So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005

Trên thế giới ởcác nước phát triển Việc thành lập công ty hoàn toàn là quy ền của công dân. Đất nước ta nền kinh tếngày càng phát triển, cũng nhưsựthay đổi của đất nước hệthống pháp luật hiện hành ởViệt Nam bước đầu tiếp tục những tiến bộbỏmột sốchế độkhông cần thiết đã tồn tại trong nhiều năm cản trởsựtiến bộcủa đất nước cũng nhưcản trởcác nhà kinh doanh trong quá trình đăng ký thành lập công ty. Việc thành lập và đăng ký kinh doanh cũng là quyền của công dân song phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sựphát triển của doanh nghiệp phản ánh sựphát triển kinh tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp và người dân quê tha thiết với m ảnh đất tổtiên không bao giờ chịu bỏlàng m ạc. Nông nghiệp là một nghềcực nhọc nhưng người dân vốn cần cù chịu khó nên nước ta vẫn có truyền thống là một nước chuyên vềnông nghiệp. Trong đời thường cuộc sống hằng ngày phải có sựtrao đổi hàng hoá và sản phẩm đểthoảmãn những nhu cầu thực dụng, nhưng ởmột xã hội chuyên sản xuất nông nghiệp thì một m ặt không có nhiều sản phẩm cho việc trao đổi thương mại, m ặt khác nhu cầu vật chất rất hạn chếkhông đủthúc đẩy cho thương mại phát triển. Ban đầu việc phát triển thương mại ch ỉdiễn ra trong phạm vi tỉnh hay chỉlà phạm vi trong nước. Việc giao lưu thực tếchưa được người Việt Nam biết tới. Cho tới th ời kỳchiến tranh thếgiới thứhai, những công ty kỹnghệ ởViệt Nam còn rất hiếm mà những công ty nào tương đối quan trọng đều là những công ty của người pháp. Nhưcông ty điện lực, công ty nước, Do đó chúng ta thấy rằng trước kia ở nước ta vềlĩnh vực công nghiệp, thương mại phát triển rất hạn chế, các công ty, doanh nghiệp được thành lập rất ít. Mặc dù việc lập công ty là tựdo, những người Việt Nam lúc đó có thểchưa nhận thấy rằng công ty cổphần, công ty TNHH là những hình thức doanh nghiệp có nhiều ưu thếphải sửdụng nếu muốn nắm được thếthượng phong trong thị trường kinh tế. Nhưvậy, ởViệt Nam các doanh nghiệp đã có khá lâu, nhưng nó thực sựphát triển năm 1954 đến nay. Luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tưnhân năm 1990 được ban hành đã đánh dấu sựphát triển của nền kinh tếViệt Nam. Trước kia có rất ít doanh nghiệp được thành lập, và cho đến khi nước ta thực hiện chính sách mởcửa giao lưu với các nước, lúc đó ởnước ta xuất hiện nhiều công ty và doanh nghiệp tưnhân cũng xuất hiện nhiều hơn. Luật công ty và doanh nghiệp tưnhân 1990 đã mởra những điều kiện thuận lợi mới giúp cho việc thành lập doanh nghiệp được dễdàng hơn. Và hai luật này ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình đi lên của đất nước.

pdf66 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT -----o0o----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT ĐỀ TÀI: SO SÁNH THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY 1990, LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1990, LUẬT DOANH NGHIỆP 1999 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. DƯ NGỌC BÍCH TRẦN THỊ THU HUYỀN MSSV : 5044038 Lớp : Luật TM - K30 Cần Thơ 5/2008 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................2 5. Kết cấu đề tài.......................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1:THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY 1990 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1990........................... 3 1.1 Luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990..................................... 3 1.2 Thủ tục thành lập theo luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 .. 3 1.2.1 Điều kiện thành lập .............................................................................. 4 1.2.2 Điều kiện cấp giấy phép thành lập........................................................ 4 1.2.3 Thủ tục thành lập công ty ..................................................................... 5 CHƯƠNG 2: THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 1999............................................................................................ 9 2.1 Luật doanh nghiêp 1999 ................................................................................. 9 2.2 Thủ tục thành lập........................................................................................... 10 2.2.1 Điều kiện thành lập ............................................................................ 11 2.2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ................................... 12 2.2.2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh ....................................................... 13 2.2.2.2 Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh ................................... 14 2.2.2.3 Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ......................... 16 2.2.2.4 Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.................................... 18 CHƯƠNG 3: THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005.......................................................................................... 24 3.1 Luật doanh nghiệp 2005 ................................................................................ 24 3.2 Thủ tục thành lập........................................................................................... 26 3.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp ...................................................... 26 3.2.1.1 Điều kiện về chủ thể................................................................ 26 3.2.1.2 Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh...................................... 28 3.2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp .................................. .29 3.2.3 Các thủ tục sau đăng kỳ kinh doanh ................................................... 