Quản lý nhà nước đề: phân tích nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo

Như chúng ta đã biết, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận ở Điều 70 Hiếp pháp năm 1992: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Và đây cũng là một cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng hệ thống các nguyên tắc và xác định nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo. Từ trước đến nay, ở Việt Nam tôn giáo luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo là cả một quá trình từ thấp đến cao, dần được hoàn thiện và củng cố. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “phân tích nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo”.

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước đề: phân tích nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận ở Điều 70 Hiếp pháp năm 1992: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Và đây cũng là một cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng hệ thống các nguyên tắc và xác định nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo. Từ trước đến nay, ở Việt Nam tôn giáo luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo là cả một quá trình từ thấp đến cao, dần được hoàn thiện và củng cố. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “phân tích nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1, Khái niệm quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo Căn cứ theo khoản 3 và khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận. Còn hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức tôn giáo. Xét về tín ngưỡng và tôn giáo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có điểm khác nhau bởi tín ngưỡng là khái niệm thuộc lĩnh vực ý thức, tình cảm, tư tưởng, còn tôn giáo là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả hoạt động và tổ chức. Việt Nam là một nước đa tôn giáo, trong đó phần lớn dân cư chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam là Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài và Phật giáo Hòa hảo. Như vậy có thể thấy quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 2, Nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo Đối với việc thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo Căn cứ theo Điều 17 Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 quy định: “1. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. 2. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh). 3. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”. Bên cạnh đó, Nhà nước còn quy định về phạm vi hoạt động của Hội đoàn tôn giáo, hay các dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh trật tự, và bảo đảm sự bình đẳng giữa người theo đạo và người không theo đạo, Nhà nước có những quy định cấm không cho nhập tu đối với những người trốn tránh pháp luật và các nghĩa vụ công dân. Việc quy định như vậy đảm bảo cho việc nhập tu được thực hiện minh bạch, trong sáng, tránh không cho những trường hợp nhập cư với mục đính hay động cơ nhằm trốn tránh không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay thực hiện một số nghĩa vụ công dân, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Đối với việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo và hoạt động tôn giáo khác Nội dung này được Nhà nước khá chú trọng bởi mỗi năm ở khắp trong và ngoài nước diễn ra rất nhiều những nghi lễ cũng như hoạt động tôn giáo. Cụ thể Nhà nước hướng dẫn các chức sắc tôn giáo nắm vững và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, về việc cử các chức sắc hoặc các đoàn tôn giáo ra nước ngoài, hay đón các đoàn tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam. Hàng năm, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng kí với chính quyền chương trình hoạt động tôn giáo diễn ra tại cơ sở đó, đặc biệt các ngày lễ trong năm. Tuy nhiên khi có sự thay đổi quan trọng trong chương trình phải báo cáo và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Theo quy định tại Điều 18 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “1. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hội nghị, đại hội. 2. Việc tổ chức hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo của tổ chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương. 3. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hội nghị, đại hội”. Việc quy định như vậy giúp các cơ quan phân định rõ thẩm quyền chấp nhận của mình, đồng thời giảm thiểu tối đa những hoạt động tôn giáo “ngoài luồng”, đảm bảo tốt nhất trật tự tôn giáo do Nhà nước quản lí. Bên cạnh đó, Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản các loại sách kinh, các ấn phẩm tôn giáo, các ấn phẩm tôn giáo, đồ dung việc đạo. Quy định này giúp các tôn giáo có thể truyền bá một cách đầy đủ về tổ chức tôn giáo của mình, đồng thời giúp công dân dể dàng tiếp cận, tìm hiểu và gia nhập các tôn giáo theo nguyện vọng của mình. Đối với hoạt động quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc Theo quy định, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo quy định của hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam. Để tránh những cá nhân hay tổ chức tôn giáo lợi dung danh nghĩa để làm những việc ảnh hưởng đến Nhà nước, nội dung này trong những năm gần đây được đặc biệt quan tâm, Nhà nước thực hiện hướng dẫn các chức sác tôn giáo nắm vững và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, đồng thời cử các chức sắc hoặc các đoàn tôn giáo ra nước ngoài hoặc đón các đoàn tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã đón và làm việc với nhiều đoàn tôn giáo nước ngoài, nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo, tổ chức quốc tế đến trao đổi, tìm hiểu về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Điển hình là đoàn của Hồng y Crescenzio Sepe - Bộ trưởng Bộ truyền giáo Vatican sang thăm Việt Nam vào tháng 11/2005, qua đó hai bên giao lưu, trao đổi về những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo VN, chính sách tôn giáo của Nhà nước VN và những vấn đề khác mà VN và Vatican cùng quan tâm. Ai cũng biết một số nước như Vantican hay một số nước theo đạo Hồi giáo vấn đề tôn giáo được đặt ngang tầm với vấn đề chính trị. Chính vì vậy, nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo ngày càng cần chú trọng. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản của các tôn giáo Đối với nội dung này, Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó. Chẳng hạn như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất... Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chàu, nhà thờ, thánh thất hay trụ sở của tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động và được sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, nhà, đất và các tài sản khác đã được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lí thì đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cở sở thờ tự của tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước để sử dụng vào các việc công ích như trường học, bệnh viện,.. thì không đặt vấn đề trả lại. Quy định này rất phù hợp không chỉ trên cơ sở pháp luật mà cả tinnh thần nhân đạo mà các tôn giáo hướng tới. Mặc dù vậy trên thực tế vẫn còn nhiều mâu thuẫn phát sinh về việc tranh chấp đất đai giữa các cơ sở tôn giáo với chính quyền địa phương (chẳng hạn như giữa Nhà thờ giáo sứ Thái Hà với bệnh viện Đống Đa – Hà Nội, ...). Điều này đặt ra vấn đề cho Nhà nước cần có những biện pháp can thiệp kịp thời và đưa ra những quy định cụ thể để tránh việc các thế lực bên ngoài lợi dụng mâu thuẫn giữa các cơ sở tôn giáo với chính quyền địa phương để chống đối hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước. đ. Đối với việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành tôn giáo Đối với nội dung này, việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bổ cử, suy cử phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và được thực hiện theo hướng chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận với cơ quan quản lí nhà nước về tôn giáo ở trung ương. Và việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Điều này thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng của Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo, không can thiệp quá sâu vào nội bộ hay cơ cấu của các tổ chức nhằm để các tôn giáo có tính cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa năng lực của tôn giáo mình, giúp nhân dân an tâm ổn định xây dựng và phát triển đất nước. Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức tôn giáo đào tạo chức sắc, nhà tu hành trong nước tại các cơ sở đào tạo đã được Nhà nước cho phép. Ngoài ra, các tôn giáo có thể cử các chức sắc, nhà tu hành đi đào tạo ở nước ngoài nếu thực sự có nhu cầu. Nhà nước còn cho phép các giảng viên được giảng dạy ở các trường đào tạo trong nước. Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo phải đưa các môn học về lịch sử Việt Nam hay pháp luật Việt Nam vào chính khóa của các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. Với quy định này, Nhà nước đã đưa đường lối, chủ trương cũng như tôn chỉ mục đích hoạt động của đất nước đến từng tổ chức tôn giáo, giúp nang cao vai trò, vị thế của đất nước đối với những giáo dân, mặt khác trực tiếp tuyên truyền chính sách, hay các quy định của pháp luật nhằm giúp các giáo dân ở các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng đường lối – chủ trương của Đảng và nhà nước đã đề ra. Đồng thời, những người đứng đầu các trường, trung tâm giáo dục phật giáo như Giám đốc Học viện Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật giáo,.. do tổ chức tôn giáo bổ nhiệm sau khi có sự chấp thuận của Trưởng ban tôn giáo Chính phủ. Quy định một cách cụ thể như vậy bởi những vị trí chủ chốt quan trọng trong các cơ sở đào tạo tôn giáo là những người sẽ có tiếng nói, có ảnh hưởng đối với các tôn giáo, vì vậy việc cân nhắc, xem xét và lựa chọn người đứng đầu các cơ sở này là việc làm cần thiết. 3, Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo Trước hết, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa bàn cơ sở, bởi lẽ đây là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Cở sở là nơi sống, sinh hoạt của tín đồ và chức sắc tôn giáo, nơi diễn ra mọi hoạt động của các tôn giáo, việc các cán bộ có thể gần gũi với các tín đồ, chức sắc tôn giáo sẽ góp phần rất lớn trong việc trao đổi thông tin và liên lạc một cách thường xuyên với các tín đồ nói riêng và các tổ chức tôn giáo nói chung. Giúp Đảng và Nhà nước có sự quan tâm và tuyên truyền các chính sách, pháp luật một cách kịp thời. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo của nhà nước trong hệ thống chính trị đặc biệt là đối với cơ sở chưa thật đồng bộ, nhiều nơi, nhiều chổ còn nhận thức khác nhau, làm hạn chế đến hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, ảnh hưởng đến chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, cần hướng các hoạt động của tôn giáo vào khuôn khổ quy định của pháp luật; ngày tăng cường tốt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Mặt khác, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo ở cơ sở, đồng thời hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động tôn giáo và lợi dụng tôn giáo, tránh những phát sinh của những vụ việc thuần túy hoạt động tôn giáo do giải quyết thiếu phương pháp, không dứt điển dẫn tới hậu quả không đáng có. Ngoài ra, thường xuyên quan tâm tập huấn kỷ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức ở các cấp, xây dựng lực lượng làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị từ trưng ương đến cấp cơ sở, có đủ sự hiểu biết, đủ phẩm chất và năng lực, có trách nhiệm và nhiệt tình với công tác tôn giáo. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua việc đi phân tích tìm hiểu về những nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo ta thấy trong nội dung quản lí hoạt động tôn giáo của nhà nước ta đã bao quát được khá đầy đủ các nội dung của hoạt động tôn giáo hiện nay. Từ việc thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo, đến việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo và nội dung đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản của các tôn giáo... Tuy nhiên, trong tình hình tôn giáo ngày một hoạt động theo xu hướng phức tạp như hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo cũng như đưa ra các nội dung quản lí hoạt động chi tiết và cụ thể là một yếu tố quan trọng và là cơ sở để đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm độc lập, chủ quyền của đất nước. Đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân, hướng các tôn giáo đồng hành với dân tộc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, 2008 Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000 Hiến pháp năm 1992 Nghị định của Chính phủ số 91/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban tôn giáo Chính phủ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 Google.com.vn