069.661.321  50.404.977.343   Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm của Công ty thấy tình hình phát triển của Công ty ngày một cụ thể: tỷ suất lợi nhuân, doanh thu tăng đều qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều, thu nhập của CBCNV cũng tăng đều qua các năm, sản xuất xuất khẩu trong 3 năm đều tăng. Với chủ trương của Giám đốc Công ty sẽ nâng Công ty thành mô hình Tổng Công ty với đà phát triển này Công ty sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong hoạt động SXKD. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ. Sơ đồ 1.Quy trình khai thác quặng thô. Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm Sản phẩm của công ty là Ilmenite, Zircon, Rutinne.Để hoàn thành sản phẩm bước cuối cùng phải trải qua một quy trình công nghệ phức tạp. Chỉ một thay đổi trong chuỗi liên kết của quy trình sản xuất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Nhìn trung ngoại trừ bộ phận khai thác nguyên liệu thô để cung cấp cho xi nghiệp khai thác quy trình công nghệ riêng, còn lại các xí nghiệp khác tuy quy mô sản xuất có khác nhau nhưng nhìn chung quy trình công nghệ tương đối giống nhau. 3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ 3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc của doanh nghiệp nhà nước có ban giám đốc và bộ máy giúp việc. 3.1. Ban giám đốc Bao gồm 01 giám đốc, 03 phó giám đốc. - Giám đốc công ty: Điều hành hoạt động của công ty về tài sản và các nguồn lực khác mà nhà nước giao cho công ty. Giám đốc công ty là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật: là người giúp việc cho giám đốc công ty phụ trách mặt kỹ thuật của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền thay mặt cho giám đốc khi giám đốc đi vắng. - Phó giám sản xuất : là người giúp việc cho Giám đốc Công ty về mặt sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền. - Phó giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc Công ty phụ trách về tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công tyvề nhiệm vụ được phân công. 3.2. Bộ máy giúp việc của giám đốc Công ty. 3.2.1. Các phòng ban chuyên môn a. Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về công ty về công tác tổ chức, lao động về tiền lương. Làm tốt công tác nhân sự, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động về tiền lương, BHXH, BHYT, tai nạn lao động, thôi việc, hưu trí… Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước mà Công ty đã ban hành ở các xí nghiệp. b. Phòng tài chính- Quản lý: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực: Quản lý tài chính, hạch toán kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc quản lý tái chính của Nhà Nước với các DNNN. c. Phòng kinh tế: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực: Kế hoạch sản xuất , CDCB,vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm … Xây dựng quy hoạch kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Tổng kết đúc rút quá trình thực hiện. d. Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ tuyên khoáng và quản lý kỹ thuật cơ điện ở tất cả các đơn vị trong toàn Công ty nhặm thực hiện các nhiệm vụ được giao. đ. Phòng mỏ: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và các vấn đề liên quan trong hoạt động khai thác khoáng sản. Công tác môi sinh môi trường, phối hợp với các phòng chức năng, các xí nghiệp thực hiện các nhiệm vụ theo luật khoáng sản Nhà Nước. e. Phòng hành chính tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về công tác hành chính tổng hợp. Thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ công tác hành chính tổng hợp ở Văn phòng Công ty các xí nghiệp. f. Phòng phân tích và kiểm soát chất lượng sản phẩm (KSC): Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty vê công tác phân tích và kiểm soát chất lượng các loại sản phẩm. Phân tích kịp thời, chính xác quy trình các loại mẫu theo yêu cầu chất lượng chất lượng sản phẩm và quy định của Công ty. Giám sát kiểm tra, quản lý chất lượng các loại sản phẩm , xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm hồ sơ tài liệu, kết quả phâ
Tài liệu liên quan