36 CHƯƠNG 4: SO SÁNH THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY 1990, LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1990, LUẬT DOANH NGHIỆP 1999 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005............................... 41 4.1 So sánh thành lập và đăng ký kinh doanh ..................................................... 41 4.1.1.So sánh Điều kiện thành lập ............................................................... 41 4.1.2 So sánh về thủ tục đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật công ty 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 ................................................................................................ 45 4.2 So sánh về các thủ tục đăng ký sau kinh doanh.............................................. 53 KẾT LUẬN............................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Dư Ngọc Bích 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với tốc độ phát triển của nền kinh tế như hiện nay đã từng bước thúc đẩy các nước có nền kinh tế đang phát triển chuyển sang giai đoạn mới và trưởng thành. Từ đó làm nhịp cầu cho các nước có nền kinh tế đang phát triển tiếp cận khoa học kĩ thuật tiên tiến và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế, đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Để điều tiết nền kinh tế nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Một trong những công cụ không thể thiếu được là pháp luật. Pháp luật được sử dụng như một công cụ sắc bén nhất và không thể thay thế được. Quản lý kinh tế bằng pháp luật đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường và sự quản lý khoa học nhất. Pháp luật hiện nay đã trở thành một bộ phận cơ bản của nền Kinh tế thị trường. Do đó nhà nước luôn quan tâm ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới pháp luật về công ty về doanh nghiệp được nhà nước ban hành như luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật doanh nghiệp nhà nước… để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, và nhiều doanh nghiệp được thành lập. Chính vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, do đó đòi hỏi nhà nước cần có những thay đôỉ cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nhgiệp, và luật doanh nghiệp 1999, luật doanh nghiệp 2005 được ban hành đã đơn giản hoá thủ tục thành lập theo hướng ngày càng có lợi cho các doanh nghiệp. Từ cơ sở trên tôi chọn đề tài: “So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005”. Từ đề tài này tôi muốn tìm hiểu để thấy được những điểm tiến bộ trong quy định thủ tục thành lập qua các lần thay đổi luật cũng như biết được những điều còn bất cập, còn bỏ ngỏ. 2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của đề tài và trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, tác giả chỉ tập chung nghiên cứu khái quát những quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Từ đó so sánh, đối chiếu giữa các luật, khảo sát thực tiễn áp dụng và những điều còn hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình với những thời cơ và nhiều thách thức, đặc biệt nước ta sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khi đó có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tham gia vào hoạt động king doanh, thành lập doanh nghiệp, với yêu cầu ngày càng cấp thiết đặt ra cho pháp luật nước ta cần có những quy định thật phù hợp về thủ tục thành lập doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể muốn tham gia thành lập doanh nghiệp. Với đề tài luận văn tốt nghiệp về: “so sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật GVHD: Dư Ngọc Bích 2 doanh nghiệp 2005”, tác giả nghiên cứu nhằm mục tiêu: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005, - Tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp qua các luật, - Nhằm so sánh thủ tục thành lập giữa các luật nhằm tìm ra những điểm tiến bộ cũng như những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp liệt kê, so sánh. 5. Kết cấu đề tài Bố cục của đề tài gồm có: Phần mở đầu Chương 1: Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 Chương 2: Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 1999 Chương 3: Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005 Chương 4: So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005. Kết luận Lời cảm ơn: Để hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Dư Ngọc Bích đã đóng góp nhiều ý kiến quý giá trong việc chỉnh sửa đề tài, và hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu đề tài, đồng thời gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa luật trường Đại Học Cần Thơ cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu. GVHD: Dư Ngọc Bích 3 CHƯƠNG 1 THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY 1990 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1990 1.1 luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 Trên thế giới ở các nước phát triển Việc thành lập công ty hoàn toàn là quyền của công dân. Đất nước ta nền kinh tế ngày càng phát triển, cũng như sự thay đổi của đất nước hệ thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam bước đầu tiếp tục những tiến bộ bỏ một số chế độ không cần thiết đã tồn tại trong nhiều năm cản trở sự tiến bộ của đất nước cũng như cản trở các nhà kinh doanh trong quá trình đăng ký thành lập công ty. Việc thành lập và đăng ký kinh doanh cũng là quyền của công dân song phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sự phát triển của doanh nghiệp phản ánh sự phát triển kinh tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp và người dân quê tha thiết với mảnh đất tổ tiên không bao giờ chịu bỏ làng mạc. Nông nghiệp là một nghề cực nhọc nhưng người dân vốn cần cù chịu khó nên nước ta vẫn có truyền thống là một nước chuyên về nông nghiệp. Trong đời thường cuộc sống hằng ngày phải có sự trao đổi hàng hoá và sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu thực dụng, nhưng ở một xã hội chuyên sản xuất nông nghiệp thì một mặt không có nhiều sản phẩm cho việc trao đổi thương mại, mặt khác nhu cầu vật chất rất hạn chế không đủ thúc đẩy cho thương mại phát triển. Ban đầu việc phát triển thương mại chỉ diễn ra trong phạm vi tỉnh hay chỉ là phạm vi trong nước. Việc giao lưu thực tế chưa được người Việt Nam biết tới. Cho tới thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, những công ty kỹ nghệ ở Việt Nam còn rất hiếm mà những công ty nào tương đối quan trọng đều là những công ty của người pháp. Như công ty điện lực, công ty nước,… Do đó chúng ta thấy rằng trước kia ở nước ta về lĩnh vực công nghiệp, thương mại phát triển rất hạn chế, các công ty, doanh nghiệp được thành lập rất ít. Mặc dù việc lập công ty là tự do, những người Việt Nam lúc đó có thể chưa nhận thấy rằng công ty cổ phần, công ty TNHH là những hình thức doanh nghiệp có nhiều ưu thế phải sử dụng nếu muốn nắm được thế thượng phong trong thị trường kinh tế. Như vậy, ở Việt Nam các doanh nghiệp đã có khá lâu, nhưng nó thực sự phát triển năm 1954 đến nay. Luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 được ban hành đã đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trước kia có rất ít doanh nghiệp được thành lập, và cho đến khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa giao lưu với các nước, lúc đó ở nước ta xuất hiện nhiều công ty và doanh nghiệp tư nhân cũng xuất hiện nhiều hơn. Luật công ty và doanh nghiệp tư nhân 1990 đã mở ra những điều kiện thuận lợi mới giúp cho việc thành lập doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Và hai luật này ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình đi lên của đất nước. 1.2 Thủ tục thành lập theo luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 Ở hầu hết các nước công nghiêp phát triển, việc thành lập công ty là quyền của công dân, đó là quyền tự do lập hội và họ thực hiện quyền này theo các quy định của pháp luật. Luật công ty chỉ quy định đối với công ty từ giai đoạn có đăng ký GVHD: Dư Ngọc Bích 4 kinh doanh tại toà án. Ở nước ta do những đặc thù về kinh tế xã hội luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập công ty. 1.2.1 Điều kiện thành lập Điều kiện thành lập doanh nghiệp hay công ty là những điều kiện mà pháp luật quy định phải có để một thể nhân hay pháp nhân có thể tham gia thành lập hay góp vốn vào công ty. Trước hết pháp luật quy định ai có quyền thành lập công ty. Theo điều 1 luật công ty 1990 thì: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; tổ chức kinh tế việt nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, có quyền góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”. Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 quy định tại Điều 1 về điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân: “Công dân việt nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân theo quy định của luât này”. Như vậy, đối tượng thành lập công ty, hay doanh nghiệp tư nhân là rất rộng rãi gồm tất cả công dân việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân, và công ty. Theo luật công ty 1990 thì từ 18 tuổi trở lên đều có quyền thành lập công ty nếu không bị pháp luật hạn chế. Theo Điều 6, Điều 7 luật công ty cụ thể là: - Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân sử dụng tài sản của nhà nước và công quỹ để góp vốn vào công ty hoặc tham gia thành lập công ty nhằm thu lợi riêng cho cơ quan hoặc đơn vị mình. - Viên chức tại chức trong bộ máy nhà nước, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân. - Người bị mất trí, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án tù mà chưa được xoá án. Đó là những người bị hạn chế năng lực hành vi và bị hạn chế quyền công dân. Việc hạn chế viên chức tại chức và sĩ quan tại ngũ là nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các hoạt động kinh doanh. Ngoài các cá nhân được thành lập công ty, thì các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, các tổ chức xã hội cũng được tham gia thành lập công ty. Tổ chức kinh tế có thể là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 cũng quy định những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp tư nhân, cụ thể quy định tại Điều 6 và Điều 7. 1.2.2 Điều kiện cấp giấy phép thành lập Về nguyên tắc, mọi công dân tổ chức đã nêu trên đều có quyền tham gia thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân nhưng phaỉ có những điều kiện nhất định mới được cấp giấy phép thành lập. Theo Điều 15 luật công ty 1990, Điều 9 luật doanh nghiệp tư nhân 1990 thì phải có những điều kiện sau mới được cấp giấy phép thành lập: - Mục tiêu, Ngành nghề kinh doanh rõ ràng có trụ sở giao dịch và phương án kinh doanh cụ thể, - Đối với doanh nghiệp tư nhân phải có đủ vốn đầu tư ban đầu phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định do hội đồng bộ trưởng quy định. Đối với công ty (Theo luật công ty 1990) GVHD: Dư Ngọc Bích 5 phải có vốn điều lệ phù hợp với quy mô ngành nghề kinh doanh. Vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định do hội đồng bộ trưởng quy định. - Ngoài các điều kiện trên thì người quản lý, điều hành ho